Danh mục những từ viết tắT



tải về 2.53 Mb.
trang4/19
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.53 Mb.
#9724
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

1.2.1.2. Đánh giá công tác quản lý thị trường

Là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, ở VN đã có nhiều văn bản luật cũng như dưới luật nhằm quản lý thị trường LPG, tuy nhiên từ văn bản tới thực tế quản lý là cả một khoảng cách rất xa.

Theo đánh giá của Hiệp hội Gas VN VN, tăng trưởng thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng trong năm 2012 chỉ còn 5 -6% so với mức 10 -11% mọi năm. Đây là một thực tế cho thấy những bất ổn của thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng thời gian qua đang khiến những DN tham gia vào thị trường này buộc phải tìm đến phương án rút lui.

Dù có rất nhiều nguyên nhân song một trong những nguyên nhân chính là thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng có nguyên do từ tình trạng sang chiết khí dầu mỏ hóa lỏng lậu không kiểm soát được ở trong nước. Những thương hiệu nước ngoài như Elf, Total, BP rồi Shell... đã chi khá nhiều tiền cho việc bảo vệ thương hiệu như sơn màu bình khí dầu mỏ hóa lỏng, doanh nghiệp lập ra "đội đặc nhiệm" đi săn lùng các trạm chuyên sang chiết khí dầu mỏ hóa lỏng lậu... Nhưng thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng VN vẫn có đến gần 40% bình khí dầu mỏ hóa lỏng trôi nổi không quay về chủ sở hữu để làm công tác kiểm định chất lượng. Các Cty kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng phải chấp nhận thực trạng không thể kiểm soát này. Điều này đồng nghĩa với việc "phải sống chung" với nạn sang chiết khí dầu mỏ hóa lỏng trái phép.

Ngày 16/11/2011 Chính phủ ban hành Nghị định 105/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Theo đó, các cửa hàng, đại lý bán khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) chai không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường; mua, bán LPG và LPG chai trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ… sẽ bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng. Mức xử phạt này quá nhẹ so với lợi nhuận mà việc sang chiết khí dầu mỏ hóa lỏng lậu mang lại và tình trạng khí dầu mỏ hóa lỏng lậu vẫn dậm chân tại chỗ. Bên cạnh đo, số vụ vi phạm nhái nhãn hiệu, khí dầu mỏ hóa lỏng giả ở mức nghiêm trọng được khởi tố điều tra truy tố xét xử rất thấp…

Mặt khác, do trong thời gian dài thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng phát triển tự phát, có nhiều lệch lạc, trong khi các cơ quan chức năng ở một số địa phương chưa tổ chức triển khai các nghị định một cách nghiêm túc và một số quy định của các văn bản pháp quy vẫn còn xa rời thực tế nên thị trường chưa có chuyển biến nhiều.

Không những vậy, tình trạng có độ “vênh” giữa các văn bản luật với thực tế thực hiện là lớn và nhiều khi không rõ ràng. Các quy định về hoạt động phân phối cũng chưa cụ thể, rõ ràng khiến cho các DN chỉ mới quản lý được các đại lý của mình còn còn khu vực địa lý ngoài ngành thì khó lòng kiểm soát được. Với các quy định về trạm chiết lại chỉ cần có hợp đồng thuê chiết nạp trong khi các cửa hàng thì đòi hỏi cần có biển hiệu, giấy phép của Sở Công Thương, hợp đồng đại lý, đăng ký nhãn hiệu. Điều này cho thấy đã có sự lỏng lẻo tỏng công tác quản lý các trạm chiết nạp khí hóa lỏng.

Hay các quy định về tường rào cũng chưa cụ thể là thông thoáng như thế nào, dễ kiểm tra kiểm soát ra sao, quy định về an toàn chưa cụ thể… nên các đơn vị sang chiết khí dầu mỏ hóa lỏng đa phần là “cao cổng kín tường” và khi có hiện tượng sang chiết lậu thì chỉ có cơ quan Công an, quản lý thị trường dùng các nghiệp vụ mới có thể phát hiện được, còn người dân và các đơn vị quản lý khó phát hiện...

Trên thực tế, Hiệp hội Gas VN VN cũng đã ký hợp tác với các đơn vị chức năng như: Cục quản lý Kinh tế, Cục Quản lý thị trường, Tổng cục phòng cháy chữa cháy… để phối hợp ngăn chặn hiện tượng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng lậu. Song cho đến thời điểm hiện nay lực lượng của các cơ quan quản lý nhà nước còn mỏng nên chưa xử lý triệt để. Địa bàn hoạt động của các trạm nạp Khí dầu mỏ hóa lỏng lại rất rộng, xây ở vị trí kín đáo, có lực lượng xung quanh canh phòng rất bài bản…. thực tế rất khó thâm nhập và tiếp cận.

  Bên cạnh việc làm giả bình khí dầu mỏ hóa lỏng, hiện còn thêm nguy cơ cháy nổ do các thiết bị, phụ kiện khí dầu mỏ hóa lỏng nhái, giả, kém chất lượng. Cụ thể, van khí dầu mỏ hóa lỏng bị hư nên rò rỉ, ống dẫn khí dầu mỏ hóa lỏng bị chuột cắn hoặc người dân tự thay ống dẫn khí dầu mỏ hóa lỏng bằng loại ống khác không phải ống chuyên dụng ... Chỉ riêng sản phẩm dây dẫn khí dầu mỏ hóa lỏng hiện có rất nhiều nguồn. Các cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng chạy theo lợi nhuận lấy hàng giá rẻ về bán, khó có thể đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đây là vấn đề rất cần được cơ quan chức năng quan tâm, kiểm tra và mạnh tay xử lý.

Hiện nay Bộ KH&CN đã có Thông tư số 10/2012/TT-BKHCN ngày 12/4/2012 Thông tư ban hành ”Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)” (QCVN 8:2012/BKHCN), theo đó kể từ ngày 01/6/2013, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) chỉ được phép lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; nhưng hầu hết những trạm cấp, trạm nạp LPG vào chai còn rất lúng túng trong việc thực hiện Thông tư 10/2012/TT-BKHCN.

Thực tế sử dụng LPG ở Việt Nam cho thấy người sử dụng không nhận thức được đầy đủ mức độ nguy hại của LPG nên đã xảy ra nhiều sai sót trong lắp đặt bồn chứa LPG như: vị trí đặt bồn và trạm nạp không đảm bảo khoảng cách an toàn, nằm gần khu dân cư, gần trạm cung cấp xăng, lắp đặt các bồn chứa gần đầu nạp. Đồng thời, người sử dụng không nhận thức được mức độ nguy hiểm của việc sử dụng LPG không đúng quy định. Trong khi nạn san chiết khí dầu mỏ hóa lỏng giả vẫn chưa được giải quyết triệt để thì việc các phụ kiện, bình khí dầu mỏ hóa lỏng không được kiểm định cũng đã, đang và sẽ gây ra những hiểm họa khó lường cho người sử dụng LPG.

Với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện tại, có thể nói việc quản lý kinh doanh LPG ở Việt Nam hiện nay là khá chặt chẽ, bảo đảm cho việc kinh doanh LPG ở Việt Nam ngày càng được lành mạnh hơn, bảo đảm theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đồng thời, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21/3/2012, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT trong đó giao nhiệm vụ cho các đơn vị,  các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh LPG chịu trách nhiệm về chất lượng khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) trong hệ thống phân phối của mình. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu tập trung kiểm tra doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, an toàn phòng chống cháy nổ, hệ thống phân phối, về giá, chất lượng, tồn chứa, vận chuyển LPG. Đồng thời, Bộ yêu cầu lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra toàn bộ các cơ sở kinh doanh xăng dầu và LPG. Kiểm tra toàn bộ các trạm nạp LPG nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về kinh doanh gas giả, nhãn hiệu, sang chiết, nạp LPG trái phép. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng yêu cầu Vụ Thị trường trong nước chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan, các địa phương rà soát, nghiên cứu và xây dựng phương án phù hợp di dời các cơ sở kinh doanh LPG ra khỏi khu đông dân cư không thuận lợi cho công tác phòng cháy chữa cháy.



1.2.2. Tổ chức phân phối LPG

1.2.2.1. Các mô hình tổ chức, hình thức phân phối khí hoá lỏng tại Việt Nam

Hệ thống phân phối được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và cá thể cá nhân, cùng tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ nguồn hàng, hoặc nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Là một trong bốn yếu tố của hệ thống marketing hỗn hợp, bao gồm: Sản phẩm, giá, phân phối, quảng cáo và tiếp thị. Các hình thức tổ chức của hệ thống phân phối được phân chia theo các kênh sau :

Nhà sản xuất và Kênh không cấp

DN nhập khẩu Khách hàng

Nhà sản xuất và Kênh 1 cấp



DN nhập khẩu Nhà bán lẻ Khách hàng

Nhà sản xuất và Kênh 2 cấp



DN nhập khẩu Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Khách hàng

Nhà sản xuất và Kênh 3 cấp

DN nhập khẩu Nhà bán buôn Nhà môi giới Nhà bán lẻ Khách hàng

Từ hình thức trên, có thể chia ra các loại kênh phân phối như sau :



- Kênh phân phối trực tiếp (phân phối ngắn): Là kênh phân phối không có hoặc chỉ có 1 trung gian thương mại. Có 02 kênh phân phối trực tiếp đó là:

- Kênh Zero: Là kênh mà hàng từ nhà sản xuất hoặc nhập khẩu đưa trực tiếp đến khách hàng, không thông qua trung gian thương mại.

Lợi thế của kênh này là giảm thời gian luân chuyển hàng, giảm chi phí và hao hụt trung gian, hạn chế mất mát và gian lận thương mại; doanh nghiệp tiếp cận được thông tin phản hồi từ khách hàng, từ đó điều chỉnh kịp thời chính sách bán hàng.

Nhược điểm của kênh này là: Phạm vi phân phối hẹp, thị phần nhỏ, có nhiều hạn chế khi muốn phát triển thị trường; Chi phí đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng, nghiên cứu thị trường và chi phí dịch vụ tốn kém; Chỉ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn, cơ sở hạ tầng rộng lớn...., tính chuyên môn hoá trong tiếp thị và kinh doanh không cao do kiêm luôn chức năng của nhà bán buôn, môi giới và bán lẻ.

- Kênh một cấp: Trong kênh xuất hiện trung gian thương mại là Nhà bán lẻ (tổng đại lý, đại lý bán lẻ). Hàng hoá từ nhà sản xuất hoặc nhập khẩu được qua trung gian thương mại là các tổng đại lý và đại lý bán lẻ.

Ưu điểm của kênh này là: Giảm thiểu được chi phí trung gian; tình chuyên môn hoá trong kinh doanh được giao cho nhà bán lẻ thực hiện; thông tin đến từ khách hàng kịp thời và doanh nghiệp có thể thực hiện các phản ứng nhanh trước biến động của thị trường.

Nhược điểm cơ bản là: Phạm vi kinh doanh tương đối hẹp; chỉ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn, có năng lực về vốn và cơ sở hạ tầng, phù hợp với các khách hàng có nhu cầu tiêu dùng lớn.

- Kênh phân phối gián tiếp (phân phối dài): Là kênh phân phối có trên 2 trung gian thương mại trong quá trình luân chuyển hàng từ nhà sản xuất hoặc nhập khẩu đến tay khách hàng. Có 02 kênh phân phối gián tiếp đó là :

Kênh 2 cấp: Trong kênh có các Nhà bán buôn và Nhà bán lẻ là khâu trung gian thương mại làm nhiệm vụ đưa hàng từ nhà sản xuất hoặc nhập khẩu đến tay người tiêu dùng.

Ưu điểm của kênh này là: Tính chuyên môn hoá cao do chức năng của từ trung gian thương mại. Phạm vi kinh doanh rộng, mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với thị trường lớn; doanh nghiệp có điều kiện nâng cao năng lực chuyên môn để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.



Nhược điểm cơ bản là : việc lựa chọn các trung gian thương mại gặp nhiều khó khăn; quá trình kiểm tra, giám sát các trung gian thương mại rất tốn kém; Thời gian nhận các thông tin phản hồi chậm; rất dễ sảy ra các sung đột giữa các trung gian thương mại bởi lợi ích cục bộ và rất có thể sẽ phá vỡ toàn bộ kênh phân phối.

Kênh 3 cấp: Trong kênh xuất hiện thêm trung gian thương mại đó là các Nhà môi giới theo điều 150 Luật thương mại. Họ là các thương nhân làm trung gian giữa bên mua và bên bán, cung ứng các dịch vụ thương mại để kết nối giữa người mua với người bán. Khi nền kinh tế phát triển thì việc sử dụng Nhà môi giới là cần thiết.

Ưu điểm của kênh này là : Tăng tính chuyên môn hoá của doanh nghiệp, có thể tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng và nhiều nguồn hàng thông qua người môi giới; Đối với chiến lược kinh doanh dài hạn việc sử dụng môi giới sẽ giảm được chi phí; Các thông tin thu thập được và phản ứng của doanh nghiệp sẽ đa chiều và đa dạng trước biến động của thị trường.

Nhược điểm cơ bản là : chất lượng của công việc và thông tin phụ thuộc và trình độ, năng lực và tính trung thực của người môi giới; chi phí kinh doanh gia tăng khi sử dụng người môi giới.

  • Các phương pháp tổ chức kinh phân phối

Có 2 phương pháp tổ chức kênh phân phối đó là : theo chiều dọc và theo chiều ngang. Có thể tóm lược nội dung chính của 2 phương pháp này như sau:

- Kênh phân phối theo chiều dọc: Đặc tính cơ bản của kênh này là có một thành viên đứng ra làm chủ, giữ vai trò lãnh đạo và điều hành kênh. Người chủ của kênh thống trị về quy mô và đưa ra các chế độ ưu đãi nhằm thiết lập mối quan hệ và trói buộc các thành viên trong hệ thống. Hệ thống này lại chia ra 3 loại: Loại theo chiều dọc Công ty; theo hợp đồng và hệ thống có quản lý.

+ Hệ thống theo chiều dọc Công ty: Ưu thế của phương pháp này là có một chủ sở hữu, các thành viên trong hệ thống thừa nhận sự phụ thuộc và tôn trọng vai trò của người sở hữu; Hệ thống được kiểm soát chặt chẽ; có thể mở rộng thị trường theo ý muốn; phát triển chương trình marketing một cách chủ động; điều hành được giá cả, khuyến mãi... theo mục tiêu phát triển của Công ty; Bảo vệ được thương hiệu và giữ được thế độc quyền và phân phối.

+ Hệ thống theo hợp đồng: Hệ thống này bao gồm nhiều Công ty độc lập cùng tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối. Trong đó quyền kiểm soát thuộc một sở hữu, các thành viên trong hệ thống thừa nhận và tôn trọng chủ sở hữu. Sự phụ thuộc lẫn nhau được thông qua hợp đồng kinh tế.

+ Hệ thống theo chiều dọc độc lập: Trong hệ thống này các nhà phân phối không có hợp đồng ràng buộc với nhà cung cấp. Quan hệ lệ thuộc dựa vào quy mô, tiềm năng và thế mạng của một đơn vị thành viên trong kênh có khả năng chi phối các thành viên khác, đồng thời tuỳ thuộc vào sự phân chia quyền lợi giữa các thành viên trong kênh.

- Kênh phân phối theo chiều ngang: Trong hệ thống này 2 hay nhiều Công ty hợp lực lại để cùng khai thác thị trường do các cá thể không đủ khả năng về tài chính, về kỹ năng kinh doanh, nhân lực.... Với phương pháp này sẽ tránh được các rủi ro trong kinh doanh của từng cá thể.

- Kênh phân phối đa cấp: Trong hệ thống này, Công ty sẽ sử dụng nhiều kênh phân phối để chiếm lĩnh thị trường. Bằng cách này Công ty có thể có nhiều kênh trong cùng một lúc; tăng được phạm vi hoạt động và khả năng bao quát thị trường và gia tăng được ý muốn của khách hàng.

Hiện tổ chức cung ứng (các kênh phân phối) được hình thành từ các tổ chức chuyên doanh LPG do Nhà nước quản lý, bao gồm :

- Các Tổng Công ty hoạt động sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam như Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas), Gas Petrolimex …

- Tổng Công ty do Nhà nước thành lập theo mốc thời gian 1900-1991 như Tổng Công ty thương mại …

- Sự ra đời của một số Công ty chuyên doanh do UBND các địa phương thành lập trong thời kỳ đất nước mở cửa và đổi mới Công ty liên doanh dầu khí Mekong, tại Cần Thơ, Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp, tại Đồng Tháp …

PV Gas và Gas Petrolimex là hai đơn vị chủ lực trong nhập khẩu và kinh doanh LPG, đã có thương hiệu và trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho người tiêu dùng. Mô hình hoạt động kinh doanh LPG của 2 doanh nghiệp này là: Tổng công ty, các Công ty thành viên và các Xí nghiệp, trong đó các Tổng công ty có các kênh phân phối tại các vùng, miền.

Thực hiện theo các Nghị định 107/2009/NĐ-CP của Chính Phủ, các tổng đại lý và đại lý bán lẻ LPG cũng được tổ chức và sắp xếp theo các Công ty đầu mối, từ đó hình thành tổ chức bán lẻ phân bố đều khắp trên mọi vùng, miền của tổ quốc, trong đó :

- Bán lẻ cho các khách hàng công nghiệp : có lượng tiêu thụ nhiên liệu lớn. Cung cấp nhiên liệu cho thị trường này chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhập khẩu LPG, nhiên liệu được vận tải từ các kho đầu mối, trung chuyển, cấp phát đến thẳng nơi tiêu thụ.



- Bán lẻ trực tiếp của các doanh nghiệp đầu mối: LPG thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ do doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư xây dựng mới hoặc tiếp thu các cửa hàng.

- Bán lẻ thông qua các Tổng đại lý và Đại lý. Các Tổng đại lý nhận hàng từ các kho của các doanh nghiệp nhập khẩu, vận tải về kho của mình (có sức chứa nhỏ), tiếp đó vận tải đến các cửa hàng trực thuộc và các đại lý. Các đại lý đứng ra phân phối và vận tải cho các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn do mình chiếm lĩnh được thị phần.

Tổ chức của hệ thống bán lẻ hiện tại về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của các tiêu dùng xã hội. Tuy nhiên cần rút kinh nghiệm và chấn chỉnh một số vấn đề sau:

- Hệ thống phân phối hiện tại đa số đi theo hình thức kênh phân phối ngắn, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước nắm vai trò chủ đạo và chi phối các hoạt động trong toàn hệ thống. Các kênh phân phối có trung gian và nhà môi giới chưa được áp dụng do Nhà nước vẫn chi phối về nguồn hàng và giá cả, do vậy cần làm thí điểm để có thể mở rộng hình thức phân phối này.

- Theo quy định đại lý chỉ được lấy hàng từ một doanh nghiệp đầu mối, trên thực tế một số đại lý đã xé rào nhận hàng ở nhiều đầu mối do một số đầu mối không đủ nguồn hàng. Do vậy cần nghiên cứu để khắc phục tình trạng này.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cửa hàng bán lẻ LPG hiện có còn nhiều yếu kém và bất cập. Ngoại trừ các cửa hàng do Gas Petrolimex và PV Gas đầu tư, còn đại đa số các của hàng của tư nhân đều kém về hình thức và chất lượng (quy mô nhỏ ....) từ đó chất lượng và văn minh thương mại bị giảm sút.

1.2.2.2. Tổng quan về các tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối LPG

Có thể tóm lược một số nét chính về một số doanh nghiệp chủ đạo trong hoạt động kinh doanh LPG như sau:



1) Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas)

Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV Gas) là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực thu gom, vận chuyển, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên phạm vi toàn quốc. Phù hợp với tính chất, quy mô phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức của PV Gas cũng được thay đổi tương ứng. Từ chỗ là một Công ty Khí đốt với khoảng 100 CBCNV ban đầu, PV Gas ngày một trưởng thành, trở thành Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí vào năm 1995, chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên vào tháng 11/2006, lớn mạnh thành Tổng Công ty Khí Việt Nam kể từ tháng 7/2007, tiến hành cổ phần hóa và trở thành Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty cổ phần vào tháng 5/2011 với hơn 2.000 lao động và số vốn điều lệ là 18.950 tỷ đồng – số vốn điều lệ lớn nhất hiện nay trong số các công ty cổ phần tại Việt Nam. Sự phối hợp giữa PV Gas và các đơn vị thành viên đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho PV Gas trong toàn bộ dây chuyền thu gom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, kinh doanh khí và các sản phẩm khí.

Qua hơn 21 năm hình thành và phát triển, hiện nay, PV Gas là đơn vị cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) hàng đầu của Việt Nam. Với hệ thống khách hàng trải khắp toàn quốc, có khả năng chủ động về nguồn hàng và sở hữu các cơ sở vật chất sản xuất, tồn trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng đầu Việt Nam, PV Gas có ưu thế kinh doanh rõ rệt và chiếm tới 70% thị phần nội địa. Cụ thể, PV Gas cấp nguồn LPG cho hầu hết các doanh nghiệp LPG Việt Nam: Petrolimex, Saigon Petro, Total Gaz Vietnam, Shell Gas Vietnam, Sopet Gas, Hồng Mộc Gas, PVGAS North, PVGAS South,… và có quan hệ kinh doanh LPG với hầu hết các nhà kinh doanh LPG lớn nhất thị trường Quốc tế: Astomos, E1, BP, Shell, Vitol, Geogas, Petrobras, Sumitomo, Petronas, Petrodec, Sinopec,… Tổng sức chứa các kho hiện tại của PVGas vào khoảng gần 60,000 tấn  và tăng lên hơn 70,000 tấn khi đưa kho LPG lạnh vào hoạt động đầu năm 2013. Nguồn hàng tiêu thụ của PV Gas bao gồm toàn bộ sản lượng LPG sản xuất từ nhà máy Dinh Cố (230,000 MT/năm), một phần sản lượng LPG Dung Quất và nguồn LPG lạnh từ Trung Đông, LPG định áp từ Đông Nam Á, Trung Quốc. Trong những năm tới, trên cơ sở phát huy lợi thế kinh doanh sẵn có cũng như liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng đến khách hàng, PV Gas phấn đấu duy trì là nhà kinh doanh LPG hàng đầu Việt Nam và từng bước trở thành doanh nghiệp kinh doanh LPG hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Các doanh nghiêp thành viên chủ đạo trong việc kinh doanh sản phẩm LPG của PV Gas bao gồm :

a) Công ty kinh doanh sản phẩm khí (PV Gas Trading) là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Khí (PV Gas) thường tổ chức đấu giá bán LPG Dinh Cố hàng năm cho các khách hàng như Công ty TNHH 1 TV Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Saigonpetro); Công ty TNHH Total Gaz Việt Nam (Total Gaz); Công ty Cổ phần Gas Petrolimex (Petrolimex); Công ty CP Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam (PV Gas South) và các doanh nghiệp tư nhân ... Việc đấu giá LPG nguồn Dinh Cố đã tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, minh bạch cho thị trường LPG tại Việt Nam. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu cho thi trường và tạo nguồn hàng ổn định, PV Gas Trading đã nhập khẩu bổ sung và cam kết cung cấp ổn định cho khách hàng có nhu cầu.

Thời gian qua, giá nhập khẩu LPG biến động liên tục với biên độ rộng, gây tâm lý không ổn định cho khách hàng. Trong năm 2012, có thời điểm giá nhập khẩu biến động đến 50%, giá nhập khẩu trung bình năm 2012 khoảng 916USD/tấn, tăng 8% so với năm 2011. Một số khách hàng công nghiệp và dân dụng chuyển sang sử dụng nguồn nhiên liệu khác do giá LPG trên thị trường cao; công tác nhập khẩu và kinh doanh quốc tế gặp khó khăn. Do đó, để tạo nguồn cung ổn định, đồng thời đảm bảo đầu ra ổn định, giúp thị trường LPG liên tục tăng trưởng, PV Gas đã định hướng xây dựng chương trình nhập khẩu dài hạn, đồng thời xây dựng hệ thống phân phối bán buôn LPG ngày càng tiện lợi, nhằm phân phối hiệu quả LPG từ nhà máy xử lý khí, các nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhập khẩu nhằm gia tăng thị phần; đa dạng hóa ứng dụng LPG cho ngành vận tải (Autogas), LPG - Air cho khu dân cư, khu công nghiệp và hóa dầu.



b) Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc (Petrovietnam Northern Gas Joint stock company) - PVGas North). Tiền thân là Xí nghiệp kinh doanh các sản phẩm khí miền Bắc thuộc Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí; sau đó, Quyết định số 826/QĐ-DKVN ngày 12/4/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam về việc thành lập Công ty Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là xuất nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh khí hóa lỏng ; kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ kiện; đầu tư xây dựng kho bãi, trạm chiết nạp phục vụ cho hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng; Dịch vụ vận tải khí hóa lỏng …. Hệ thống khách hàng bao gồm các nhà máy, xí nghiệp sản xuất trực tiếp các sản phẩm của ngành công nghiệp, dân dụng, thương mại .... ở khu vực miền Bắc.

c) Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam (Petrovietnam Southern Gas joint stock company) PV Gas South.

Được thành lập từ một Xí nghiệp trực thuộc PV Gas từ năm 2000 với mức sản lượng kinh doanh chỉ khoảng 5.000 tấn/năm và doanh thu 15 tỷ đồng/năm, đến nay với phương châm “An toàn - Chất lượng - Hiệu quả, Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam đã trở thành một trong những Công ty kinh doanh khí hóa lỏng hàng đầu tại Việt Nam, xây dựng thương hiệu PetroVietnam Gas có uy tín đối với các đối tác kinh doanh và người tiêu dùng. Hiện nay, sản lượng kinh doanh của Công ty đã đạt trên 120.000 tấn/năm và doanh thu đạt trên 1.300 tỷ/năm và sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Mạng lưới kinh doanh của PV Gas South phủ khắp các tỉnh, thành từ Đà Nẵng tới Cà Mau, trong đó thị trường bán bình ở TP. Hồ Chí Minh vẫn là thị trường chủ lực (chiếm khoảng 50% sản lượng bản bình của Công ty). Công ty chú trọng xây dựng hệ thống chiết nạp vệ tinh phân bố đều khắp thị trường miền Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Đồng thời, xây dựng hệ thống tổng đại lý phân phối gas, đẩy mạnh và thống nhất mặt bằng giá cả, tăng cường hệ thống phân phối và khả năng cạnh tranh.

Từ khi chuyển sang mô hình cổ phần, PVGas South đã quy hoạch hệ thống chiết nạp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Hiện nay PVGas South có 28 trạm chiết nạp gas với tổng công suất 24.580 tấn/tháng trong đó có 13 trạm thuộc sở hữu của PVGas South với tổng tổng công suất 7.800 tấn/tháng. Song song với hoạt động kinh doanh, PVGas South hoàn thành xây dựng kho chứa đầu mối tại Cần Thơ với sức chứa 1.200 tấn, hoàn thành đầu tư kho Gò Dầu tại Đồng nai với sức chúa của kho lên 4.000 tấn và tham gia góp vốn (14%) thành lập công ty cổ phần Năng lượng Vinabenny để xây dựng kho lạnh chứa LPG tại cảng Long An (kho chứa Tây Nam) với sức chứa 80.000 tấn – là kho chứa lớn nhất tại Việt Nam.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, PVGas South luôn chú trọng đến chất lượng tăng trưởng, đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh. Công ty đang áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuản ISO 9001:2008, hệ thống quản lý an toàn theo tiêu chuẩn OHSAS:18001:2007, đặc biệt là công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý điều hành doanh nghiệp (COS), góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí trong quản lý.

Với lợi thế về nguồn hàng và tiềm lực tài chính của mình, PVGas South đã xác định được vị thế đứng đầu trong các công ty kinh doanh LPG tại miền Nam, luôn duy trì ở mức 33% thị phần khu vực miền Nam.

d) Công ty TNHH khí hóa lỏng Việt Nam (VT – Gas) với tổng vốn đầu tư là 15 triệu USD gồm các bên liên doanh: Công ty CPKD khí hóa lỏng miền Nam (PVGas-South) góp 55% cổ phần, Ủy ban Dầu khí Quốc gia Thái Lan (PTT) – Thái Lan góp 45% cổ phần. Được hình thành từ hai Tập đoàn Dầu khí có uy tín và tầm cỡ quốc tế, với công nghệ và thiết bị hiện đại, hệ thống quản lý đạt chuẩn quốc tế ISO 9001:2008, ISO 14001:2005 và OHSAS 18001:2007, VT-GAS chuyên cung cấp sản phẩm Khí hóa lỏng LPG với chất lượng cao cho các ngành công nghiệp và nhà hàng-khách sạn. Sản phẩm LPG gồm hỗn hợp Butan/Propan với tỷ lệ tối ưu 50%/50% cho nhiệt trị cao >11.000Kcal/kg. Với hệ thống bồn chứa trên 1000 tấn và nguồn hàng ổn định,VT-GAS luôn đáp ứng mọi nhu cầu về LPG dân dụng, căn tin, nhà hàng và cho các ngành công nghiệp như: gốm sứ, sắt thép, nhôm, nhựa, sơn, chế biến thực phẩm ...

VT-GAS cung cấp hệ thống bồn chứa LPG, hệ thống bình 45Kg với thiết bị của các hãng nổi tiếng trên thế giới, đạt chuẩn quốc tế, có chứng nhận của cơ quan kiểm định độc lập đạt độ an toàn cao. Các chi nhánh của VT-GAS là Trạm chiết VT-GAS tại Tp.Đà Nẵng, Trạm chiết VT-GAS tại Bình Định, Trạm chiết VT-GAS tại Bình Thuận - GAS Long Sơn, Trạm chiết VT-GAS tại Kiên Giang - Duy Phát.



Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương