MỤc lục trang


HÀNH VI NÂNG CAO SỨC KHOẺ CỦA BỆNH NHÂN



tải về 2.7 Mb.
trang6/29
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.7 Mb.
#36694
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

HÀNH VI NÂNG CAO SỨC KHOẺ CỦA BỆNH NHÂN

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI THÁI NGUYÊN

Lê Thị Thùy Linh, Lê Thị Bích Ngọc,Trần Anh Vũ


Trường Đại học Y dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

M ục tiêu: Kiểm tra mối tương quan giữa hành vi nâng cao sức khỏe và sự tự tin để thực hiện hành vi nâng cao sức khỏe của bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại Thái Nguyên.

Đối tượng: 92 bệnh nhân đang khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp: Mô tả, sử dụng hệ số tương quan Pearson. Kết quả và kết luận: Có mối tương quan giữa hành vi nâng cao sức khoẻ và sự tự tin để thực hiện hành vi nâng cao sức khoẻ của bệnh nhân ĐTĐ type 2 ( r = 0.531, p < .001. Từ đó có thể thấy người điều dưỡng cần có kế hoạch hỗ trợ, cung cấp những hành vi nâng cao sức khoẻ và cải thiện sự tự tin của bệnh nhân trong việc thực hiện hành vi nâng cao sức khoẻ.

Từ khoá: Sự tự tin, hành vi tăng cường sức khoẻ, đái tháo đường type 2
HEALTH PROMOTING BEHAVIORS OF

PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES IN THAI NGUYEN

Le Thi Thuy Linh, Le Thi Bich Ngoc, Tran Anh Vu

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objective: To examine the relationship between self- confidence and health promoting behaviors of type 2 diabetes patients. Subjects: 92 type 2 diabetes patients treated in Thai Nguyen General Hospital. Methods: A descriptive study was used in the study, using Pearson correlation coefficient. Results and conclusions: There were correlation between self- confidence and health promoting behaviors (r = 0,531, p <0,01) of type 2 diabetes patients. It is recommended that nurses should have a plan to promote and support health-promoting behaviors and improve cconfidence of patients with type 2 diabetes.

Keywords: self- confidence, health promoting behaviors, type 2 diabetes
ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) được xem là một đại dịch của thế kỷ XXI, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 hoặc thứ 5 ở các nước phát triển. ĐTĐ type 2 hiện đang là một bệnh phổ biến và nghiêm trọng trên toàn thế giới, gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Năm 2025, ĐTĐ type 2 sẽ chiếm tới 4,3% dân số thế giới [8]. Ở Việt Nam, vào năm 2015 sẽ có khoảng 2,1 triệu người mắc bệnh ĐTĐ type 2 [6]. Bệnh gây biến chứng nhiều cơ quan đích, tăng tỉ lệ tử vong và tàn phế. Cho đến nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hẳn bệnh ĐTĐ, tuy nhiên nếu được quản lí và điều trị đúng bệnh nhân ĐTĐ có cuộc sống gần như bình thường. Yếu tố quan trọng để giữ gìn sức khỏe của người bệnh là kiểm soát mức đường máu của người bệnh ở mức gần với bình thường để ngăn ngừa các biến chứng [8]. Chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên, dùng thuốc một cách chính xác, khám sức khỏe định kỳ, tự theo dõi đường máu thường xuyên là hành vi khuyến cáo cho bệnh nhân ĐTĐ type 2 [4]. Vì vậy, bệnh nhân với ĐTĐ type 2 được yêu cầu thực hành hành vi nâng cao sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày của họ để kiểm soát bệnh tật và các biến chứng của nó để có được lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh nhân ĐTĐ type 2 ít tham gia vào hành vi nâng cao sức khỏe. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hành hành vi nâng cao sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự tự tin để thực hành hành vi nâng cao sức khỏe là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì hành vi nâng cao sức khỏe thành công. Tại Thái Nguyên chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Xuất phát từ nhu cầu đó, chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu: Kiểm tra mối tương quan giữa hành vi nâng cao sức khỏe và sự tự tin để thực hiện hành vi nâng cao sức khỏe của bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại Thái Nguyên.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu:

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện ĐKTƯ Thái Nguyên.

- Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:

+ Bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ type 2.

+ Có khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt.

+ Sẵn sàng tham gia nghiên cứu.



2. Địa điểm nghiên cứu

Bệnh viện ĐKTƯ Thái Nguyên



3. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu:

+ Mô tả mối tương quan

Đối tượng

+ Bệnh nhân ĐTĐ type 2 khám và điều trị bệnh viện ĐKTƯ Thái Nguyên.

Cỡ mẫu: 92



4. Bộ câu hỏi:

Trong nghiên cứu này nhà nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi sẵn có và thiết kế bao gồm: thông tin cá nhân, kiến thức, rào cản nhận thức, hành vi ăn uống

Câu hỏi về thông tin cá nhân: Câu hỏi về thông tin cá nhân được thiết kế bởi nhà nghiên cứu bao gồm: tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, thu nhập cá nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian bị bệnh.

Câu hỏi về sự tự tin để thực hiện hành vi tăng cường sức khoẻ: Bộ câu hỏi về sự tự tin để thực hiện hành vi tăng cường sức khoẻ sẽ sử dụng bộ câu hỏi của tác giả Nguyễn Hoa Huyền (2010). Bộ câu hỏi gồm 28 câu hỏi. Cronbach’s α= 0.929

Câu hỏi về hành vi tăng cường sức khoẻ: Bộ câu hỏi về hành vi tăng cường sức khoẻ sẽ sử dụng bộ câu hỏi của tác giả Nguyễn Hoa Huyền (2010).Bộ câu hỏi gồm 52 câu hỏi. Cronbach’s α= 0.961

5. Chỉ tiêu nghiên cứu

Mối tương quan giữa sự tự tin để thực hiện hành vi tăng cường sức khoẻ và hành vi tăng cường sức khoẻ của bệnh nhân đái tháo đường type 2.



6. Kỹ thuật thu thập số liệu

+ Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn.



7. Phương pháp xử lý số liệu

Mô tả thống kê: Sử dụng để mô tả thông tin cá nhân, sự tự tin để thực hiện hành vi tăng cường sức khoẻ, hành vi tăng cường sức khoẻ của bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Hệ số tương quan Pearson: Sử dụng để kiểm tra mối tương quan giữa sự tự tin để thực hiện hành vi tăng cường sức khoẻ và hành vi tăng cường sức khoẻ của bệnh nhân đái tháo đường type 2.

KÊT QUẢ

Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Đặc điểm của mẫu

Mẫu

n

%

Giới tính

Nam


Nữ

39

53


42,4


57,6

Tuổi

≤ 40


41-50

51-60


61-70

> 70

2

9

35



32

14

2,2

9,8


38,0

34,8


15,2

= 60,18; SD= 8,61; Range: 35 – 74

Tình trạng hôn nhân

Kết hôn


Goá bụa

Ly thân/ Ly dị

Độc thân

70

11



7

4

76,1

12,0


7,6

4,3


Trình độ học vấn

Cấp 1


Cấp 2

Cấp 3


Đại học

2

28



40

22

2,2

304


43,5

23,9


Nghề nghiệp



Thất nghiệp

Nhân viên VP

Côn nhân

Nông dân


Bán hàng

Về hưu


3

14

3



4

13

55



3,3

15,2


3,3

4,3


14,1

59,8


Thu nhập (VND)

≤ 1,000,000

1,000,001 – 1,500,000

1,500, 001–2,000,000



2,000,001-2,500,000

= 1,229,356; SD=451,232; Range: 500,000 – 2,500,000

41

33



15

3

44,6

35,9


16,2

3,3



Bảng 1 cho thấy: Phần lớn người tham gia nghiên cứu là nam giới ( 57,6%) và khoảng cách độ tuổi từ 35 đến 70 tuổi, với độ tuổi trung bình là 60 tuổi (SD= 8,61). Hầu hết đều kết hôn (76,1%) và học hết cấp 3 (43%). Có khoảng 1 nửa số người tham gia nghiên cứu đã nghỉ hưu (59,8%). Thu nhập gia đình trong khoảng từ 500.000VNĐ đến 2.500.000 VNĐ (= 1,229,356; SD= 451,232). Tuy nhiên 44,6% số người tham gia nghiên cứu có thu nhập thấp (< 1000.000 VNĐ/ tháng).

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương