MỤc lục trang



tải về 2.7 Mb.
trang1/29
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.7 Mb.
#36694
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 1 năm 2013

MỤC LỤC

Trang




Nông Phương Mai, Phạm Thị Oanh, Lương Thị Hoa 2

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SÔNG CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TẠI THÁI NGUYÊN 8

Đào Trọng Quân*, Nguyễn Thị Tú Ngọc*, Nguyễn Thị Sơn*, Đoàn Thị Hường** 8

INVESTIGATION OF LIFE QUALITY OF PATIENTS WITH CHRONIC RENAL FAILURE IN THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL 8

Dao Trong Quan*, Nguyen Thi Tu Ngoc*, Nguyen Thi Son*, Doan Thi Huong** 8

NHŨNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỰ THỰC HÀNH PHÁT HIỆN VÀ THEO DÕI UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ TẠI PHƯỜNG ĐỒNG QUANG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, VIỆT NAM 17

Đỗ Thị Lệ Hằng, Lương Thị Thu Trang 17

NHẬN XÉT MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC VÀ CHỈ SỐ SINH HÓA Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 23

Đoàn Thị Huệ*, Khổng Thị Ngọc Mai** 23

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CĂNG THẲNG Ở CÁC BÀ MẸ CÓ CON NHỎ BỊ BỆNH MÃN TÍNH TẠI BVĐKTƯ THÁI NGUYÊN 39

Hoàng Thị Mai Nga; Lương Thị Hoa; Phạm Thị Oanh 39

HÀNH VI NÂNG CAO SỨC KHOẺ CỦA BỆNH NHÂN 43

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI THÁI NGUYÊN 43

Lê Thị Thùy Linh, Lê Thị Bích Ngọc,Trần Anh Vũ 43

HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH XUẤT VIỆN CHO BÀ MẸ SINH CON LẦN ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN. 50

Ngô Thị Vân Huyền 50

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI GÁNH NẶNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHO BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT 55

TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 55

Ngô Xuân Long 55

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI GIÀ SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 63

Nguyễn Ngọc Huyền 63

ACTORS RELATING TO SELF-CARE BEHAVIOR OF OLDER PEOPLE WITH HEART FAILURE TREATED IN THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL 63

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI CHĂM SÓC BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI THÁI NGUYÊN VIỆT NAM 73

Phùng Văn Lợi, Đào Tiến Thịnh, Nguyễn Văn Giang 73

FACTORS RELATED TO FOOF CARE BEHAVIOR IN TYPE 2 DIABETTES PATIENTS TREATED IN THAI NGUYEN GENERAL HOSPITAL, VIET NAM 73

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN 79

Nguyễn Như Trang, Phạm Đức Lợi, Nguyễn Vũ Tuấn Anh 79

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TỰ HỌC HỌC PHẦN VẬT LÝ – LÝ SINH Y HỌC CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC 86

Nguyễn Quang Đông 86

1.ĐẶT VẤN ĐỀ 86

2.1. Khái niệm “tự học” 87

2.2. Một số đặc điểm của việc tự học và việc tự học của sinh viên 87

2.4. Đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực và nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên 90

3. KẾT LUẬN 90

XÂY DỰNG PHẦN MỀM TÍNH GIỜ GIẢNG 93

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN 93

Nguyễn Xuân Vũ ,Hồ Xuân Nhàn 93

TỔ CHỨC DẠY HỌC HỢP TÁC CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ 98

VÀO MÔN TIN HỌC CƠ BẢN 98

Nguyễn Thị Tân Tiến 98

ORGANIZATION OF COOPERATIVE TEACHING WITH SUPPORT OF ELECTRONIC SYLLABUS IN BASIC INFORMATIC SUBJECT 98

XÂY DỰNG HỌC PHẦN ỨNG DỤNG PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TRONG 103

Y- SINH HỌC 103

Đỗ Thị Phương Quỳnh 103



ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỬA TAY THƯỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN

TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC VÀ BỆNH VIỆN

ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nông Phương Mai, Phạm Thị Oanh, Lương Thị Hoa


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Sử dụng phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang đánh giá thực trạng Rửa tay thường quy của Điều dưỡng viên tại Bệnh viện trường Đại học Y - Dược và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên của 106 điều dưỡng với 84% là Trung cấp, 5,6% Cao đẳng, 10,4% Đại học cho thấy: 48,1% điều dưỡng viên liệt kê sai trình tự các bước rửa tay thường quy. 74,5% điều dưỡng được khảo sát kiến thức chung về việc rửa tay thường quy đạt mức độ kiến thức trung bình; tỷ lệ điều dưỡng có thái độ tích cực với việc rửa tay thường quy là 15,1% và 0,9% điều dưỡng có thái độ không tích cực với việc rửa tay thường quy. Kết quả đánh giá kỹ năng thực hành kỹ thuật rửa tay thường quy cho thấy 91,5% điều dưỡng thực hiện ở mức độ trung bình, không có điều dưỡng nào thực hiện kỹ năng rửa tay ở mức độ tốt. Kết quả khảo sát trang thiết bị đáp ứng việc rửa tay thường quy cho thấy 79,2% được trang bị đầy đủ và không có việc điều dưỡng làm việc trong điều kiện trang thiết bị không đầy đủ. Chúng tôi đề nghị Khoa Điều dưỡng xây dựng kế hoạch phối hợp với phòng Điều dưỡng các Bệnh viện cùng thực hiện các công việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc rửa tay thường quy tạo môi trường chuẩn cho học sinh – sinh viên Điều dưỡng học tập.



Từ khoá: rửa tay thường quy; kiến thức ; kỹ năng; thái độ
EVALUATION OF CURRENT STATUS OF ROUTINE HAND WASHING IN HOSPITAL OF THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AND THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL

Nong Phuong Mai, Pham Thi Oanh, Luong Thi Hoa

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objective: To evaluate current status of routine hand washing in nurses in Hospital of Thai Nguyen University Of Medicine & Pharmacy and Thai Nguyen Central General Hospital. Subjects and Method: 106 nurses were involved in the study. A study design: A cross- sectional descriptive study. Results: 106 nurses in whom 84% was a secondary level, 5.6% was a college level and 10.4% was a university level. Results. The results showed that 48.1% of nurses listed an incorrect routine hand washing procedure . 74.5% of nurses evaluated a general knowledge on hand washing reached at an average level; The rate of nurses with positive attitude toward a routine hand washing was 15.1% and 0.9% of nurses with negative attitude toward a routine hand washing . Evaluation results for skills on a routine hand washing showed that 91.5% of nurses reached at an average level, and no nurses had a good level. For equipment, results pointed out that 79.2% met requirement for hand washing and no nurses had to work in condition of insufficient equipment.

It is recommended that Nursing Department should build a combined plan with Nursing Office at the hospitals to propagate, examine, supervise the routine hand washing and it was an standard example for nursing students to study in the hospital.



Keywords: Routine hand washing ; Knowledge, skill, attitude
1. Đặt vấn đề:

Rửa tay trong các cơ sở khám chữa bệnh là một thao tác kỹ thuật cơ bản mà người thầy thuốc phải thực hiện trước khi tiến hành bất kỳ thao tác kỹ thuật y tế nào nhằm giảm số lượng vi khuẩn trên da để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.



Theo Tổ chức Y tế thế giới, rửa tay được coi là liều vác xin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí. Khuyến cáo tại hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ III năm 2007 dựa vào nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng rửa tay là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và cũng hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn, do đó cần tăng cường sự tuân thủ rửa tay và rửa tay thường quy hoặc sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn là phương pháp tiện ích và hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện [3].

Mặc dù Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ sinh bàn tay ở cả bệnh viện và cộng đồng, nhưng những nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ thực hành rửa tay tại cộng đồng và tại các bệnh viện của Việt Nam còn thấp [5].

Trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá thực trạng rửa tay thường quy của Điều dưỡng viên tại Bệnh viện trường Đại học Y - Dược và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên” với mục tiêu nghiên cứu:

Đánh giá thực trạng kiến thức – kỹ năng – thái độ của điều dưỡng viên về việc rửa tay thường quy.

Từ đó đề xuất một số khuyến nghị phù hợp nhằm từng bước đưa việc thực hiện kỹ thuật rửa tay thường quy theo đúng quy trình giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người bệnh, tạo môi trường chuẩn cho học sinh, sinh viên thực tập.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Điều dưỡng viên

- Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: Tất cả các điều dưỡng có trình độ Trung cấp trở lên trực tiếp tham gia vào chăm sóc người bệnh.

- Chọn mẫu có chủ đích, chọn 106 đối tượng nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ: Điều dưỡng không tuân thủ quy trình thu thập số liệu (Không hoàn chỉnh bộ câu hỏi; sao chép câu trả lời từ điều dưỡng khác).

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: 02/2012 đến 11/2012

- Địa điểm: + Bệnh viện trường Đại học Y - Dược.

+ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang



2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

+ Chỉ tiêu chung: Giới, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác.

+ Đánh giá kỹ năng thực hiện rửa tay thường quy của Điều dưỡng.

+ Đánh giá kiến thức về trình tự các bước rửa tay thường quy của Điều dưỡng.

+ Đánh giá kiến thức chung của Điều dưỡng về việc rửa tay thường quy.

+ Đánh giá thái độ của Điều dưỡng với việc rửa tay thường quy.

+ Đánh giá mức độ đầy đủ của trang thiết bị đáp ứng việc rửa tay thường quy.

- Kỹ thuật thu thập số liệu:

Quan sát ngẫu nhiên điều dưỡng viên ở các đơn vị thực hiện kỹ thuật rửa tay thường quy và đánh giá theo bảng kiểm.

Họp chung nhóm điều dưỡng đã được đánh giá kỹ năng rửa tay thường quy theo từng khoa; phổ biến nội dung cần thu thập, phát phiếu cho điều dưỡng điền vào và thu lại ngay sau khi điều dưỡng điền xong vào phiếu.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Theo phương pháp thống kê y học trên phần mềm SPSS17.0.



3. Kết quả nghiên cứu

Khảo sát kiến thức – kỹ năng - thái độ về rửa tay thường quy của 106 Điều dưỡng tại các khoa Nội – Khoa Ngoại - Khoa Sản – Khoa U Bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện trường Đại học Y - Dược chúng tôi thu được kết quả như sau:



Bảng 1: Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu

Đặc điểm

Số lượng

Tỷ lệ %

Giới tính

Nam

15

14,2

Nữ

91

85,8

Trình độ chuyên môn

Trung cấp

89

84

Cao đẳng

6

5,6

Đại học

11

10,4

Thời gian công tác



Từ 6 tháng - 2 năm

14

13,2

Từ 2 năm - 5 năm

39

36,8

> 5 năm

53

50

Qua thống kê cho thấy đó thấy tỷ lệ Điều dưỡng Nam chiếm tỷ lệ 14,2%, Tỷ lệ Điều dưỡng Nữ là 85,8%. Trong đó điều dưỡng có trình độ Trung cấp là 84% và trình độ Đại học là 10,4%. Thời gian công tác trên 5 năm là 50%.

Bảng 2: Đánh giá kiến thức về trình tự các bước Rửa tay thường quy của ĐD

Nội dung đánh giá

Số lượng

Tỷ lệ %

Trình tự các bước RTTQ

Đúng

55

51,9

Sai

51

48,1

Mức độ thực hiện sai trình tự các bước RTTQ (n = 51)

Thường xuyên

37

72,5

Thỉnh thoảng

10

19,6

Không theo quy trình

4

7,8

Đánh giá kiến thức về trình tự các bước rửa tay thường quy của điều dưỡng kết quả có 48,1% điều dưỡng liệt kê sai trình tự các bước rửa tay thường quy. Trong 48,1% điều dưỡng liệt kê sai trình tự các bước rửa tay thường quy được hỏi có 7,8% điều dưỡng tự nhận thường xuyên không rửa tay thường quy theo đúng quy trình; 72,5% điều dưỡng thường xuyên thực hiện theo quy trình sai.

Bảng 3: Đánh giá kiến thức chung của ĐD về việc Rửa tay thường quy.

Mức độ Kiến thức

Số lượng

Tỷ lệ %

Kiến thức tốt

22

20,8

Kiến thức trung bình

79

74,5

Kiến thức kém

5

4,7

Khảo sát kiến thức chung của điều dưỡng về việc rửa tay thường quy, chỉ có 20,8% điều dưỡng đạt mức độ kiến thức tốt, 74,5% đạt mức độ kiến thức trung bình và 4,7% đạt mức độ kiến thức kém.

Bảng 4: Đánh giá thái độ của Điều dưỡng với việc rửa tay thường quy

Thái độ

Số lượng

Tỷ lệ %

Thái độ tích cực

16

15,1

Thái độ tương đối tích cực

89

84

Thái độ chưa tích cực

1

0,9

Qua khảo sát thái độ của điều dưỡng với việc rửa tay thường quy thấy 84% điều dưỡng có thái độ tương đối tích cực với việc rửa tay thường quy, tỷ lệ điều dưỡng có thái độ tích cực là 15,1% và 0,9% điều dưỡng có thái độ không tích cực với việc rửa tay thường quy.

Bảng 5: Đánh giá kỹ năng thực hành kỹ thuật rửa tay thường quy của Điều dưỡng

Mức độ thực hiện kỹ năng RTTQ

Số lượng

Tỷ lệ %o

Tốt

0

0

Khá

6

5,7

Trung bình

97

91,5

Không đạt <15

3

2,8

Kết quả đánh giá kỹ năng thực hành kỹ thuật rửa tay thường quy cho thấy 91,5% điều dưỡng thực hiện ở mức độ trung bình, chỉ có 5,7% điều dưỡng thực hiện kỹ thuật ở mức độ khá và có 2,8% điều dưỡng thực hành kỹ thuật ở mức độ kém, không có điều dưỡng nào thực hiện kỹ thuật rửa tay ở mức độ tốt.

Bảng 6: Đánh giá mức độ đầy đủ của trang thiết bị đáp ứng việc rửa tay thường quy

Trang thiêt bị

Số lượng

Tỷ lệ %

Không đầy đủ

0

0

Tương đối đầy đủ

22

20,8

Đầy đủ

84

79,2

Kết qủa khảo sát trang thiết bị đáp ứng việc rửa tay thường quy cho thấy 79,2% được trang bị đầy đủ, 20,8% được trang bị tương đối đầy đủ, không có việc điều dưỡng làm việc trong điều kiện trang thiết bị không đầy đủ.

4. Bàn luận

Qua khảo sát thực trạng kiến thức – kỹ năng- thái độ của điều dưỡng viên về việc rửa tay thường quy tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện trường Đại học Y - Dược chúng tôi nhận thấy về kiến thức có đến 48,1% điều dưỡng liệt kê sai trình tự các bước rửa tay thường quy. Điều này cho thấy việc tuân thủ rửa tay thường quy mới chỉ dừng lại ở việc có thực hiện kỹ thuật chứ chưa chú trọng vào việc thực hiện đúng trình tự kỹ thuật, Hơn nữa, trong 48,1% điều dưỡng liệt kê sai trình tự các bước rửa tay thường quy được hỏi có 7,8% điều dưỡng tự nhận thường xuyên không rửa tay thường quy theo đúng quy trình; 72,5% điều dưỡng thường xuyên thực hiện theo quy trình sai. Kết quả khảo sát kiến thức chung của điều dưỡng về việc rửa tay thường quy, chỉ có 20,8% điều dưỡng đạt mức độ kiến thức tốt, 74,5% đạt mức độ kiến thức trung bình và 4,7% đạt mức độ kiến thức kém. Nhận thức của điều dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện rửa tay thường quy đúng của điều dưỡng nhưng qua khảo sát thấy tỷ lệ điều dưỡng có thái độ tích cực chỉ có 15,1% và còn có 0,9% điều dưỡng có thái độ không tích cực với việc rửa tay thường quy.

Mặc dù rửa tay thường quy được coi là thao tác kỹ thuật cơ bản mà bất kỳ nhân viên y tế nào cũng phải biết, hiểu và thực hiện được, với thâm niên công tác trên 2 năm chiếm tới 86,8% nhưng qua đánh giá ngẫu nhiên kỹ năng thực hành kỹ thuật rửa tay thường quy của 106 điều dưỡng viên cho thấy 91,5% điều dưỡng thực hiện kỹ thuật ở mức độ trung bình, chỉ có 5,7% điều dưỡng thực hiện kỹ thuật ở mức độ khá và có 2,8% điều dưỡng thực hành kỹ thuật ở mức độ kém, không có điều dưỡng nào thực hiện kỹ thuật rửa tay ở mức độ tốt.

Kết quả khảo sát trang thiết bị đáp ứng việc rửa tay thường quy cho thấy 79,2% được trang bị đầy đủ, 20,8% được trang bị tương đối đầy đủ, không có việc điều dưỡng làm việc trong điều kiện trang thiết bị không đầy đủ.

Những hạn chế về kiến thức – kỹ năng – thái độ của điều dưỡng viên về việc rửa tay thường quy sẽ là tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng tại các cơ sở y tế. Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là hai trong số các bệnh viện thực hành của trường Đại học Y – Dược, thái độ và việc tuân thủ thực hiện rửa tay của các nhân viên y tế tại hai bệnh viện này sẽ có í nghĩa rất lớn tạo môi trường tốt cho các lớp học sinh – sinh viên học tập và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh cũng như làm giảm tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện.

Hạn chế của đề tài là trong quá trình thu thập số liệu không đánh giá đồng bộ kỹ năng - kiến thức - thái độ của từng điều dưỡng viên nên chưa tìm hiểu được các yếu tố liên quan đến việc rửa tay thường quy của điều dưỡng.



5. Kết luận:

Thực trạng kiến thức – kỹ năng – thái độ của điều dưỡng viên về việc rửa tay thường quy tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện trường Đại học Y - Dược như sau:

Có 48,1% điều dưỡng viên liệt kê sai trình tự các bước rửa tay thường quy. 74,5% điều dưỡng được khảo sát kiến thức chung về việc rửa tay thường quy đạt mức độ kiến thức trung bình; tỷ lệ điều dưỡng có thái độ tích cực với việc rửa tay thường quy là 15,1% và 0,9% điều dưỡng có thái độ không tích cực với việc rửa tay thường quy. Kết quả đánh giá kỹ năng thực hành kỹ thuật rửa tay thường quy cho thấy 91,5% điều dưỡng thực hiện ở mức độ trung bình, chỉ có 5,7% điều dưỡng thực hiện kỹ năng ở mức độ khá và có 2,8% điều dưỡng thực hành kỹ năng ở mức độ kém, không có điều dưỡng nào thực hiện kỹ năng rửa tay ở mức độ tốt. Kết quả khảo sát trang thiết bị đáp ứng việc rửa tay thường quy cho thấy 79,2% được trang bị đầy đủ và không có việc điều dưỡng làm việc trong điều kiện trang thiết bị không đầy đủ.

6. Khuyến nghị:

1. Phòng Điều dưỡng các Bệnh viện cần tổ chức tuyên truyền một cách thường xuyên hơn nữa về vai trò, mục đích, ý nghĩa việc thực hiện đúng quy trình rửa tay thường quy với quá trình chăm sóc người bệnh cho các Điều dưỡng viên.

2. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện kỹ thuật rửa tay thường quy trong chăm sóc người bệnh.

3. Khoa Điều dưỡng xây dựng kế hoạch phối hợp với phòng Điều dưỡng các Bệnh viện cùng thực hiện các công việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hành rửa tay thường quy tạo môi trường chuẩn cho học sinh – sinh viên Điều dưỡng học tập.



Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Thị An và cộng sự . (2010). Khảo sát vi sinh trên bàn tay trước và su khi rửa tay của nhân viên y tế bệnh viện nhi đồng 2 năm 2010. Nhà xuất bản y học Hà Nội- 2010.

[2]. Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo, Kỹ thuật Điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội – 2006

[3]. Nguyễn Thị Thanh Hà ()Làm thế nào để tăng cường tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế

[4]. http://www.medscape.com/viewarticle/424140

[5]. “Vệ sinh tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện”- Nhà xuất bản y học Hà Nội- 2010.

[6]. Hand hygiene-2002 CDC- Guidelines.Nursing.Care.com.home: Medical education


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương