PHẦn mở ĐẦu i/- sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (lpg) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020



tải về 0.73 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.73 Mb.
#23163
  1   2   3   4   5



PHẦN MỞ ĐẦU
I/- Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

Khí dầu mỏ hóa lỏng là hỗn hợp chủ yếu của Propane (C3H8) và Butane ( C4H10) có nguồn gốc từ dầu mỏ, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum LPG (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khi được nén đến một áp suất, nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường LPG bốc hơi rất mãnh liệt, khi LPG chuyển từ trạng thái lỏng sang hơi thì thể tích tăng đến 250 lần. Áp suất của LPG phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ tăng thì áp suất LPG sẽ tăng và ngược lại. Trong điều kiện nhiệt độ khu vực phía Nam thì áp suất LPG dao động trong khoảng từ  4-7 kg/cm2; Tỉ trọng của LPG lỏng nhẹ hơn nước, khối lượng riêng trong khoảng DL = 0.51-0.575 kg/lít. Tỉ trọng LPG hơi nặng hơn không khí DH = 1.51-2 lần, nên khi bị rò xì hơi LPG sẽ tích tụ nơi trũng, thấp hơn mặt bằng xung quanh (cống, rãnh). LPG dùng làm chất đốt trong công nghiệp và dân dụng, nhiên liệu cho động cơ, phục vụ sản xuất, dân sinh.

Khí dầu mỏ hoá lỏng là loại nhiên liệu sạch, có hiệu suất cháy cao, rất thân thiện với môi trường, được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân như: công nghiệp, giao thông vận tải, máy động lực, máy phát điện, đun nấu trong các hộ gia đình, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, chế tác kim hoàn… nhìn chung LPG là loại nhiên liệu có vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế - xã hội.

Hơn mười năm qua, mạng lưới cửa hàng kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phát triển với tốc độ khá nhanh, số lượng tương đối nhiều. Nhu cầu sử dụng LPG trên địa bàn tỉnh trong những năm qua chủ yếu phục vụ cho việc làm chất đốt trong các hộ dân cư, trong kinh doanh thương mại (nhà hàng, khách sạn…), trong sản xuất công nghiệp (lò sấy, lò hơi…) ngoài ra còn sử dụng trong chế tác kim hoàn, cung cấp năng lượng cho lò nung…nhu cầu sử dụng trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ trọng tương đối lớn; LPG chưa được sử dụng trong giao thông vận tải.

Các cửa hàng kinh doanh LPG chủ yếu là các cửa hàng bán lẻ có quy mô nhỏ; ngoài những cửa hàng chuyên kinh doanh LPG còn có một số cửa hàng vừa kinh doanh LPG vừa kinh doanh các loại hàng hoá khác; các cửa hàng kinh doanh LPG chủ yếu phục vụ nhu cầu dân sinh; nhu cầu cho sản xuất công nghiệp do các doanh nghiệp phân phối trực tiếp cung ứng thông qua các phương tiện cung cấp chuyên dùng (ôtô xitéc, xe bồn...) Kinh tế xã hội phát triển, thu nhập dân cư tăng, cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện nhu cầu sử dụng LPG làm chất đốt thay thế cho than, củi, dầu mỏ ngày càng lớn; do tính thân thiện về môi trường và hiệu quả kinh tế cao nên các phương tiện giao thông ở nước ta đang trong quá trình chuyển đổi để sử dụng LPG làm nhiên liệu; các nhà máy nhiệt điện chạy khí là một trong những địa chỉ tiêu thụ LPG với số lượng lớn.

Cho đến nay do chưa có quy hoạch nên các cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh phát triển còn mang yếu tố tự phát theo nhu cầu của thị trường; Chính vì vậy mạng lưới cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh phân bố không đồng đều và không tương xứng với nhu cầu, có mật độ quá dày ở các khu dân cư tập trung nhất là ở thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh và các thị trấn huyện lỵ. Do chưa có quy hoạch nên người dân đầu tư tự phát theo cảm tính cơ quan quản lý lúng túng trong việc cấp phép kinh doanh LPG gây nên sự lãng phí về đầu tư, nguy cơ về mất an toàn cháy, nổ cao và ô nhiễm môi trường.

Nhiều cửa hàng kinh doanh LPG có mặt bằng chật hẹp, nhưng lại kinh doanh nhiều mặt hàng vừa kinh doanh LPG vừa kinh doanh rượu bia, nước giải khát; vừa kinh doanh LPG lại vừa kinh doanh hàng tạp hóa…một số cửa hàng LPG không đủ phương tiện đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ theo tiêu chuẩn quy định, thiết kế cửa hàng không thông thoáng nguy cơ tích tụ khí LPG do rò rỉ gây mất an toàn về cháy nổ cao, vệ sinh môi trường thấp và chất lượng dịch vụ bán hàng không được bảo đảm.

Do chất lượng LPG của các cơ sở chế biến không đồng đều, chênh lệch giá giữa các thương hiệu cao nên hiện tượng sang chiết trái phép, đội lốt thương hiệu, kinh doanh gas lậu…diễn ra khá phổ biến gây thiệt hại cho người tiêu dùng, nguy cơ cháy nổ cao, nhà nước thất thu thuế đang là vấn đề bức xúc cần được giải quyết để ổn định thị trường LPG trên địa bàn tỉnh.

Để quản lý hoạt động kinh doanh LPG Ngày 26 tháng 11 năm 2009 Chính phủ ban hành Nghị định Số: 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng yêu cầu các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bao gồm: Cửa hàng chuyên kinh doanh LPG, trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào ô tô, trạm nạp LPG vào chai, kho LPG với tổng dung tích các bồn chứa dưới 5.000 m3. Đây là việc làm thiết thực nhằm thiết lập hệ thống kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh theo trật tự thống nhất, phù hợp với quy hoạch phát triển thương mại của tỉnh Đồng Nai, qua đó tạo điều kiện cho việc quản lý lưu thông LPG trên địa bàn tỉnh ngày một tốt hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

II/- Mục tiêu của quy hoạch.

Quy hoạch cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm mục đích: Thiết lập mạng lưới cửa hàng chuyên doanh LPG, trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG cho ô tô … đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, phát triển mạng lưới cửa hàng kinh doanh LPG có trật tự theo quy hoạch, tăng hiệu quả đầu tư, khai thác tốt cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của các doanh nghiệp, khai thác có hiệu quả nguồn vốn của các thành phần kinh tế. Quy hoạch đảm bảo độ an toàn về cung cấp LPG, mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và những năm tiếp theo.



III/- Nguyên tắc quy hoạch.

Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tuân thủ những nguyên tắc sau:

1/- Quy hoạch cơ sở kinh doanh LPG phải phù hợp với các quy hoạch xây dựng, giao thông, dân cư đô thị và kinh tế - xã hội của tỉnh.

2/- Quy hoạch cơ sở kinh doanh LPG có tính kế thừa, phát triển cơ sở mới trên cơ sở cải tạo, nâng cấp hoặc sắp xếp lại các cơ sở kinh doanh hiện có.

3/- Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG phải mang tính hiệu quả kinh tế xã hội cao: vừa đảm bảo thuận tiện cho người tiêu dùng vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người kinh doanh, bảo đảm an toàn về Phòng chống cháy nổ (PCCN) và vệ sinh môi trường.

4/- Phân kỳ đầu tư được xác lập theo nhu cầu thực tế:

- Quy mô cửa hàng được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn nhà nước quy định; số lượng cơ sở cung ứng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng LPG của thị trường và được phát triển theo quy hoạch trong từng giai đoạn.

IV/- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1/- Đối tượng nghiên cứu:

Hệ thống cung cấp LPG, trạm nạp LPG, kho chứa LPG và mạng lưới cửa hàng chuyên doanh bán lẻ LPG hiện có; nhu cầu LPG và việc đáp ứng nhu cầu LPG; các chủ thể kinh doanh LPG và việc tổ chức mạng lưới kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh.

2/- Phạm vi nghiên cứu:



Về không gian: Tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trọng tâm là các trung tâm kinh tế lớn như thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, thị trấn các huyện; các khu đông dân cư tập trung.

Về thời gian: Đánh giá thực trạng hệ thống cửa hàng chuyên doanh LPG trong giai đoạn 2006 - 2010; Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống cung cấp LPG, kho chứa, trạm nạp chai LPG, trạm nạp LPG cho ô tô và cửa hàng chuyên doanh bán lẻ LPG thời kỳ đến năm 2020, định hướng những năm tiếp theo.

V/- Phương pháp xây dựng quy hoạch:

Tổ chức điều tra thực tế tình hình kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh. Thu thập các tài liệu, số liệu về hoạt động kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trên cơ sở đó xác định nhu cầu tiêu dùng và dự báo khả năng phát triển phù hợp với nhu cầu kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Khảo sát thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và tình hình thực hiện các quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh LPG ở các cơ sở chiết nạp, cửa hàng bán lẻ LPG đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Tổng hợp, thống kê và phân tích kết quả khảo sát để đánh giá thực trạng tình hình kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với chính quyền địa phương các huyện, thị xã, đề xuất phương án xử lý các cửa hàng vi phạm quy định và dự kiến phát triển thêm các cơ sở cung cấp LPG, kho chứa, trạm chiết nạp, cửa hàng bán lẻ LPG trên từng địa bàn.

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển trong thời gian tới tiến hành thiết kế quy hoạch, đồng thời đề xuất kiến nghị và các giải pháp thực hiện quy họach.



VI/- Căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo.

l Căn cứ pháp lý:

Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được dựa trên các căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo sau:

1/- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020;

2/- Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Đồng Nai thời kỳ đến 2010, định hướng đến 2020;

3/- Nghị định 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG);

4/- Quyết định số: 652/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2011 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt đề cương, kinh phí quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.



l Tài liệu tham khảo:

- Thông tư số 15/1999/TT/BTM ngày 19/5/1999 của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) về Hướng dẫn kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.

- Quyết định Số: 36/2006/QĐ-BCN Ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Công Thương Ban hành quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai.

- Quyết định số: 28/2006/QĐ-BCN ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Bộ Công Thương về Ban hành quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về giao nhận, vận chuyển khí dầu mỏ hoá lỏng bằng bồn chứa.

- Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 V/v hướng dẫn quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.

- Thông tư 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 Quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng

- Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 21/3/2012 của Bộ Công Thương về tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hoá lỏng.


* Các tiêu chuẩn Việt Nam:

- TCVN:5684-2003 về an toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - yêu cầu chung.

- TCVN 6486-2008:  Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Tồn chứa dưới áp suất- Yêu cầu thiết kế.

  - TCVN 6485-1999: Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Nạp khí vào chai có dung tích đến 150lít - Yêu cầu an toàn.

- TCVN 7441-2004: Hệ thống cung cấp LPG tại nơi tiêu thụ - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành.

- TCVN-6223-2011: Cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) – yêu cầu chung và an toàn;

- TCVN 5066-1990: Đ­ường ống chính dẫn khí dầu mỏ, dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ đặt ngầm dưới đất. Yêu cầu chung về thiết kế chống ăn mòn.

- TCVN 6484-1999: Khí dầu mỏ hoá lỏng-Xe bồn vận chuyển.

- TCN 88-2005: Trạm nạp nhiên liệu LPG cho các phương tiện giao thông đường bộ - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành.

*- Các loại bản đồ:

- Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai.

*- Số liệu về kinh doanh LPG của Sở Công Thương Đồng Nai thực hiện qua các năm.

*- Niên giám thống kê các năm 2006-2010, nhà xuất bản thống kê; niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2006-2010.

* Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh LPG tỉnh Đồng Nai có kết cấu gồm 4 phần chính:

- Phần thứ nhất : Đánh giá thực trạng phát triển cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh.

- Phần thứ hai: Các yếu tố ảnh hưởng đến mạng lưới cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

- Phần thứ ba: Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh và chiết nạp LPG trên địa bàn tỉnh thời kỳ đến năm 2025.

- Phần thứ tư: Các giải pháp thực hiện quy hoạch.

* Phần Phụ lục:

- Thống kê các cửa hàng LPG hiện có trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Dự kiến quy hoạch trạm chiết nạp, kho chứa, mạng lưới cửa hàng chuyên doanh bán lẻ LPG đến năm 2020, định hướng đến 2025.

TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI.

1. Quy mô và tốc độ phát triển thương mại

Năm 2005, giá trị tăng thêm của ngành thương mại là 1.566,76 tỷ đồng (giá so sánh), tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 7,36%, chiếm tỷ trọng 35,59% của khu vực dịch vụ và 8,2% GDP toàn tỉnh. Năm 2010 thực hiện 3.218,86 tỷ đồng (giá so sánh) tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 15,48%, chiếm tỷ trọng 36,39% của khu vực dịch vụ và 8,89% GDP toàn tỉnh

Trong những năm qua ngành thương mại đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ cũng như tăng trưởng GDP chung của tỉnh. Tỷ trọng của khu vực Dịch vụ trong GDP toàn tỉnh tăng từ 25,59% năm 2000 lên 28,03% năm 2005; năm 2010 tỷ trọng này đạt ở mức 34,20%. Dịch vụ là khu vực tăng trưởng nhanh nhất trong 3 khu vực kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực Dịch vụ trong giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 lần lượt là 20,00% và 24,55%. Khu vực Dịch vụ ngày càng phát triển với quy mô tăng dần góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng giảm dần khu vực nông lâm thủy sản, tăng nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ.

2/Tình hình phát triển các doanh nghiệp thương mại.

Tính đến 31/12/2010 tổng số doanh nghiệp chung của tỉnh Đồng Nai là 7.144 doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của Vùng Đông Nam Bộ là 73.877 doanh nghiệp và cả nước là 205.689 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp của Đồng Nai chiếm tỉ trọng 9,67 % số doanh nghiệp của Vùng Đông Nam Bộ và 3,47% so cả nước. Có 83 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động chiếm tỷ trọng 1,16%; có 6.327 doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng: 88,56% và 734 doanh nghiệp có vốn nước ngoài: 10,27% (trong đó có 688 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (9,63%) và 46 doanh nghiệp liên doanh (0,64%).

Doanh nghiệp hoạt động thương mại thuần tuý có 2.880 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 40,31% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Trong 5 năm 2006-2010, tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại tăng thêm 1.638 doanh nghiệp và số cơ sở kinh doanh cá thể trong lĩnh vực thương mại tăng thêm là 21.123 cơ sở, tăng gấp 1,23 lần so với năm 2005 đã hình thành nên mạng lưới bán lẻ rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, đưa hàng hoá đến tận các vùng kinh tế khó khăn phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống của các tầng lớp dân cư trong tỉnh.

Nhìn chung các doanh nghiệp thương mại đã đóng góp thành tích đáng kể trong việc thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển thông qua việc cung ứng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất; cung ứng nhu yếu phẩm cho lực lượng lao động và dân cư trong tỉnh đồng thời tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hoá, rút ngắn vòng đời sản phẩm; đẩy nhanh tốc độ tái sản xuất xã hội tăng hiệu quả cho nền kinh tế.

- Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tỉnh.

Năm 2006, tổng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai là 135.266,31 tỷ đồng. Năm 2010 tổng vốn tăng lên 279.144,44 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 22,98%/năm giai đoạn 2006-2010. Như vậy, có thể thấy mặc dù trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, khó khăn nhưng các doanh nghiệp đã không ngừng vươn lên, từng bước hội nhập với nền kinh tế cả nước.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua có mức tăng đáng kể từ 14.916,40 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 32.116,88 tỷ đồng năm 2010 chiếm tỷ trọng 12,10% trong cơ cấu vốn. Vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá nhanh. Năm 2010 vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 170.486,36 tỷ đồng tăng 74,35% so với năm 2006; chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh (64,25%). Vốn của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước cũng có tốc độ phát triển khá, năm 2010 vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh là 62.579,95 tỷ đồng, so với năm 2006 là 22.568 tỷ đồng, tăng gấp 2,77 lần; tuy nhiên do điểm xuất phát thấp nên đến năm 2010 mới chiếm tỷ trọng 23,65% trong tổng vốn các doanh nghiệp.

- Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.

Theo số liệu thống kê của tỉnh, năm 2010 vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là 31.253,74 tỷ đồng, tăng gấp 2,54 lần so với năm 2006. Vốn hoạt động của ngành thương mại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng vốn sản xuất kinh doanh của tỉnh. Năm 2006, vốn kinh doanh của ngành thương mại chỉ chiếm 7,51% tổng vốn sản xuất kinh doanh của tỉnh thì đến năm 2010 đã tăng lên 9,73%. Điều này cho thấy trong các năm qua các doanh nghiệp thương mại đã có nhiều nỗ lực tập trung đầu tư phát triển và đã giữ vai trò khá quan trọng trong hệ thống sản xuất kinh doanh, từng bước phấn đấu theo kịp sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Bên cạnh, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở kinh doanh cá thể cũng giữ vai trò quan trọng trong bán lẻ phục vụ tiêu dùng và sản xuất ở rộng khắp các địa bàn trong tỉnh. Số cơ sở kinh doanh cá thể trong lĩnh vực thương mại năm 2010 là 51.894 cơ sở, chiếm tỉ trọng 47,22% cơ sở kinh tế cá thể toàn tỉnh và có tốc độ tăng trưởng bình quân 3,8%/năm trong giai đoạn 2006-2010.

Với hệ thống mạng lưới cơ sở kinh doanh rộng khắp, lao động trong ngành thương mại cũng không ngừng phát triển. Tổng số lao động thương mại năm 2006 là 114.289 lao động; năm 2010 tăng lên 151.232 người (tăng 32,32% so với năm 2006); bình quân 58 người phục vụ cho 1.000 dân. Tuy nhiên, hiệu quả trên một đồng doanh thu thấp hơn bình quân chung của các doanh nghiệp trong tỉnh. Điều này xuất phát từ quy mô doanh nghiệp thương mại phần lớn thuộc loại quy mô nhỏ. Lao động bình quân trong một doanh nghiệp thương mại là 10,5 lao động trong khi bình quân chung của môt doanh nghiệp trong tỉnh là 73 lao động. Với quy mô nhỏ doanh nghiệp thương mại cũng có thuận lợi trong việc thích nghi nhanh với sự biến đổi của môi trường kinh doanh. Tuy vậy, cũng có những bất lợi do hạn chế tính chuyên nghiệp, khả năng đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và khả năng chịu đựng rủi ro.

Nhìn chung, trong những năm vừa qua hệ thống thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có bước phát triển đáng kể về phạm vi, không gian và quy mô hoạt động cũng như sự phong phú, đa dạng về loại hình tổ chức hoạt động. Sự tham gia và phát triển nhanh chóng của thành phần kinh tế dân doanh trong các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh đã có tác động tích cực trong việc tổ chức cung ứng nguyên vật liệu, nhu yếu phẩm cho sản xuất và tổ chức thu mua nông sản, tiêu thụ sản phẩm đã góp phần quan trọng kích thích sản xuất phát triển. Lực lượng thương mại cá thể cần được tổ chức lại theo hướng hợp tác, liên kết lại để phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm phát triển ổn định và phục vụ tốt cho cuộc sống của dân cư đang dần được nâng lên và đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển.

3/ Tình hình lưu thông hàng hoá trên địa bàn tỉnh.

a/ Hoạt động nội thương: Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội và doanh thu dịch vụ năm 2005 là 17.364,07 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20,67%/năm trong giai đoạn 2001-2005. Năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 57.221 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 26,93%/năm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh năm 2005 đạt 7,84 triệu đồng/người và năm 2010 đạt 22,26 triệu đồng/người; mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân đầu người năm 2010 gấp 2,83 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 23,20%/năm.

Tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ bình quân đầu người với nhịp độ tăng khá nhanh, liên tục và trong thời gian dài có thể nhìn ở hai khía cạnh là năng lực phục vụ của đội ngũ doanh nghiệp và cơ sở kinh tế thương mại cá thể đã có sự vươn lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng; mặt khác thu nhập bình quân đầu người tăng đã tác động làm tăng nhu cầu tiêu dùng, tăng khả năng thanh toán thể hiện mức sống dân cư không ngừng được nâng lên.

- Cơ cấu bán lẻ hàng hóa xã hội và doanh thu dịch vụ của tỉnh: Tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của khối doanh nghiệp có vốn nhà nước có chiều hướng giảm từ 9,02% vào năm 2000; 10,66% vào năm 2005 và còn 6,70% vào năm 2010, doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển mạnh cả về số lượng doanh nghiệp và doanh thu bán hàng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 83,48% năm 2000; 81,83% vào năm 2005 và 82,86% vào năm 2010. Đến 2010 có thể nói kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng chiếm tỷ trọng cao và khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần nhất là trên lĩnh vực thương mại bán lẻ và kinh doanh dịch vụ.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia tích cực vào hoạt động bán lẻ trên địa bàn tỉnh ở các khu dân cư đô thị, khu công nghiệp với các loại hình bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm mua sắm; Năm 2010 tổng mức bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.879 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,03% trong tổng mức bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã làm cho thị trường bán lẻ thêm sôi động, phong phú và đa dạng; tạo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước là động lực thúc đẩy tăng chất lượng dịch vụ và nâng cao văn minh thương mại.

Nhìn chung, trong những năm qua nhất là giai đoạn 2006-2010 hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh phát triển khá; Thương mại ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng trên 80% tổng mức bán lẻ. Thị trường bán lẻ phát triển ổn định đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Doanh nghiệp dân doanh và HTX thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển, nhiều hợp tác xã bổ sung ngành nghề và đa dạng hình thức hoạt động phục vụ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Các loại hình thương mại dịch vụ chất lượng cao, hiện đại từng bước được đầu tư phát triển, một số siêu thị, trung tâm thương mại đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Chợ truyền thống là mô hình hoạt động thương mại chủ yếu ở khu vực nông thôn; mạng lưới kinh doanh xăng dầu tiếp tục phát triển đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân; hệ thống kinh doanh khí đầu mỏ hoá lỏng đã đáp ứng được nhu cầu làm nhiên liệu sạch trong tiêu dùng của dân cư và nhu cầu phục vụ sản xuất trên địa bàn



b/ Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu.

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của tỉnh trong những năm qua đã đạt kết quả tích cực. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng với mức tăng năm sau cao hơn năm trước, ngành hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu luôn có mức tăng trưởng khá. Thị trường xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các nước: Khu vực châu Á, Hoa kỳ và một số nước EU….



b1- Tình hình xuất khẩu.

Trong giai đoạn 2006-2010, với cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu của Nhà nước, hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh khá sôi động. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng khá cao, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế tỉnh trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Năm 2006, giá trị xuất khẩu đạt 4.275 triệu USD, đến năm 2010 tăng lên 7.546 triệu USD, gấp 1,76 lần năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 đạt 15,26%/năm;



tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương