BÀi nhập môN. I. Tính quy luật trong sự phát triển của tư TƯỞng triết họC


Phái biện thuyết và Xôcrát- những chuyển biến mang tính bước ngoặt trong triềt học phương Tây cổ đại



tải về 2.53 Mb.
trang6/28
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.53 Mb.
#4838
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28
4. Phái biện thuyết và Xôcrát- những chuyển biến mang tính bước ngoặt trong triềt học phương Tây cổ đại

a. Phái biện thuyết

Vào nửa sau thế kỷ V TCN trong bối cẢnh hưng thịnh của nền dânchủ chủ nô triết học, lôgíc học và tu từ học được dịp phát triển, dần dần chiếm ưu thế trong hệ thống giáo dục của xã hội. Lúc ấy tại Aten và một số thị quốc khác xuất hiện nghề “dạy tư duy”, dạy cách diễn đạt, gọi là nghề biện thuyết (từ nguyên Hy Lạp:sophistikè), và một loại người - các nhà biện thuyết (từ nguyên Hy lạp: sophistès). Đối với họ chân lý khách quan không quan trọng bằng chiến thắng đối thủ trong tranh cãi.

Các nhà biện thuyết có nhiều đóng góp cho khoa học ngôn ngữ, nhất là tu từ học. Họ làm sâu sắc thêm thái độ có tính phê phán đối với mọi tri thức và kiến giải, chống lại những quan điểm thiếu tính chân thực, phê phán cả những cơ sở của nền văn minh. Lần đầu tiên cá nhân trở thành quan tòa phán xét mọi thứ.

Có thể gọi các nhà biện thuyết là những nhà khai sáng cổ đại. Họ không chỉ làm sâu sắc thêm các học thuyết của quá khứ, mà hơn thế nữa, đã đại chúng hóa tri thức, truyền bá cho các công dân những gì mà khoa học và triết học thời ấy tích lũy.

Các nhà biện thuyết hầu như không quan tâm đến thế giới bên ngoài, giới tự nhiên, mà chỉ chú trọng nhân tố con người, chủ thể tư duy, dùng chủ nghĩa tương đối (relativism) để giải thích những vấn đề thế giới quan, nhận thức luận, đạo đức, xã hội. Chân lý, theo họ, có tính chất tương đối, vì lệ thuộc vào ngoại cẢnh, thời gian, đặc biệt là con người. Tuy nhiên, do quá thiên về trò chơi trí tuệ, tuyệt đối hóa năng chủ quan của con người mà sau này sophistikè bị phê phán như một học thuyết cố tâm bảo vệ và biện minh những điều lạ lùng, ngược đời, nghĩa là một học thuyết mang tính nguỵ biện.

Người sáng lập phái biện thuyết là Prôtago (Protagoras, 480 - 410 TCN), sinh tại Apđerơ, đồng hương với Đêmôcrít. Ông là thầy dạy chuyên nghiệp môn tu từ học và thuật tranh biện. Ông không ở cố định một nơi nào, mà lang thang khắp Hy Lạp, hay trên đường phố Aten, từng bị kết án tử hình do thái độ hoài nghi đối với tôn giáo và trật tự hiện hành, sau được tha, bị trục xuất trục xuất ra khỏi Aten nhờ sự can thiệp của Pêriclét, nhưng bị chết đối trên đường từ Nam Ý sang Xixin. Tư tưởng của Prôtago khác hẳn bản thể luận truyền thống. Ông cũng cho rằng các hành chất là nguyên nhân đầu tiên của vạn vật, nhưng không phải thực tại khách quan, mà tính biến đổi mới là thuộc tính của nó. Nói cách khác, ông lý giải bản nguyên không từ kết cấu, mà tử bản chất của nó. Chính tính biến đổi, hay “tuôn chảy” của vạn vật đã đẫn Prôtago đến nhận định rằng nếu trong sự vật tồn tại hai mặt đối lập nhau, thì trong con người có thể tồn tại hai ý kiến trái ngược nhau về sự vật, và “cả hai đều đúng”. Trong trường hợp đó sức mạnh của phán quyết phụ thuộc nhiều vào nghệ thuật biến hóa ngôn từ. Trong Những ngôn từ lật đổ Prôtago viết:”Con người - thước đo của vạn vật”. Luận điểm chủ đạo đó hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu xa. Tạm bỏ qua những yếu tố cực đoan, có thể tìm thấy ở đây tinh thần đề cao tự do và năng lực cá nhân. Nếu con người là thước đo của vạn vật, thì thiết chế do con người xác lập là thước đo của sự công bằng. Là nạn nhân của nền dân chủ Aten, nhưng khác với Xôcrát, Prôtago vẫn xem dân chủ là hình thức nhà nước ưu việt nhất trong thế giới cổ đại, vì theo ông, nó mở ra khả năng đối thoại bình đẳng giữa các công dân và chính quyền. Prôtago vận dụng chủ nghĩa tương đối vào việc lý giải các chuẩn mực đạo đức và các quan hệ xã hội. Tiêu chuẩn của chân lý là lợi ích. Cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác mang tính chất tương đối, vì phụ thuộc vào cách xem xét và đánh giá của mỗi cá nhân. Tôi chiến thắng, nghĩa là tôi đúng, chứ không phải tôi đúng, nên tôi chiến thắng.

Đại biểu lớn thứ hai của phái biện thuyết là Goócgiát (Gorgias, 483 - 375 TCN), sinh tại Lêontium (Leontium), đảo Xixin. Nếu Prôtago thiên về vấn đề nhận thức, thì Goócgiát chú trọng đến bản thể luận, mặc dù bản thế luận của ông hết sức đặc biệt. Nếu trong chủ nghĩa tương đối Prôtago khẳng định “mọi thứ đều đúng”, thì Goócgiát lại tuyên bố “mọi thứ đều sai”, sử dụng các apôria của Dênông như con dao hai lưỡi, bác bỏ luận điểm nền tảng của trường phái Elê về chân lý và tồn tại. Quan điểm triết học của Goócgiát có thể tóm gọn trong một câu: “Không có gì tồn tại cả”. Các nhà triết học thuộc trường phái Elê khẳng định rằng cái gì được ta tư duy thì mới tồn tại, mọi ý tưởng luôn luôn là ý tưởng về cái đang tồn tại, còn cái không tồn tại trên thực tế (hư vô) thì không thể được tư duy như cái đang tồn tại. Nhưng Goócgiát bác bỏ từng luận điểm một của họ. Thứ nhất, không thể chứng minh “hư vô không tồn tại” vì bản thân từ “chứng minh” đã buộc phải thừa nhận “cái không - là”, nghĩa là hư vô. Thứ hai, không thể chứng minh “cái đang tồn tại thì tồn tại”, vì tồn tại, theo trường phái Elê, là không sinh không diệt, bất biến bất phân, nghĩa là không có khởi đầu, mà nếu không có khởi đầu thì vô hạn, mà nếu vô hạn thì không xác định được, mà nếu không xác định được thì hóa ra vật tồn tại không ở đâu cả, mà nếu không ở đâu cả thì nó không có (không tồn tại). Tính chất nguỵ biện của cách lập luận trên đã quá rõ. Goócgiát đánh động khởi điểm thời gian với vị trí không gian, vị trí với tồn tại (không có vị trí là không có tồn tại).

Trình tự lập luận của Goócgiát đưa ông đến ba điểm chính:1) không có gì tồn tại cả;2) nếu có tồn tại thì cũng không nhận thức được; 3) nếu chúng ta biết được một cái gì đó tồn tại, thì cũng không giải thích nó đầy đủ cho người khác được. Sai lầm về lý luận của Goócgiát là ở chỗ tách rời tồn tại và ý thức, biểu tượng và lời nói, chủ thể cảm giác và đối tượng cảm giác. Tư tưởng triết học bị mất đi tính nghiêm túc vốn có của nó, hơn nữa rơi vào chủ nghĩa hoài nghi, bất khả tri. Cả Platôn và Arixtốt đều xem biện thuyết như trò lừa bịp, biến con người thành nô lệ của ngôn từ, dùng ba tất lưỡi bẽ cong chân lý. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác có thể thấy rằng chính các nhà biện thuyết thông qua sự triển khai tư tưởng của mình đã cho thấy sự huyền diệu của ngôn ngữ, sức mạnh của nghệ thuật hùng biện, một nghệ thuật rất cần trong ứng xử, giao tiếp, quan hệ công việc.



b. Xôcrát - từ triết học tự nhiên sang triêt lý học đạo đức

Xôcrát (Socrates, 469-399 TCN) sinh tại Aten, trong một gia đình mà cha làm nghề điêu khắc, mẹ là bà đỡ. Thời trẻ Xôcrát theo phái biện thuyết, chịu Ảnh hưởng của nó trong việc xác định đối tượng triết học và cách thức truyền đạt tư tưởng. Tuy nhiên sau đó ông rời bỏ trường phái này để tránh, như ông nói, sa vào những cuộc tranh luận vô bổ. Xôcrát vừa là nhân chứng, vừa là nạn nhân của nền dân chủ Aten. Năm 399 TCN ông bị chính quyền Aten, do lân bang Xpáctơ, kẻ thắng trận trong cuộc chiến Pêlôpônét dựng nên, kết án tử hình vì ba tội - bài xích thần linh, chống đối chế độ và hủ hóa giới trẻ, buộc uống thuốc độc tại nhà tù.

Triết học, theo Xôcrát, không phải là sự nghiên cứu tự nhiên một cách tư biện, mà là học thuyết dạy con người sống tốt và sống đẹp. Con người chỉ có thể nhận biết những gì nằm trong quyền hạn của mình, tức linh hồn mình. “Hãy nhận biết chính mình”, nghĩa là nhận biết mình như thực thể xã hội và thực thể đạo đức. Ông phê phán triết học tự nhiên vì nó không xem con người là đối tượng, mà hướng đến nghiên cứu cái cao siêu, “xúc phạm đến thần linh” nhưng lại xa lạ với con người, do đó rơi vào bế tắc.

Sự quan tâm đến con người có thể được xem như bước ngoặt từ triết học tự nhiên sang triết học đạo đức, từ nguyên lý vũ trụ sang nguyên lý nhân sinh. Xixêrôn cho rằng Xôcrát đã đưa triết học từ trên trời xuống dưới đất. Ở Xôcrát triết học được quy về đạo đức học duy lý. Theo Xôcrát, triết học là tri thức về con người, dành cho con người, nói cách khác, là tri thức về cái thiện. Hiểu biết về cái thiện sẽ hành động theo cái thiện. Cái ác nảy sinh là do sự dốt nát, thiếu hiểu biết. Thiện và ác không phải là hai căn nguyên tách biệt nhau, mà là sự hiện diện hay thiếu vắng một căn nguyên - tri thức. Xôcrát quy mọi hành động xuẩn ngốc, cái ác nói chung, về sự dốt nát, còn cái thiện, sự mẫn tiệp - về tri thức, bởi lẽ “không ai biết thế nào là tốt mà làm điều ngược lại”. Tuyên bố đó làm nên nội dung cơ bản của đạo đức học duy lý. Nhưng đó cũng là đạo đức học hướng đến cái lý tưởng, chứ không xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, với những biến thái phức tạp của nó.

Luận điểm cơ bản của đạo đức học duy lý cũng được vận dụng vào lĩnh vực chính trị. Phẩm hạnh (đức hạnh) chính trị là cách diễn đạt khác của tri thức về chính trị. Với phẩm hạnh “không cần những kẻ vô học; nếu khác đi thì nhà nước cũng chẳng nên có làm gì” (V. S. Niersesian. Xôcrát. Nxb Khoa học, Mátxcơva, 1977, tr. 44, tiếng Nga). Vì lẽ đó Xôcrát đã phê phán nền dân chủ chủ nô từ lập trường của giới quý tộc, chứ không phải là “sự phê phán có tính chất dân chủ”, “tạo nên bản chất của nền dân chủ”, như C. Pốpơ (K. Popper) đánh giá (xem C. Pốpơ. Xã hội mở và những kẻ thù của nó. gồm 2 tập, t. 1, Trung tâm sang kiến văn hóa, Soros Foundation, Mátxcơva, 1992, tr. 238, bản tiếng Nga). Thêm nữa, Xôcrát muốn duy lý hóa nhà nước, muốn những người điều hành công việc quốc gia phải có tri thức, hiểu biết. Nhưng chẳng lẽ chính thể dân chủ không hướng đến điều đó? Đêmôcrít ủng hộ nền dânchủ, nhưng không hề hạ thấp vai trò của lý trí.

Phương pháp của đạo đức học duy lý được gọi chung là phương pháp đỡ đẻ. Theo lập luận của Xôcrát, chỉ có thể sống lương thiện nếu được trang bị một phương pháp hướng dẫn con người đến với chân lý, tức cái Thiện và lợi ích cao nhất, phổ biến nhất. Xuất phát điểm của phương pháp đó là thái độ hoài nghi tích cực, sự tự tra vấn và cầu thị: “Tôi biết rằng tôi không biết gì cả”. Từ điểm “không” này đến chân lý trải qua 4 bước: 1) mỉa mai (thể hiện tinh thần đối thọai tích cực và khoáng đạt); 2) đỡ đẻ (người thầy không chỉ “mỉa mai” về sự kém hiểu biết của học trò, mà như một bà đỡ giúp học trò “đẻ” ra đứa con tinh thần của mình, tức tri thức, trước hết là tri thức về cái Thiện); 3) quy nạp, nghĩa là tri thức chỉ có thể trở nên chắc chắn nếu được thẩm định bởi cuộc sống, bắt đầu từ sự quan sát những hiện tượng đơn lẻ đến sàng lọc, tổng hợp, khái quát hóa; 4) xác định, hay định nghĩa (đích đến trong cuộc sống là xác định đúng bản chất sự vật, gọi đúng tên của nó, chỉ ra đúng vị trí cần có của nó, để hành xủ tốt theo quy luật của cái Thiện).

“Bước ngoặt Xôcrát” là cách gọi của các nhà nghiên cứu lịch sử triết học phương Tây về thời kỳ diễn ra sự định hướng lại đối tượng và chức năng của triết học, đánh dấu bước phát triển mới, hài hòa và vững chắc hơn, của triết học Hy Lạp cổ đại. Sự phân kỳ triết học Hy Lạp theo chủ đề cũng dựa trên cơ sở này (thời kỳ “trước Xôcrát”, thời kỳ “Xôcrát” hay thời kỳ “hậu Xôcrát”).

Cùng với quá trình “đưa triết học từ trên trời xuống dưới đất”, Xôcrát đã nâng sự lý giải vấn đề đạo đức - chính trị lên trình độ khái niệm, chứng minh về mặt triết học tính chất khách quan của phẩm hạnh, chính trị, pháp quyền, đối lập với chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa chủ quan của phái biện thuyết. Xôcrát có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử triết học phương Tây đã phân biệt quyền tự nhiên và quyền công dân, khẳng định sự thống nhất hai quyền đó, chứ không tách rời nhau, như Prôtago quan niệm. Phương pháp tiếp cận chân lý do Xôcrát xây dựng chứa đựng yếu tố biện chứng, theo cả nghĩa cũ lẫn nghĩa mới. Theo nghĩa cũ, đó là nghệ thuật tranh luận để đạt đến chân lý bằng khả năng luận chứng, thuyết phục của người tham gia tranh luận; theo nghĩa hiện đại, đó là mầm mống của biện chứng chủ quan, biện chứng của các khái niệm.

Đạo đức học Xôcrát sùng bái lý trí, nhưng sự sùng bái thái qaú tất yếu dẫn tới sự cực đoan về thế giới quan. Bước ngoặt Xôcrát đồng thời là bước ngoặt từ thế giới quan duy vật tự phát trong triết học tự nhiên sang chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm tự phát Xôcrát thể hiện trước hết ở việc tách các khái niệm ra khỏi chủ thể nhận thức. Khái niệm, theo Xôcrát, chỉ là kết quả của những nỗ lực tinh thần, không đơn giản là hiện tượng chủ quan, mà là một hiện thể khách quan siêu thoát nào đó của lý trí. Khái niệm tồn tại tự thân, không lệ thuộc vào tồn tại của sự vật, con người. Chẳng hạn, khái niệm “đẹp” tồn tại tự thân, có trước những sự vật cụ thể, ban cho chúng ý nghĩa “đẹp”. Xôcrát là người phác thảo những nội dung cơ bản đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm khách quan, chứ không phải duy tâm chủ quan, như một số nhà nghiên cứu nhận định. Là nhà duy tâm, Xôcrát khẳng định quan điểm linh hồn bất tử. Trong chứng lý “linh hồn bất tử” Xôcrát đã cắt nghĩa vấn đề này: nếu truy đến cùng nguyên nhân của sinh khí cuộc sống, thì đó là linh hồn. “Linh hồn, hơn mọi sự vật, là một sự vật không chết và không thể bị tiêu diệt…Tin ở sự bất tử của linh hồn là sự mạo hiểm đẹp đẽ và nên có” Linh hồn, do vậy, đối lập với thể xác, là “cái thuộc về nhân gian, phải chết” (Platôn: Pheđôn, Bản dịch của Trịnh Xuân Ngạn, SG, 1961, tr. 269 - 270, 273, 295). Linh hồn cải tạo thể xác, nên tự nó phải luôn luôn trong sạch và chừng mực, tẩy uế những gì nhơ bẩn trong con người (xem Platôn, sđd, tr. 277 - 278). Xôcrát lý giải nguồn gốc linh hồn (ý thức) theo các thứ bậc của linh hồn vũ trụ - cái siêu việt, lý tưởng, vượt lên trên tồn tại hữu hạn của con người. Linh hồn sau khi thoát khỏi thể xác sẽ cư ngụ ở dinh thự của thần Hađết (Hades).

Chủ nghĩa duy tâm, một mặt, là sự ngạc nhiên thú vị trước năng lực nhận thức của con người, thần thánh hóa nó, mặt khác, là “sự phát triển phiến diện, thái qaú của một trong những đặc trưng, của một trong những mặt, của một trong những khía cạnh của nhận thức thành một cái tuyệt đối, tách khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên” (V. I. Lênin: toàn tập, t. 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr. 385).

c. Trường phái Xôcrát

Sau khi Xôcrát bị xử tử tại nhiều nới đã hình thanhg2 các trường phái triết học nhỏ, triển khai tư tưởng Xôcrát theo những hướng khác nhau, trong đó có trường phái Mêga, trường phái Elít, trường phái Er6tơri, trong đó nổi lên trường phái Aten, do Antixten sáng lập, và trường phái Xiren, do Arixtíp đứng đầu.



Phái Khuyển nho (cynics) )được biết đến như một trường phái chống đối chế độ chính trị Aten. Tên gọi trường phái đồng âm với tên gọi một trường học đặt ở ngoại vi Aten là Kinôsarơgết ((Kynosarges), nơi Antixten (Antisthenes, 445 - 360 TCN) - người sáng lập trường phái này, theo học. Đại biểu lớn thứ hai của phái Khuyển nho là Điôgen (Diogenes, khoảng 412 - 323 TCN), sinh tại Xinốp (Sinope), thành phố cảng bên bờ biển Đen, thuộc địa cũ của Milê. Dần dần, khi Antixten truyền bá lối sống “phù hợp với tự nhiên”, giống như lối sống của loài vật, lối sống của con chó (Kyon), ông cũng nhận được danh xưng “con chó bình dị” (haplokyon). Tên gọi bỡn cợt ấy bao hàm cả nghĩa mỉa mai lẫn yêu thương trìu mến. Những môn đệ của Antixten, những “con chó” ấy, không cắn người ta bằng răng nhọn, mà bằng ngôn từ. Cũng như Xôcrát, Antixten có thái độ phê phán đối với nền dân chủ, nhưng không phải vì nó là quyền lực của nhân dân, mà vì về thực chất` nó củng cố chuyên chính của tầng lớp chủ nô.

Mối quan tâm hàng đầu của những người khuyển nho là vấn đề đạo đức, mặc dầu Điôgen viết hẳn cuốn sách tựa đề Về tự nhiên. Tự nhiên ngoài ý nghĩa là những gì tồn tại xung quanh con người, còn hàm chứa tính tự nhiên của đời sống. Vì phái Khuyển nho chống đối nền văn minh, nên bị xem như bất chấp đạo lý; bất chấp đạo lý của xã hội một cách cực đoan thì gọi là cuồng si. Trong sự cuồng si ấy những người khuyển nho đã thách đố tất cả, bởi vậy mà người ta gán cho họ là những kẻ vô liêm sỉ, phớt lờ mọi thang bậc đạo đức do xã hội đặt ra. Tính chất vô liêm sỉ là sự phản ứng thái quá của những người khuyển nho đối với nền tảng đạo đức đang bị mục ruỗng bởi những kẻ “chơi trò dân chủ”. Đạo đức học của phái Khuyển nho hướng đến việc bảo vệ tầng lớp thấp của xã hội. Nguyên tắc đạo đức hàng đầu là khẳng định quyền tự nhiên của con người. “Tự nhiên” - chuẩn mực và thước đo của tất cả. Sống hạnh phúc nghĩa là sống theo tự nhiên. Nguyên tắc thứ hai - khổ hạnh như sự giải thoát. Khổ hạnh giúp con người tránh xa những nhu cầu vật chất để vươn đến sự tự do tâm linh. Nguyên tắc thứ ba - lý trí là sức mạnh chi phối hành vi con người. Lý trí thống nhất với phẩm hạnh, đối lập với dục vọng thấp hèn Dù đòi hỏi con người xa rời nhu cầu vật chất, nhưng phái Khuyển nho lại đánh giá cao lao động và người lao động. Luận điểm “lao động là hạnh phúc” trở thành một trong những hòn đá tảng của đạo đức khuyển nho, phản ánh quan niệm của đại chúng về cái thiện. Nguyên tắc thứ tư - con người cá nhân trên hết. Những người khuyển nho đào sâu mối bất hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa tính cá nhân và tính cộng đồng. Họ kiêu hãnh tuyên bố:”Nghèo không phải là tội lỗi”. Chủ nghĩa cá nhân của họ không chống lại đạo đức nói chung, mà chống đạo đức do giới cầm quyền áp đặt.



Phái Xiren (Cyrenaism) do Arixtíp (Aristippos, 435 - 360 TCN) sáng lập tại Xiren, một thị quốc thuộc địa của Hy Lạp tại vùng ven biển Bắc Phi. Triết học của phái Xiren là sự kết hợp duy cảm luận (sensualism, sensationalism) và chủ nghĩa khoái lạc (hedonism). Khác với phái Khuyển nho, đạo đức học của phái Xiren khuyến khích con người tận hưởng khoái lạc, giảm thiểu khổ đau. Khoái lạc là điều thiện, khổ đau là điều ác. Lối sống khổ hạnh không xứng đáng với tinh thần tự nhiên, thậm chí là sự tự trừng phạt. Con người được phú cho bao nhiêu cơ quan cảm giác hãy sử dụng bấy nhiêu để thỏa mãn nhu cầu con người. Hãy tận hưởng khoái lạc, vì khoái lạc đâu phải là đặc quyền của giới qúy tộc? Khoái lạc chỉ dành cho ngày hôm nay, bởi lẽ quá khứ và tương lai không thuộc về ta. Tự do là phương tiện đạt tới hạnh phúc; hạnh phúc là “tận hưởng”, “thu vào”, chứ không “chối bỏ”những nhu cầu hiện thực. Tri thức trở nên hữu dụng nếu nó đem đến hiệu quả cụ thể, con người trở nên tự do, nếu không chịu sự can thiệp của thần linh. Sống trước hết là hoạt động, nếm trãi, hưởng thụ, song hưởng thụ một cách hợp lý, điều độ vẫn tốt hơn. Arixtíp chống lại sự hưởng lạc thái qaú, tầm thường, dung tục, kêu gọi sử dụng tiện nghi vật chất, thú vui tinh thần như người lái tàu, người cỡi ngựa, biết dẫn dắt chúng đi theo ý muốn. Triết gia khôn ngoan là người biết sẵn sáng tận hưởng mọi lạc thú, nhưng cũng sẵn sáng khước từ chúng nhẹ nhàng, đúng lúc.

Như vậy phái Khuyển nho và phái Xiren đã bày tỏ hai thái độ hoàn toàn trái ngược nhau đối với thực trạng xã hội đang có dấu hiệu tha hóa về đạo đức.



5. Bản thể luận, nhận thức luận, tư tưởng đạo đức, chính trị - xã hội vàquan điểm thẩm mỹ của Platôn

a) Bản thể luận - học thuyết về ý niệm

Platôn (Platon, Plato. 427 - 347 TCN) tên thật là Arixtôclét (Aristokles) sinh tại Eginơ (Egine) một hòn đảo không xa Aten, trong gia đình thuộc dòng dõi quý tộc. Thời trai trẻ Platôn là con người vừa thông minh, vừa khoẻ mạnh, từng hai lần đaọt danh hiệu vô địch điền kinh của thị quốc, được người đời đặt cho cái tên Platon, tức “vạm vỡ”, “vai rộng”. Thời thanh niên (409 - 400) Platôn chịu Ảnh hưởng trực tiếp của Xôcrát. Thời viễn du (400 - 389)Platôn bắt đầu xây dựng quan điểm riêngSau khi Xôcrát bị kết án tử hình Platôn rời Aten, sang Mêga, làm bạn với Ơcơlít (Euklides), người sáng lập trường phái Mêga với chủ trương dung hòa Xôcrát và trường phái Elê. Sau đó Platôn sang Xiren, làm bạn cùng Arixtíp, rồi chu du khắp nơi, từ Ai Cập đến Phênixi, Ba Tư, BaBilon. Năm 389 TCN Platôn tham gia làm cố vấn chính trị cho bạo chúa Đênít (Denys), vua xứ Xiracút (Syracuse), nhưng sau một thời gian bị chính Đênít bán làm nô lệ do mâu thuẫn cá nhân. Anikêrít (Annikeris), môn đệ Arixtíp, chuộc ông, rồi giải phóng. Thời chín muồi về tư tưởng, hay thời Viện hàn lâm, được đánh dấu bằng việc thành lập trường phái riêng tại bắc Aten, trong khu vườn mang tên Akademos, là tên một nhân vật thần thoại. Trong gần 50 năm sáng tác Platôn để lại một di sản đồ sộ, nhưng việc tập hợp và sàng lọc thật khó khăn, vì ngoài những tác phẩm được thừa nhận do ông viết, vẫn còn một số là giả mạo (mạo văn). Số lượng các tác phẩm gồm 1độc thoại (lời bào chữa của Xôcrát), 34 đối thoại (cả chính văn và mạo văn), 13 bức thư (mạo văn), trải đều những thời gian khác nhau. Trong nhiều đối thoại, nhất là những đối thoại thời trẻ, Xôcrát thường là nhân vật trung tâm, nên khó xác định đâu là quan điểm của Xôcrát, đâu là quan điểm của Platôn mượn danh Xôcrát. Điều chắc chắn là thế giới quan của Xôcrát và thế giới quan của Platôn thống nhất với nhau.

Hạt nhân bản thể luận của Platôn là học thuyết về ý niệm (idea). Trong học thuyết này Platôn không những nâng tư tưởng duy tâm về tồn tại lên thành hệ thống, mà còn khẳng định tính tất yếu của sự đối đầu duy vật - duy tâm (lẽ cố nhiên lúc ấy chưa xuất hiện thuật ngữ “chủ nghĩa duy vật” và “chủ nghĩa duy tâm”).

Nội dung cơ bản trong bản thể luận của Platôn là vấn đề tồn tại. Ông đặt ra và giải quyết hàng loạt câu hỏi: Thế nào là tồn tại đích thực? Thế nào là cái bòng của sự tồn tại đích thực, và thế nào là “tồn tại khác” ? Mối quan hệ giữa chúng với nhau nên được hiểu như thế nào? “Theo tôi, - Platôn viết,- trước tiên cần phân biệt cái gì luôn luôn tồn tại và không bao giờ sinh thành và cái gì luôn luôn sinh thành nhưng không bao giờ tồn tại” (Platôn: Timeus, đoạn 270). Tồn tại đích thực phải là tồn tại vĩnh cửu, bất biến, tự thân đồng nhất, bền vững, siêu cảm tính, bất khả phân, vĩnh cửu. “Cái bóng” của tồn tại đích thực là sự sinh thành, tính nhất thời, khả biến, có khả năng trở thành cái khác (không đồng nhất tự thân), luôn chịu sự quy định của điều kiện không - thời gian, cảm tính, khả phân, khả hủy. Tồn tại đích thực được Platôn quy về thế giới các ý niệm, còn “ cái bóng của tồn tại” - thế giới các sự vật. Một bên là thế giới bản chất, được lý trí nhận thức, bên kia là thế giới hiện tượng, tác động lên các giác quan con người; một bên là thế giới lý tưởng, cái thiện, lợi ích, bên kia là thế giới pha tạp, phân hủy. Ý niệm về cái thiện, hay lợi ích, hạnh phúc, do đó, trở thành “ý niệm của mọi ý niệm”. “Cái thiện, - Platôn viết,- không phải là bản chất, mà xét về đặc tính và phẩm hạnh thì nó đứng cao hơn những bản chất” (Platôn, Nhà nước (Nền cộng hòa), quyển VI, 508e). Sự khác nhau giữa hai thế giới được Platôn mô tả bằng phép ẩn dụ qua huyền thoại về cái hang: triết gia khác với đại chúng là ở chỗ biết phân biệt đâu là cuộc sống đích thực, đâu là cái bóng mờ nhạt, dơn điệu của nó, chỉ có triết gia mới vượt lên ý thức đời thường, vươn đến chân lý, đồng thời chỉ ra sự khác nhau giữa hai thế giới ấy (Platôn, Nhà nước (Nền cộng hòa), quyển VI, 509d, quyển VII, 514a - 517). Khác với trường phái Elê, Platôn thừa nhận tính đa dạng, muôn vẻ của tồn tại, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ý niệm và sự vật, từ đó đi đến tiên đoán về quá trình vũ trụ nói chung. Theo ông, có bao nhiêu ý niệm thì có bấy nhiêu phức hợp của các sự vật, hiện tượng, quá trình, các quan hệ đồng nhất căn bản. Trong tác phẩm đối thoại Pácmênhít Platôn nêu ra ba phương án quan hệ giữa ý niệm và sự vật, đó là mô phỏng, thông dự, hiện diện. Thứ nhất, các sự vật hướng đến các ý niệm như khuôn mẫu của mình (mô phỏng). Thứ hai, trong quá trình đó, sự vật gia nhập vào một chủng loại ý niệm ý niệm nhất định để được mang một tên gọi (thông dự). Thứ ba, nhờ gia nhập vào thế giới ý niệm mà các sự vật tương đồng với các ý niệm, thể hiện diện mạo của mình (hiện diện).

Tóm lại, theo Platôn, ý niệm đóng vai trò vừa là khuôn mẫu của các sự vật, vừa là mục đích mà các sự vật hướng đến, vừa là khái niệm về cơ sở chung của các sự vật trong thế giới cảm tính.

Nhưng đến đây một vấn đề khác được đặt ra: đâu là nguyên nhân của tình trạng khả biến, nhất thời, phân tán của các sự vật cảm tính? Nguyên nhân ấy được Platôn gán cho chora, tạm gọi là vật chất - bản nguyên thứ hai của vũ trụ. Chora là một không gian giả định, “một số tiểu loại không nhìn thấy, không tìm ra, không có hình hài”. Theo cách hiểu ấy chora chẳng khác nào cái không-tồn-tại, hay không-là-gì-cả, nhưng theo Platôn, nó có thực, có vai trò to lớn đối với thế giới các sự vật; nó là tồn tại khác, không đồng cấp và đồng lực với ý niệm như tồn tại, mà đi sau ý niệm. Như vậy chora khác với vật chất vật lý, tức bốn dạng hành chất truyền thống trong triết học Hy Lạp cổ đại. Thế giới các sự vật - sự sinh thành - là kết quả của thế giới ý niệm và thế giới chora. Nếu thế giới các ý niệm là bản nguyên đàn ông tích cực, thế giới chora - bản nguyên đàn bà thụ động, thì thế giới các sự vật - đứa trẻ của hai thế giới, nó đồng thông dự vào tồn tại và tồn tại khác, hòa lẫn trong mình những tính quy định đối lập nhau.

Ngoài cho ra - vật chất như trung gian giữa ý niệm và thế giới các sự vật cảm tính còn có một linh hồn vũ trụ như sinh lực năng động và sáng tạo, nguồn gốc của vận động, sự sống và nhận thức. Linh hồn vũ trụ gồm có ba phần: đồng nhất, cái khác, sự hòa lẫn cả hai. Ở đó cái đồng nhất tương ứng với ý niệm, cái khác - vật chất, sự hòa lẫn - các sự vật. Cả vũ trụ lẫn linh hồn vũ trụ do vị kiến trúc sư, hay Hóa công (demiurgos) (một cách hiểu khác về Thượng đế của người Hy Lạp) nhào nặn ra theo những môtíp và mục đích nhất định.

Chủ nghĩa duy tâm Platôn là một trong những biểu hiện điển hình của triết học duy tâm trong lịch sử. Nó vừa là chủ nghĩa duy tâm chiến đấu, vừa là chủ nghĩa duy tâm thông minh.

b)Tâm lý học - học thuyết về linh hồn

Linh hồn con người cũng tương tự như linh hồn vũ trụ, nghĩa là có chức năng vận hành thân xác, làm cho thân xác trở nên sống động, hoạt động. Thân xác khả tử, linh hồn bất tử. Thân xác được tạo thành từ các hành chất vũ trụ. Chúng trở về vũ trụ sau khi thân xác phân rã. Chức năng của thân xác là trở thành bể chứa tạm thời và nơi cư ngụ của linh hồn. Linh hồn con người là sự thừa hưởng những gì còn sót lại sau công cuộc tạo dựng vĩ đại của thần linh ra linh hồn vũ trụ. Hoá công nhào nặn linh hồn vũ trụ từ hỗn hợp cái đồng nhất, cái khác và hòa lẫn cái đồng nhất - cái khác. Phần còn sót lại đối với con người là phần cao cả nhất của linh hồn con người, thừa hưởng từ linh hồn vũ trụ - phần lý trí, tiếp đó - ngoài lý trí. Nhưng ngay ở phần “phi lý” này cũng được phân chia thành ý chí dục vọng. Trong Nhà nước Timeus Platôn đã cụ thể hóa sự phân chia ba phần của linh hồn, theo đó phần hạ đẳng, hay dục vọng, gắn với bản năng, là nơi xuất phát những ước muốn hạ đẳng. Phẩm hạnh cần có để chế ngự bản năng thấp hèn là tiết độ. Phần ý chí là nguồn suối phát sinh những đam mê, lòng nhiệt thành, gắn với sự can đảm như phẩm hạnh căn bản của nó. Phần lý trí, hay tinh thần, là phần duy nhất của linh hồn bất tử, với phẩm hạnh căn bản là khôn ngoan, sáng suốt. Từ phần cuối vươn lên cao tức là vươn lên phần thần linh, còn ngược lại - phần thú tính.

Phẩm hạnh cao quý nhất của mỗi cá nhân trong quan hệ xã hội là công bằng.

Linh hồn vũ trụ sai khiến những linh hồn vật vờ, bị giằng xé trong xung đột triền miên giữa thần tính và thú tính trở về với thế giới siêu việt. Vì lẽ đó chết không có nghĩa là chấm dứt sự tồn tại, mà là hóa thân, trở về với vĩnh hằng. Nêu ra huyền thoại ấy, Platôn dành trọn tình cảm của mình cho người thầy bất hạnh Xôcrát.



c)Nhận thức luận và lôgíc học

Từ vấn đề tồn tại đích thực Platôn đi đến giải quyết vấn đề nhận thức đích thực tri thức tự thân. Theo Platôn, nhận thức là quá trình linh hồn tìm về suối nguồn vĩnh cửu - thế giới các ý niệm, hay thế giới lý tưởng. Đó là quá trình hồi tưởng (anamnèsis): linh hồn hồi tưởng lại những gì mình có được trước đây, nhưng quên đi vào thời điểm gia nhập vào thân xác của đứa trẻ vừa sinh ra. Với cách lý giải như thế tri thức không phải là một hành vi cảm giác, không hẳn là một kiến giải đúng, hay kiến giải đúng kèm theo lý do, mà là một kết quả được xây dựng trên nền tảng của thực tại, thể hiện mối quan hệ có tính lôgíc, tính quy luật của những hình Ảnh diễn ra ở đó.

Phương pháp anamnèsis là phương pháp đi đến các ý niệm với tính cách cái chung không bằng con đường khái quát những cái đơn nhất, mà bằng con đường đánh thức trong linh hồn “tri thức đã bị quên lãng”. Platôn nhấn mạnh:”Hãy tìm kiếm tri thức nơi mình - điều đó có nghĩa là hồi tưởng”. Hồi tưởng bắt đầu như thế nào? Khi quan sát các sự vật lập tức trong linh hồn xuất hiện ý niệm tương đồng hay khác biệt, giúp chủ thể so sánh chúng với nhau. Chúng ta nhận biết tính thống nhất và đa dạng của thế giới nhờ kênh tín hiệu ấy trước tiên. Chẳng hạn, ta gọi một vật là đẹp, vì ta nhớ lại theo sự tương đồng ý niệm “cái đẹp”, và ngược lại. Chất xúc tác chủ yếu của phương pháp anamnèsis là nghệ thuật phán đoán lôgíc, đối thoại triết học, hỏi và đáp, mà đó lại là phép biện chứng theo cách hiểu của Xôcrát và Platôn. Biện chứng còn được hiểu theo nghĩa thứ hai - năng lực tìm hiểu các khái niệm, phân biệt chúng theo tiểu loại, liên kết các tiểu loại thành những khái niệm chủng loại. Có thể đơn giản gọi phép biện chứng của Platôn là lôgíc học, khoa học nghiên cứu sự hoạt động của tư duy. Phép biện chứng được Platôn xem như khoa học tối thượng, đi từ mâu thuẫn và sự thiếu nhất quán trong tư duy đến nhận thức thực tại chân lý. Hai quá trình thường xuyên diễn ra là biện chứng đi lên biện chứng đi xuống. Biện chứng đi lên là đi từ những cái phân tán, những cảm giác đa tạp đến cái đơn nhất - ý niệm thống nhất duy nhất, tức ý niệm cái thiện. Biện chứng đi xuống, ngược lại, là sự phân tích, triển khai tất cả những kết quả có được ra những chủng loại, xác lập lại những ý niệm mà không cần tới vai trò của cảm giác. Có thể hình dung biện chứng đi xuống như đi từ nguyên lý phổ quát của vạn vật đến các ý niệm và thế giới cảm tính.

Phép biện chứng chủ quan của Platôn, có thể gọi như vậy, là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của lý luận nhận thức và lôgíc học. Platôn đã xây dựng cơ sở cho học thuyết về phạm trù, về chủng loại và tiểu loại của các khái niệm, về sự thống nhất quy nạp - suy diễn như phương pháp tiếp cận chân lý, về sự phát triển thông qua các mặt đối lập. Phép biện chứng theo cách hiểu hiện đại được bắt đầu từ chính sự xem xét lại cách hiểu của người Hy Lạp về phép biện chứng, cải biến nó cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của nhận thức.



d) Triết học xã hội - mô hình nhà nước lý tưởng

Cũng như Xôcrát, mối quan tâm hàng đầu của Platôn trong triết học xã hội là vấn đề phẩm hạnh. Bốn phẩm hạnh thường xuyên được nhắc đến là tiết độ, can đảm (gan dạ), khôn ngoan, công bằng, dựa theo cách phân tầng linh hồn, phân tầng xã hội và quan hệ giữa người với người.

Tiết độ là phẩm hạnh cần có đối với tất cả các công dân, không phân biệt địa vị xã hội.

Can đảm không nhất thiết là phẩm hạnh phổ biến. Chỉ cần một bộ phận công dân (các chiến binh) có được nó để bảo vệ an ninh quốc gia.

Khôn ngoan có thể hiện diện ở tất cả, song xét thực chất nó là đặc quyền phẩm hạnh của các triết gia.

Có thể gọi công bằng là “đức hạnh xã hội”, vì nó thể hiện trong đời sống của cá nhân lẫn cộng đồng, đóng vai trò thước đo của chế độ chính trị.

Platôn đưa ra các kiểu thị quốc Hy Lạp cổ đại sau đây: 1) quân chủ - sự cai trị của một người tốt, và hình thức xuyên tạc của nó - bạo chính; 2) quý tộc - sự cai trị của một số người tốt, và hình thức xuyên tạc của nó - hoạt đầu (quả đầu), hay tập đoàn thống trị bằng những phương tiện không hợp lòng dân; 3) dân chủ - sự cai trị của nhiều người, hay của toàn thể dân chúng. Có thể phân chia theo ba nhóm và các hình thức tương ứng với chúng: 1) quân chủ, gồm có quyền lực của nhà thông thái (hay quý tộc), hoặc quyền lực của kẻ độc tài (tyrannia); 2) quả đầu, hay quyền lực chính trị của những nhóm, tập đoàn nhất định, gồm có phú hào (tymokratia), quả đầu (oligarchea), và cộng hòa; 3) dân chủ (demokratia). Điều đặc biệt là Platôn không nêu lên hình thức xuyên tạc của dân chủ, mà cho rằng bản thân nó, một nền dân chủ “thuần tuý”, đã là hình thức cai trị tồi tệ nhất từ tất cả các hình thức hiện tồn (Platôn. Tác phẩm chọn lọc T. 4, M, 1994, tr. 74). Tất cả những hình thức nhà nước tốt đẹp nhất trong lịch sử vẫn chưa phải là những nhà nước công bằng lý tưởng.

Thế nào là một nhà nước công bằng lý tưởng?



Trước hết nhà nước đó phải được xây dựng từ những thành tố công dân khác nhau, chiếm những địa vị xã hội khác nhau, thực hiện đúng những chức phận của mình tùy theo năng lực cá nhân. Công bằng không có nghĩa là cào bằng, mà “phù hợp với trật tự tự nhiên” của sự vật. Sự xác định các đẳng cấp của xã hội dựa trên sự phân chia cơ cấu linh hồn: a) các triết gia - cai trị gia,hay đẳng cấp vàng, tương ứng với phần lý trí của linh hồn; b) các chiến binh, hay đẳng cấp bạc, tương ứng với phần ý chí của linh hồn; c) những người lao động chân tay và buôn bán, hay đẳng cấp đồng và sắt, tương ứng với phần dục vọng của linh hồn. Sự phân chia đẳng cấp không chỉ dựa trên phẩm chất đạo đức, trí tuệ, mà còn nhất trí với sự phân công lao động - nền tảng của đời sống xã hội. Trong nhà nước lý tưởng quyền lực tập trung vào tay “những bậc thông thái”, những người đại diện cho trí tuệ của cộng đồng. Tính bền vững của nhà nước đạt được “khi bằng thuyết phục, khi bằng gươm đao”. Luật pháp đưa các vĩ nhân vào bộ máy quyền lực “không phải để dành cho họ đặc quyền muốn đi đâu làm gì tuỳ thích, mà để sử dụng họ cho công cuộc kiến thiết nhà nước” (Platôn, Nhà nước, quyển VII, 520a). Về tổ chưc đời sống xã hội, trong nhà nước lý tưởng mọi người sống có kỷ luật, các chiến binh tập trung trong các doanh trại, tách phụ nữ và trẻ em ra riêng. Gia đình theo nghĩa truyền thống không còn, mà chỉ là sự liên kết nhất thời giữa nam và nữ để sinh con (Platôm, Nhà nước, quyển V, 460c - 461e, 462 ab). Mọi tài sản của các chiến binh đều là của chung, không có tư hữu. Chiến binh chỉ có quyền sử dụng những gì thiết yếu nhất cho cuộc sống, sức khỏe và sự hoàn thành tốt nhất các chức năng của họ trong nhà nước. Họ không có nhà cửa riêng, không tài sản, không của quý. Platôn lập luận rằng, nếu chiến binh có được nhiều tiền của, họ sẽ bị cuốn theo cơn lốc của sự tư lợi, khó hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc; họ sẽ biến thành người chiếm hữu ruộng đất, thành những ông chủ, gây thù chuốc oán đối với các công dân khác. Về giáo dục, Platôn chủ trương một nền giáo dục có tính định hướng nghiêm túc, tính sàng lọc, toàn diện và liên tục, hướng con người đến lẽ công bằng và cái thiện tối cao. Giáo dục bắt đầu ngay từ lúc trẻ biết nói đến trên ba mươi tuổi. Từ ba đến sáu tuổi trẻ được giáo dục bằng những câu chuyện thần thoại, nhằm đánh thức tính tò mò, tính hiếu động, sáng tạo. Từ bảy đến mười tuổi - thể thao, từ mười một đến mười ba tuổi - tập đọc, tập viết, từ mười bốn đến mười sáu tuổi - thi ca, âm nhạc, từ mười sáu đến mười tám tuổi - toán học, từ mười tám đến hai mươi tuổi - quân sự, từ hai mươi đến ba mươi tuổi - tuyển chọn lần thứ nhất; một số thực sự có năng khiếu cầm quân được đào tạo thành các tướng lĩnh, một số khác có tư chất thông minh được đào tạo làm nhà cai trị, đồng thời tiếp tục học tập và nghiên cứu khoa học. Từ ba mươi tuổi trở đi - tuyển chọn lần thứ hai trong số những người làm khoa học. Một số không xuất sắc lắm thì an phận làm viên chức, mô5t số khác được đào tạo tiếp, đặc biệt môn biện chứng và môn đạo đức để thấm nhuần tinh thần triết lý và cái thiện.

Như vậy nhà nước lý tưởng mà Platôn hình dung là một tổ chức đạo đức - chính trị hoàn hảo, giải quyết các nhiệm vụ cơ bản như đảm bảo an ninh xã hội và chủ quyền thị quốc, các nhu cầu vật chất thiết yếu và phúc lợi cho xã hội, định hướng hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học. Nguyên lý của nhà nước lý tưởng là Công bằng, mục tiêu của nó - cái thiện, phương tiện của nó - giáo dục. Platôn chủ trương một nền văn hóa đề cao cái đẹp tinh thần, lý tưởng. Có thể nhận thấy trong nhà nước lý tưởng của Platon tư tưởng nhân văn - khai sáng đan xen với một số yếu tố của chủ nghĩa cộng sản không tưởng thô thiển và chủ nghĩa quý tộc thượng lưu. Platôn phê phán nền dân chủ trong thời kỳ khủng hoảng của nó, với bốn biểu hiện là tính mâu thuẫn, tính man rợ hóa, tính thiếu quyết đoán và tính thái quá, đồng nhất bản chất của dân chủ với những biểu hiện nhầt thời, đối lập dân chủ với mô hình nhà nước lý tưởng mà thực chất là sự dung hợp tinh thần Hy Lạp thời đại anh hùng ca với chế độ quả đầu quân sự hóa tại Xpáctơ.



e) Tư tưởng thẩm mỹ - nghệ thuật

Đề cao lý trí và sức mạnh sáng tạo của con người đã trở thành truyền thống trong triết học Hy Lạp cổ đại. Platôn có thể thủ tiêu con người cá nhân, nhưng không hạ thấp hình Ảnh con người sáng tạo.

Tư tưởng thẩm mỹ của Platôn thể hiện trong quan niệm về nghệ thuật. Nghệ thuật là mô phỏng sự mô phỏng: các sự vật mô phỏng các ý niệm, con người mô phỏng các sự vật để làm nên các công trình nghệ thuật. Nhưng mô phỏng trong nghệ thuật không đơn giản là bản sao các sự vật, mà gắn liện với hoạt động có mục đích của con người, biến cái thô thiển, xù xì của thế giới các sự vật thành sản phẩm đầy chất sáng tạo. Nghệ thuật trước hết là giá trị do con người làm ranhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp và hoàn thiện năng lực nhận thức thế giới.

Nghệ thuật bắt đầu khi con người bị ám Ảnh, điên loạn, bị đặt trong tình thế giằng co giữa hai thế giới - thế giới mà ta đang sống và thế giới mà ta chưa biết, nhưng khao khát hướng đến. Am Ảnh và điên loạn, theo Platôn, là khí chất tạo ra nguồn lực mạnh mẽ, thúc đẩy con người hành động. Trong học thuyết về linh hồn Platôn xếp hai đặc tính này vào phần ý chí.

Đối tượng của thẩm mỹ là cái Đẹp. Thẩm mỹ học Platôn là bản thể luận đã được huyền thoại hóa về cái Đẹp, tức học thuyết về tồn tại của cái Đẹp, chứ không phải triết học nghệ thuật theo đúng nghĩa của từ đó. Với tính cách là những mệnh đề xuất phát, cái Đẹp vượt khỏi khuôn khổ của nghệ thuật, đứng cao hơn cả nghệ thuật - trong lĩnh vực của tồn tại bên ngoài thế giới (xem V. Ph. Axmút: triết học cổ đại, Nxb Khoa học, Mátxcơva, 1976, tr. 189 - 192, tiếng Nga).

Cái Đẹp không có tính hữu dụng và chuẩn mực. Không là hữu dụng, vì cái hữu dụng chỉ xét trong tương quan nào đó, do vậy không thể là cái tuyệt đối được; không là chuẩn mực, vì nó không buộc các sự vật luôn đặt mình trong một mô thức cứng nhắc, giả tạo. Không nên xem xét cái Đẹp ở vẻ ngoài, mà ở toàn thể, ở ngay tồn tại của nó. Đó là cái Đẹp tự thân bên trong, kết hợp với cái Thiện. Đó cũng là cái Đẹp mang sức mạnh, thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật. Chính nó gợi lên ở linh hồn những xung động, đam mê. Cảm thức cái Đẹp là khởi điểm của sự phát triển tinh thần. Platôn hiểu sự “yêu mến cái Đẹp” như quá trình con người đến gần với thực tại (thế giới các ý niệm), như cuộc hnàh trình đi lên theo những nấc thang vươn cao mãi. Nấc thang đầu tiên - cái Đẹp thân xác, đầy dục tính; nấc thang tiếp theo - cái Đẹp tinh thần; nấc thang cuối cùng - cái Đẹp tự tại, hay ý niệm cái Đẹp.

Quan điểm nghệ thuật của Platôn có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng. Nghệ thuật được xem như phương tiện giúp xây dựng hình Ảnh con người kiểu mẫu, nơi đạo đức và thẩm mỹ, phẩm hạnh và cái Đẹp liên hệ hữu cơ với nhau. Nghệ thuật không đem đến tri thức chân lý, nhưng tác động lên tình cảm và hành vi con người. Trong mô hình nhà nước lý tưởng do Platôn xác lập các hoạt động nghệ thuật phải được đặt dưới sự kiểm soát khắt khe của chính quyền, nhằm tránh cho trẻ thơ sớm bị sa ngã “theo gương những vị thần láu cá, độc ác, tàn bạo, dối trá” (xem Platôn: Nhà nước, quyển X, 601b). Platôn hạ thấp vai trò của nghệ thuật tạo hình, vì theo ông, thứ nghệ thuật này không có khả năng phản ánh chân lý, là lĩnh vực không phải của hiện thực, mà của vẻ ngoài lừa dối. Ông phê phán thơ Hôme vì sự báng bổ thần linh.

6. Arixtốt - bộ óc bách khoa của nền triết học Hy Lạp cổ đại

a. Phân loại khoa học

Arixtốt (Aristoteles, 384 - 322 TCN) - học trò xuất sắc của Platôn - sinh tại Xtagirơ (Stagire)cách Aten về phía bắc 300km, một thuộc địa của xứ Maxêđônia (Macedonia). Sự nghiệp sáng tác của ông trải qua ba thời kỳ chính: thời kỳ Aten lần thứ nhất, hay thời kỳ Hàn lâm viện (367 - 347 TCN), chịu Ảnh hưởng trực tiếp của Platôn; thời kỳ viễn du (những năm 40 - đầu 30 TCN), phê phán một số luận điểm nền tảng trong triết học Platôn, nhất là học thuyết về tồn tại; thời kỳ Aten lần thứ hai (những năm cuối đời), mở trường phái triết học ở Lixê (Lycei), được gọi là phái Tiêu dao (Peripatetic school).

Sự nghiệp sáng tác của Arixtốt thật đồ sộ. Ngoài triết học ông còn thâm nhập hầu như vào tất cả các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, để lại nhiều công trình có giá trị.

Có thể phân loại di sản triết học của Arixtốt theo ba nhóm, căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và tính hoàn thiện về tri thức. Nhóm thứ nhất là các khoa học lý thuyết, lấy tri thức làm đối tượng (siêu hình học, tức triết học thứ nhất, vật lý học, tức triết học thứ hai, toán học, lôgíc học). Đ6í tượng của siêu hình học (metaphysics) là những gì tồn tại “đằng sau” (meta) tự nhiên hữu hình. Tự nhiên ở Arixtốt không đồng nhất với thực tại. Thực tại, hay cái đang tồn tại, được Arixtốt diễn đạt bằng từ “on”, “onta”, để phân biệt với tồn tại (“to einai”). Thực tại rộng hơn tự nhiêntự nhiên chỉ là một phần thực tại. Vì đi sâu bản chất phi cảm tính, vĩnh cửu, nên triết học thứ nhất, tức siêu hình học, được nâng lên cấp độ khoa học về thần, nhưng rộng hơn cả thần học, vì nó bao quát toàn bộ nguyên nhân và bản chất của thực tại.

Nhóm tiếp theo là các khoa học thực hành, lấy hành động làm đối tượng (đạo đức học, chính trị học, kinh tế học). Trên thực tế ba khoa học “thực hành” vừa nêu không được Arixtốt phân tích riêng biệt, mà gắn kết với nhau trong cùng hệ thống.

Nhóm cuối cùng là các khoa học sáng tạo, lấy những gì hữu ích và gây ấn tượng do con người sáng tạo ra làm đối tượng (nghệ thuật, thi ca, các khoa học ngôn ngữ, các hoạt động kỹ thuật).

Trong trình tự nghiên cứu của triết học Arixtốt đầu tiên là lôgíc học (ông gọi khoa học này là “phép phân tích”, hoặc organon, tức công cụ của tri thức, nhưng thuật ngữ lôgíc học lại do các nhàn triết học Khắc kỷ nêu ra muộn hơn) như nhập môn vào các khoa học khác, tiếp theo là vật lý học (kể cả sinh vật học, tâm lý học), tìm hiểu tự nhiên vô cơ và đời sống sinh thể từ bậc thấp nhất đến loài người, thứ ba là siêu hình học, nghiên cứu bản chất của tồn tại, cuối cùng là đạo đức học, kinh tế học, chính trị học và các khoa học ngôn ngữ, văn chương, nghệ thuật.



b. Bản thể luận - nhị nguyên vật chất - mô thức

Ngoài chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm như hai khuynh hướng, hay hai đường lối cơ bản, hình thành và phát triển trong cuộc tranh luận về nguyên nhân, cơ sở của tồn tại, trong triết học Hy Lạp còn hình thành phương án thứ ba - nhị nguyên luận (dualism xuất phát từ tiếng la tinh dualis là tính hai mặt, phân đôi). Đại diện cho phương án này làArixtốt.



Trong chương 9, quyền 1, các chương 4 và 5, quyển 13 của Siêu hình học Arixtốt phê phán Platôn vì đã tuyệt đối hóa ý niệm, xem nó như một thế giới lý tưởng, tồn tại độc lập (xem Arixtốt: Siêu hình học, quyển 1, chương 9, 10; quyển 13, chương 4; quyển 14, chương 1). Nhằm vượt qua Platôn, Arixtốt xây dựng quan niệm mới về tồn tại trên cơ sở thừa nhận tính tuyệt đối, tính phổ biến và tính đơn nhất của nó. Tồn tại, theo Arixtốt, là cái bao hàm những đặc tính tạo nên bản chất của sự vật. Khi ta nói cái gì đó có, ta nói trước hết đến các thuộc tính tạo nên nó. Đó là tồn tại đơn nhất, có cá tính. Tồn tại cũng được xác định theo tính phổ biến, nghĩa là trong vô số các sự vật khác nhau thuộc một hoặc nhiều chủng loại, ta vẫn tìm ra những nét tương đồng của chúng. “Tồn tại, - Arixtốt viết, - tự nó quy cho tất cả những gì được xác định thông qua những hình thức diễn đạt của các phạm trù, bởi lẽ những diễn đạt ấy được tạo ra bằng bao nhiêu cách thức, thì tồn tại được xác định trong bấy nhiêu ý nghĩa. Do chỗ một số diễn đạt quy định bản tính sự vật, một số khác - chất, một số khác nữa - lượng, một số khác nữa - quan hệ, một số khác nữa - vận động hay chịu tác động, một số khác nữa - “ở đâu” (vị trí), một số khác nữa - “khi nào” (thời gian), nên tương tự mỗi thứ trong số chúng đều hàm nghĩa tồn tại” (Arixtốt, sđd, quyển 5, chương 7, 1017a 23 - 27). Đó là tồn tại phổ biến, bao hàm những đặc tính chung nhất của sự vật. Ngoài hai đặc tính vừa nêu Arixtốt dành nhiều quan tâm đến tồn tại thuần túy tự thân, tuyệt đối, tách khỏi vậ chất, nghĩa là tồn tại như một bản thể siêu việt, vượt khỏi thế giới khả giác hữu hình, hay Thượng đế. Vấn đề này được làm sáng tỏ thêm trong học thuếyt về tồn tại như sự thống nhất tiềm thể, hay khả năng (vật chất, hay thể chất) và hiện thể, hay hiện thực phi vật chất (hình thức, hay mô thức). Cùng với hai mặt đối lập ấy Arixtốt còn đưa ra yếu tố thứ ba, một thể nền (hypokeimenon) mà trên đó các quá trình sinh thành, biến đổi diễn ra từ sự tương tác của các mặt đối lập. Như vậy có thể hình dung một cấu trúc gồm ba thành tố:cái hiện hữu, cái đối lập với hiện hữu, cái mà từ đó một cái khác xuất hiện. Cái hiện hữu bao giờ cũng là cái được xác định, nghĩa là mang một diện mạo, dáng vẻ cụ thể. Sự khiếm khuyết diện mạo có thể xem là mặt đối lập của nó. Cái làm cơ sở cho sự xuất hiện chính là vật chất (thể chất). Arixtôt gọi ba bản nguyên này lần lượt là mô thức (morphè), khiếm khuyết (steresis) và thể chất (hyle). Vật chất là khả năng tồn tại (tiềm thể). Khối đồng trở thành bức tượng bằng đồng là nhờ có một mô thức (hình Ảnh bức tượng) khoác lên vật chất ấy (khối đồng), giúp nó có được diện mạo đặc trưng. Pho tượng, quả cầu, hình vuông, hình tam giác, hình thoi … có thể phổ biến cho nhiều chất liệu - đất, đá, sắt, đồng, gang …Điều này chứng tỏ tính năng động của mô thức, khác với tính thụ động của vật chất, cái chỉ trở thành một hiện hữu xác định khi tiếp nhận một mô thức nào đó. Mô thức được Arixtốt quy về bản chất, hiện thực. Nguyên nhân đích thực, sơ khởi của tồn tại không phải là những yếu tố vật chất, mà là cái đem lại một thiết định cho sự vật để sự vật là chính nó (xem Arixtốt, sđd, quyển 7, chương 17, 1041a7 - 30, 1041b3 - 20). Nhưng, theo Arixtốt, vật chất xét trong những trường hợp khác nhau vừa là khả năng, vừa là hiện thức. Chẳng hạn, việc xem khối đồng là “vật chất” của quả cầu chưa phải là cách xem xét duy nhất. Có thể nói đơn giản “khối đồng là một hiện thực”, còn các phân tử đồng là “vật chất” hợp nhất thành “khối”. Theo trình tự đó có thể truy đến kỳ cùng, đến chỗ bản thân các hành chất cơ bản của vũ trụ (đất, nước, lửa khí) cũng là những hiện thực (mô thức) đặc biệt, kết hợp với “thể chất”, tức vật chất đặc biệt nào đó. “Vật chất” với tính cách là nguồn gốc tự nhiên của bốn hành chất - vật chất đầu tiên - có lẽ là hỗn mang không xác định, thứ “khả năng” thuần tuý, tự nó chưa thể trở thành hiện thực.

Vật chất cũng vĩnh cửu như mô thức. Tất cả những gì tồn tại trong tự nhiên đều được tạo thành từ vật chất và mô thức. Không có vật chất sẽ không có tự nhiên và sự vật. Sự vật xuất hiện là nhờ có một mô thức được đưa vào vật chất. Vật chất và mô thức là cơ sở của các sự vật đơn nhất, ban cho chúng một chủng loại, một hình thức đặc trưng. Khác với mô thức, vật chất là nguồn gốc của tính nhất thời, khả biến của vạn vật; chính nhờ nó có đặc tính đứng ở ngưỡng cửa của tồn tại và không tồn tại, mà sự vật cũng có khả năng “tồn tại hay không tồn tại”. Thế giới các sự vật do sự kết hợp vật chất - mô thức tạo ra là thế giới vận động. Nhưng đâu là nguồn gốc của vận động? Theo Arixtốt, sự tồn tại vĩnh cửu của thế giới và sự vận động vĩnh cửu tất yếu đưa đến sự thiết định về nguyên nhân vĩnh cửu, tối hậu của thế giới. Theo trật tự nhân quả cần truy tìm nguyên hnân đầu tiên của dòng chuyển biến vạn vật theo thời gian. Trong chu kỳ nối tiếp nhau con gà - quả trứng - con gà vẫn có thể hình dung con gà đầu tiên không sinh không diệt. Đó là hình Ảnh Động cơ đầu tiên mà thiều nó sẽ không có bất kỳ động cơ nào khác, vận động nào khác.

Động cơ đầu tiên được phân tích từ ba khía cạnh: thứ nhất, Động cơ đầu tiên không chịu sự tác động của bất kỳ yếu tố bên ngoài nào; nó vừa là nguyên nhân đầu tiên, vừa là tồn tại đầu tiên. Thứ hai, Động cơ đầu tiên là cái bất động, vì nó đã ngự ở đỉnh chóp, trở thành nguyên lý tối cao của mọi sự chuyển dịch, biến đổi. Thứ ba, Động cơ đầu tiên là tồn tại tối thượng, tự thân, phi vật chất, siêu tự nhiên, là trí tuệ thuần túy, mô thức thuần túy, mô thức của những mô thức, khởi động và chi phối các quá trình vũ trụ. Như vậy nhị nguyên luận dẫn đến chủ nghĩa duy tâm khách quan. Điểm xuất phát là sự phê phán chủ nghĩa duy tâm Platôn trong học thuyết về ý niệm như cơ sở, khuôn mẫu cũa thế giới các sự vật, điểm kết thúc lại là một thứ chủ nghĩa duy tâm không triệt để dưới hình thức nhị nguyên vật chất - mô thức.

c. Vật lý học và vũ trụ luận

Quan điểm nhị nguyên vật chất - mô thức là cơ sở để xác lập học thuyết về bốn nguyên nhân cơ bản của vận động và biến đổi trong thế giới, đó là nguyên nhân vật chất, nguyên nhân mô thức, nguyên nhân vận động, nguyên nhân, ục đích. Arixtốt viết:”Nguyên nhân được gọi là: 1)cái hàm chứa bên trong sự vật, cái mà từ đó nó xuất hiện, chẳng hạn đồng là nguyên nhân của pho tượng, bạc là nguyên nhân của cái đĩa, 2) mô thức, hay khuôn mẫu, cái xác định bản chất sự vật, 3) cái mà từ đó bắt đầu sự thay đổi hay chuyển hóa vào trạng thái cân bằng, chẳng hạn người thầy là nguyên nhân (của học trò tốt), người cha - nguyên nhân của đứa con; nói chung cái tạo ra là nguyên nhân của cái được tạo ra, cái làm biến đổi - nguyên nhân của cái biến đổi, 4) mục đích, nghĩa là cái-vì-nó, chẳng hạn mục đích của đi dạo là sức khỏe. Do đâu con người đi dạo? Vì muốn được khỏe mạnh. Hẳn khi nói như thế chúng ta nghĩ rằng mình đã chỉ ra nguyên nhân” (Arixtốt, sđd, quyển 5, chương 2 1043a 28 - 35).



Nguyên nhân mô thức: mọi vật trong thế giới có thể vận động là nhờ mô thức của chúng; do mô thức là tính quy định căn bản của tồn tại, nên nó là nguyên nhân quan trọng nhất.

Nguyên nhân vật chất: vật chất là cội nguồn của thế giới các sự vật. Trong uan hệ giữa vật chất, hay tiềm thể (dynamis), và mô thức, hay hiện thể (energeia) vận động đóng vai trò cái làm chosự thống nhất các mặt đối lập thành hiện thực.

Nguyên nhân mục đích: tính mục đích vừa đồng nhất với tính tất yếu, vừa được xem như vận động hướng tới mục đích tối cao là cái Thiện, hạnh phúc, và theo nghĩa đó nó bao trùm toàn thể vũ trụ lẫn đời sống con người, chi phối tất cả các sự vật, các hiện tượng và các quá trình diễn ra trong thế giới.

Nguyên nhân vận động: Arixtốt không thừa nhận sự tự vận đông, mà xem vận động là do sự tác động của vật này lên vật khác. Arixtốt nhấn mạnh:”Dưới mọi sự biến đổi một cái gì đó biến đổi nhờ một cái gì đó và vào một cái gì đó” (Arixtốt, sđd, quyển 12, chương 3 1070a 1 - 2). Sau cùng ông hướng đến Động cơ đầu tiên như nguồn gốc và nguyên nhân vận động.

Học thuyết về bốn nguyên nhân được Arixtốt phân thành bốn nhóm, trong đó nhóm nguyên nhân vật chất tách riêng, còn nhóm nguyên nhân mô thức - mục đích - vận động chỉ là một. Trong quan niệm về vật chất vận động Arixtốt đến gần với chủ nghĩa duy vật.

Trong Bảng phân loại khoa học vật lý học được xem như khoa học về các hiện tượng của tự nhiên. Tự nhiên ở Arixtốt là thứ tự nhiên có hai mặt - vật chất và mô thức, vì thế ắt phải đặt ra câu hỏi: vật chất có thể được xem là tự nhiên trong chừng mực nào? Trả lời: nó trở thành tự nhiên chỉ khi nào có thể được xác định thông qua bản chất. Tự nhiên theo nghĩa đầu tiên và riêng có của nó là bản chất, mà chính là bản chất của cái có khởi nguyên vận động tự thân. Vật chất được gọi là tự nhiên vì nó có khả năng đạt tới bản chất này” (Arixtốt, sđd, quyển 5, chương 4, 1015a 14 - 15). Như vậy có thể nói tự nhiên là nguồn lực bên trong của sự tự vận động và phát triển của các sự vật.

Arixtốt trình bày học thuyết về vận độnt (kinèsis) cả trong Siêu hình học lẫn Vật lý học. Trong Siêu hình học Arixtốt chỉ ra bốn dạng vận động có thể là: 1) tăng và giảm; 2) biến đổi về chất, hay chuyển hóa; 3) xuất hiện và diệt vong; 4) chuyển dịch vị trí trong không gian (vận động cơ học). Trong bốn hình thức đó Arixtốt xem vận động trong không gian là hình thức chủ yếu, điều kiện của tất cả các hình thức vận động còn lại. Arixtốt chia vận động cơ học như thế thành vận động theo vòng tròn, vận động thẳng, sự kết hợp vận động vòng tròn và vận động thẳng, theo đó vận động theo vòng tròn là vận động có tính liên tục, còn vận động thẳng có tính gián đoạn.

Sau khi định nghĩa và phân loại vận động Arixtốt tìm hiểu các khái niệm khác của vật lý học.

Không gian theo cách hiểu của Arixtốt đồng nghĩa với vị trí - giới hạn của vật thể. Đai thiên cầu không có vị trí, không nằm ở đâu cả, vì không có cái gì vây bọc nó. Vị trí không phải là mô thức lẫn vật chất, vì cả hai không thể đứng tách biệt với đối tượng, còn vị trí thì có thể (Arixtốt, Vật lý học, quyển 4, 209b 20 - 32). Vị trí cũng không phải là sự vật đơn nhất, vì nếu nói như vậy ta phải chấp nhận trong một vị trí có hai vị trí. Vị trí là bể chứa các vật thể.

Khác với không gian, thời gian không liên kết với các vật thể, mà với vận động. Thời gian không phải là vận động, nhưng nó không tồn tại thiếu vận động, bởi lẽ nó là “số lượng vận động xét theo quan hệ với quá khứ và tương lai”, là sự tuôn chảy. Vị trí thế giới là hữu hạn, một khi nó được giới hạn bởi bầu trời, do đó có thể có vận động tuyệt đối và đứng im tuyệt đối, có trên tuyệt đối và dưới tuyệt đối. Thời gian thì vô hạn, vì nếu như tất cả các quá trình đơn nhất đều hữu hạn, và độ dài lâu của chúng được đánh giá bằng thời gian, thì thế giới thống nhất và vĩnh cửu phải có độ dài lâu vô hạn. Thời gian không phải là vận động, vì vận động thì có vận động nhanh, vận động chậm, còn thời gian thì đâu đâu cũng vậy. Nhờ đặt tính ấy mà thời gian là thước đo của vận động. Ngược lại vận động cũng đo lường được thời gian, khác chăng ở đây là không phải bất kỳ vận động nào, mà chỉ vận động cân bằng theo vòng tròn của Đại thiên cầu mới là thước đo thời gian, “vòng thời gian”. Thời gian là số lượng vận động liên tục; thời gian “trở thành vận động chỉ bởi vì vận động có số lượng” (xem Arixtốt, sđd, quyển 4, 223a, 223b).

Arixtốt không nhất trí với Platôn vì đã quy các yếu tố tự nhiên về những dạng thức hình học. Giả thiết ấy, theo Arixtốt, không thể lý giải trọng lượng của các hiện tượng vật lý, do đó khó tìm ra nguyên nhân vận động của chúng. Ông thay phương án dạng thức hình học bằng phương án xác định vị trí. Nếu vật thể nằm ở vị trí cố hữu tự nhiên của mình thì nó đứng im; nếu bị đẩy sang vị trí khác không tương xứng, thì nhất định nó phải chuyển dịch trở về vị trí tương xứng tự nhiên ban đầu. Trái đất đứng im vì tọa lạc ở vị trí tự nhiên của mình, tức ở trung tâm Đại thiên cầu. Nếu ném hòn đất lên trên, nó sẽ rơi trở lại, tức hướng về vị trí tự nhiên.

Quan niệm về vận động của các hành chất tự nhiên ở Arixtốt có những cải biến nhất định. Bốn hành chất truyền thống - đất, nước, lửa, khí - đều vận động theo đường thẳng: đất, nước - từ trên xuống, hướng về tâm; lửa, khí - từ dưới lên, hướng ra ngoại diên. Thế giới được tạo nên từ sự kết hợp các hành chất ấy. Arixtốt còn đưa ra hành chất thứ băm - ête (aither), có đặc tính bất biến, hình thành nên nhữnh vật thể bầu trời.

Vật lý học và vũ trụ luận của Arixtốt chứa đựng yếu tố mục đích luận. Toàn bộ tự nhiên là một cơ thể sống động thống nhất, nơi mà “cái này xuất hiện vì cái kia””Do chỗ tự nhiên có tính chất hai mặt: một đằng nó là vật chất, đằng khác - như mô thức, mà mô thức lại là mục đích, mà toàn bộ những gì khác đều tồn tại vì mục đích, nên nó (mô thức) cũng sẽ là nguyên nhân của sự “vì cái gì” (Arixtốt, Vật lý học, quyển 2, 199a 30 - 32). Bên cạnh đó Arixtốt cũng phân biệt tính mục đích và tính tất yếu, mặc dù chưa rõ ràng.

d. Lý luận nhận thức - sự “sửa chữa” lại Platôn

Trước hết Arixtốt phân biệt tri thức với kinh nghiệm và thường kiến. Tri thức khác với kinh nghiệm, bởi lẽ tri thức có tính phổ biến và tính tất yếu, còn kinh nghiệm, nhất là thường nghiệm, có tính đơn nhất và tính ngẫu nhiên. Nhưng kinh nghiệm là khởi điểm của cả tri thức lẫn nghệ thuật (xem Arixtốt, Siêu hình học, quyển 1, chương 1, 980b - 981ạ25). Tri thức khác với thường kiến như cái xác thực khác với cái xác suất, cái chắc chắn khác với cái phỏng đoán.

Sự khác nhau căn bản giữa Arixtốt và Platôn trong lý luận nhận thứclà ở chỗ nếu Platôn xuất phát từ sự tồn tại của tri thức, thì Arixtốt xuất phát từ sự tồn tại của đối tượng tri thức.

Nhận thức luận của Arixtốt là sự sửa chữa lại nhận thức luận của Platôn. Nhận thức được Arixtốt xem xét như một quá trình từ cảm tính đến lý tính, từ nhận thức cái đơn nhất đến nhận thức các tiểu loại, chủng loại. Platôn cũng nói đến điều đó, nhưng triển khai theo hướng đi xuống: lý tính - giác tính - niềm tin - mô phỏng, trong đó hai nấc thang đầu thuộc về hoạt động tư duy, hai nấc thang sau - thường kiến. Sự liên kết bốn nấc thang nhận thức, theo Platôn, tạo nên một quá trình nhận thức thống nhất, mà cơ sở của nó là tồn tại đích thức, thế giới các ý niệm. Bác bỏ Platôn, Arixtốt cho rằng, khoa học lấy cái phổ biến làm đối tượng, nhưng cái phổ biến là sự trừu tượng hóa từ thực tại cụ thể cảm tính, nên trước hết cần nhận thức những cái đơn nhất, thế giới các sự vật cảm tính. . Nhận thức cảm tính, theo nghĩa đó, là nấc thang đầu tiên, cần thiết của quá trình nhận thức. Tri thức phổ biến xuất phát từ kinh nghiệm và được trừu tượng hóa ở tư duy, là sự khái quát tri thức về những cái đơn nhất. Tri thức về cái phổ biến hình thành trong linh hồn lý tính, thứ linh hồn đặc biệt, chỉ có ở con người, tồn tại không lệ thuộc vào thân xác. Linh hồn là nguyên nhân và khởi đầu của vơ thể sống, trong đó phần siêu việt nhất thuộc về lý tính, nhưng ngay ở lý tính lại có phần lý tính siêu việt thuần túy - siêu việt của những siêu việt. Về phần mình lý tính siêu việt phân thành lý tính tích cực (năng động) và lý tính thụ động. Arixtốt đặt lý tính siêu việt tích cực ở đỉnh chóp bảng phân tầng linh hồn và xem nó như lý tính sáng tạo. Lý tính ấy trong khi suy niệm về sự vật cũng đồng thời sắp xếp các sự vật. Lý tính thụ động, thu nhận, là sự đi tìm những mô thức, hay khả năng đạt tới những mô thức. Tri thức về cái phổ biến được đặt vào lý tính thụ động dưới dạng khả năng. Để khả năng tri thức trở thành tri thức thực sự cần có cả lý tính tích cực (diễn đạt theo ngôn ngữ hiện đại: tính tích cực của ý thức) lẫn sự tác động của thế giới khách quan lên linh hồn.



e. Lôgíc học

Arixtốt là người sáng lập lôgíc học như khoa học về các hình thức và các quy luật của tư duy. Tuy nhiên thuật ngữ logikè (như danh từ) không do Arixtốt khởi xướng; ông chỉ biết đến logikos (như tính từ) hoặc aloga. Bản thân Arixtốt gọi khoa học về tư duy là phép phân tích (analytika), trình bày nó trong Phép phân tích thứ nhất Phép phân tíchthứ hai. Sau này các nhà nghiên cứu gọi chung các công trình bàn về lôgíc của Arixtốt là organon, tức công cụ của tri thức. Ngoài hai quyển Phân tích vừa nêu, vấn đề lôgíc còn được Arixtốt trình bày trong Các phạm trù, Phương pháp luận đề (Topika), Phản bác các nhà biện thuyết, một phần trong Siêu hình học, Đạo đức học.

Arixtốt không xem chính trị như một khoa học riêng rẽ, tách rời khỏi đạo đức, mà chỉ là một thành tố trong tổng thể các hoạt đông xã hội, mà mục tiêu là hạnh phúc của con người. Nhà nước là sự phát triển từ gia đình thông qua cộng đồng. Nói khác đi, nhà nước là một tổ chức thuộc về đạo đức th7c5 sự tiến bộ, phát triển con người (xem Aristote, www. interactive. fr/gc/fr/math)

V. Đánh giá tổng quát về triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại

Với gần một thiên niên kỷ tồn tại, triết học phương Tây đã để lại những dấu ấn đậm nét trên con đường phát triển của tư duy triết học nhân loại, tạo nên một trong những thời đại sôi động và bi kịch nhất, thể hiện khát vọng của con người vươn lên làm chủ tự nhiên, cải biến xã hội và chính bản thân mình.

Có thể thâu tóm ba chủ đề chính của triết học phương Tây cổ đại, từ thời kỳ hình thành các thị quốc đầu tiên đến khi trường phái triết học cuối cùng bị đóng cửa vào đầu thế kỷ VI. Trước hết là tìm hiểu tự nhiên. Câu hỏi “thế giới bắt đầu từ đâu và quay về đâu?”, “bản tính của thế giới là gì?” cho thấy nỗ lực của các triết gia mong muốn vượt qua Ảnh hưởng của thế giới quan thần thoại, đem đến lời giải đáp hợp lý về thế giới xung quanh và về tác động của nó đến đời sống con người. Chủ đề tiếp theo là nhận thức. Bắt đầu từ Thales và Pithagoras con người không chỉ được xem như một thành viên của vũ trụ, mà còn luôn chứng tỏ vị thế của mình trước vũ trụ ấy. Bản thân thuật ngữ “philosophia” cũng nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm và khám phá chân lý. Triết học - đó là con đường hướng tới chân lý. Các nhà triết học ngay từ cổ đại đã tập trung tranh luận về khả năng và giới hạn của nhận thức, về các phương pháp và phương tiện nhận thức, về nguồn gốc, cơ sở và tiêu chuẩn của chân lý. Bên cạnh việc đề cao lý trí, óc khám phá sáng tạo của con người, vẫn còn một số triết gia đứng trước những diễn biến phức tạp, phi tất định của của đời sống xã hội, đã chủ trương “treo lửng phán quyết”, rơi vào chủ nghĩa hoài nghi. Chủ đề thứ ba là con người, xã hội loài người với tất cả những biểu hiện phong phú và phức tạp của nó. Từ Socrates trở đi con người trở thành một trong những điểm nóng của các cuộc tranh luận triết học. Con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng nghiên cứu.

- Đặc điểm trước tiên của triết học phương Tây cổ đại, nhất là triết học Hy Lạp ở những thế kỷ đầu tiên, là tính chất phác, sơ khai của nó, mối liên hệ của nó với thần thoại và tôn giáo nguyên thủy, đan xen với những mầm mống của tri thức khoa học, phản ánh trình độ nhận thức chung của xã hội. Sự ra đời của triết học không có nghĩa kỷ nguyên thần thoại đã hoàn toàn kết thúc. Ở mức độ nhất định, xét theo cội nguồn, triết học ra đời như nỗ lực “tái thiết lại thần thoại bằng phương tiện của lý trí” Với thời gian, cùng với sự phát triển xã hội, sự phổ biến tri thức khoa học, những câu chuyện thần thoại dần dần được sử dụng vào mục đích thể hiện một nhân sinh quan, một triết lý sống. Những khái niệm triết học có nguồn gốc thần thọai đều được cải biến, duy lý hóa để àm sáng tỏ thêm tư tưởng của các triết gia, những tư tưởng cần đến giá đỡ của thần thoại nhằm đáp ứng thói quen ý thức của con người.

-Đặc điểm thứ hai thể hiện ở tính chất bao trùm về mặt lý luận của triết học đối với tất cả lĩnh vực của nhận thức. Vì ra đời trong bối cẢnh trình độ nhận thức của con người còn tương đối thấp, tri thức về mọi mặt chưa phát triển bao nhiêu, nên triết học đóng vai trò là dạng nhận t hức lý luận hầu như duy nhất, hy vọng lý giải những vấn đề lý luận của các khoa học cụ thể mà vào thời kỳ này còn đang nằm trong tình trạng tản mạn, sơ khai, mang nặng tính chất trực quan, thực nghiệm. Triết học được xem như “khoa học của các khoa học”, còn các triết gia thì được tôn vinh thành nhữn nhà thông thái, đại diện cho trí tuệ xã hội. Song điều đó lại đưa đến chỗ đối với các nhà triết học nhận thức lý luận là cái vượt lên trên hoạt động thực tiễn, biến thành “nhận thức tự thân”, “nhậnt hức để nhận thức”. Triết lý trở thành đặc quyền của một số ít nhà thông thái, “nhận thức tự thân” đối lập với thực tiễn, với ý thức đời thường.

- Tính đa dạng, muôn vẻ, sự phân cực quyết liệt giữa các trường phái làm nên đặc trưng phát triển của triết học phương Tây cổ đại trong suốt 10 thế kỷ, xác lập “đường lối Democritos” và “đường lối Platon” trong lịch sử triết học phương Tây. Tính chất này chịu sự chi phối bởi điều kiện địa lý đặc biệt của các thị quốc, sự thay thế nhau các trung tâm kinh tế, văn hóa, quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông, phong cách phóng khoáng, yêu chuộng tự do kết hợp với sự khôn ngoan và tinh tế của người Hy Lạp, La Mã…Trong bức tranh muôn vẻ của triết học phương Tây cổ đại đã chứa đựng hầu như tất cả những hình thái và phương thức tư duy căn bản nhất, được tiếp tục hoàn thiện, cải biến và phát triển sau này.

- Ở phần lớn các học thuyết triết học đã thể hiện tính biện chứng tự phát, sơ khai trong việc giải thích tự nhiên, khám phá các quy luật nhận thức, gợi mở tinh thần khám phá cho các thời đại sau. Heraclitus – ông tổ của phép biện chừng theo cách hiểu hiện đại; tư tưởng của ông gợi nguồn cảm hứng về sự gặp gỡ Tây – Đông (qua Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Heraclitos)

- “Con người - thước đo của vạn vật”; lời tuyên bố này của Protagoras chứng tỏ rằng dù chủ trương hướng ra vũ trụ, giải thích và khao khát chinh phục nó, người Hy Lạp vẫn dành nhiều tâm huyết tìm hiểu những vấn đề nhân sinh, xã hội. Quá trình nhân bản hóa chủ đề nghiên cứu đã để lại những tư tưởng nhân văn, khai sáng sâu sắc.

CHƯƠNG II.



Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%204
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da
Khoa2 -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%204 -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
Hoc%20Ky%204 -> GIÁo hội phật giáo việt nam học viện phật giáo việt nam tại tp. Hcm

tải về 2.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương