Đttx 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch Sử Triết Học Phương Tây chủ nghĩa khoái lạC – khắc kỷ hoài nghi



tải về 39.49 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích39.49 Kb.
#17190

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch Sử Triết Học Phương Tây


CHỦ NGHĨA KHOÁI LẠC – KHẮC KỶ - HOÀI NGHI

Chúng ta đã học các giai đoạn: tiền Socrates, Socrates và bây giờ là đến hậu Socrates (tức là giai đoạn triết học Hy Lạp cổ đại suy tàn). Trong thời của Socrates, Plato, Aristote là những triết gia quan trọng của thời kỳ này. Tuy nhiên, cũng có những triết gia nhưng ít quan trọng hơn được gọi là tiểu môn đồ của Socrates, bởi vì họ chỉ chú trọng đến vấn đề đạo đức, ví dụ “Aristippus” (không dám chắc nhưng tra trên internet chỉ có thể là tên nầy, 2:11) nói rằng: “toán học để làm gì? Nó đâu có nói đến cái thiện và cái ác đâu?”. Hay Antisthenes (trường phái Cynic-Khuyển nho) cũng không đề cập đến các quy ước xã hội, các tiện nghi vật chất, ông đi chân không, chỉ mặc chiếc áo măng tô, ở trong một chiếc thùng gỗ, ngủ dưới mái hiên các ngôi đền. Tương truyền Alexander Đại Đế khi chưa lên ngôi gặp và hỏi ông có mong ước gì không ? Ông trả lời: “Có, hãy tránh ra đi! Tránh ra khỏi cho ta thấy ánh mặt trời”. Một ngày nọ, Antisthenes thấy một cậu bé dùng tay vốc nước uống, ông thốt lên: “cậu bé này dạy cho ta biết ta vẫn còn một vật thừa”. Ông bèn đập vỡ cái tô sành hàng ngày dùng để uống nước. Ông sống giản dị đến mức cái gì cảm thấy ràng buộc ông trong cuộc đời, ông đều cảm thấy nó làm cho ông mệt mỏi. Như vậy có những triết gia thứ yếu “dòng” Socrates như “Aristippus” ( như ở trên), Antisthenes... đều có những điều đặc biệt chúng ta không học hết. Kể sơ cho lớp nghe như vậy để thấy rằng họ là những người có những tư tưởng kỳ đặc. Và ông Antisthenes thường miệt thị mọi người, thiên hạ thấy ông giữa trưa mà cầm chiếc đèn thắp sáng đi khắp thành Athens, có ai hỏi sao ông làm việc kỳ quặc như vậy, ông đáp: “ta đi tìm một con người”. Dù sao đi nữa, triết học thời đại Socrates là thời cực thịnh. Và Aristotle là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại, và là một trong những triết gia vĩ đại của nhân loại với công trình đồ sộ mang tính bách khoa, xây dựng trên lý trí và quan sát khoa học. Aristote có được quyền uy vô song đối với học phái kinh viện thời trung cổ. Logic học Aristotle tức là luận lý hình thức vẫn có giá trị thực tiễn trong thời hiện đại (Tam Đoạn Luận của ông vẫn còn sử dụng), ông là triết gia vô cùng vĩ đại. Những tư tưởng triết học của ông sang triết học thời Trung cổ có chỗ đứng rất lớn. Người ta vận dụng triết học duy tâm của Plato (có một lý trí ở bên ngoài), hay Aristote (cho rằng phải có lực vô hình để điều khiển các vật chất, mặc dù Aristote cho rằng vật chất đi trước ý thức nhưng mà cái vật chất đó muốn vận hành được phải có lực gì đó để vận hành giống như xe phải có người lái). Cho nên kể cả Aristote và Plato vô hình trung vẫn chấp nhận một lực vô hình điều khiển vũ trụ này dù nói ý thức có trước hay vật chất có trước đi chăng nữa. Chính điểm nầy đã làm triết học thời Trung cổ đã tận dụng quan điểm triết học của 2 vị nầy làm chỗ đứng cho triết học trung cổ đứng vững 1000 năm.



Năm Đặc Điểm Của Triết Học phương Tây thời Hy Lạp Cổ Đại:

  1. Tính chất phác, sơ khai của nó vẫn còn liên hệ với thần thoại và tôn giáo nguyên thủy, đan xen vào là những mầm mống của tri thức khoa học, phản ánh trình độ nhận thức chung của xã hội. Có thể nói trong g.đoạn nầy, các triết gia vẫn cần đến một “giá đỡ” thần linh để truyền tải ý tưởng mới của mình mà không cách xa với trình độ nhận thức chung của thời đại.

  2. Thể hiện tính chất bao trùm về mặt lý luận của triết học đối với tất cả các lĩnh vực của sự nhận thức. Triết học được xem như “khoa học” của các khoa học, còn các triết gia được tôn vinh thành những nhà thông thái, đại diện cho trí tuệ xã hội.

  3. Tính đa dạng, muôn màu muôn vẻ, sự phân cực quyết liệt giữa các trường phái làm nên đặc trưng phát triển của triết học phương Tây cổ đại trong suốt 10 thế kỷ (như xác lập đường lối của Democrite, đường lối của Platon..).

  4. Phần lớn các học thuyết triết học đã thể hiện tính biện chứng tự phát sơ khai trong việc giải thích tự nhiên, khám phá các quy luật nhận thức, gợi mở tinh thần khai phóng cho các thời đại sau. Ví dụ như Hecralite (được xem là ông tổ của phép biện chứng theo cách biểu hiện của thời hiện đại), tư tưởng của ông tạo nguồn cảm hứng cho sự gặp gỡ tư tưởng giữa đông và tây (chẳng hạn, ông nói: “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, gặp gỡ với giáo lý phương đông “ vạn pháp vô thường”).

  5. Vấn đề nhân bản (nói đến vấn đề nầy là nói đến Socrates): triết học giai đoạn này nhằm giải thích vũ trụ nhưng người Hy Lạp vẫn dành nhiều tâm huyết để tìm hiểu những vấn đề nhân sinh, xã hội. Quá trình nhân bản hóa các vấn đề nghiên cứu đã để lại những tư tưởng nhân văn sâu sắc (ví dụ câu nói của triết gia Protagoras: “con người là thước đo của vạn vật”, hay câu: “hãy tự biết lấy mình” của Socrates)

Năm đặc điểm trên cho thấy, dù người Hy lạp cổ đại bắt đầu tìm hiểu về bản nguyên vũ trụ, giải thích vũ trụ, khao khát chinh phục vũ trụ…nhưng họ vẫn dành rất nhiều tâm huyết để tìm hiểu những vấn đề nhân sinh, xã hội. Quá trình nhân bản hóa các vấn đề nghiên cứu để lại cho đời những tư tưởng về nhân văn khai sáng vô cùng sâu sắc.

CÁC TRIẾT THUYẾT SAU THỜI SOCRATES/ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI HẬU SOCRATES

Có 3 Hệ Thống Tư Tưởng sau thời Socrates:

  1. Chủ nghĩa Khoái Lạc (Hedonism): xem khoái lạc là mục đích của cuộc đời mà triết gia tiêu biểu là Epicurus. Epicurus (sinh năm 341 trước CN tại Samos - mất 270 trước CN tại Athens), theo chủ thuyết khoái lạc, ông chủ trương mọi vật đều do nguyên tử cấu tạo, ngay cả linh hồn cũng do các nguyên tử cực vi hợp thành (ông theo đường lối của Democrite). Democrite cho rằng nguyên tử kết hợp một cách tất yếu theo những cấu hình nhất định. Nhưng Epicurus cho rằng các nguyên tử kết hợp ngẫu nhiên nhờ khả năng nghiêng khỏi trục đứng. Ông quan niệm không có thần linh nào sáng tạo ra con người. Thần linh thuộc về những gì hữu thể hoàn hảo, hạnh phúc. Họ không quan tâm gì đến con người hết, do vậy, ông không tín ngưỡng thần linh (ông chống đối thần linh). Epicurus không đề cập đến vấn đề đạo đức mà chỉ nói đến kĩ năng sống hạnh phúc là gì. Theo ông, khát vọng chung của loài người là sống vui sướng, khoái lạc, và xem đó là hạnh phúc. Nhưng phải xác định thế nào là hạnh phúc? Nó có thể cân nhắc, tính toán nhờ sự minh triết. (con người muốn sống HP phải có tư duy minh triết). Hạnh phúc phải bằng sự minh triết, vắng mặt của đau khổ. Ta có thể hiểu lầm khi nghe từ khoái lạc và nghĩ nó hướng đến hưởng thụ dục lạc. Nhưng thật ra ông cho rằng: ai trên thế gian nầy cũng muốn có 1 cuộc đời hạnh phúc. Và muốn hạnh phúc thì phải hưởng khoái lạc, an lạc trong cuộc đời. Muốn thế thì đừng quá tin vào thần linh vì thần linh chắng giúp gì cho con người. Và phải có một lối sống minh triết mới có hạnh phúc. Ông cho rằng sợ chết là điên rồ, cái chết làm phân rã linh hồn, làm biến mất mọi cảm giác. Chừng nào còn sống thì ta chưa chết, khi đã chết thì không còn ta, không còn cảm giác, làm sao biết sướng khổ? => không có gì phải sợ và không nên sợ chết. Con người có những nhu cầu tự nhiên cần thiết như ăn uống và có những nhu cầu tự nhiên không cần thiết như tính dục, có những nhu cầu không tự nhiên cũng không cần thiết như danh vọng. (Ông có những quan niệm rất gần gũi với quan niệm giải thoát của Đạo Phật, buông bỏ nhựng vấn đề thuộc tính dục, nhu cầu vật dụng, danh vọng). Có thể dễ dàng thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên cần thiết và hoàn toàn khước từ các loại nhu cầu kia. Khước từ khoái lạc nào có thể gây khổ đau, phiền não, cần phải chấp nhận những khổ đau nhỏ để tránh nhưng khổ đau lớn hơn. Nên sống ẩn dật, xa lánh chính trị, hậu quả của nó bấp bênh, khó lường, nhưng trong đời sống, nam và nữ phải có sự bình đẳng, giữa người giàu và nghèo, ngay cả đối với người nô lệ cũng nên có một tinh thần bình đẳng. Ông sống thanh đạm, điều độ, lìa tham dục của con người, do vậy, có được sự thanh tịnh của tâm hồn. Đối với ông, sự thanh tịnh của tâm hồn, đó là chủ nghĩa khoái lạc, là hạnh phúc của đời người. Trường phái của Epicurus bị Chủ nghĩa khắc kỉ phản bác, tín đồ Cơ đốc giáo xem là phạm thánh. Nhưng chủ nghĩa nầy vẫn tồn tại đến 500 năm. Và đến thế kỷ XVI – XVII, chủ nghĩa khoái lạc lại được phục hưng và ảnh hưởng lớn đến khoa học và chủ nghĩa nhân bản hiện đại..

[CN khoái lạc ở đây có nghĩa là sống thanh tịnh, giản dị để có hạnh phúc, an lạc trong cuộc đời. Hạnh phúc là cách sống minh triết, ly dục. Quan niệm nầy rất gần với tư tưởng giải thoát của phương đông.

Thánh Gandhi của Ấn độ có câu nói: “hạnh phúc, đó là khước từ mọi thứ trên đời”.



Đức Phật dạy: người làm vua trên thế gian nầy là người làm chủ các căn.]

  1. Chủ nghĩa Khắc Kỷ (Stoicism – triết học hành lang theo nghĩa đen): có lịch sử trải dài trên 500 năm thời cổ đại, ảnh hưởng đến các nhà tư tưởng cận và hiện đại. Người sáng lập là Zeno (từng theo học với Plato ở Viện hàn lâm). Năm 40 tuổi, ông mở trường tại Athens, dạy học nơi hành lang của tòa nhà Stoa). Học phái khắc kỷ trải qua 3 thời kì: Sơ kì thế kỉ III TCN, trung kì ở thế kỷ II TCN và hậu kỳ là 2 thế kỷ đầu Công nguyên. Nội dung của chủ nghĩa khắc kỉ:

  • Vật Lý học: Thế giới quan của phái khắc kỷ: toàn thể vũ trụ là vật chất vận hành bởi nguyên lý Logos (hay thần minh hay trí tuệ siêu việt). Trong khi chủ nghĩa Khoái Lạc (Hedonism), Epicurus cho tất cả là nguyên tử cấu thành, không gì tồn tại vĩnh viễn, cái gì cũng sẽ tan rã. Chủ nghĩa Khắc Kỷ cho toàn thể vũ trụ tạo bởi vật chất vận hành theo nguyên lý Logos hay thần minh hay trí tuệ siêu việt (nghĩa là nguyên lý chủ động, nội tại trong vạn vật quyết định sự vận hành của chúng). Nguyên tố thiêng liêng của Logos là lửa, biến hóa thành mọi vật thể. Phái khắc kỷ cũng không tin có thần linh, tạo hóa hữu ngã. Do quan niệm thần minh (ở đây là trí trí tuệ siêu việt) có mặt khắp nơi, triết lý khắc kỷ được xem là thuyết Phiếm Thần Nhất Nguyên (phiếm=không). Do quan niệm toàn bộ vũ trụ là vật chất, CN Khắc Kỷ lại được xem là CN duy vật. Tuy quan niệm như vậy, nhưng phái này tin rằng toàn bộ vật chất đều có sự sống và linh hồn, vũ trụ cũng có “hồn vũ trụ”.

  • Đạo Đức Học: chủ nghĩa Khắc Kỷ lấy quan niệm Phiếm Thần Nhất Nguyên (không tin có thần linh), Duy Vật Duy Lý (vũ trụ cấu thành bởi vật chất) làm nền tảng cho đạo đức. Có thể hình dung Đạo Đức học Khắc Kỷ theo logic như sau:

  • Định đề: (vũ trụ chỉ là một, vật chất thì có hồn, hài hòa điều khiển bởi trí tuệ thần minh). Họ không tin có thần tạo hóa và lửa là 1 nguyên tố quan trọng và thiêng liêng nhất.

  • Phương châm sống của phái Khắc Kỷ: đầu tiên là sống hòa hợp với tự nhiên (tương tự Lão Tử) (tức hòa hợp với Logos hay trí tuệ). Thứ hai là sống theo lý trí: lý trí con người không phải là cái ngã cá biệt mà nó đồng nhất với lý tính vũ trụ (đồng nhất với tư tường phương đông). Thứ ba là sống hòa hợp với chính mình: nghĩa là sống theo bản chất đích thực của con người là trí tuệ. Những đam mê, ham muốn, khoái lạc vật chất làm lu mờ lý trí và đánh mất hạnh phúc.

  • Phương châm nổi tiếng của chủ nghĩa Khắc Kỷ: hãy nhẫn nhục và cấm dục.

  • Ứng dụng vào đời sống của chủ nghĩa Khắc Kỷ:

  • Đừng đòi hỏi sự việc xảy ra như ý muốn mà hãy muốn sự việc xảy ra như nó đang xảy ra và như vậy ngươi sẽ sống một cuộc đời hạnh phúc”.

  • Không sợ hãi bất kỳ điều gì, dù đó là khổ hình hay cái chết.

  • Hành vi không quan trọng bằng tinh thần thực hiện nó. (đối chiếu với PG: tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ ý tạo)

  • Chỉ có hiền nhân là hạnh phúc vì biết sống phù hợp với lý tính Logos (tức trí tuệ siêu việt).

  • Hiền nhân Khắc Kỷ coi trọng sự yên tĩnh của tâm hồn, nghiêm mật giữ gìn giới luật bản thân, tận tâm thực hành bổn phận (tinh thần trách nhiệm), dửng dưng trước mọi biến cố và nghịch cảnh, coi sống chết là việc bình thường. Ngoài ra, phái Khắc Kỷ rất trọng danh dự, danh dự là lòng tự trọng chứ không phải tiếng thơm.

Câu hỏi: Tại sao CN khắc kỷ phản bác CN khoái lạc?

  1. Chủ nghĩa Hoài Nghi: người khởi xướng là Pyrrhon (sinh năm 345 TCN tại Elee, Hy Lạp -275 TCN). Quan niệm: “ai cũng mưu cầu hạnh phúc nhưng không tìm thấy hạnh phúc bởi vì chấp kiến với nhiều ý kiến khác nhau. Hãy bỏ hết các ý kiến và phán đoán mới có được một tâm hồn yên tĩnh”

Ngoài ra còn có chủ nghĩa hoài nghi triệt để, hai nhà lập thuyết sanh cùng thời với chúa Jesus (thế kỷ II Sau CN), Sextus đưa ra 5 tỷ dụ đưa đến sự hoài nghi:

  1. Sự bất hòa giữa các phán đoán (muốn hạnh phúc cần đình chỉ phán đoán)

  2. Sự giật lùi (để khẳng định một chứng minh, phải viện dẫn một chứng minh, như vậy chứng minh đến vô tận=> phải giật lùi để đừng chứng minh nữa).

  3. Giả thuyết để khỏi lý luận giật lùi (vin vào giả thuyết, mà giả thuyết thì chưa chứng minh)

  4. Vòng luẩn quẩn làm biện minh cho giả thuyết bằng cách lấy cái này làm luận cứ cho cái kia, hoặc lấy hệ quả làm nguyên nhân.

  5. Tính tương đối (nghĩa là mọi phán quyết đều tùy thuộc vào cá tính của người phán đoán)

Theo luận lý này, rốt cuộc phái hoài nghi cũng hoài nghi chính cái logic của mình. Trong thực tế, chủ nghĩa Hoài Nghi trên không mang tính đả phá tất cả như người ta tưởng, đặc biệt về đạo đức, vì không có phán đoán nào chắc chắn, họ cho rằng người khôn ngoan nhất chấp nhập công luận và thông lệ phổ biến. Theo ý nghĩa này, phái Hoài Nghi là trường phái theo thời và bảo thủ những cái đang có.

Chúng ta nhớ lại triết học Phương Tây cổ đại có 3 giai đoạn:

  1. Giai đoạn tiền Socrates: có phái Milet với Thales, Anaximander, Anaximenes sinh ra ở Miletos và Hereclie, Democriteđi tìm bản nguyên vũ trụ.

  2. Giai đoạn Socrates: là giai đoạn cực thịnh với Socrates, Plato, Aristotle... Trong đó, Socrates là người “đưa triết học từ trên trời xuống dưới đất” bởi vì bàn về vấn đề con người, sự công bằng, lẽ phải bằng phương pháp truy vấn và nâng đỡ, giúp mọi người khai thông trí tuệ với câu nói nổi tiếng: “hãy tự biết lấy mình”.

  3. Hậu Socrate



Bài số 8: Chủ Nghĩa Khoái Lạc – Khắc Kỷ - Hoài Nghi Trang /5


tải về 39.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương