MỤc lục trang


KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SÔNG CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TẠI THÁI NGUYÊN



tải về 2.7 Mb.
trang2/29
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.7 Mb.
#36694
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SÔNG CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TẠI THÁI NGUYÊN

Đào Trọng Quân*, Nguyễn Thị Tú Ngọc*, Nguyễn Thị Sơn*, Đoàn Thị Hường**


* * Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

**Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên
TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn tại Thái Nguyên. Bệnh nhân: 78 bệnh nhân suy thận mạn đang điều trị tại Bệnh viên Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp: Mô tả tiến cứu. Kết quả và kết luận: Mức độ chất lượng cuộc sống trung bình là phổ biến ở bệnh nhân suy thận mạn tại Thái Nguyên (91%). Mức độ chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn thấp hơn so với những người khỏe mạnh có ý nghĩa thống kê p<0,001(SF 36: 37,15±3,81 so với 90.71±6.93)



Từ khóa: suy thận mạn, chất lượng cuộc sống, SF36, Thái nguyên

INVESTIGATION OF LIFE QUALITY OF PATIENTS WITH CHRONIC RENAL FAILURE IN THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL

Dao Trong Quan*, Nguyen Thi Tu Ngoc*, Nguyen Thi Son*, Doan Thi Huong**


*Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

**Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
SUMMARY

Objective: To investigate quality of life of patients with chronic renal failure at Thai Nguyen. Subjects: 78 patients with chronic renal failure treated at Thai Nguyen General Hospital were involved in the study. Methods: Prospective description. Results and conclusions: Level of quality of life is medium in patients with chronic renal failure in Thai Nguyen (91%). Level of quality of life in patients with chronic renal failure were lower than in healthy individuals and the difference was statistically significant with p <.001 (SF 36: 37.15 ± 3.81 vs. 90.71 ± 6.93)

Keywords: chronic renal failure, quality of life, SF 36, Thai Nguyen
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy thận mạn là một bệnh mạn tính, được ví như “kẻ giết người thầm lặng”. Suy thận mạn tiến triển qua nhiều giai đoạn trong một thời gian dài, vì vậy nó có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nó là hậu quả của quá trình suy giảm số lượng và chức năng của nephron, làm giảm từ từ mức lọc cầu thận, dẫn đến giảm chức năng của thận, cuối cùng là tình trạng tăng nitơ phi protein máu.

Tỷ lệ mắc suy thận mạn tiếp tục tăng lên trên toàn thế giới, đặc biệt là suy thận giai đoạn cuối. Theo báo cáo của NHANES ở Hoa Kỳ về tỷ lệ suy thận mạn gần đây nhất từ 1999 đến 2004 là 26 triệu (13%) trong khoảng 200 triệu dân Hoa Kỳ tuổi từ 20 trở lên. Trong số này có khoảng 65,3% mắc suy thận giai đoạn III hoặc IV. Các báo cáo gần đây nhất của USRDS ước tính rằng, gần nửa triệu đối tượng suy thận giai đoạn cuối tại Hoa Kỳ đã được điều trị vào cuối năm 2004 và đến năm 2010 con số này dự kiến sẽ tăng khoảng 40%. Chi phí cho việc chạy thận và ghép thận là gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển như ở châu á, châu Phi.

Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của đối tượng suy thận mạn để tìm hiểu về chất lượng cuộc sống và những ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống của đối tượng suy thận mạn.

Ở Việt Nam, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của đối tượng suy thận mạn.Nhưng tại Thái nguyên chưa có nghiên cứu nào nói về chất lượng cuộc sống của đối tượng suy thận mạn. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để tìm hiểu về chất lượng cuộc sống của đối tượng suy thận mạn tại Thái Nguyên.

II. ĐỐI TUỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu:



Đối tượng suy thận mạn đang điều trị tại Khoa Nội Tiêu hóa- Tiết niệu- Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên.

- Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng đã được chẩn đoán xác định là suy thận mạn ít nhất 1 năm

Có khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt

Sẵn sàng tham gia nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu



Khoa Nội Tiêu hóa- Tiết niệu- Huyết học lâm sàng và phân khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên

- Phương pháp nghiên cứu:



1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả tiến cứu

2. Cỡ mẫu: chọn tất cả các đối tượng suy thận mạn có đủ tiêu chuẩn nghiên cứu điều trị tại khoa Nội Tiêu hóa- Tiết niệu- Huyết học lâm sàng và phân khoa Thận nhân tạo

Chọn nhóm chứng: 40 người khỏe mạnh được chọn ngẫu nhiên có sự tương đồng về tuổi và giới

3. Phương pháp chọn mẫu: chọn tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn

4. Bộ câu hỏi:

Đánh giá chất lượng cuộc sống bằng thang điểm SF36: Bộ câu hỏi có 8 phần, gồm 36 câu với tổng số điểm là 100. Sức khỏe thể chất là điểm của các phần 1-5, sức khỏe tinh thần là điểm của các phần 6-8. Điểm của mỗi đối tượng sẽ là trung bình cộng của sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Đánh giá chất lượng cuộc sống theo Silveria CB, được chia thành các mức sau:

Từ 0 - 33: Chất lượng cuộc sống kém.

Từ 33,1 - 66: Chất lượng cuộc sống trung bình.

- Từ 66,1 - 100: Chất lượng cuộc sống khá, tốt.

- Kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân

5. Phân tích số liệu: Phương pháp mô tả được sử dụng để mô tả về thông tin cơ bản và mức độ chất lượng cuộc sống và sử dụng SPSS17 để phân tích số liệu

III. KẾT QUẢ

  1. Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Đặc điểm của mẫu

Đặc điểm

n

%

Giới

Nam


Nữ

34

44


43,6


56,4

Nhóm tuổi (Mean: 55,69; SD: 14,07; Range: 22 - 85)

22 - 55


56-85

38

40


48,7


51,3

Tình trạng hôn nhân

Lập gia đình

Khác

68

10


87,2


12,8

Trình độ học vấn

Cấp 1


Cấp 2

Cấp 3


Trung học/CĐ/ĐH

7

22



23

26

9

28,2


29,5

33,3


Nghề nghiệp

Nông dân


Công nhân

Khác

26

13

39


33,3


16,7

50


Thu nhập cá nhân

(Mean: 2.769.230; SD: 1.40; Range: 500.000 – 8.000.000)



< 1.050.000

Từ 1.050.000 đến 4500000



> 4500000

9

60



9

11,5


77

11,5


Số năm được chẩn đoán

(Mean:4.103; SD: 2.46; Range: 1- 15)

1 – 5

6 – 10


> 10

58

19



1

74,4


22,4

1,2


Tổng số đối tượng tham gia phỏng vấn là 78 người. Trong đó có 34 nam (43,6%) và 44 nữ (56,4%). Số đối tượng trong độ tuổi từ 22-55 là 38 đối tượng(48,7%), độ tuổi từ 56-85 là 40 đối tượng(51,3%) (Mean: 55,69; SD: 14,07; Range: 22 - 85) Và hầu hết các đối tượng đều lập gia đình và đang sống với vợ (chồng), con của mình (87,2%). Khoảng 28,2% đối tượng hoàn thành bậc giáo dục cấp 2, 9% đối tượng học hết cấp 1 và khoảng 62.8 % đối tượng học có trình độ từ cấp 3 trở lên. Và 33,3% số đối tượng là nông dân , 16,7% đối tượng là công nhân và chỉ có 50% đối tượng làm các nghề khác. Thu nhập tháng của đối tượng từ 500.000VNĐ đến 8.000.000VNĐ (Mean: 2.769.230; SD: 1.40; Range: 500.000 – 8.000.000). Và có 74,4% đối tượng được chẩn đoán tăng huyết áp dưới 5 năm 22,4% đối tượng chẩn đoán từ 5-10 năm, và 1,2% đối tượng được chẩn đoán trên 10 năm.

  1. Mô tả biến

Bảng 2: chỉ sổ SF36 của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng

Chỉ tiêu

Nhóm nghiên cứu

Nhóm chứng

P

SF 36

37.15±3.81

90.71±6.93

< 0.001

Nhận xét: Đối tượng nhóm nghiên cứu có chỉ số SF36 trung bình thấp có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p, 0.001)

  1. Mức độ chất lượng của đối tượng thuộc nhóm nghiên cứu

Bảng 3: Phân bố mức độ chất lượng cuộc sống của đối tượng thuộc nhóm nghiên cứu

Mức độ

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Kém

7

9

Trung bình

71

91

Tốt

0

0

Tổng

78

100

Trung bình

37,15 ± 3,81

Nhận xét: Trong 78 đối tượng tham gia nghiên cứu thì không có đối tượng nào có chất lượng cuộc sống ở mức tốt, có đến 91% đối tượng có chất lượng cuộc sống ở mức độ trung bình và 9% đối tượng có chất lượng cuộc sống ở mức kém.

  1. Đặc điểm về tuổi với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nhóm nghiên cứu

Bảng 4:Đặc điểm về tuổi với chất lượng cuộc sống của đối tượng nhóm nghiên cứu

NHÓM TUỔI

N

Mean

%

22-55

38

37,13± 3,35

48,7

56-85

40

37,16 ± 4,23

51,3

Tổng

78

37.15 ± 3,81

100.0%

Nhận xét: Trong 78 đối tượng tham gia nghiên cứu thì tỷ lệ đối tượng trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động là ngang nhau và mức độ chất lượng cuộc sống cũng ngang nhau, đều có chất lượng cuộc sống ở mức độ trung bình

Đặc điểm về số năm bị bệnh với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nhóm nghiên cứu



Bảng 5: Đặc điểm về số năm bị bệnh với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nhóm nghiên cứu

Số năm bị bệnh

N

Mean

Tỷ lệ (%)

1-5

58

37.25 ± 3,95

74.4%

6-10

19

37.39 ± 2,47

24.4%

>10

1

26.50

1.3%

Tổng

78

37.15 ± 3,81

100.0%

Nhận xét: Trong 78 đối tượng tham gia nghiên cứu có đến 58 đối tượng mới được chẩn đoán bệnh (1-5) chiếm 74,4%, và có 19 người bị bệnh từ 6-10 năm chiếm 24.4% và 1 người bị bệnh trên 10 năm. Nhưng tất cả đều có chất lượng cuộc sống ở mức độ trung bình (Mean: 37.25 ± 3,95 và 37.39 ± 2,47)

IV. BÀN LUẬN

Trong tổng số 78 đối tượng tham gia nghiên cứu, số đối tượng nam và nữ chiếm tỷ lệ ngang nhau. Chủ yếu các đối tượng tham gia nghiên cứu đang sống cùng với vợ (chồng),con chiếm 82,7%.Và có 62,8% đối tượng tham gia nghiên cứu đã học hết trình độ cấp 3 trở lên. Cũng theo kết quả nghiên cứu, có đến 77% số đối tượng tham gia nghiên cứu có mức thu nhập cá nhân ở mức độ trung bình (1.050.000đ – 4.500.000đ).

Nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 78 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 55,69±14,7 và tất cả đối tượng đều có chất lượng cuộc sống ở mức độ trung bình (Mean: 37,15±3,81). Trong nghiên cứu của tác giả Lê Việt Thắng [2012], các đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 47,99 ± 13,24 và có điểm SF 36 trung bình là 40,78 ± 19,37 . Và trong nghiên cứu của chúng tôi, các đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 55,69 ± 14,7 và có điểm SF36 trung bình là 37,15 ±3,81 Từ đó chúng tôi thầy rằng các đối tượng ở độ tuổi càng cao thì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ giảm dần. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác (Lê Việt Thắng, Bệnh viện 103).

Trong nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy rằng số đối tượng tham gia nghiên cứu có số năm được chẩn đoán bệnh trung bình là 4,103 ± 2,46. Đa số là những bệnh nhân mới bị mắc bệnh, nhưng chúng ta nhận thấy rằng chất lượng cuộc sống của đối tượng giảm dần khi thời gian mắc bệnh kéo dài (đối tượng mắc bệnh từ 1-5 năm thì điểm trung bình SF36 là 37,25 ± 3,95, còn đối tượng mắc bệnh >10 năm thì điểm trung bình SF36 là 26,50)

Bảng điểm về chất lượng cuộc sống SF36 được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nói chung và bệnh nhân suy thận mạn nói riêng. Bộ câu hỏi gồm 36 câu hỏi về sức khỏe về thể chất và tinh thần. Để nhận biết được chất lượng cuộc sống nói chung, chúng tôi phỏng vấn bộ câu hỏi này với những người khỏe mạnh để nhận biết sự khác biệt giữa người khỏe mạnh và người bệnh thuộc nhóm nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng điểm trung bình SF36 của nhóm nghiên cứu (37,15±3,81) thấp hơn so với nhóm chứng (90.71±6.93) có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Tức là chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị bệnh suy thận mạn thấp hơn so với chất lượng cuộc sống của người khỏe mạnh. Điểm SF36 trung bình trong nghiên cứu này là 37,15±3,81, mức điểm này của chúng tôi thấp hơn của Lê Việt Thắng (BV 103, 2012 với số điểm 40,78 ±19,37), của Fructuoso M (Ý, 2010 với số điểm 45,95 ± 21,56), tuy nhiên lại cao hơn của Silveria CB (Brazil, 2010 với số điểm 36±36). .Như đã nói ở trên so với nghiên cứu của tác giả Lê Việt Thắng (2012) ở nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung bình là cao hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số các đối tượng có mức thu nhập ở mức độ trung bình dưới 4.500.000đ (77%). Vì những lý do đó có thể làm cho đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có chất lượng cuộc sống thấp hơn. Nhìn vào kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng kết quả của chúng tôi tương đồng với các kết quả của các tác giả khác trong và ngoài nước.

Chúng tôi đánh giá mức độ chất lượng cuộc sống của nhóm đối tượng nghiên cứu theo Silveria CB (Brazil, 2010). Theo Silveria CB thì có đến 58% đối tượng có chất lượng cuộc sống ở mức độ kém, con số này của chúng tôi là 9%. Trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 91% đối tượng ở mức độ chất lượng cuộc sống trung bình và không có đối tượng có chất lượng cuộc sống ở mức tốt

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Nghiên cứu 78 đối tượngsuy thận mạn đang điều trị tại khoa Nội Tiêu hóa- Tiết niệu- Huyết học lâm sàng và phân khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

+ Chất lượng cuộc sống trung bình là phổ biến ở bệnh nhân suy thận mạn tại Thái Nguyên.Tỷ lệ bệnh nhân có mức độ chất lượng cuộc sống trung bình chiếm 91% (Điểm SF 36: 33,1-66), có 9% bệnh nhân có mức độ chất lượng cuộc sống trung bình kém và không có bệnh nhân nào có chất lượng cuộc sống ở mức tốt. Điểm SF 36 trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (37,15±3,81 so với 90.71±6.93 )

+ Để nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn cần có sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình và người điều dưỡng.Người điều dưỡng là người chăm sóc trực tiệp từng bệnh nhân, giúp đỡ họ cả về mặt thể chất và tinh thần. Vì vậy người điều dưỡng cần tìm hiểu rõ các yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn để từ đó tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân suy thận mạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. FRUCTUOSA M et al “Quality of life in chronic kidney disease”. Nefrologia.2011

  2. SILERIA CB et.al. “ Quality of life of hemodialysis patients in a Brazillia Public Hospital in Belom-Paro, 2010

  3. Lê Việt Thắng, Bệnh viện 103,2012,Khảo sát chất lượng cuộc sống của đối tượng suy thận mạn có chạy thận chu kỳ bằng thang điểm SF-36

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương