Ubnd tỉnh quảng ngãi thanh tra tỉnh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 143.42 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích143.42 Kb.
#4182


UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

THANH TRA TỈNH




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc










Số: /BC-TTT




Quảng Ngãi, ngày tháng 6 năm 2016


DỰ THẢO

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Việc thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016”


1. Công tác tuyên truyền, quán triệt Đề án

- UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị quán triệt Đề án và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1-1133 của tỉnh cho cán bộ chủ chốt và đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, huyện.



- Có huyện 09 huyện, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo triển khai quán triệt Đề án và Kế hoạch1; 05 huyện không thực hiện việc tuyên truyền, quán triệt Đề án và Kế hoạch đến các cán bộ chủ chốt ở cấp mình theo hướng dẫn tại Kế hoạch của UBND tỉnh2.

2. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án

2.1. Việc thành lập Ban chỉ đạo và tổ chức cơ quan thường trực Đề án

- Đối với cấp tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo riêng, sau đó, để tránh có quá nhiều Ban chỉ đạo nên đã sát nhập vào Ban chỉ đạo thực hiện các Đề án theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ3 (gọi tắt là Ban chỉ đạo 409) trực tiếp chỉ đạo thực hiện Đề án 1-1133, trong đó Thanh tra tỉnh là thành viên Ban chỉ đạo 409 được phân công trực tiếp phụ trách Đề án 1-1133.

- UBND các huyện, thành phố đều không thành lập Ban chỉ đạo riêng mà phân công, giao nhiệm vụ cho Thanh tra cấp huyện làm cơ quan thường trực chịu trách nhiệm thực hiện. Riêng UBND huyện Bình Sơn, cơ quan thường trực thực hiện Đề án là Phòng Tư pháp huyện.

2.2. Thực tiễn chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Đề án

- Đối với cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1690/KH-UBND ngày 29/4/2014 để triển khai thực hiện Đề án 1-1133 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Kế hoạch 1690), trong đó đã cụ thể hóa các nội dung công việc trong từng giai đoạn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện. Do đó UBND tỉnh không ban hành kế hoạch riêng cho từng năm. Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh đã ban hành 07 văn bản đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nội dung theo đúng Kế hoạch số 1690 của UBND tỉnh.

- Đối với cấp huyện, có 05 huyện kịp thời ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 1-1133 trên địa bàn trong năm 20144; 03 huyện ban hành Kế hoạch trong năm 20155; 03 huyện ban hành trong năm 20166; 02 huyện không ban hành Kế hoạch thực hiện7. Riêng huyện Sơn Hà không ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án mà lồng ghép nội dung vào Kế hoạch của UBND huyện thực hiện Chương trình số 52-CTr/TU ngày 16/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngoài ra, UBND các huyện, thành phố cũng đã tích cực trong ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn, từ năm 2013 đến nay đã ban hành tổng cộng 283 văn bản (xem Phụ lục kèm theo).



2.3. Công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện Đề án

Thanh tra tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp số 02/CTPH-MTTQ-TT-STP-HLG-ĐLS ngày 17/7/2015 giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh với Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, Hội Luật gia và Đoàn luật sư tỉnh về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở, trong đó có nội dung phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo tại các xã, phường thị trấn theo Đề án 1-1133. Thanh tra tỉnh cũng đã triển khai Chương trình phối hợp số 02 và có văn bản hướng dẫn Thanh tra các huyện, thành phố trong lựa chọn nội dung phối hợp với Mặt trận tổ quốc, Phòng Tư pháp, Chi hội luật gia cấp huyện.

Đến nay Thanh tra 04 huyện, thành phố8 đã tham gia ký kết chương trình phối hợp để thực hiện.

2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và sơ kết, khen thưởng việc thực hiện Đề án

Ban chỉ đạo cấp tỉnh chưa thực hiện kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án, Thanh tra tỉnh cũng chưa thực hiện việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của các huyện, thành phố. Tuy nhiên, thông qua các Tổ công tác của Thanh tra tỉnh tuyên truyền trực tiếp tại các xã điểm trên địa bàn toàn tỉnh, các Tổ công tác đã kết hợp kiểm tra việc thực hiện Đề án của các địa phương, sau kiểm tra đã báo cáo, kiến nghị và Thanh tra tỉnh đã có văn bản nhắc nhở, chấn chỉnh và đôn đốc các địa phương thực hiện tuyên truyền theo đúng Kế hoạch đã ban hành.



2.5. Việc bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án

- Đối với cấp tỉnh, thực hiện Kế hoạch 1960 của UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh đã được UBND tỉnh giao chung trong kinh phí tuyên truyền pháp luật trong dự toán hàng năm để thực hiện. Theo đó, tổng kinh phí được cấp từ ngân sách để thực hiện Đề án ở cấp tỉnh từ năm 2013 đến 2016 là 436,55 triệu đồng.

- Đối với cấp huyện: có 08/14 huyện, thành phố9 cơ quan Thanh tra được UBND huyện giao kinh phí riêng từ ngân sách để thực hiện Kế hoạch tuyên truyền. Các huyện còn lại Thanh tra cấp huyện không được giao kinh phí riêng để thực hiện tuyên truyền theo Đề án, một số cơ quan Thanh tra tự cân đối trong kinh phí đã được giao hàng năm để thực hiện. Tổng kinh phí cấp huyện dành cho tuyên truyền theo Đề án từ 2013 đến 2016 là 298 triệu đồng.

- Đối với cấp xã: tất cả các xã có triển khai thực hiện Đề án đều cân đối sử dụng từ nguồn kinh phí đã được giao trong dự toán hàng năm để tuyên truyền mà không được giao kinh phí riêng. Tổng kinh phí cấp xã sử dụng tuyên truyền theo Đề án từ 2013 đến 2016 là 233,3 triệu đồng (cụ thể trong Phụ lục kèm theo).



3. Đánh giá kết quả thực hiện Đề án trên các mặt công tác

3.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo thông qua phương tiện truyền thông và các hình thức khác

Thanh tra tỉnh đã ký hợp đồng và triển khai thực hiện chuyên mục “Tìm hiểu pháp luật” phát trên sóng phát thanh của Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Ngãi. Các huyện, thành phố cũng đã tiếp nhận và chỉ đạo hệ thống Đài phát thanh, phát lại truyền hình của huyện thường xuyên phát nội dung đĩa tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh chuyển giao. UBND các xã, phường, thị trấn cũng đã thường xuyên phát đĩa tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh đến từng thôn, tổ dân phố trên địa bàn. Kết quả đã có 1.972 tin, bài với thời lượng 12.176 phút và 745 chuyên mục với thời lượng 314.625 phút đã được đăng tải và phát để tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo (xem Phụ lục đính kèm).

Ngoài ra, Thanh tra tỉnh đã tổ chức Hội thi nghiệp vụ toàn ngành bằng hình thức sân khấu hóa kết hợp tuyên truyền pháp luật về ngành, trong đó có pháp luật khiếu nại, tố cáo, thu hút hàng trăm cán bộ, công chức ngành thanh tra tỉnh và các cộng tác viên là thanh tra nhân dân cấp xã tham gia.

3.2. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; người chuyên trách, người tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo

- Thanh tra tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức 01 hội nghị bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ chủ chốt của tỉnh, báo cáo viên cấp tỉnh, cán bộ chủ chốt và báo cáo viên pháp luật của các huyện, thành phố. Thanh tra tỉnh cũng đã tham gia phối hợp cùng Ban Dân vận Tỉnh ủy tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác dân vận trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho hơn 250 cán bộ làm công tác dân vận cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật khiếu nại, tố cáo cho thành viên nhóm nòng cốt của Hội nông dân các cấp. Đồng thời, thông qua các Tổ công tác tuyên truyền tại 15 xã điểm trên địa bàn tỉnh, Thanh tra tỉnh cũng đã kết hợp hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư và thẩm tra, xác minh khiếu nại, tố cáo cho hơn 150 công chức cấp xã và các cán bộ hội, đoàn thể, ban thanh tra nhân dân, tổ hòa giải cơ sở…

- Cấp huyện: có 12 huyện, thành phố10 tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho công chức làm nhiệm vụ tham mưu và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; còn 02 huyện11 chưa tổ chức tập huấn.



3.3. Hoạt động phổ biến, giáo dục trực tiếp các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho nhân dân xã, phường, thị trấn

- Đối với cấp tỉnh, công tác tuyên truyền trực tiếp tại 15 xã điểm trên địa bàn toàn tỉnh đã được Thanh tra tỉnh thực hiện hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra tại Kế hoạch 1690 của UBND tỉnh, thu hút hơn 1.100 lượt người dân ở cơ sở tham dự. Ngoài ra Thanh tra tỉnh đã phối hợp với Hội Luật gia tỉnh tổ chức 02 đợt tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo cho hơn 200 người dân 02 xã Phổ Văn (huyện Đức Phổ) và xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh).

- Đối với cấp huyện, có 05 huyện, thành phố12 đến nay đã hoàn thành việc tuyên truyền trực tiếp cho người dân tại các xã, phường, thị trấn; còn 07 huyện đã triển khai nhưng chưa hoàn thành1302 huyện chưa triển khai14.

3.4. Biên soạn, nhân bản, phát hành tài liệu phục vụ tuyên truyền, phổ biến

- Thanh tra tỉnh đã cấp phát sách “Những nội dung cơ bản của Luật Tiếp công dân năm 2013 và Nghị định hướng dẫn thi hành” của Thanh tra Chính phủ đến nơi tiếp công dân các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh; in ấn 6.250 bộ tài liệu tuyên truyền đã được Thanh tra Chính phủ phê duyệt để cấp phát đến cơ sở; cho đăng tải công khai tài liệu tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị; mua và cấp Báo Thanh tra đến 100% Ban Thanh tra nhân dân cấp xã.

- UBND các huyện, thành phố đã tiếp nhận, tiến hành in ấn và phát hành 11.413 tài liệu tuyên truyền các loại đến các cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn.

4. Nhận xét, đánh giá:

4.1 Kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế:

- Kết quả sau 03 năm thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh cho thấy có nhiều dấu hiệu chuyển biến khá tích cực. Nhìn chung nhận thức pháp luật khiếu nại, tố cáo và ý thức trách nhiệm của nhiều công chức, của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn được nâng lên, tình trạng vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền giải quyết, của công chức tiếp công dân, xử lý đơn có biểu hiện giảm dần qua từng năm, chất lượng giải quyết đã tốt hơn. Tuy nhiên hiểu biết pháp luật lẫn ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ công chức trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân vẫn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn công việc, vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật trong tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Về phía người dân, hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói chung của người dân, và của người khiếu nại, người tố cáo nói riêng đã cao hơn trước15. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp người dân hoặc không hiểu pháp luật hoặc cố tình không thực hiện đúng pháp luật, vẫn còn biểu hiện khiếu nại cầu may ở một số vụ việc, một số trường hợp có biểu hiện lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, vẫn còn tình trạng phát sinh đơn đến các cơ quan hành chính trong khi vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật và hết thẩm quyền.

- UBND tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên đối với việc thực hiện Đề án; Thanh tra tỉnh đã tích cực đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện tuyên truyền theo Đề án trên địa bàn. Tuy nhiên nhiều địa phương còn thiếu quan tâm trong lãnh đạo chỉ đạo, vẫn còn địa phương không ban hành kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn; một số địa phương đã ban hành Kế hoạch nhưng thiếu theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và chỉ đạo việc triển khai thực hiện dẫn đến chậm trễ.

- Kinh phí thực hiện Đề án được đảm bảo ở cấp tỉnh và một số huyện, thành phố. Phần lớn các huyện và xã, phường, thị trấn không được đảm bảo kinh phí phục vụ tuyên truyền theo Đề án.

- Việc thực hiện Đề án ở cấp tỉnh cơ bản đảm bảo đúng tiến độ và nội dung theo Kế hoạch 1690 của UBND tỉnh, đến nay đã thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ Kế hoạch. Đối với địa phương, chỉ một số huyện, thành phố làm tốt, còn lại phần lớn là chậm so với tiến độ yêu cầu của UBND tỉnh tại Kế hoạch 1690. Đến nay vẫn còn địa phương chưa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ tuyên truyền của huyện và xã, chưa tổ chức học tập, bồi dưỡng pháp luật khiếu nại, tố cáo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; chưa triển khai tuyên truyền trực tiếp tại các xã điểm; một số xã không thực hiện việc phát thanh băng, đĩa tuyên truyền đến cho người dân trên Đài truyền thanh của xã.

- Dù đã nỗ lực trong đổi mới, cải tiến nhưng nhìn chung hình thức tuyên truyền vẫn còn thiếu sinh động, thiếu các biện pháp, cách thức thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng tuyên truyền; các đợt tuyên truyền trực tiếp chưa thu hút được nhiều người dân ở cơ sở tham gia.

4.2 Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan: do nhận thức về pháp luật của người dân ở một số địa phương, đặc biệt là địa bàn miền núi, hải đảo còn hạn chế nên dẫn đến việc tuyên truyền về pháp luật khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương còn chưa có hiệu quả cao. Ngoài ra cũng có một phần nguyên nhân do Thanh tra Chính phủ còn chậm trong hướng dẫn thực hiện Đề án 1-1133 và phê duyệt tài liệu tuyên truyền16.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Vẫn còn một số lãnh đạo địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền pháp luật; nhiều cơ quan thanh tra cấp huyện chưa làm tốt vai trò tham mưu, chủ động đề xuất thực hiện và đôn đốc, kiểm tra.

+ Kinh phí thực hiện Đề án ở cấp huyện và cấp xã chưa được đảm bảo nguyên nhân do Thanh tra cấp huyện, UBND cấp xã không có kế hoạch và đề xuất sử dụng kinh phí cụ thể khi lập dự toán ngân sách hàng năm nên không bảo vệ được khoản kinh phí tuyên truyền theo Đề án; ngoài ra còn do UBND huyện bố trí chung trong kinh phí tuyên truyền pháp luật thông qua Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật cấp huyện (cơ quan thường trực là Phòng Tư pháp huyện).

+ Dù đã được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nhưng kỹ năng, kiến thức trong tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở cơ sở còn hạn chế, nhiều trường hợp còn yếu về nghiệp vụ, chuyên môn và thường xuyên có biến động nên ảnh hưởng đến việc thực hiện Đề án cũng như chất lượng của việc tuyên truyền tại cơ sở.

5. Kiến nghị, đề xuất

- Các địa phương chưa triển khai hoặc còn nội dung chưa hoàn thành theo kế hoạch đã ban hành cần khẩn trương thực hiện để kết thúc, đảm bảo việc tổng kết Đề án theo quy định.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một nội dung rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo. Do đó cơ quan Thanh tra cấp huyện hàng năm phải xây dựng và trình UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo trên địa bàn để làm cơ sở thực hiện.

- Kết hợp tổ chức các đợt tuyên truyền theo chuyên đề, trong đó lồng ghép tuyên truyền các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo gắn với việc tuyên truyền các quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, nhà ở và việc giải quyết các thủ tục chính chính của của người dân ở cơ sở. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Trưởng các Phòng, ban chuyên môn của huyện có giải quyết nhiều thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp phải tăng cường đối thoại, tổ chức tiếp công dân tại cơ sở, qua đó kết hợp tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo gắn với giải quyết công việc của người dân.

- Hình thức tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình là hình thức có hiệu quả cao hiện nay, cần được quan tâm tiếp tục thực hiện. Do đó UBND các huyện, thành phố phải tăng cường chỉ đạo Đài Phát thanh và Phát lại Truyền hình các huyện, hệ thống loa truyền thanh ở cấp xã đẩy mạnh việc tuyên truyền thông qua các phương tiện này đối với các vụ việc cụ thể, điển hình đã có kết quả giải quyết để thông qua đó nhân dân, cán bộ, nâng cao nhận thức về pháp luật khiếu nại, tố cáo.

Trên đây là kết quả thực hiện Đề án 1-1133 trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2016./.





PHỤ LỤC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ ÁN 1-1133




1. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Đề án

Cơ quan ban hành

Số lượng văn bản đã được ban hành

Ghi chú

Kế hoạch

Quyết định

Văn bản khác

Cấp tỉnh

1

 

7

 

Cấp huyện

18

13

37

 

Cấp xã

105

10

100

 

Tổng số

124

23

144

 


2. Tuyên truyền pháp luật về KN,TC qua phương tiện truyền thông và hình thức khác

Phương tiện truyền thông

Số lượng chuyên mục, tin bài phổ biến, giáo dục pháp luật về KN,TC

Số lượng tin bài

Thời lượng
(phút)


Số lượng chuyên mục

Thời lượng (phút)

Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh

12

24

20

200

Đài Phát thanh Truyền hình huyện

990

5.746

584

5.404

Loa truyền thanh cơ sở (số lần phát)

622

4.844

141

309.221

Hình thức tuyên truyền khác

348

1.562

 

 

Tổng số

1.972

12.176

745

314.625


3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trực tiếp pháp luật về KN,TC

 

Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ,công chức, người có trách nhiệm

Tuyên truyền, phổ biến, trực tiếp cho nhân dân

Ghi chú

Số cuộc tập huấn

Số lượt người dự

Số cuộc tuyên truyền

Số lượt người dự

 

Cấp tỉnh

3

470

15

1100

 

Cấp huyện

41

3.096

73

4.216

 

Cấp xã

62

1.777

893

79.700

 

Tổng số

106

5.343

981

85.016

 



4. Biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KN,TC

STT

Số lượng tài liệu tuyên truyền được phát hành

 

Sách tìm hiểu Luật KN

Sách tìm hiểu Luật TC

Sách hỏi đáp Luật KN

Sách hỏi đáp Luật TC

Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết KNTC

Sách kỹ năng tuyên truyền pháp luật

Tờ gấp tuyên truyền pháp luật về KN,TC

Tờ gấp bằng tiếng dân tộc

Băng đĩa hình

Bản tin pháp luật

Tài liệu khác

Cấp tỉnh

250

250

500

500

500

250

4.000













Cấp huyện

196

196

196

196

112

112

2.349

22

119

36

93

Cấp xã

385

385

391

391

234

146

5.766




74

14




Tổng số

831

831

1.087

1.087

846

508

12.115

22

193

50

93

5. Kinh phí thực hiện Đề án (ĐVT: Triệu đồng)

Năm

Cấp xã

Cấp huyện, TP

Cấp tỉnh

Nguồn kinh phí

Năm 2013

 

24

69,65

ngân sách nhà nước

Năm 2014

82,8

45,81

140,85

ngân sách nhà nước

Năm 2015

85,1

87,58

151,15

ngân sách nhà nước

Năm 2016

65,4

140,61

74,9

ngân sách nhà nước

Tổng cộng

233,3

298

436,55

 



1 Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Lý Sơn, Mộ Đức, Sơn Hà, Trà Bồng, Tây Trà và thành phố Quảng Ngãi

2 Minh Long, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Sơn Tây

3 Quyết định số 1307/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của Chủ tịch UBD tỉnh.

4 Mộ Đức, Ba Tơ, Bình Sơn, Lý Sơn và thành phố Quảng Ngãi.

5 Đức Phổ, Tây Trà, Trà Bồng

6 Nghĩa Hành, Minh Long, Sơn Tây

7 Sơn Tịnh, Tư Nghĩa

8 Trà Bồng, Đức Phổ, Ba Tơ, thành phố Quảng Ngãi.

9 Đức Phổ, Lý Sơn, Minh Long, Mộ Đức, Sơn Tịnh, Tây Trà, Trà Bồng, Thành phố Quảng Ngãi

10 Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Lý Sơn, Mộ Đức, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà, Trà Bồng, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi.

11 Minh Long, Nghĩa Hành

12 Mộ Đức, Tây Trà, Trà Bồng, thành phố Quảng Ngãi, Lý Sơn,

13 Bình Sơn, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Sơn Tây, Ba Tơ, Đức Phổ

14 Nghĩa Hành và Minh Long

15 Biểu hiện ở tỷ lệ đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không đủ điều kiện xử lý giảm qua từng năm; số vụ việc có sự tham gia của luật sư nhiều hơn trước; nhiều trường hợp người khiếu nại đã phản ánh, thắc mắc, yêu cầu giải thích, trả lời về các vi phạm đối với trình tự thủ tục trong thẩm tra, xác minh, giải quyết vụ việc của họ..

16 Đề án 1-1133 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013, đến 30/12/2013 Thanh tra Chính phủ mới ban hành Kế hoạch thực hiện và đến ngày 12/8/2014 mới phê duyệt tài liệu tuyên truyền.



tải về 143.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương