PHẦn mở ĐẦu i/- sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (lpg) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020


DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ HỘ GIA ĐÌNH TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020



tải về 0.73 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.73 Mb.
#23163
1   2   3   4   5
DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ HỘ GIA ĐÌNH TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020.

DIỄN GIẢI

Đơn vị tính

2010

2015

2020

Dân số trung bình

1.000 người

2.569

2.700

2.900

- Thành thị

1.000 người

858,9

1.350

1.610

So với tổng số

%

33,43

50,0

55,5

- Nông thôn

1.000 người

1.710,1

1.350,0

1.290,0

So với tổng số

%

76,57

50,0

44,5

- Tổng số hộ

1.000 hộ

468

540

645

Trên thực tế, quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ đến năm 2020 sẽ diễn ra khá nhanh do sự hình thành các khu đô thị mới, đặc biệt là quá trình tập trung hoá dân cư diễn ra cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông. Sự gia tăng dân số đô thị của tỉnh sẽ diễn ra nhanh trong giai đoạn 2011-2015, nhưng sẽ tăng chậm hơn trong giai đoạn tiếp theo. Mặc dù, sự gia tăng dân số trên địa bàn tỉnh khá cao, nhưng do tập quán dân cư, trình độ lao động gắn với giải quyết việc làm, nên tỷ lệ dân số thành thị của tỉnh dự kiến đạt khoảng 50% vào năm 2015 và 55,5% vào năm 2020. Số hộ gia đình dự báo tăng từ 468 nghìn hộ năm 2010 lên 540 nghìn hộ vào năm 2015 và 645 nghìn hộ vào năm 2020. Đây là yếu tố có tính chất tương đối ảnh hưởng đến việc tăng sản lượng tiêu thụ khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

- Thu nhập hình thành nên sức mua của dân cư từ đó có tác động trực tiếp đến quy mô và tốc độ phát triển của hoạt động thương mại. Thu nhập của dân cư tăng sẽ làm cho quỹ mua dân cư lớn, nhu cầu mua sắm hàng hoá tăng và tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội của tỉnh cũng tăng lên hoặc ngược lại.

Trong những năm tới do sản xuất phát triển, thu nhập của dân cư ngày càng cao đời sống xã hội ngày càng được cải thiện nên sức mua và nhu cầu mua sắm hàng hoá cũng tăng lên. Dự kiến đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người của Đồng Nai sẽ đạt khoảng 60-65 triệu đồng/người/năm và đến năm 2020 thu nhập bình quân dự kiến là 110-120 triệu đồng/người/năm.

Dự kiến mức thu nhập bình quân của dân cư vào năm 2020 sẽ tăng gấp 4,0 lần so với năm 2010 nhưng mức thu nhập thực tế nếu tách riêng thu nhập của từng khu vực thành thị và nông thôn thì mức thu nhập thực tế ở khu vực nông thôn sẽ thấp hơn nhiều so với khu vực đô thị (năm 2020 còn khoảng 44,5% dân số hiện sống ở nông thôn). Do vậy dự kiến trong giai đoạn 2011-2015 nhu cầu tiêu dùng của đại bộ phận dân cư sẽ có sự cải thiện đáng kể về nâng cao chất lượng tiêu dùng; giai đoạn 2016-2020 nhu cầu tiêu dùng sẽ có bước chuyển biến đáng kể trong đó việc sử dụng LPG thay cho than củi trong nhà bếp ở vùng nông thôn sẽ được phát triển mạnh.

Từ nay đến năm 2020 do dân số tăng và thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu và khả năng mua sắm hàng hoá của dân cư ngày càng tăng làm cho tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội trên địa bàn tỉnh cũng tăng lên nhanh chóng.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2010 thực hiện 57.221 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 26,9%/năm. Dự kiến tổng mức bán lẻ đến năm 2015 đạt 110.186 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng 14,00%/năm, đến năm 2020 tăng lên 201.316 tỷ đồng với nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2020 là 13,4%/năm.

Thu nhập tăng, quỹ mua dân cư tăng là những yếu tố quyết định phản ánh nhu cầu có khả năng thanh toán của người dân tăng lên và nhu cầu chuyển từ dùng than, củi sang dùng LPG làm chất đốt tăng lên.


TỔNG MỨC LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA BÁN LẺ ĐẾN 2020

DIỄN GIẢI

2010

Phương án dự kiến


2015

2020

Tăng %/năm

1. Tổng mức LCHHBL (tỷ đồng)

57.221

110.186

201.316

13,40

2. Mức LCHHBL người (tr.đồng)

22,26

40,81

69,42

12,04

Nguồn số liệu: Sở Công Thương Đồng Nai

5/- Phát triển giao thông vận tải.

Tập trung đầu tư xây dựng các trục đường chính quan trọng của tỉnh như: đường 768, tỉnh lộ 25A, 25B, cầu đường quận 9 TPHCM sang Nhơn Trạch, cầu đường qua xã Hiệp Hoà, cầu Hoá An… Chủ động phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư mở rộng nâng cấp quốc lộ 51, xây dựng đường cao tốc Tp HCM-Long Thành-Dầu Dây; Dầu Dây-Đà Lạt; Đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu, tuyến đường tránh thành phố Biên Hoà…

Tiếp tục khôi phục, nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông đường bộ hiện có; hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng mới một số công trình có yêu cầu cấp thiết, công trình quan trọng để nâng cao năng lực lưu thông.

Xây dựng và phát triển hệ thống cảng theo quy hoạch, việc xây dựng cảng, khu cảng phải đáp ứng phát triển các khu công nghiệp và ưu tiên xây dựng cảng tổng hợp, cụ thể: cảng Phước An, Phú Hữu 2, mở rộng cảng Gò Dầu, một số cảng container, trung tâm logistic…

- Phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương triển khai xây dựng sân bay quốc tế Long Thành.

Dự báo giai đoạn 2016-2020 việc sử dụng khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) thay thế cho xăng dầu sẽ phát triển; việc từng bước hoàn thiện phát triển mạng lưới giao thông sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng LPG trong giao thông vận tải tăng lên.


II/- Dự báo thị trường LPG và các yếu tố tác động đến thị trường kinh doanh LPG của tỉnh đến 2020.

1/ Tình hình cung cầu LPG tại thị trường Việt Nam.

LPG được chế biến từ dầu mỏ là loại nhiên liệu sạch có hiệu suất đốt cháy cao (bảo đảm cho nguyên liệu được đốt hết). Do vậy khi sử dụng nhiên liệu LPG sẽ giảm khí thải, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hiện nay nhu cầu tiêu thụ LPG ở Việt Nam khoảng 1,1-1,2 triệu tấn/năm; nguồn cung cấp chủ yếu được khai thác từ hai nguồn chính gồm: Nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu.

- Nguồn LPG sản xuất trong nước:

Hiện nay, LPG do Nhà máy xử lý khí Dinh Cố sản xuất đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thị trường LPG Việt Nam. LPG được xuất đi với khối lượng lớn từ kho cảng Thị Vải bằng tàu và phân phối đến các khách hàng trong nước hoặc xuất bằng xe bồn đến các khách hàng thuộc những khu vực lân cận. Sản phẩm LPG của nhà máy Dinh Cố đã được Quatest 3 cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ASTM D 1835-03.

Kể từ năm 2009, thị trường LPG Việt Nam có thêm nguồn cung LPG mới từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Theo đó sản lượng LPG sản xuất nội địa trong năm 2010 đạt khoảng 400.000 tấn, đáp ứng khoảng 36% nhu cầu cả nước. Trong tương lai, nguồn cung LPG cho thị trường Việt Nam sẽ tăng thêm khi các dự án xây dựng nhà máy lọc dầu số 2, 3 và một số nhà máy lọc dầu khác được triển khai.

Nhà máy GPP Dinh Cố (PV GAS): sản lượng LPG năm 2010 đạt khoảng 230.000 tấn. Sản lượng LPG sản xuất trong các năm tới phụ thuộc nhiều vào khả năng cấp khí và tiến độ đưa khí vào bờ từ các mỏ mới thuộc bể Cửu Long thay cho nguồn khí Bạch Hổ đang giảm dần. Dự kiến sản lượng LPG Dinh Cố đạt mức 280.000 tấn vào năm 2020.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã cung cấp LPG cho thị trường với sản lượng khoảng 130.000 tấn trong năm 2009, năm 2011 sản lượng sản xuất khoảng 244.000 tấn khí hoá lỏng LPG với 4 đầu mối phân phối là Công ty CP dầu khí Anpha Sài Gòn (Anpha Petrol); Công ty CP kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc (PV Gas Noth); Công ty CP kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam (PVGas South) và Công ty kinh doanh sản phẩm khí (KDK) thuộc Petrovietnam Gas (PV Gas). Các năm tiếp theo nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ nâng dần sản lượng LPG cung cấp cho thị trường khoảng 340.000 tấn/năm.



- Nguồn LPG nhập khẩu:

Do nguồn LPG sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nên hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thêm LPG từ các quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc…và kể từ năm 2008 đã triển khai nhập khẩu LPG bằng tàu lạnh.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, nguồn cung LPG cho thị trường Việt Nam từ các nước trong khu vực Đông Nam Á ngày càng trở nên khan hiếm và không ổn định do ảnh hưởng biến động về giá cũng như chính sách xuất khẩu của các nước trong khu vực.

Dự kiến trong tương lai, nguồn cung LPG nhập khẩu cho thị trường Việt Nam sẽ chủ yếu dựa vào nguồn xuất khẩu của các nước thuộc khu vực Trung Đông. Riêng thị trường miền Bắc do liên quan đến yếu tố địa lý nên nguồn nhập khẩu chủ yếu sẽ là từ thị trường Nam Trung Quốc.



- Nhu cầu thị trường:

Về cơ bản, thị trường LPG Việt Nam được chia thành 3 vùng chính: Miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Xét về nhu cầu tiêu thụ của từng vùng thị trường thì miền Nam vẫn được xem là thị trường lớn nhất và có nhu cầu tiêu thụ cao nhất, chiếm khoảng 66% nhu cầu của cả nước, kế đến là miền Bắc và miền Trung tương ứng chiếm khoảng 30% và 4%.

Theo số liệu của những nhà kinh doanh LPG, nhu cầu và mục đích tiêu thụ LPG tại Việt Nam có thể cơ bản chia thành 4 nhóm:

- Dân dụng: Là các hộ gia đình sử dụng LPG làm nhiên liệu, chất đốt trong sinh hoạt theo hình thức sử dụng bình gas 12-12,5kg;

- Các hộ tiêu thụ công nghiệp: Là các nhà máy sử dụng LPG làm nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất như các nhà máy sản xuất gốm, sứ, thủy tinh, gạch men… và các đơn vị sử dụng LPG làm nhiên liệu để chế biến thực phẩm, nông sản, thủy sản… Đây cũng là nguồn tiêu thụ LPG quan trọng ở Việt Nam;

- Thương mại: Chủ yếu là các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… sử dụng bình gas 45kg;

- Giao thông vận tải: Theo các chuyên gia trên thế giới, so với dòng xe cùng chủng loại, thì lượng tiết kiệm của phương tiện sử dụng nhiên liệu LPG giảm gần 20% so với nhiên liệu xăng - dầu. Giá LPG cũng rẻ hơn so với xăng và dầu; Sử dụng LPG làm nhiên liệu thay thế cho xăng, dầu trong các phương tiện vận tải sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn đặc biệt là việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại giá LPG tương đương giá xăng dầu (quy đổi theo nhiệt lượng) và việc sử dụng LPG trong giao thông vận tải trên phạm vi cả nước chưa đáng kể. Riêng ở Đồng Nai chưa có phương tiện sử dụng LPG làm nhiên liệu.

Theo số liệu của hiệp hội kinh doanh gas: Sản lượng LPG tiêu thụ trên cả nước năm 2.000 là 322.375 tấn, năm 2001: 399.594 tấn; năm 2005: 783.706 tấn và năm 2010 khoảng 1,1 triệu tấn. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 là

19,44%/năm; giai đoạn 2006-2010 là 7,0%/năm. Dự báo nhu cầu LPG giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 6,4%/năm đạt sản lượng tiêu thụ vào khoảng 1,5 triệu tấn vào năm 2015 và tốc độ tăng 6%/năm giai đoạn 2016-2020 dự kiến sản lượng tiêu thụ năm 2020 vào khoảng 2,0 triệu tấn.

2/ Tình hình giá cả.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong khoảng 10 năm trở lại đây, chưa bao giờ thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, lại biến động bất thường như ở thời điểm này. Nhìn chung trong những năm qua giá LPG trên thị trường thế giới liên tục tăng trong khi đó hơn 60% LPG tiêu dùng tại Việt Nam được nhập khẩu từ nước ngoài; lâu nay, Thái Lan là nguồn cung ứng chính cho thị trường Việt Nam, nhưng từ đầu năm 2006, Chính phủ Thái Lan triển khai chương trình an ninh năng lượng quốc gia, hạn chế xuất khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng thì các nhà nhập khẩu phải nhập LPG từ Singapore, Trung Quốc, Malaysia,… Chính vì vậy giá LPG trong nước biến động phụ thuộc vào sự biến động của giá LPG thế giới là điều dễ hiểu. Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2011 giá LPG trong nước đã 7 lần tăng giá từ mức 784 USD/tấn cuối năm 2010 đến tháng 5/2011 đã tăng lên 970 USD/tấn. Dự báo giá LPG và giá dầu còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong những tháng sắp tới. Khó khăn này cộng với tập quán kinh doanh mạnh ai nấy làm, không định hướng cũng như không chia sẻ thông tin, nên không ít công ty bị ép giá, làm giá. Thậm chí có lúc xuất hiện hiện tượng nhập khẩu thừa, cung lớn hơn cầu nên nên phải thi nhau giảm giá. Khi giá thế giới vừa có dấu hiệu tăng các doanh nghiệp đã thi nhau tăng giá bắt chẹt người tiêu dùng.

Trong tương lai nguồn cung ứng LPG cho thị trường Việt Nam do nhập khẩu vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong khi đó LPG không nằm trong nhóm hàng bình ổn giá của nhà nước nên chắc chắn giá cả LPG sẽ phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường LPG thế giới.

3/ Khả năng cung ứng và tác động đến thị trường của các nhà máy chế biến LPG.

Như trên đã nói nhu cầu tiêu dùng LPG hiện nay trên cả nước vào khoảng 1,1-1,2 triệu tấn/năm và theo dự báo của hiệp hội kinh doanh gas đến năm 2015 nhu cầu tiêu thụ là 1,6 triệu tấn và đến năm 2020 là 2,0 triệu tấn. Trong khi đó sản lượng LPG sản xuất trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được từ 35-40% nhu cầu ngay cả khi các nhà máy số 2, số 3 ở Nghi Sơn (Thanh Hoá), Long Sơn (Vũng Tàu) đi vào hoạt động. Thị trường hiện có đến 70 công ty kinh doanh bán buôn khí dầu mỏ hóa lỏng nhưng chỉ có khoảng 50% đơn vị có kho chứa lớn. Tổng sức chứa kho LPG cả nước khoảng 71.000 tấn, trong đó khu vực miền Nam khoảng 35.500 MT, miền Trung là 15.000 MT, miền Bắc là 20.500 MT. Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu về LPG của Việt Nam  trong những năm qua cũng như dự báo cho những năm tiếp theo thì hệ thống kho chứa LPG Việt Nam đang gây ra những hạn chế nhất định cho công tác tồn chứa và kinh doanh LPG, nhất là công tác kinh doanh LPG nhập khẩu. Do không có sự định hướng quy hoạch của cơ quan quản lý nên kho chứa khí dầu mỏ hóa lỏng xuất hiện ở nhiều nơi, một cách tự phát. Điều đáng lo ngại là trong khi các nước đã tiến dần đến quy hoạch kho, định hướng nguồn, thực hiện dự trữ quốc gia khí dầu mỏ hóa lỏng như dự trữ xăng dầu, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải tự bươn chải. Hiện tại kho chứa LPG Thị Vải (60.000 tấn) đã đưa vào sử dụng; kho chứa Long An (84.000 tấn) đang trong quá trình xây dựng. Dự báo trong tương lai thị trường LPG sẽ tương đối ổn định cả về khả năng cung ứng và giá cả. Tuy nhiên hiệu quả có tích cực hay không còn phải trông chờ vào chính sách và giải pháp điều hành của nhà nước.


III/- Dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG tại Đồng Nai.

1/ Hiện trạng cơ cấu tiêu dùng.

Đi đôi với phát triển kinh tế xã hội, sản lượng LPG tiêu thụ trên địa bàn tỉnh tăng hàng năm và có những đặc điểm sau:

- Tiêu thụ LPG chủ yếu phục vụ làm chất đốt trong các hộ gia đình, phục vụ hoạt động thương mại (nhà hàng, khách sạn, quán ăn…) chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 65%).

- Tiêu thụ LPG cho công nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối lớn khoảng 35% so tổng nhu cầu của tỉnh. Tuy nhiên trong những năm gần đây giá LPG biến động thất thường nên một số ngành công nghiệp dùng LPG phải tìm nguồn năng lượng ổn định hơn để thay thế; sản lượng LPG dùng trong công nghiệp có xu hướng giảm.

- Phương tiện tham gia giao thông: Mặc dù chi phí sử dụng LPG cho các phương tiện vận tải có lúc rẻ hơn xăng dầu nhưng do chi phí chuyển đổi từ dùng xăng dầu sang sử dụng khí dầu mỏ cao; mặt khác việc sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng cho phương tiện vận tải chưa thông dụng; trên địa bàn tỉnh chưa có trạm nạp LPG cho phương tiện vận tải do vậy việc sử dụng LPG cho phương tiện vận tải dự báo sẽ phát triển trong tương lai.

Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương Đồng Nai tổng sản lượng tiêu thụ LPG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2005 đến 2010 đạt 161.694 tấn trong đó dùng làm chất đốt trong sinh hoạt 105.219 tấn (65,07%) sử dụng trong công nghiệp: 56.474 tấn (34,92%).



2/ Dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG trên địa bàn tỉnh đến 2015 và 2020.

Nhu cầu tiêu thụ LPG tỉnh Đồng Nai từ nay đến năm 2020 có thể chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 2011-2015: Trong giai đoạn này nhu cầu tiêu dùng LPG tăng vẫn chủ yếu làm chất đốt phục vụ cho sinh hoạt trong các hộ gia đình; tuy nhiên tốc độ tăng sẽ phụ thuộc nhiều vào kết quả tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015. Các địa bàn dân cư có thu nhập khá như Thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Xuân Lộc… nhu cầu tiêu thụ LPG đã tương đối khá và ổn định ở khu vực đô thị (thị trấn, thị tứ), tốc độ tăng chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập và sự gia tăng dân số. Nhu cầu tiêu dùng tăng chủ yếu do kinh tế phát triển; một bộ phận dân cư vùng nông thôn chuyển từ dùng than, củi sang dùng LPG trong nhà bếp. LPG dùng trong công nghiệp tuy có tăng nhưng số lượng cũng không lớn, các loại lò hơi trong chế biến nông sản, thuỷ sản chủ yếu dùng điện vì giá LPG và giá xăng dầu cao (3) hơn giá điện. Dùng LPG làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải tuy có tác dụng bảo vệ môi trường nhưng giá LPG không ổn định và có xu hướng tăng cao, hơn nữa chi phí chuyển đổi cũng khá cao, do vậy việc sử dụng LPG thay xăng dầu trong giao thông vận tải cần phải có chủ trương chính sách và được đầu tư đồng bộ mới có thể đạt kết quả; Nhìn lại quá khứ cho thấy việc sử dụng LPG thay xăng dầu đã được khởi xướng từ nhiều năm trước nhưng cho đến nay vẫn còn trong giai đoạn thăm dò, thử nghiệm. Địa phương có thị trường vận tải lớn nhất cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ mới đưa ra chủ trương đầu tư thí điểm 7 trạm nạp LPG cho ô tô trong năm 2011. Tuy nhiên do ảnh hưởng của việc lạm phát tăng cao nên những năm đầu của giai đoạn 2011-2012 mức tiêu dùng LPG tăng chậm nhưng vào các năm 2014-2015 tốc độ sẽ tăng cao và có thể đạt mức tiêu dùng trung bình vào năm 2015. Như vậy có thể khẳng định nhu cầu tiêu dùng LPG của Đồng Nai trong giai đoạn 2011-2015 vẫn có tiềm năng và sẽ tăng mạnh do kinh tế phát triển, thu nhập dân cư tăng cao và người tiêu dùng có điều kiện sử dụng các loại hàng hoá và dịch vụ chất lượng cao.

Dự báo nhu cầu tiêu dùng LPG tại Đồng Nai được tính toán trên cơ sở chỉ số tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Nai. Cụ thể:

- Năm 2006 GDP tăng 14,4%. Sản lượng LPG tăng 11%

- Năm 2007 GDP tăng 15,15%. Sản lượng LPG tăng 13%

- Năm 2008 GDP tăng 15,46%. Sản lượng LPG tăng 9,14%

- Năm 2009 GDP tăng 9,36%. Sản lượng LPG tăng 10,15%

- Năm 2010 GDP tăng 13,48%. Sản lượng LPG tăng 15,9%

- Mục tiêu đến năm 2015 GDP bình quân tăng >13%.

Theo tính toán trên dự báo từ nay đến năm 2015 nhu cầu tiêu thụ sản phẩm LPG toàn quốc tăng trung bình hàng năm là 6,4%. Giai đoạn 2015-2020: 5,92%/năm

Vì vậy việc xác định nhu cầu LPG của tỉnh Đồng Nai phải dựa trên tình hình tiêu dùng thực tế của địa phương, nhu cầu tiềm năng và nhu cầu có khả năng thanh toán và tham khảo mức độ tăng trưởng bình quân cả nước qua từng giai đoạn.

Dự báo mức tăng trưởng lượng LPG trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh như sau:

- Giai đoạn 2011-2015 dự kiến tăng bình quân 10,6-11%/năm.

- Giai đoạn 2016-2020 dự kiến tốc độ tăng sẽ chậm lại khoảng 6,1-6,5%/năm.

Như vậy sản lượng LPG tiêu thụ đến năm 2015 dự kiến: 36.106 tấn. năm 2020: 48.730 tấn. Trong đó giai đoạn 2011-2015 sản lượng tăng chủ yếu do tiêu dùng của dân cư; giai đoạn 2016-2020 sản lượng tăng có thêm yếu tố tăng do phương tiện giao thông vận tải và dùng trong các ngành công nghiệp.



PHẦN THỨ BA

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020.

I/ Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng đến năm 2020.

1- Các quan điểm.

Quan điểm xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020:

+ Mặc dù khí dầu mỏ hoá lỏng mang lại nhiều ích lợi và thân thiện với môi trường nhưng LPG dễ gây ra cháy nổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản tài sản của nhân dân. LPG là một trong những mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không thể coi LPG là ngành hàng tạo việc làm để xoá đói giảm nghèo mà là ngành hàng nguy hiểm phải được kiểm soát chặt chẽ. Các chủ thể tham gia kinh doanh LPG phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn và quy định của nhà nước về điều kiện kinh doanh LPG.

+ Để đảm bảo tính nhất quán trong quản lý và tạo điều kiện cho thị trường LPG phát triển lành mạnh việc quy hoạch hệ thống cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa Sở Công Thương với chính quyền địa phương các cấp trong đó cần xác định vai trò quan trọng của chính quyền xã, phường trong việc quản lý hoạt động kinh doanh LPG.

+ Việc quy hoạch hệ thống cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc lưu thông LPG diễn ra bình thường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống nhân dân, phân bố mạng lưới cửa hàng hợp lý, đảm bảo thuận tiện cho người tiêu dùng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

+ Cạnh tranh luôn được coi là động lực phát triển. Chính hoạt động cạnh tranh trong cơ chế thị trường sẽ mang lại tính hợp lý của toàn bộ mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế và thuận tiện cho khách hàng tiêu thụ. Những yêu cầu đặt ra theo quan điểm này bao gồm:

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý về an toàn, phòng chống cháy, nổ, nâng cao chất lượng phục vụ và trình độ văn minh thương mại. Việc đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng không chỉ phụ thuộc vào khả năng đầu tư của các doanh nghiệp, phụ thuộc vào quy định của nhà nước, mà còn phụ thuộc vào nhận thức của chủ cơ sở kinh doanh.

- Mặc dù, việc tăng cường tính cạnh tranh theo cơ chế thị trường trong lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra trong công tác quy hoạch, nhưng với vị trí quan trọng của lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, hoạt động quản lý Nhà nước đối với hệ thống kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là việc làm quan trọng và cần thiết.



2. Mục tiêu và định hướng quy hoạch hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng

2.1. Mục tiêu

- Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng mở rộng hoạt động kinh doanh theo dạng chuỗi, tăng cường thu hút lao động và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh cho người lao động;

- Tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường và an toàn phòng chống cháy nổ tại các cửa hàng kinh doanh LPG;

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên cơ sở đổi mới và hoàn thiện quan hệ quản lý và nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;

- Khuyến khích các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có quy mô lớn ở khu vực đô thị, trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện mở thêm cửa hàng bán chai khí dầu mỏ hóa lỏng và đầu tư trạm nạp LPG cho các phương tiện giao thông; đồng thời cần hạn chế mở thêm các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tại khu vực đông dân cư, các tuyến phố chính trong nội thị.

- Tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng qua hệ thống cửa hàng đạt bình quân 7,69%/năm trong giai đoạn 2011–2020; trong đó giai đoạn 2011-2015: 9,24%/năm và giai đoạn 2016-2020: 6,16%/năm.



2.2. Định hướng.

Những quan điểm và mục tiêu đặt ra đối với quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ từ nay đến năm 2020 được cụ thể hoá thành các định hướng chủ yếu sau:

- Định hướng phát triển mạng lưới cửa hàng kinh doanh LPG theo địa bàn:

Nhìn chung, sự phân bố các cửa hàng kinh doanh trong mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay được xác lập trên cơ sở:

a) Quy mô và sự phân bố của nhu cầu tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng, trong đó bao gồm cả sự khác biệt về tốc độ gia tăng nhu cầu giữa các vùng kinh tế của tỉnh;

b) Các yếu tố liên quan đến thực hiện đầu tư (mặt bằng, giấy phép của cơ quan quản lý, quy mô vốn đầu tư,...);

c) Các yếu tố liên quan đến việc đảm bảo sự thuận tiện trong kinh doanh cả đối với khách hàng và doanh nghiệp (tiếp nhận nguồn hàng, chi phí vận chuyển, thời gian giao hàng cho khách hàng,...).

Trong thời kỳ quy hoạch từ nay đến năm 2020, những cơ sở xác lập sự phân bố của mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh sẽ có những thay đổi do triển vọng phát triển kinh tế và việc thực hiện quy hoạch phát triển của các ngành. Do đó, việc phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh thời kỳ đến năm 2020 cần có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế và tình hình cải thiện thu nhập của dân cư để đảm bảo tính phục vụ kịp thời của hệ thống cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.



- Định hướng phát triển các chủ thể tham gia kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh

Trước hết, theo cơ chế kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng hiện nay, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu phát triển kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trong lĩnh vực bán lẻ theo hình thức đại lý cho các tổng đại lý, các doanh nghiệp chiết nạp. Sự tham gia cạnh tranh của các thành phần kinh tế trên thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng tỉnh Đồng Nai hiện nay tập trung trong lĩnh vực cung ứng và bán lẻ, nhưng giá bán lẻ các mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng tuy có chênh lệch do chất lượng của từng thương hiệu nhưng lại được thực hiện tương đối thống nhất trong cả nước, nghĩa là, cạnh tranh sẽ tập trung vào chất lượng dịch vụ cung ứng và bán lẻ. Do đó, trong định hướng phát triển các chủ thể tham gia kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, vấn đề đầu tiên cần được chú trọng là nâng cao năng lực phục vụ khách hàng của các chủ thể đã và sẽ tham gia vào lĩnh vực này.

Thứ hai, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta hiện nay đang và sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh các mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng không chỉ tập trung vào lĩnh vực bán lẻ, mà còn mở rộng sang lĩnh vực bán buôn. Do đó, trong những năm tới, Đồng Nai cũng cần chú trọng đến việc tạo điều kiện để các nhà kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng khác tham gia cung ứng và tạo lập mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, khí dầu mỏ hóa lỏng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi các chủ thể tham gia vào lĩnh vực này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước về an toàn, phòng chống cháy nổ. Việc thực hiện định hướng nâng cao chất lượng phục vụ trong bán lẻ và định hướng thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực bán buôn có thể sẽ ảnh hưởng đến các quy định và gây nên sự hạn chế gia nhập thị trường của thành phần kinh tế tư nhân. Vì vậy, vấn đề quan trọng trong định hướng này là cần đảm bảo việc thực hiện tốt nhất các quy định của Nhà nước và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thị trường kinh doanh LPG.

- Định hướng phát triển các loại hình cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh.

Trong thời kỳ quy hoạch từ nay đến năm 2020, cùng với sự phát triển đa dạng của nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng, yêu cầu nâng cao chất lượng, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp, yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng... sẽ kéo theo sự phát triển đa dạng của các loại hình cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển của các loại hình kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ phát sinh việc vi phạm các nguyên tắc, điều kiện về phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường của các cơ sở kinh doanh. Vì vậy, các loại hình cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh được định hướng phát triển như sau:

+ Phát triển các loại hình cửa hàng kinh doanh chai khí dầu mỏ hóa lỏng kết hợp với với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại khu vực đô thị và trạm nạp LPG cho các phương tiện giao thông tại các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh.

+ Phát triển loại hình cửa hàng kinh doanh chuyên sâu về tổ hợp mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng và các phụ kiện có liên quan tại các khu vực phục vụ cho nhu cầu của khách hàng sử dụng nhiều đến khí dầu mỏ hoá lỏng.

Các cửa hàng kinh doanh bán lẻ LPG phải tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về diện tích kinh doanh, yêu cầu thiết kế, trang bị các phương tiện phòng cháy, chống nổ… quy định tại TCVN 6223-2011 và các quy định khác của pháp luật.

- Định hướng phát triển các kho chứa, trạm chiết nạp LPG: Các kho chứa, trạm chiết nạp có khối lượng LPG lớn nên khi xảy ra sự cố sẽ gây ra hậu quả khó lường về tài sản và tính mạng của con người vì vậy việc bố trí các kho chứa, trạm chiết nạp LPG sẽ do chủ đầu tư lựa chọn nhưng phải đảm bảo nguyên tắc:

i) Không nằm trong khu vực quy hoạch phát triển dân cư.

ii) Thuận tiện giao thông để xuất nhập hàng và xe chuyên dùng tiếp cận khi cần thiết.

iii) Đảm bảo các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường theo quy định của nhà nước: TCVN 5684-2003 An toàn các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ; TCVN 7441-2004: Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hoá lỏng tại nơi tiêu thụ - yêu cầu thiết kế lắp đặt; TCVN 6486-2008 Khí Dầu mỏ hoá lỏng tồn chứa dưới áp suất-yêu cầu thiết kế, lắp đặt.



- Định hướng phát triển hệ thống cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng đảm bảo các quy định về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

Hệ thống cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh sẽ do các doanh nghiệp đầu tư nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, theo quan điểm phát triển trên đây, từ góc độ quản lý Nhà nước, việc hình thành và phát triển hệ thống cơ sở vật chất của mạng lưới do các doanh nghiệp thực hiện vẫn cần được định hướng phát triển chung nhằm đảm bảo các yêu cầu:

a) Tiết kiệm chi phí đầu tư chung của cả hệ thống;

b) Đảm bảo độ tin cậy, khả năng phục vụ của hệ thống;



- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh trong những năm tới xuất phát từ những yêu cầu sau:



Một là: Khí dầu mỏ hóa lỏng là mặt hàng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế; dân sinh.

Hai là: Việc vi phạm các điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng của các cơ sở kinh doanh có thể dẫn đến những tổn thất nặng nề, khó lường về tài sản và tính mạng con người.

Ba là: Gian lận thương mại trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng đang là một trong những vấn đề bức xúc của toàn xã hội (cả người tiêu dùng và người kinh doanh); gian lận trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn gây mất an toàn ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của cộng đồng dân cư.

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh trong những năm tới cần chú trọng đến các vấn đề sau:

+ Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên cơ sở thực hiện triệt để các quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh.

+ Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng một cách thường xuyên (thông qua chế độ báo cáo, kiểm tra, hội nghị, hội thảo...);

+ Tích cực kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của nhà nước về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng và xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm quy tắc an toàn phòng chống cháy nổ, gian lận thương mại trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.



3/ Quy định về Điều kiện kinh doanh LPG.

3.1/ Điều kiện về chủ thể kinh doanh.

Phải là thương nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký kinh doanh mặt hàng khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG).



3.2/ Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị.

+ Đối với cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng phải có thiết kế xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6223:2011

+ Việc xây dựng cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng phải thực hiện các quy định về diện tích mặt bằng, yêu cầu thiết kế; kết cấu xây dựng, nơi bán hàng, kho chứa hàng, khu phụ cửa hàng và cung cấp điện tại Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 6223: 2011.



3.3 - Điều kiện về trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên.

Cán bộ quản lý, nhân viên cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng phải được cập nhật kiến thức về khí dầu mỏ hoá lỏng, huấn luyện về an toàn phòng chống cháy nổ và được Cảnh sát PCCC tỉnh, thành phố kiểm tra, cấp giấy chứng nhận về an toàn cháy nổ.



3.4 Điều kiện về sức khoẻ cán bộ, nhân viên.

Cán bộ, nhân viên làm việc tại cửa hàng, kho, cảng, phương tiện vận tải LPG phải đảm bảo có đủ sức khoẻ để đảm nhiệm công việc được giao, có Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế quận, huyện hoặc cấp tương đương trở lên kiểm tra và xác nhận đủ sức khoẻ để làm việc. Định kỳ hàng năm thương nhân phải tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên.



3. 5- Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.

Cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng phải có đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, phòng nổ theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 6223: 2011 và được cơ quan Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh, thành phố kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.

Các cửa hàng bán lẻ LPG phải được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ phù hợp với quy mô, tính chất từng loại hình cửa hàng:

+ Cửa hàng chuyên doanh khí dầu mỏ hoá lỏng và trạm bán khí dầu mỏ hoá lỏng tại các cửa hàng bán xăng dầu ít nhất phải có các thiết bị chữa cháy sau:

- 01 bình chữa cháy CO2, loại 5kg

- 02 bình bột chữa cháy loại 8 kg;

- 02 bao tải gai hoặc chăn chiên;

- 01 thùng nước 20 lít;

- 01 chậu nước xà phòng 2lít;

+ Cửa hàng không chuyên kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng ít nhất phải có các thiết bị sau :

- 02 bình chữa cháy bằng bột loại 4 kg;

- 02 bao tải gai hoặc chăn chiên;

- 01 thùng nước 20 lít;

- 01 chậu nước xà phòng 2 lít;

Tất cả thiết bị chữa cháy phải để ở nơi thuận tiện gần cửa ra vào hoặc tại vị trí an toàn trên các đường giữa các chồng chai chứa khí dầu mỏ hoá lỏng để sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

4/ Quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh LPG.

Cán bộ, nhân viên trực tiếp quản lý chất lượng, đo lường phải được đào tạo và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ quản lý chất lượng, đo lường LPG trong kinh doanh.

Tại trạm nạp LPG, cửa hàng kinh doanh LPG phải có hồ sơ chất lượng sản phẩm (bao gồm tên, chủng loại, tiêu chuẩn công bố, nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng) đối với từng loại LPG được nhập vào trạm nạp, từng lô LPG nhập vào cửa hàng do nhà phân phối cung cấp.

Không được làm thay đổi chất lượng của LPG dưới bất cứ hình thức nào trong quá trình nạp LPG vào chai và lưu thông chai LPG tại cửa hàng.

Chai LPG phải được dán nhãn hàng hóa theo quy định hiện hành và bảo đảm chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định.

Phương tiện đo lường dùng để xác định lượng LPG trong mua bán, thanh toán phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

Dụng cụ đo lường phải được kiểm định có dấu, tem kiểm định của cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp.

Tại cửa hàng kinh doanh LPG phải có sẵn cân với cấp chính xác theo quy định và còn trong thời hạn giá trị của chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định); được đặt tại vị trí thuận tiện để người mua LPG có thể kiểm tra kết quả đo lường.



II/ Quy hoạch địa điểm phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.


tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương