Danh mục những từ viết tắT


ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ



tải về 2.53 Mb.
trang18/19
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.53 Mb.
#9724
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

5.4. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI LPG

5.4.1. Công nghệ sản xuất LPG

Trong hệ thống sản xuất LPG, một số định hướng chính về phát triển khoa học công nghệ là :

a. Trong giai đoạn đến 2015 tập trung vào việc lựa chọn công nghệ thích hợp cho các nhà máy lọc dầu. Đây là những công nghệ tiên tiến của các nước có công nghiệp lọc hoá dầu phát triển. Vấn đề chọn được công nghệ thích hợp với điều kiện Việt Nam về nguyên liệu dầu thô, về sản phẩm lọc dầu và về vốn đầu tư. Việc cập nhật và chuyển giao công nghệ có ý nghĩa quyết định sự thành công của các nhà máy lọc dầu. Đội ngũ chuyên gia, cán bộ, công nhân kỹ thuật của Việt Nam phải làm chủ được công nghệ và cách mạng kỹ thuật của nhà máy lọc dầu.

b. Trong giai đoạn sau 2015, khi đội ngũ cán bộ, công nhân Việt Nam đã làm chủ được công việc vận hành nhà máy lọc dầu, cần tiếp tục tiến hành các nghiên cứu cải tiến và sáng tạo công nghệ, xây dựng công nghệ mới, từng bước hội nhập thị trường công nghệ của thế giới.

c. Đặc biệt chú ý phát triển công nghệ thông tin, tự động hoá trong quá trình sản xuất LPG. Giai đoạn 2010-2025 là thời kỳ thế giới đi vào kinh tế tri thức, đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều để có được một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và điều hành có trình độ cao, trong từng khâu công nghệ cần có các chuyên gia đầu đàn ngang tầm quốc tế.

d. Coi trọng công nghệ sạch đảm bảo giữ gìn môi sinh, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.

e. Một số định hướng cụ thể về nhiệm vụ KHCN giai đoạn đến năm 2020:

- Nghiên cứu phục vụ triển khai các dự án lọc hoá dầu về: Nghiên cứu lựa chọn công nghệ, nguồn nguyên liệu, các giải pháp quản lý, kỹ thuật, công nghệ trong vận hành và bảo dưỡng

- Nghiên cứu tối ưu hoá các quá trình công nghệ và tổ chức vận hành nhằm nâng cao hiệu quả của các Nhà máy lọc dầu

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hoá, mô phỏng… phục vụ lĩnh vực sản xuất LPG



5.4.2. Công nghệ phân phối LPG

5.2.1. Đổi mới công nghệ và thiết bị trong vận chuyển tàng trữ và phân phối sản phẩm dầu khí

Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh LPG ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò quan trọng của hiện đại hoá đối với hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp lớn như PV Gas, PetroVietnam, Petrolimex...đã đầu tư trang bị các loại thiết bị công nghệ tiên tiến trong khâu nhập, tồn chứa, xuất hàng. Đặc biệt là đưa các thiết bị điều khiển tự động vào việc đo đếm khi nhập và xuất hàng.

Trong bối cảnh mở cửa, giao lưu quốc tế rộng rãi, chúng ta có điều kiện tìm kiếm thông tin về công nghệ tiên tiến (của quy trình nhập, bảo quản, tồn chứa và xuất hàng trong kho chứa sản phẩm dầu mỏ), lựa chọn công nghệ hợp lý, chuyển giao công nghệ, cử người đi đào tạo, kết hợp với nghiên cứu và mua bán thành phẩm về lắp ráp trong nước... để có được các quy trình công nghệ cao.

Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của kho chứa sản phẩm dầu mỏ và thực tế sử dụng hiện nay tiến hành tính toán các bước đầu tư xây dựng phù hợp. Các bước đó bao gồm:

- Phân cụm công nghệ theo chức năng làm việc (nhập, bảo quản, xuất) để từng bước đầu tư nâng cấp hoàn thiện.

- Nâng cấp và cải tiến từng bước hệ thống công nghệ bảo quản, lắp đặt các thiết bị công nghệ tiên tiến, có độ chính xác cao để bảo vệ bể chứa và chống hao hụt do tác động bên ngoài.

- Ưu tiên đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ dịch vụ bán hàng (quy trình xuất hàng ) bảo đảm thao tác nhanh chóng chính xác .

- Hoàn thiện quy trình công nghệ, lắp đặt thiết bị đo lường chính xác, để phục vụ khâu kiểm soát lượng hàng nhập vào kho.

- Tiến hành nghiên cứu thiết kế, sử dụng các bồn chứa có dung tích lớn nhằm mục đích giảm diện tích đất xây dựng và suất đầu tư cho việc xây dựng kho

- Phối hợp đầu tư xây dựng cùng với hệ thống tự động hoá trong kho, cụ thể: tự động hoá điều khiển máy bơm, tự động hoá đóng mở van và tự động đo đếm... tiến tới quản lý từng kho bằng máy tính và tổ chức nối mạng toàn ngành.

- Lắp đặt các hệ thống mái phao chống hao hụt bay hơi LPG với hai mục tiêu giảm hao hụt do bay hơi và đảm bảo an toàn môi trường không khí .

5.4.2.2. Tự động hoá quản lý kho LPG

- Trong kho LPG, việc tự động hoá (TĐH) các quá trình công nghệ nhằm giải quyết các mục tiêu chính sau đây:

- Bảo đảm an toàn trong lao động: Bảo vệ con người, tránh được những bệnh tật hiểm nghèo do tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm LPG.

- Nâng cao năng suất lao động và bảo đảm chất lượng sản phẩm.

- Thao tác kịp thời và chính xác các quy trình công nghệ yêu cầu.

- Đảm bảo an toàn chung trong sản xuất, tránh hiện tượng rò rỉ hoặc tràn LPG khi nhập, xuất. Chống hao hụt và ô nhiễm môi trường. Đảm bảo an toàn về cháy nổ.

- Quá trình giao nhận được nhanh, gọn, chính xác, tạo thuận lợi nhất cho khách hàng do vậy gây uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng trên thị trường.

- Giúp cho công tác quản lý kho được thuận lợi, chính xác (khâu thống kê, kế hoạch, kế toán).

Tự động hoá trong kho LPG được hợp thành bởi 2 khối cơ bản là:

a. Hệ thống đo lường các tín hiệu phục vụ cho công tác quản lý và điều hành sản xuất: nhiệt độ, áp suất, mức tồn chứa sản phẩm, mức nước đáy bồn, tỷ trọng sản phẩm... Hệ thống bao gồm các Senso (đầu cảm nhận tín hiệu), thiết bị hiện thị tại chỗ và có thể truyền dẫn tín hiệu về phòng điều khiển trung tâm.

b. Hệ thống tự động điều khiển vận hành quy trình công nghệ theo yêu cầu. Hệ thống bao gồm các bộ khuyếch đại tín hiệu, các rơ-le điều khiển và các bộ cơ cấu chấp hành-thao tác (bằng điện, khí nén, thuỷ lực, cơ khí...).

Mục tiêu đề ra đối với công tác tự động hoá kho LPG là :

- Từ nay đến năm 2015 phải cơ bản hoàn thành tự động hoá và điều khiển từ xa ở tất cả các kho tiếp nhận đầu mối. Đồng thời tự động hoá việc kiểm soát bể chứa và xuất hàng ở các kho trung chuyển.

- Vào giai đoạn 2016-2025 từng bước tự động hoá khâu bán hàng (bằng thẻ từ). Kiểm soát tự động hoàn toàn hệ thống PCCC và vệ sinh môi trường.

- Lắp đặt hệ thống camera quan sát ở các kho đầu mối và kho LPG lớn để tăng cường công tác bảo đảm an toàn.

5.4.2.3. Các giải pháp chống rò rỉ, gây tổn thất LPG

Nhiều khi nguyên nhân gây ra vụ nổ thiết bị chứa LPG có thể là nguyên nhân nội tại: bản thân thiết bị không đảm bảo an toàn; hoặc tác động từ bên ngoài như: do LPG tồn trữ ở dạng lỏng bão hòa, nếu bị gia nhiệt từ bên ngoài (ánh nắng mặt trời, ngọn lửa, các nguồn nhiệt khác …), làm nhiệt độ LPG trong bình tăng tới nhiệt độ sôi, bốc hơi mãnh liệt làm áp suất của LPG tăng quá mức cho phép, nếu van an toàn không mở, có thể dẫn đến sự cố nổ thiết bị, gọi là nổ hơi do chất lỏng sôi gĩan nở (BLEVE); nếu van an toàn mở kịp thời, hơi LPG được xả ra ngoài rất mạnh, sẽ tạo sự cố cháy tia; hoặc do các tác động cơ học bên ngoài (va đập với vật khác hoặc do nhà xưởng, công trình bị sụp đổ rơi đè vào thiết bị … ) cũng có thể gây nổ và tạo quả cầu lửa. Do vậy, một nội dung quan trọng để phòng ngừa sự cố môi trường trong sử dụng LPG là thiết bị chứa LPG phải bảo đảm an toàn. Muốn vậy, các bộ phận cơ bản của thiết bị cũng như toàn bộ hệ thống thiết bị phải đáp ứng yêu cầu về độ bền, độ ổn định ở điều kiện làm việc. Các quá trình khảo sát, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng thiết bị chứa LPG cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.



5.4.2.4. Xây dựng kho chứa LPG ngầm

Kho ngầm đầu tiên được xây dựng tại Na-uy trong thế chiến thứ II. Đến năm 1947-1950, kho ngầm với công nghệ không ốp thành (unlined cavern) được sử dụng đầu tiên ở Thuỵ Điển, đây cũng là kho ngầm đầu tiên được xây dựng dưới mực nước biển. Đến những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, các Quốc gia lớn của Châu Âu bắt đầu sử dụng kho ngầm để tồn chứa hydrocacbon lỏng và LPG. Ngày nay kho ngầm đã được sử dụng để chứa dầu thô, dầu thành phẩm, LPG, CO2, LNG …



    • Nguyên tắc tồn chứa

Để tồn chứa sản phẩm LPG, cần bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Sản phẩm tồn chứa phải nhẹ hơn nước

- Sản phẩm không hoà tan được trong nước

- Mực nước ngầm phải ổn định liên tục trong khu vực xây dựng kho ngầm

- Đặc tính và độ thấm của khối đá ngầm phải thích hợp với kho ngầm.

Ngoài ra đối với kho ngầm dùng trong tồn chứa LPG, dầu thô thì áp suất thuỷ tĩnh phải cao để ngăn chặn thoát dầu và khí ra ngoài.



    • Quy mô cơ bản của một kho ngầm

- Hang ngầm với kích thước cơ bản chiều rộng 18 m, chiều cao khoảng 30 m.

- Không cần sử dụng bể nổi trên mặt đất.

- Các hạng mục phụ trợ trên mặt đất bao gồm: Hệ thống xử lý nước thải, hệ thống PCCC, hệ thống xử lý khí nhiễm dầu, hệ thống cấp điện, văn phòng điều hành …

- Hệ thống cảng: Cầu tầu, cần xuất nhập, tuyến ống nhập, trụ cầu …



    • Ưu điểm của kho Ngầm

- Dung tích tồn chứa rất cao (lên tới 300.000 m3 trên mỗi hang ngầm).

- Rất thích hợp khi sử dụng tồn chứa dầu thô, dầu thành phẩm cho các nhà máy lọc dầu, phân xưởng hoá dầu… lên tới 3 tháng.

- Có thể tồn chứa dầu dưới dạng dự trữ, khi giá dầu trên thị trường biến động.

- Là công cụ tồn chứa tốt nhất khi thời tiết xấu, ảnh hưởng tới sản xuất của các nhà máy lọc dầu.

- Không ảnh hưởng nhiều tới môi trường

- Tiết kiệm được diện tích mặt bằng hơn nhiều so với việc sử dụng bể nổi.

- Không chịu ảnh hưởng nhiều của động đất hay bom mìn.

- Về giá thành xây dựng: Đối với dầu thành phẩm khi dung tích cần tồn chứa vào khoảng 1,8 triệu thùng (khoảng 270.000 m3), tổng giá trị xây dựng thấp hơn so với việc sử dụng bể nổi. Đối với dầu thô, theo thống kê khi dung tích tồn chứa khoảng 890.400 m3, giá thành xây dựng thấp hơn rất nhiều so với việc sử dụng bể nổi để tồn chứa.

- Đối với chi phí vận hành: theo thống kê của các nước trên thế giới, khi tồn chứa dầu thành phẩm chi phí vận hành thấp hơn khoảng 16% so với kho nổi, khi tồn chứa dầu thô chi phí vận hành giảm được 75% so với kho nổi.


    • Ứng dụng kho ngầm

Với những ưu điểm vượt trội trên ta nhận thấy, khi dung tích tồn chứa lớn ( từ 270.000 m3 với dầu thành phẩm, từ 890.400 m3 với dầu thô), nên sử dụng kho ngầm để tồn chứa sẽ có giá thành đầu tư, chi phí vận hành thấp hơn so với việc sử dụng kho nổi. Tại Việt Nam rất thuận lợi khi sử dụng kho ngầm gần các Nhà máy lọc dầu, khu liên hợp khí, điện, đạm… vì ở đó nhu cầu tồn chứa là rất lớn.

5.5. XÁC ĐỊNH CÁC DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

Cho tới thời điểm hiện nay, số lượng kho tại các khu vực đang dư thừa so với nhu cầu nội địa, vòng quay kho thấp, do vậy trong giai đoạn 2013 – 2025 chưa thật cần thiết phải xây dựng kho mới mà chỉ nên thực hiện việc nâng cấp mở rộng, sau năm 2025 mới nên xem xét việc đầu tư thêm kho đầu mối. Do vậy, trong thời gian từ nay đến năm 2025, chỉ tập trung thực hiện một số chương trình, dự án đã được phê duyệt theo Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm :



TT

Khu vực

Cảng

Công suất kho mở rộng và xây mới (tấn)

Tổng cộng (tấn)

2010-2015

2016-2025

I

Bắc bộ

 

 

 

 

 

Hải Phòng

Đình Vũ

5.000

6.000

7.500

Lạch Huyện

10.000

40.000

50.000

II

Bắc Trung bộ

 

 

 

1

Thanh Hóa

Nghi Sơn

8.100

 

8.100

2

Hà Tĩnh

Vũng Áng

 

3.500

3.500

III

Nam Trung Bộ

 

 

 

1

Đà Nẵng

Thọ Quang

3.000

6.000

9.000

2

Quảng Ngãi

Dung Quất

3.000

3.000

6.000

IV

Nam bộ

 

 

 

 

1

Bà Rịa – Vũng Tàu

Thị Vải (Kho lạnh)

60.000

8.100

68.100

Cái Mép

 

20.000

20.000

2

Đồng Nai

Tiền Giang (Kho lạnh)

84.000

 

84.000

Gò Dầu

 

4.000

4.000

Trà Nóc

 

2.000

2.000

CHƯƠNG VI

NHU CẦU VỀ VỐN ĐẦU TƯ

6.1. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI MẶT HÀNG LPG

6.1.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống sản xuất LPG

Việc khái quát vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng sản xuất LPG tại Việt Nam dựa trên các hạng mục của dự án bao gồm :

- Hệ thống nhà máy xử lý khí

- Hệ thống nhà máy lọc dầu

- Hệ thống kho LPG lạnh

- Hệ thống kho LPG định áp

Cơ sở tính toán dựa trên suất đầu tư từ số liệu thống kê, theo đó suất đầu tư cho mỗi công trình được tính cụ thể như sau:

- Nhà máy lọc dầu: 21000 USD/thùng dầu (Nguồn: Nhà máy lọc dầu Dung Quất).

- Nhà máy xử lý khí: 134 triệu USD/tỷ m3 (Nguồn: Báo cáo đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý khí Cà Mau).

- Kho LPG định áp: 3700 USD/tấn (Nguồn: Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng Petrolimex).

- Kho LPG lạnh: 3000 USD/tấn (Nguồn: & Báo cáo đầu tư xây dựng kho lạnh LPG Long An)

6.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống phân phối LPG

6.1.2.1. Nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển hệ thống kho trung chuyển LPG


    • Suất đầu tư xây dựng kho LPG

Suất đầu tư là giá thành xây dựng 01 m3 kho LPG, bao gồm các loại chi phí : xây dựng, thiết bị và các chi phí khác tính theo quy định về đầu tư xây dựng của Nhà nước ban hành tại thời điểm tính toán.

Đối với kho LPG, suất đầu tư được các đơn vị tư vấn theo dõi và thống kê vốn đầu tư xây dựng các kho LPG đã và đang xây dựng ở Việt Nam trong một khoảng thời gian 5 năm (2007-2012), từ đó tính quy đổi thành suất đầu tư theo các loại hình kho.

Suất đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố chính như sau:

- Loại công trình:

+ Xây dựng mới: Là công trình phải đầu tư tất cả các hạng mục công trình của kho LPG và các hạng mục thuộc hạ tầng cơ sở.

+ Mở rộng: Là công trình chỉ đầu tư khu bể mở rộng và một số mạng kỹ thuật như công nghệ, đường bãi, cấp thoát nước, PCCC.. Suất đầu tư của loại này thường thấp hơn so với công trình xây mới

- Loại bể chứa: Bể càng lớn suất đầu tư phần bể càng nhỏ.

- Điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng thuỷ văn tại vị trí xây dựng kho LPG, trong đó có các yếu tố tác động lớn đến chi phí xây dựng, bao gồm:

+ Tại vị trí xây dựng là khu vực đồng bằng; không có hoặc có ít ao hồ thì chi phí san nền thấp hơn so với khu vực miền núi và vùng ven sông, ven biển. Cao độ tự nhiên của khu vực cũng là yếu tố quan trọng nếu là công trình ở ven sông, ven biển do phải tương thích với cao độ của mực nước trên sông hoặc biển với các tần xuất được chọn lựa theo tính toán.

+ Các công trình ở ven sông, ven biển. Các khối lượng đầu tư như kè bờ và nạo vét cho bến cảng, nếu phải thực hiện sẽ làm cho chi phí đầu tư tăng cao.

+ Các công trình không nằm trong khu công nghiệp, xa trục đường giao thông vực... Các chi phí về làm đường giao thông vào kho; các tuyến truyền tải điện, nước, thông tin liên lạc... nếu phải thực hiện cũng sẽ làm cho chi phí đầu tư tăng cao.

+ Tại vị trí xây dựng có cấu tạo địa chất thuộc loại trung bình và tốt. Các chi phí về xử lý nền, xử lý móng của bể chứa và các hạng mục công trình không phức tạp thường có suất đầu tư thấp.

+ Tại vị trí xây dựng có cấu tạo địa chất thuộc loại đất yếu (thường là các công trình ở ven sông, ven biển của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long). Yêu cầu xử lý nền, xử lý móng của bể chứa và các hạng mục công trình phái sử dụng các giải pháp như : gia tải nền, bấc thấm, cọc BTCT ... sẽ có suất đầu tư cao, có khi rất cao.

Dự kiến suất vốn đầu tư cho một số hạng mục công trình cơ sở hạ tầng phân phối LPG như sau :

- Đối với hệ thống kho trung chuyển, trạm chiết nạp :

+ Mở rộng, nâng công suất 01 kho kèm trạm chiết nạp 600 m3 : 5 tỷ đồng

+ Xây dựng mới 01 kho kèm trạm chiết nạp 2000 m2 : 20-25 tỷ đồng


  • Đối với hệ thống trạm cấp LPG :

+ Trạm cấp đường ống cho công nghiệp, công suất trung bình 200-300 m3 với vốn đầu tư khoảng 20-25 tỷ đồng và diện tích tối thiểu 500 m2/trạm.

+ Trạm cấp LPG cho các phương tiện giao thông bố trí cùng các cửa hàng xăng dầu : 1,5 – 2 tỷ đồng/trạm;

- Suất đầu tư đối với cửa hàng bán LPG bình : 35 triệu đồng/cửa hàng.

6.2. TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ THEO CÁC THỜI KỲ QUY HOẠCH

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp khí LPG Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020 xét đến 2030 ước tính khoảng hơn 13 tỷ USD. Chi tiết cơ cấu nhu cầu vốn đầu tư theo các loại dự án sản xuất LPG được tổng hợp trong bảng sau :



Bảng 6.1.

Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất LPG đến năm 2030

ĐVT: Triệu USD

TT

Dự án

Vốn theo giai đoạn

Tổng cộng

2015 ~ 2020

2021 ~ 2030

 

 

 

 

PA thấp

PA trung bình

PA cao

PA thấp

PA trung bình

PA cao

1

GPP Cà Mau

911

 

 

 

 

 

 

2

NMLD Nghi Sơn

2950

 

 

 

 

 

 

3

NMLD Vũng Rô

3180

 

 

 

 

 

 

4

NMLD Long Sơn

5753

 

 

 

 

 

 

5

Kho LPG định áp

 

37

136.9

218.3

 

 

 

6

Kho LPG lạnh

 

255

300

390

 

 

 

 

Tổng cộng

12794

292

436.9

608.3

13086

13230.9

13402.3

Nguồn : Viện Dầu khí

Trên thực tế, LPG là một trong những sản phẩm của ngành công nghiệp khí nói riêng và ngành công nghiệp dầu khí nói riêng. Đồng thời, không những sản phẩm LPH phải mua từ các nhà máy xử lý khí hoặc nhập khẩu từ nước ngoài mà hầu như toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng như các cơ sở chiết nạp, kho dự trữ .... của mạng lưới kinh doanh LPG đều do các doanh nghiệp tự đầu tư để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy, khó có thể khái toán cụ thể vốn đầu tư cho riêng ngành LPG trong bản báo cáo này.

 6.3. CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN

Theo các phân tích ở trên, tổng vốn đầu tư cho các khâu của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, trong đó có công trình dự án sản xuất LPG, là rất lớn. Với đặc thù của ngành, sự đầu tư thành công không chỉ phụ thuộc vào khả năng về vốn mà còn phụ thuộc trình độ công nghệ và quản lý. Để dung hòa các yếu tố này, tùy theo bản chất và hiệu quả của từng dự án mà có thể áp dụng các hình thức đầu tư và huy động vốn khác nhau.

Các hình thức đầu tư: cần vận dụng linh hoạt hình thức đầu tư trên cơ sở mục tiêu về huy động các nguồn lực về công nghệ, quản trị và vốn từ các bên tham gia cho dự án. Thực tế thời gian qua cho thấy các dự án có sự tham gia đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài thường thuận lợi hơn trong việc thu xếp tài chính cho dự án.

Trên thực tế có thể nhận thấy vốn đầu tư trong để phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối LPG là rất lớn, do vậy cần thiết phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn vốn có tính khả thi; phù hợp với bối cảnh ngành dầu khí Việt Nam cũng như phù hợp với phát luật, chính sách phát triển của Việt Nam bao gồm:

- Vốn của các doanh nghiệp kinh doanh LPG như Tổng Công ty khí Việt Nam, Gas Petrolimex …

- Vốn đầu tư nước ngoài

- Vốn cổ đông.

- Vốn của các doanh nghiệp tư nhân

Đối với hệ thống sản xuất LPG do vốn đầu tư rất lớn và yêu cầu cao về trình độ công nghệ, phải huy động các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp hoặc góp vốn với các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể thực hiện xây dựng các nhà máy lọc hoá dầu.

Theo định hướng của Nhà nước, lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đang được đẩy mạnh. Huy động vốn cổ đông trong phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối LPG là động lực lớn. Đối với hệ thống các kho trung chuyển và mạng lưới bán lẻ LPG các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia ngày một nhiều. Riêng hệ thống cửa hàng bán lẻ LPG, số cửa hàng tư nhân hiện chiếm trên 75%.

Để huy động được vốn đầu tư trong phát triến sản xuất và kinh doanh LPG, cần thực hiện các biện pháp sau :

- Ngành Dầu khí Việt Nam, mà cụ thể là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doangh nghiệp lớn như PV Gas phải phân bổ vốn đầu tư hợp lý, tập trung vốn cho các dự án trọng điểm của quốc gia, các dự án mang lại lợi nhuận cao, khả năng thu hồi vốn nhanh …

- Đẩy mạnh các hình thức quảng bá và tiếp thị để thu hút được sự chú ý cũng như sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào xây dựng hệ thống sản xuất LPG ở Việt Nam.

- Cổ phần hoá các công trình trong ngành mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn. Từng bước tham gia vào thị trường tài chính trong và ngoài nước để thu hút các nguồn vốn cho phát triển ngành.

- Cải thiện các thủ tục hành chính nhằm đẩy nhanh tiến độ cũng như giảm thiểu các phiền hà tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận nhanh với các dự án; tạo tinh thần hợp tác trên quan điểm hai bên cùng có lợi; tạo động lực và sự tin tưởng cho các nhà đầu tư.

CHƯƠNG VII

CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
7.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI LPG :

7.1.1. Hiện trạng môi trường tại các khu vực sản xuất LPG

7.1.1.1. Hiện trạng môi trường ở Nhà máy lọc dầu Dung Quất :

NMLD Dung Quất được thiết kế để hoạt động trong trường hợp sử dụng 100% dầu thô Bạch Hổ (phương án dầu ngọt) hoặc dầu thô hỗn hợp (phương án dầu chua- 85% dầu thô Bạch Hổ và 15% dầu thô Dubai) theo chế độ đạt tối đa sản phẩm diesel hoặc tối đa sản phẩm xăng vào mùa đông hoặc mùa hè. Với các chế độ vận hành khác nhau, thành phần khí nhiên liệu và dầu nhiên liệu cũng khác nhau, đồng thời lượng sử dụng chúng ở các phân xưởng cũng khác nhau dẫn đến các dòng khí thải từ hoạt động của Nhà máy lọc dầu trong từng trường hợp cũng khác nhau.



  • Môi trường không khí

a/ Khí thải tại các ống khói

Khí thải từ các ống khói và đuốc trong Nhà máy là nguồn chính gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong khu vực. Nhà máy lọc dầu Dung Quất có tất cả 8 ống khói và 2 đuốc đốt thải khí thải ra môi trường trong hoạt động bình thường. Hiện tại, hàm lượng các thông số quan trắc đều nằm dưới giới hạn cho phép theo quy định của Quy chuẩn QCVN 34 :2010/BTNMT (Cột A) – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp lọc dầu đối với bụi và các chất vô cơ.



b/ Chất lượng môi trường không khí xung quanh

Các thông số quan trắc về môi trường khí thải như NOx, CO, SO2, H2S, bụi đều nằm dưới giới hạn cho phép theo quy định của Quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT (Trung bình 1h) – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và Quy chuẩn QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. Như vậy khí thải từ hoạt động của Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện tại không gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí trong khu vực.



  • Tiếng ồn và độ rung

Nguồn phát sinh tiếng ồn chính trong nhà máy là các máy bơm, máy nén khí. Các thiết bị này hoạt động liên tục và tạo ra tiếng ồn suốt 24 giờ trong ngày. Các thiết bị này được thiết kế với mục đích hạn chế và làm giảm tiếng ồn nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép đối với người làm việc trong nhà máy và tiêu chuẩn tiếng ồn đối với vùng dân cư xung quanh nhà máy như sau:

- Trong điều kiện hoạt động bình thường: độ ồn tuyệt đối ở mọi khu vực làm việc sẽ được giới hạn dưới mức 85dB ở khoảng cách 1m cách xa thiết bị gây ồn và cao 1,5m trên mức bề mặt thiết bị gây ồn;

- Để giảm ồn, các thiết bị gây ồn như các máy bơm sẽ được bọc vỏ cách âm phụ thêm và các máy nén khí được đặt trong phòng cách âm...

Nhìn chung, tiếng ồn trong các phân xưởng cũng như trong Nhà máy (nếu có) chỉ gây tác động trực tiếp đến lực lượng lao động của nhà máy, gây căng thẳng, đau đầu và có thể giảm năng suất lao động nhưng không gây ảnh hưởng đến dân cư trong vùng, tuy nhiên chỉ ở mức độ nhỏ. Thông số quan trắc về tiếng ồn nằm dưới giới hạn cho phép theo quy định của Quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn. Thông số quan trắc về độ rung nằm dưới giới hạn cho phép theo quy định của Quy chuẩn QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung.



  • Môi trường nước

a/ Chất lượng nước biển ven bờ

Các hoạt động của Nhà máy lọc dầu chủ yếu ảnh hưởng đến Vịnh Việt Thanh, nơi có bến nhập dầu thô một điểm neo (SPM), là nơi lấy nước biển làm mát và thải nước làm mát cũng như nước thải của nhà máy. Nhìn chung, nước biển ở Vịnh Việt Thanh và vịnh Dung Quất chưa bị ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp của Nhà máy lọc dầu. Hàm lượng các thông số quan trắc nằm dưới giới hạn cho phép theo quy định của Quy chuẩn QCVN 10:2008/BTNMT (Cột 3) – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.



b/ Nước thải công nghiệp

Các nguồn nước thải chính phát sinh từ hoạt động của Nhà máy bao gồm:

- Nước thải sản xuất của các phân xưởng

- Thải nước làm mát của các phân xưởng

- Nước thải sinh hoạt của nhân viên vận hành các phân xưởng

- Thoát nước mưa ở khu vực các phân xưởng

- Nước rửa nền nhà, kho bãi, nước xả lót đáy bể, nước chữa cháy thải ra khi diễn tập PCCC hoặc khi có sự cố cháy xảy ra.

Trong quá trình hoạt động, các nước thải phát sinh trong Nhà máy gây tác động nhất định đến môi trường nước vì có chứa các chất gây ô nhiễm nước như dầu, sulphide, các hợp chất chứa sulphur (như mercaptan), các chất chứa ôxy, axít, các hợp chất chứa nitơ: amine, amonia, hydrocacbon, xút … Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, các hóa chất sử dụng trong các phân xưởng như các chất chống ăn mòn, chất xúc tác dimethyldisulfide (DMDS), chất chống đóng cặn và chống tạo bọt cũng có thể rò rỉ, thất thoát ra hệ thống thoát nước của phân xưởng.

Dòng nước chua sẽ được đưa tới phân xưởng tách nước chua SWS để xử lý. Nước thải sau xử lý sẽ có hàm lượng H2S tự do theo khối lượng nhỏ hơn 10ppm và hàm lượng NH3 tự do nhỏ hơn 50ppm, được dẫn hệ thống xử lý nước thải chung của Nhà máy để tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn thải trước khi thải ra vịnh Việt Thanh. Còn nước thải nhiễm dầu được đưa đến bể chứa nước nhiễm dầu và tiếp tục được xử lý tại hệ thống xử lý nước nhiễm dầu của Nhà máy. Hiện tại công suất thiết kế của phân xưởng xử lý nước thải chung của Nhà máy (300 m3/giờ), hệ thống bao gồm thiết bị xử lý sinh học loại bỏ phenol, thiết bị tuyển nổi dùng khí hòa tan (DAF) để loại bỏ dầu và các hạt rắn lơ lửng trong nước, cụm xử lý sinh học công nghệ bùn sinh học hoạt tính để xử lý nước thải sinh hoạt, thiết bị lọc dùng oleophilic ceramic đồng nhất để đạt được dòng thải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường 1 mg/l dầu mỡ khoáng; đảm bảo xử lý hết lượng nước thải phát sinh từ hai phân xưởng bổ sung. Nước thải đã được xử lý đạt tiêu chuẩn thải (TCVN 5945-1995) và được thải ra vịnh Việt Thanh. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ các phân xưởng cũng sẽ được thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước thải chung của Nhà máy để xử lý cùng với các nước thải sinh hoạt từ các bộ phận khác và không gây tác động đến môi trường nước trong khu vực. Nước thải các loại khác được thu gom vào hệ thống thoát nước sàn của Nhà máy. Các nước thải vệ sinh thiết bị, máy móc và thoát nước mưa trong thời gian đầu (khoảng 5 phút đối với các trận mưa lớn) có thể bị nhiễm dầu hoặc hóa chất sẽ được đưa về hệ thống xử lý nước thải để xử lý. Còn nước mưa chảy tràn trong các trận mưa lớn có thể coi là sạch sẽ thoát ra hệ thống thoát nước sạch. Sau khi được xử lý ở hệ thống xử lý nước thải, nước thải đã xử lý đạt tiêu chuẩn thải cột B TCVN 5945-1995 và sẽ được kiểm tra lại ở bể kiểm tra trước khi thải ra vịnh Việt Thanh. Nước thải sau xử lý sẽ được thải ra qua đường ống đặt cạnh đường ống thu và thải nước biển làm mát và đổ ra vịnh Việt Thanh qua cửa cống ở tọa độ 590370mĐ, 1698750mB (cách cửa thải nước làm mát khoảng 320m). Nhìn chung, việc thải nước thải đã qua xử lý của Nhà máy ra vịnh Việt Thanh hiện tại không ảnh hưởng đến môi trường khu vực.

Nước biển làm mát cũng sẽ được thải trở lại vịnh Việt Thanh theo hệ thống đường ống riêng qua cửa cống đặt tại vị trí có tọa độ 590754mĐ, 1699024mB. Hàm lượng các thông số quan trắc tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải và nước biển làm mát tại đập chảy tràn đều thấp hơn giới hạn cho phép theo quy định của Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.



c/ Chất lượng nước mặt

Hàm lượng các thông số ở thời điểm quan trắc tại các trạm hầu hết đều nằm giới hạn cho phép theo quy định của Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B2) – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.



d/ Chất lượng nước ngầm

Hàm lượng các thông số ở thời điểm quan trắc tại các trạm đều nằm dưới giới hạn cho phép theo quy định của Quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.



  • Môi trường đất và tài nguyên đất

Các phân xưởng trong Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng đất và sa lắng do sự cố tràn hoặc rò rỉ dầu/ hóa chất và thải chất thải rắn. Ngoài ra, trong quá trình bảo trì còn phát sinh một lượng rác thải chứa dầu như bùn cặn từ đáy các thiết bị, bồn chứa … Các chất thải rắn này được thu gom, phân loại và xử lý theo đúng quy định của các cơ quan có thẩm quyền cùng với các chất thải rắn khác trong Nhà máy lọc dầu, cụ thể như sau:

- Chất thải rắn độc hại (ví dụ: chất xúc tác cho lò phản ứng, chất xúc tác metan hóa Puraspec 2443 cho phân xưởng Isome hóa …) được bán lại cho nhà sản xuất để tái chế thu hồi kim loại quý hoặc làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng;

- Đối với các chất thải độc hại không thể sử dụng được sẽ được chôn lấp riêng tại khu chôn lấp chất thải rắn độc hại và sẽ thuê công ty chuyên xử lý chất thải rắn độc hại để chuyên chở và xử lý lượng chất thải này;

- Rác thải chứa dầu được đưa về hệ thống xử lý chất thải của Nhà máy để xử lý sơ bộ bằng máy ly tâm nhiệt ba pha, tạo ra 3 dòng: nước chứa một ít dầu được đưa tới hệ thống xử lý nước thải; dầu tách ra được đưa tới bồn chứa dầu bẩn để sau đó sử dụng ở phân xưởng RFCC; và phần rắn đóng thành bánh có chứa kim loại nặng và các chất hữu cơ là loại chất thải độc hại được đưa đi xử lý tại khu xử lý chất thải ngoài nhà máy;

- Còn đối với chất thải rắn sinh hoạt, sẽ thuê công ty môi trường đô thị thu gom và xử lý.

Đánh giá chung hiện nay việc thải chất thải rắn của Nhà máy không gây tác động đáng kể đến chất lượng đất. Hàm lượng các thông số Cd, Zn ở thời điểm quan trắc tại các trạm đều nằm dưới giới hạn cho phép theo quy định của Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất (Cột đất công nghiệp). Hàm lượng các kim loại nặng Cd và Hg ở thời điểm quan trắc tại các trạm đều nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp thử.



    • Môi trường sinh vật

Hoạt động của các phân xưởng trong Nhà máy không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường sinh vật trên cạn. Tác động đáng kể đối với môi trường sinh vật từ hoạt động của Nhà máy là tác động đến các sinh vật trong vịnh Việt Thanh do việc lấy và thải nước làm mát. Lượng nước biển làm mát là 50.000m3/giờ:

- Tác động do việc lấy nước làm mát: các tác động đến các sinh vật/vi sinh vật trong vịnh Việt Thanh gần điểm lấy nước làm mát.

- Tác động do việc thải nước làm mát: nước làm mát nhiệt độ quanh điểm xả sẽ tăng lên. Việc tăng nhiệt độ sẽ tác động trực tiếp đến sinh vật nhạy cảm với việc tăng nhiệt độ nhất là ở ngay vùng xả nước gây xáo trộn và biến đổi hệ sinh thái trong khu vực xả nước. Đối với khu vực san hô cuối vịnh Việt Thanh, cách điểm xả khoảng 2km, nhiệt độ cũng sẽ tăng thêm. Tuy nhiên không gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái ở khu vực có san hô này.

7.1.1.2. Hiện trạng môi trường tại Nhà máy xử lý khí Dinh Cố

Nhà máy xử lý khí Dinh Cố được đưa vào hoạt động với mục đích chính là chế biến khí và các sản phẩm khí. Công suất thiết kế của nhà máy là 5,7 triệu m3/ngày, trong đó công suất thực tế là 3,4 triệu m3/ngày. Nguyên liệu sử dụng cho nhà máy là khí đồng hành mỏ Bạch Hổ, được xử lý để thu hồi LPG và Condensate, khí còn lại được sử dụng làm nhiên liệu cho hai nhà máy điện Bà Rịa và Phú Mỹ.



a- Các nguồn thải trong quá trình hoạt động sản xuất và biện pháp bảo vệ môi trường của nhà máy

    • Nước thải :

- Đối với nước thải nhiễm dầu:

+ Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ hoạt động sản xuất trong nhà máy, bao gồm: nước thải từ quá trình bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, nước thải bề mặt từ các thiết bị công nghệ (nước mưa, nước từ các bệ máy, máy bơm, thiết bị trao đổi nhiệt...) được thu gom và xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu với các đặc tính kỹ thuật sau :

+ Lưu lượng nước thải tối đa đầu vào: 40 m3/h.

+ Hàm lượng dầu trong nước thải đầu vào: 1000-5000 mg/l.

+ Chỉ tiêu nước thải sau khi xử lý theo QCVN 24 : 2009/BTNMT cột B

- Đối với nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy và từ bếp ăn tập thể. Lưu lượng nước thải khoảng 4m3/ngày. Hiện tại, nước thải sinh hoạt tại nhà máy được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn. Nước thải sau xử lý được thải ra môi trường ngoài cùng với nước thải sản xuất.

- Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại. Rác thải trong quá trình hoạt động của nhà máy được phân loại tại chỗ vào 3 loại thùng rác khác nhau: rác thải thông thường, rác thải tái chế và rác thải nguy hại (cùng với rác thải công nghiệp). Rác thải thông thường và rác thải tái chế phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy với khối lượng trung bình lần lượt là 3000 kg/năm và 1.384.000kg/năm.

Rác thải nguy hại: Công ty đã được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại mã số 77.0000.53T cấp ngày 07/09/11. Công ty hợp đồng với Công ty Sông Xanh, Tân Thành, BR-VT đến thu gom định kỳ và xử lý đúng qui định. Đối với rác thải sinh hoạt thông thường: nhà máy hợp đồng với Công ty Công Trình Đô Thị và DVCC Huyện Long Điền thu gom.



- Đối với khí thải. Máy phát điện và đuốc đốt. Máy phát điện chạy bằng khí cung cấp điện cho các hoạt động của nhà máy. Đuốc đốt là cụm thiết bị xả bỏ khí thai an toàn cho việc giảm áp, cho các van xả khi giảm áp khẩn cấp, các van an toàn áp suất và khí đệm thổi vào giàn đuốc. Phát thải CO2 được tính toán và được quan trắc định định kỳ để đảm bảo chất lượng khí thải nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.

  • Các nguồn khí phát thải khác bao gồm:

+ Tua bin khẩn cấp chạy bằng dầu DO; và

+ Phương tiện vận chuyển

Tua bin được vận hành hàng tuần để kiểm tra, dùng khi nguồn cấp khí đốt bị gián đoạn và khi bảo trì các tua bin khí.

- Biện pháp giảm thiểu:

+ Sử dụng dầu DO với hàm lượng sulfur thấp nhất có trên thị trường.

+ Định kỳ bảo trì các turbine khí, máy bơm nhằm duy trì hiệu suất sử dụng nhiên liệu cao, hạn chế sự phát thải các khí độc hại do quá trình cháy không hoàn toàn nhiên liệu gây ra.

+ Phối hợp với các đơn vị quan trắc môi trường định kỳ làm giám sát môi trường để kiểm tra chất lượng của khí thải theo luật định


    • Tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ sự hoạt động của các turnbine khí. Để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn nhà máy đã thực hiện các giải pháp sau:

- Trong quá trình xây dựng nhà máy, công ty bố trí các turbine khí tại vị trí cách xa khu vực văn phòng.

- Để đảm bảo an toàn thính giác cho cán bộ và công nhân làm việc gần khu vực có turbine khí, công ty đã thiết lập vành đai an toàn (vạch ngăn cách giữa khu vực có mức ồn vượt quá tiêu chuẩn và khu vực nằm trong tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y Tế), nếu vượt qua vành đai này vào khu vực có mức ồn vượt quá giới hạn cho phép, công nhân bắt buộc phải đeo nút tai bảo bệ.


    • Công tác phòng chống cháy nổ tại nhà máy

Trong quá trình hoạt động của nhà máy, nguy cơ cháy nổ gây ra hậu quả rất lớn. Ý thức được mối nguy hiểm này, công tác PCCC được lãnh đạo công ty hết sức quan tâm. Hiện tại nhà máy đã và đang thực hiện một số giải pháp sau:

- Về tổ chức

+ Thành lập một đội ứng cứu PCCC tinh nhuệ với những cán bộ có kiến thức sâu rộng về PCCC và thường xuyên được tham gia các khóa đào tạo về PCCC.

+ Công tác diễn tập nội bộ PCCC được thực hiện đều đặn 2 tháng/ lần.

+ Hàng năm, phối hợp với các đơn vị chức năng về PCCC tiến hành đợt diễn tập trên qui mô lớn.

- Về trang thiết bị:

+ Trang bị hai bơm PCCC công suất lớn, cùng với các bình chữa cháy ở tất cả các vị trí trong nhà máy. Các thiết bị này được kiểm tra định kì bởi đội ứng cứu PCCC.

+ Cung cấp đồ bảo hộ lao động chống cháy cho toàn bộ cán bộ công nhân làm việc trong nhà máy.



Đánh giá chung

- Tất cả các chỉ tiêu giám sát chất lượng nước thải đều nằm trong mức giới hạn quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT cho phép. Nước thải đầu ra/sau xử lý chưa bị axit hoá hay kiềm hoá (pH), chưa bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng (TSS), chất hữu cơ (BOD5/COD), một số kim loại nặng (T-Fe/Hg/Cu/Pb/Cd/Zn/Cr), chất dinh dưỡng (tổng nitơ/tổng phốt pho), hydro sunfua, dầu mỡ khoáng, clorua và tổng coliform. Ngoài ra, nhiệt độ nước thải cũng còn nằm trong mức giới hạn quy chuẩn cho phép.

- Tất cả các chỉ tiêu giám sát chất lượng khí thải (bụi tổng, khí H2S, khí SO2, khí NO2 và khí CO) đều nằm trong mức giới hạn quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT.

- Tất cả các chỉ tiêu giám sát chất lượng không khí xung quanh đều nằm trong mức giới hạn quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT cho phép.



7.1.2. Hiện trạng môi trường tại các kho tồn chứa LPG (hệ thống phân phối )

Kho tồn chứa LPG thông thường bao gồm hệ thống công nghệ như sau:



    • Bồn/bể chứa LPG : Hiện nay có 02 dạng bể để tồn chứa LPG đó là: bể lạnh và bể định áp.

- Bể lạnh : là loại bể tồn chứa với khối lượng lớn trên 10.000 tấn/bể, có dạng hình trụ đứng, làm việc trong điều kiện áp suất khí quyển và tại nhiệt độ hoá hơi của LPG (khoảng -42°C). Do đó khi sử dụng loại bồn này cần phải có cơ sở hạ tầng tuơng ứng đi kèm như hệ thống đường ống lớn, cảng nhập xuất sản phẩm phải có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng lớn từ 50,000 DWT trở lên.

- Bể định áp: là loại bể tồn trữ làm việc ở áp suất 4 ÷ 12 kg/cm2 và nhiệt độ môi trường với sức chứa tối đa khoảng 3.000 tấn/bể. Một số dạng bồn bể tồn trữ dạng định áp thường được sử dụng bao gồm:



+ Bể cầu: Là dạng bể thường được dùng để tồn chứa ở áp suất lớn hơn 35 kPag, với dung tích lên đến 6.000 m3/bể. Đây là loại bể có cấu trúc tương đối đơn giản, với sức chứa tối ưu trên cùng một diện tích xây dựng.

+ Bể chứa dạng hình cầu: Là bể có dạng gần giống như hình cầu, ngoại trừ một vài vị trí có dạng hình phẳng, dùng để tồn chứa ở áp suất lớn hơn 35 kPa . Bể này có vỏ hình trụ với mái và đáy bể cong. Loại bể này có các thanh giằng ở bên trong và bệ đỡ bên dưới nhằm giữ cho ứng suất thành bể thấp.

+ Bể chứa hình trụ ngang: Là bể tồn chứa có dung tích nhỏ (khoảng 560 m3) với hai đầu dạng bán cầu, elip làm việc ở áp suất 100 ÷ 7000 kPag.

+ Bể chứa dạng hình ống: Đây là dạng tồn chứa sản phẩm đặc biệt, ít được dùng nhất. Khi không gian xây dựng bị giới hạn, ví dụ như ngoài khơi, thì loại bể chứa này được dùng để thay thế cho các loại bể thông dụng khác.


    • Bơm xuất LPG (lỏng)

    • Máy nén hơi LPG

    • Đường ống công nghệ xuất nhập LPG

    • Thiết bị bồn bể (nhiệt kế, áp kế, đồng hồ đo mức, van an toàn, van đóng mở)

    • Hệ thống đo lường, điều khiển

    • Hệ thống PCCC (bơm cứu hỏa, hệ thống dò gas báo cháy, giàn phun sương)

    • Hệ thống thiết bị phụ trợ khác (máy nén khí, thông tin liên lạc, chống sét chống tĩnh điện …)

Các kho tồn chứa LPG trong quá trình hoạt động vận hành đòi hỏi phải đảm bảo đúng theo các tiêu chuẩn môi trường của Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam năm 1995. Tùy theo từng trường hợp, các quy định, điều khoản chặt chẽ nhất trong những tiêu chuẩn sẽ được áp dụng.

7.1.3.1. Hiện trạng môi trường tại các khu vực có kho chứa LPG

a/ Ảnh hưởng đến chất lượng không khí

Chất lượng không khí của khu vực tất yếu sẽ chịu ít nhiều biến đổi do các hoạt động sản xuất của kho tồn chứa LPG. Bụi khuếch tán vào không khí với số lượng nhiều sẽ làm giảm độ trong sạch môi trường không khí sinh hoạt, và tăng hàm lượng các hạt lơ lửng trong không khí gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con nguời, khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những bệnh về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân, làm bẩn nhà cửa vật dụng và có thể làm mài mòn thiết bị, gây ăn mòn, hoen rỉ vật liệu kim loại khi gặp điều kiện môi trường ẩm uớt. Khí thải từ động cơ của máy móc, phương tiện phục vụ công tác kiểm tra sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các hạng mục khác của công trình, từ động cơ các phương tiện xuất nhập LPG theo đường bộ và đường thuỷ, của các loại máy móc và phương tiện khác chủ yếu bao gồm: khí NOx, CO, CO2, SO2 ... Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy móc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm việc thông thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là không đáng kể tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô nhiễm cho môi truờng và con người như (khí SO2 hòa tan được trong nước nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp người và động vật). Ngoài ra sự hiện diện của khí NO2, NOx làm thúc đẩy quá trình tạo ozone và radical OH cao hơn mức bình thường ở trong bầu không khí quyển gây ra hiện tượng khói mù quang hóa “photochemical smog” làm giảm tầm nhìn, gây kích thích hệ hô hấp và làm chảy nước mắt. Các khí SOx, NOx tạo ra với số lượng lớn chúng trong bầu khí quyển chúng sẽ biến dạng dưới các hạt sulfate hoặc nitrate. Khi kết hợp với ánh sáng mặt trời và hơi nước, kết quả là một chuỗi phản ứng hóa học diễn ra tạo thành các acid sulfuric và acid nitric, những acid này sẽ rơi trở lại mặt đất dưới dạng hạt sương hoặc giọt mưa gây ăn mòn các công trình xây dựng. Bên cạnh đó chúng còn gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính phá hủy tầng ozone gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong quá trình hoạt động, chất thải khí đáng kể nhất là hơi LPG xả ra môi trường từ các van xả an toàn trong những trường hợp: quá áp, rò rỉ, thất thoát hoặc bay hơi trong quá trình kiểm tra sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, rò rỉ thất thoát trong quá trình xuất nhập. Ở điều kiện môi trường thông thoáng, hơi LPG không gây ngộ độc đối với con người. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là khả năng gây hiệu ứng nhà kính của khí Hydrocarbon trong bầu khí quyển.

Hơi LPG thất thoát ra ngoài môi trường còn là nguyên nhân gây cháy nổ. Do hơi LPG nặng hơn không khí nên khi thoát ra ngoài sẽ khuếch tán thấp gần mặt đất rồi tích tụ lại những vùng trũng, mương máng, hố, rãnh ... khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây ra cháy nổ rất nguy hiểm. Khả năng cháy nổ của hơi LPG gây tác động lớn tới môi trường xung quanh chúng có thể phát tán và lan rộng rất nhanh gây ảnh hưởng đến tính mạng con người và tài sản trang thiết bị trong nhà xưởng và trong khu vực lân cận.



b/ Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt

Chất thải lỏng là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình vận hành sản xuất. Do đó cần đòi hỏi phải chú trọng đến biện pháp phòng và xử lý chất thải lỏng. Chất thải lỏng được sinh ra trong các quá trình sau:

- Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực sản xuất xuống các kênh rạch cận kề. Nguồn nước thải này chứa các chất ô nhiễm chủ yếu là vết dầu mỡ rơi vãi từ động cơ.

- Nước rửa xe, dụng cụ, thiết bị chuyên dùng và các loại phương tiện khác.

- Nước thải của hệ thống cứu hoả khi xảy ra sự cố cháy nổ, nước thải phục vụ công tác kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.

- Nước thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi công xây dựng, của cán bộ nhân viên vận hành công trình.

Lượng nước thải này được thu gom và xử lý cẩn thận sẽ ít có khả năng gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt.

c/ Ảnh hưởng đến chất lượng đất và nước ngầm

Sự lưu thông của các loại phương tiện vận chuyển ra vào kho tồn chứa LPG có khả năng làm cho nền đất trong khu vực bị nén chặt hơn gây ảnh hưởng đến các sinh vật sinh sống trong môi trường đất. Tuy nhiên tác động này là không đáng kể. Các loại rác thải rơi vãi, nước thải sinh hoạt do lực lượng nhân công lao động thải ra không được thu gom hết có thể gây ô nhiễm đất nhưng phạm vi và mức độ ảnh hưởng không lớn, dễ dàng khắc phục. Do đặc thù của Kho chỉ hoạt động trên mặt đất do vậy ít có khả năng gây ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm.

Khả năng và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm tuỳ thuộc vào lượng nước thải và độ sâu tầng nước ngầm tại nơi thải ra. Nước thải sinh hoạt chủ yếu từ khu vực văn phòng, được xử lý trước khi thải ra môi trường. Chính vì vậy, khả năng và mức độ ảnh hưởng được đánh giá là không đáng kể.

d/ Ảnh hưởng đến môi trường sinh học


Kho tồn chứa LPG thông thường được xây dựng trên một khoảng đất trống rộng hoặc được quy hoạch trong các khu công nghiệp. Vì vậy, lượng khí thải cũng như các nguồn có thể gây ô nhiễm khác không tác động nhiều đến môi trường sinh học. Môi trường sinh học chỉ có thể chịu ảnh hưởng và bị tác động khi có xảy ra sự cố cháy nổ nhưng điều này là rất nhỏ.

e/ Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

Không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lực lượng nhân công làm việc tại hiện trường sản xuất và cho cả cộng đồng xung quanh. Yếu tố này cần được quan tâm nhất. Những chất ô nhiễm (khói, bụi) là tác nhân chính của các bệnh về cơ quan hô hấp, dị ứng, viêm mắt …

Ô nhiễm tiếng ồn có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lao động của công nhân vận hành. Mức ồn quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ức chế, căng thẳng và làm giảm khả năng tập trung trong công việc, làm giảm năng suất lao động, gây xáo trộn cuộc sống thường ngày. Mặt khác, khi độ ồn vượt quá giới hạn cho phép và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác. Mức ồn cho phép trong nằm trong khoảng 85 – 90 dBA. Tiếng ồn có thể phát sinh theo những nguồn sau:

- Tiếng ồn sinh ra trong quá trình vận hành động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện ... Do động cơ của xe bồn chuyên dụng, tàu xuất/nhập LPG. Những phương tiện phục vụ công tác bảo dưỡng, sửa chữa các hạng mục công trình.

- Do hoạt động xả khí những hạng mục liên quan trong trường hợp quá áp, khẩn cấp.

Sự gia tăng mật độ lưu thông các loại phương tiện vận tải phục vụ Kho kéo theo việc gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cho người dân địa phương và làm giảm tuổi thọ của các công trình giao thông. Hoạt động bình thường của Kho ít có khả năng ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên, nếu có xảy ra sự cố cháy nổ thì mức độ tác động đến sức khoẻ và tính mạng con người rất lớn.



7.1.2.2. Biện pháp bảo vệ môi trường của kho tồn chứa LPG

a/ Giảm thiểu lượng chất thải


Trong quá trình hoạt động sản xuất, chất thải phát sinh ra là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với biện pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn chất thải phát sinh. Cụ thể là:

- Có các chương trình khuyến khích đến từng bộ phận công nhân lao động để giảm thiểu chất thải phát sinh một cách nhỏ nhất ở ngay bộ phận minh trước khi chuyển sang bộ phận khác.

- Có kế hoạch huấn luyện cho công nhân tham gia lao động về an toàn môi trường để họ biết được tác hại của việc phát thải vào môi trường và khuyến khích họ tham gia đề xuất những sáng kiến hay để giảm thiểu ô nhiẽm môi trường ở mức thấp nhất.

- Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh trong quá trình vận hành sản xuất.

- Thường xuyên kiểm tra, có chế độ bảo dưỡng định kỳ các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra.

b/ Thu gom và xử lý chất thải


Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là vấn đề bắt buộc đối với các nhà máy sản xuất. Việc thu gom và xử lý được phân loại theo các loại chất thải sau đây.

Chất thải rắn


Đây là loại chất thải rất khó phân hủy đòi hỏi phải được thu gom, phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp Những nguyên vật liệu dư thừa có thể tái sử dụng được thì phải được phân loại và để đúng nơi quy định thuận tiện cho việc tái chế. Những loại rác thải khó phân huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt cách xa khu vực sản xuất, khu văn phòng sao cho tác động đến con người và môi trường là nhỏ nhất để vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định.

Thay đổi các nguyên vật liệu truyền thống bằng các nguyên vật liệu mới ít gây thải ra môi trường.

Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất, bảo dưỡng các hạng mục như: khăn lau, vòng đệm .v.v., phải được thu gom vào phương tiện hay thiết bị chứa thích hợp, sau đó được xử lý ở bãi thải theo tiêu chuẩn quy định.

Các loại xe chuyên dùng vận chuyển chất thải phải được che chắn cẩn thận, đảm bảo an toàn nhằm giảm đến mức tối đa lượng rác thải rơi vãi và phân tán khí độc ra môi trường.

Tìm kiếm các đối tác có nhu cầu tái chế các nguồn thải có khả năng sử dụng được.

Chất thải khí


Sinh ra trực tiếp trong quá trình hoạt động vận hành của các máy móc thiết bị hoạt động bơm xuất LPG, phương tiện vận chuyển lưu thông. Vì vậy cần phải có những biện pháp để làm giảm lượng chất thải khí ra ngoài môi truờng, các biện pháp có thể dùng:

- Đối với các phương tiện vận chuyển, các động cơ khác cần thiết nên sử dụng loại nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn, khí thải có hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp. Sử dụng máy móc động cơ mới đạt tiêu chuẩn kiểm định và được chứng nhận không gây hại đối với môi trường.

- Tạo môi trường làm việc thông thoáng đủ ánh sáng mặt trời, tránh hiện tượng yếm khí gây ngạt cho công nhân khi làm việc ở dưới hầm sâu, tăng cường trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy để vừa điều hòa không khí và tạo bóng mát cho công nhân làm việc.

- Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra. Hạn chế đến mức tối đa LPG thất thoát ra ngoài môi trường.


Chất thải lỏng


Các công trình phụ được xây dựng các hệ thống cống rãnh bể chứa nước thải và được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại để đảm bảo không gây ô nhiễm và phát sinh mầm bệnh trước khi thải ra môi trường.

Trong giai đoạn vận hành, nước thải từ các khu sinh hoạt của nhân viên, khu phụ trợ và các hoạt động bơm xuất LPG được thu gom vào hệ thống riêng, tách biệt với nước mưa để đưa về khu xử lý nước thải sơ bộ trước khi thải ra hệ thống xử lý chung của Khu công nghiệp đảm bảo được tiêu chuẩn về chất lượng nước thải như (pH, BOD5, COD, vết dầu mỡ, hàm lượng kim loại...v..v.) đạt tiêu chuẩn loại B theo tiêu chuẩn về môi trường quy định (TCVN 5945-1995) trước khi thải ra ngoài môi trường. Hệ thống cống rãnh quanh khu vực kho phải đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật tránh hiện tượng ngập lụt trong mùa mưa bão và những lúc mưa to.

Đối với nguồn nước phát sinh để khắc phục sự cố hoả hoạn, nước mưa cuốn trôi dầu mỡ cần được thu gom và xử lý phù hợp với yêu cầu vệ sinh, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường xung quanh.

Trong quá trình hoạt động, việc súc rửa bồn bể, đường ống và xử lý các chất thải sinh ra từ quá trình súc rửa phải thực hiện theo đúng phương án kỹ thuật đã được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phê duyệt.


Tiếng ồn


Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cho công nhân trong quá trình vận hành sản xuất tại những nơi độ ồn vượt quá giới hạn cho phép như dụng cụ bảo hộ tai, bảo hộ mắt … sắp xếp công việc một cách hợp lý khoa học để mức độ ảnh hưởng đến khu vực lân cận là nhỏ nhất.

Sử dụng các vật liệu cách âm bọc quanh các động cơ phát ra độ ồn lớn nhất, sử dụng các gối đỡ bệ máy băng lò xo, cao su có tính đàn hồi cao để làm giảm độ rung của máy móc, thiết bị.

Dùng tường cách âm rào chắn cho các công trình xây dựng phát sinh ra tiêng ồn lớn, phải có tường cách âm ngăn cách giữa khu văn phòng và nhà xuởng để bảo vệ nhân viên khỏi bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn phát ra từ máy móc đang hoạt động, tăng cường trồng cây xanh quanh khuôn viên văn phòng và nhà xuởng để phân tán tiềng ồn phát ra.

Bụi và khói


Trong quá trình vận hành sản xuất, bụi và khói là những nhân tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến công nhân lao động nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, về mắt, làm giảm khả năng lao động. Để khắc phục những ô nhiễm đó cần thực hiện những biện pháp sau:

- Sử dụng nguyên vật liệu ít gây hại, thiết bị chuyên chở nguyên vật liệu phải được che chắn cẩn thẩn tránh rơi vãi.

- Sử dụng những thiết bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc trong tình trạng khói bụi ô nhiễm như mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt …

- Tăng cường trồng cây xanh ở những khu vực đất trống quanh khu vực thi công dự án.



7.2. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG

Tác động ảnh hưởng môi trường trong chế biến, sản xuất và sử dụng LPG hiện nay chủ yếu được đánh giá qua tác động áp suất và nhiệt độ do sự cố cháy nổ LPG. Sự cố nổ thường xảy ra đồng thời với cháy, đặc biệt trong trường hợp khi áp suất tăng. Sự cố này thường xảy ra tại các bồn kín, đường ống điều áp, máy phát điện. Sự cố cháy nổ thường gây ra bởi các yếu tố sau :

- Bốc cháy ngay do sự cố gây rò rỉ. Sự bốc cháy chỉ thực sự xảy ra khi có các sự cố phát ra các tia lửa.

- LPG rò rỉ: khí rò rỉ rất dễ gây cháy do chúng lan nhanh hơn, và thường gồm nhiều thành phần có điểm cháy thấp hơn. Trong nhà máy, tại những nơi có khả năng xảy ra rò rỉ cao, cần được trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm soát, đóng khẩn cấp từ xa và nước chữa cháy.

- Số lượng và độ mạnh của các nguồn phát cháy: các nguồn phát cháy bao gồm các bồn chứa, đoạn ống nối, hư hỏng các thiết bị điện và tĩnh điện, các quá trình làm nóng và các hoạt động khác của con người.

Thiệt hại môi trường gây ra bởi cháy nổ là những tác động lên con người và các thiết bị của nhà máy. Các cơ chế tác động chính do sự cố cháy nổ lên con người bao gồm:



- Nhiệt gồm bức xạ nhiệt và nhiệt đối lưu. Mức độ thiệt hại gây ra bởi bức xạ nhiệt liên quan tới cường độ dòng bức xạ của sự cố và thời gian con người bị nguy hiểm. Bức xạ nhiệt lớn hơn 37,5 kW/m2 sẽ gây chết người ngay. Tuy nhiên, ngưỡng này khá cao và ít khi đạt tới (trừ trường hợp thảm họa lớn).

+ Khói gồm các khí độc như CO (thành phần chính), NOx và SO2 phụ thuộc vào các vật liệu đã cháy, dẫn đến giảm lượng oxy và tầm nhìn. CO thường là nguyên nhân chính gây chết khi xảy ra cháy. Các tác động của CO2 lên cơ thể con người ở hai mức. Đầu tiên CO2 sẽ gây tác động độc hại khi nồng độ lớn hơn 3%. Sau đó CO2, khi đã hấp thụ vào trong máu sẽ tác động nhanh lên não làm tăng nhịp thở để đưa oxy nhiều hơn vào phổi.

+ Nổ áp suất cao: ở áp suất quá áp 0,2bar (2,9psi) được chấp nhận như là giới hạn có thể gây chết... Tất cả những người trong vùng quá áp 0,2bar có thể bị chết, còn người ở ngoài vùng sẽ không bị chết. Đối với những người bị kẹt trong đám cháy, không kể đến yếu tố áp suất cao, hầu như 100% người bị chết vì bị bắt lửa.

- Hỏng thiết bị. Thời gian hỏng đối với xà thép không được bảo vệ là 5 phút trong điều kiện tia lửa (250 kW/m2), 10 phút trong điều kiện bể lửa (150 kW/m2) và 30 phút trong điều kiện nhiệt lượng là 37,5 kW/m2 trong khi thời gian làm hỏng đường ống và bồn chứa là 5,10 và 60 phút.

Nếu đường ống thép chứa chất lỏng dưới điều kiện có áp suất bị đốt nóng trong lửa, nhiệt độ của đường ống và chất lỏng sẽ tăng. Những tác động này sẽ là giảm độ bền của đường ống, sự giãn nở nhiệt của đoạn ống giữa hai đầu nối làm đường ống bị oằn xuống, giảm độ bền của giá đỡ ống và có thể làm hỏng mặt bích. Ngoài các nguy hiểm trực tiếp gây chết người, các vụ nổ thiết bị LPG còn gây ra các nguy hiểm gián tiếp như phá hủy công trình, tạo mảnh văng bắn gây thương tích cho người.



Bảng 7.1.

Các tác động của quá áp

Mức quá áp (bar)

Ảnh hưởng

0,35

Gây thiệt hại nghiêm trọng tới nhà xưởng, thiết bị và con người

0,21

Gây sụp đổ công trình xây bằng gạch, làm tử vong cho 100% số người bên trong và 30% số người ở ngoài công trình. Mức giới hạn gây chết người

0,14

Gây hư hỏng nặng kết cấu xây bằng gạch. Làm tử vong cho 30% người bên trong và 10% người ở ngoài công trình

0,05

Vỡ các kính cửa sổ, gây thương tích cho người

0,02

50% cửa kính bị vỡ. Có khả năng gây thương vong cho người do mảnh kính văng ra

Phương pháp đánh giá tác động nhiệt sinh ra sau vụ nổ LPG cũng được nghiên cứu qua các mức ảnh hưởng nhiệt bức xạ tới con người như biểu dưới. Nhiệt độ không khí xung quanh tăng sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể con người tăng. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên tới 40oC có thể gây ra mất ý thức.

Bảng 7.2.

Mức độ ảnh hưởng của bức xạ nhiệt đối với con người

Bức xạ nhiệt (kW/m2)

Ảnh hưởng tới con người

37,5

Mức giới hạn gây tử vong cho người ngay lập tức

20

Con người mất khả năng thoát ra ngoài, dẫn tới tử vong

12,5

Con người bị bỏng nặng trong 20 giây, có thể di chuyển đến khu vực an toàn theo bản năng. Mức giới hạn gây tử vong. Áp dụng trong đánh giá đinh lượng rủi ro (QRA)

4,7

Con người có thể chịu đựng trong 15 – 20 giây và bị tổn thương sau 30 giây, dưới giá trị này có thể thoát hiểm được

2,1

Con người có thể chịu đựng được khoảng 1 phút

1,2

Con người bị ảnh hưởng tương tự như bức xạ nhiệt của ánh nắng mặt trời lúc trưa hè

Hậu quả của sự cố được đánh giá trên cơ sở thiệt hại về con người, tác động tới môi trường, ảnh hưởng về kinh tế xã hội khu vực xảy ra sự cố và khu vực bị ảnh hưởng. Thiệt hại khi xảy ra sự cố được xếp theo 5 mức như sau:

Bảng 7.3.

Mức thiệt hại do sự cố cháy nổ LPG

Mức thiệt hại

Diễn giải sự cố

Thiệt hại do sự cố

1

Chỉ gây ảnh hưởng ngay tại thời điểm xảy ra sự cố

Không đáng kể

2

Các ảnh hưởng có thể nhận thấy được, nhưng không làm thay đổi đánh kể tới hệ sinh thái hoặc nền kinh tế

Nhỏ

3

Làm thay đổi đáng kể tới hệ sinh thái, nhưng các thay đổi này có thể phục hồi trong 5 năm thông qua các quá trình tự nhiên, không làm thay đổi mật độ hoặc môi trường sống của các loài có giá trị bảo tồn hoặc giá trị kinh tế; Đe dọa tới sức khỏe con người

Trung bình

4

Làm thay đổi đánh kể hệ sinh thái, cần thời gian hơn 5 năm để các thay đổi này phục hồi thông qua các quá trình tự nhiên; làm thay đổi các nguồn lợi kinh tế hoặc tài nguyên cần được bảo tồn; gây chết một số người

Lớn

5

Làm thay đổi hệ sinh thái hoặc các hoạt động kinh tế dẫn đến các thiệt hại nghiêm trọng; cần thời gian phục hồi lâu hơn 10 năm hoặc không có khả năng phục hồi lại trạng thái bình thường; Gây chết nhiều người

Nghiêm trọng

7.3. ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  • Đối với chất lượng môi trường không khí :

- Giảm tác động tiêu cực của nhà máy lọc hoá dầu, kho cảng và các cửa hàng bán lẻ LPG tới môi trường không khí trên phạm vi các dự án và khu vực liền kề.

- Tránh tình trạng các chất ô nhiễm không khí vượt giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5937-2005.



  • Đối với các yếu tố khí hậu :

Giảm thiểu mức độ thiệt hại của các dự án nhà máy lọc hoá dầu, kho cảng và các cửa hàng bán lẻ LPG do nước dâng liên quan đến biến đổi khí hậu.

  • Đối với tiếng ồn và rung

Giảm thiểu những nguồn từ hoạt động của dự án nhà máy lọc hoá dầu, kho cảng và các cửa hàng bán lẻ LPG có liên quan đến ồn và rung, giảm thiểu tác động ồn và rung đối với các đối tượng nhạy cảm như trường học, bệnh viện.

  • Đối với đa dạng sinh học, hệ động thực vật

- Tránh những hoạt động của các dự án sản xuất và phân phối sản phẩm LPG có liên quan đến việc gây tổn thất tới các khu vực bảo tồn và các loài được bảo vệ.

- Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối sản phẩm LPG theo cách bảo vệ và tăng giá trị đa dạng sinh học và tránh những tổn thất không thể đảo ngược.

- Bảo vệ, tăng cường và tái tạo ra nơi sinh cư cho các loài hoang dã và đa dạng sinh học. Giảm những tổn thất ngẫu nhiên đối với động vật hoang dã.


  • Đối với Dân cư

Cung cấp sự tiếp cận tới các dịch vụ từ dự án quy hoạch: Tăng chất lượng sống cho các vùng có dự án, đặc biệt là các vùng nông thôn, tham gia hoạt động xây dựng và vận hành dự án, tiếp cận các dịch vụ và cơ hội phát triển.

  • Đối với đất và địa chất

- Giảm nguy cơ ô nhiễm đất trồng ở vùng nông nghiệp. Đảm bảo quy chuẩn Việt Nam QCVN 15: 2008/BTNMT, quy chuẩn quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất.

- Cân nhắc loại đất chiếm dụng, giảm nguy cơ xói mòn và suy thoái đất do phèn hoá, rửa trôi.



  • Nước và nguy cơ lũ lụt

- Giảm tác động tới chất lượng nước. Đảm bảo quy chuẩn Việt Nam QCVN 08: 2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN 09: 2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm, QCVN 10: 2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.

- Giảm tác động của sự xuất hiện các dự án LPG tại các vùng ngập lũ và các vùng có nhiều sự cố lũ lụt.



  • Đối với Tài nguyên không tái tạo

- Giảm thiểu chiếm dụng đất nông nghiệp.

- Quản lý chất thải. Đảm bảo quy chuẩn Việt Nam QCVN 14 : 2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Nghị định cảu Chính phủ số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn.



  • Đối với Di sản văn hoá

- Đảm bảo tính đa dạng, di sản văn hoá, giá trị cảnh quan đặc biệt của các vùng, địa phương có dự án được bảo vệ và tăng giá trị

- Giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của quy hoạch tới di sản văn hoá, công trình và giá trị lịch sử, giá trị cảnh quan đặc biệt của địa phương.



7.4. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương