MỤc lục trang



tải về 2.7 Mb.
trang9/29
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.7 Mb.
#36694
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   29



Sự tự tin

Những người tham gia nghiên cứu này có giá trị trung bình về sự tự tin ( = 102,58; SD= 13,69). Sự tự tin về tập luyện ở mức cao nhất ( = 28,31, SD= 5,79) trong khi sự tự tin về trách nhiệm với sức khoẻ lại ở mức thấp nhất (= 21,41, SD= 4,54). (Bảng 4)

Bảng 4: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của sự tự tin để thực hành hành vi tăng cường sức khoẻ

Mẫu



SD

Range


Sự tự tin

102,58

13,69

28-140

Dinh dưỡng

26,51

3,83

7-35

Luyện tập

28,31

5,79

7-35

Trách nhiệm với sức khoẻ

21,41

4,54

7-35

Tâm lý tốt

26,34

3,71

7-35

Mối quan hệ giữa sự tự tin và hành vi tăng cường sức khoẻ

Mối tương quan giữa mỗi ph ần và tổng điểm số của sự tự tin và hành vi tăng cường sức khỏe được thể hiện trong Bảng 5. Hệ số tương quan Pearson cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa sự tự tin và hành vi tăng cường sức khỏe (r = 0,531, p <0,001). Các mối quan hệ đáng kể giữa dinh dưỡng, hoạt động thể chất, trách nhiệm sức khoẻ, tâm lý của sự tự tin với mỗi phần tương ứng của việc thúc đẩy hành vi sức khỏe (r = 0,390, p <0,001; r = 0,652, p <0,001; r = 0,630, p <0,001; r = 0,280, p <0,01).



Bảng 5: Mối tương quan giữa sự tự tin và hành vi tăng cường sức khoẻ




Sự tự tin

Tổng

Dinh dưỡng

Luyện tập

Trách nhiệm sức khoẻ

Tâm lý tốt

Hành vi tăng cường sức khoẻ
















Tổng

0,531***













Dinh dưỡng




0,390***










Hoạt động thể lực







0,652***







Trách nhiệm sức khoẻ










0,630***




Tâm lý tốt













0,280**

* = p < 0,05; ** = p < 0,01; *** = p < 0,001

BÀN LUẬN

* Trong số 92 bệnh nhân tham gia nghiên cứu trên 50% số bệnh nhân trên 60 tuổi. Nhóm tuổi này thường không thường xuyên thực hành tăng cường sức khoẻ như tập thể dục hay có trách nhiệm với sức khoẻ của mình.

Bệnh nhân ĐTĐ type 2 tham gia nghiên cứu có xu hướng thực hành dinh dưỡng cho bệnh ĐTĐ "thường xuyên". Phát hiện này khác với các nghiên cứu trước đó cho thấy rằng các bệnh nhân ĐTĐ type 2 ở Việt Nam vẫn sử dụng lượng carbohydrate khoảng 68,3% năng lượng của họ, trong khi phạm vi chấp nhận được là 40-60% [4], và có lượng protein cao [3]. Lý do cho sự khác biệt ở đây có thể do được giáo dục về bệnh , bởi vì 66,3% của những người tham gia trong nghiên cứu báo cáo rằng họ có được giáo dục bệnh đái tháo đường. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy mối quan hệ của kiến ​​thức bệnh ĐTĐ với hành vi ăn uống. Có kiến ​​thức có thể giúp bệnh nhân ĐTĐ type 2 thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.

Nghiên cứu này cho thấy rằng các bệnh nhân ĐTĐ type 2 đã tham gia thực hành quản lý căng thẳng. Phần lớn người tham gia nghiên cứu này đang sống với vợ (chồng), con cái và phần lớn họ đã học hết cấp 3 hoặc đại học vì vậy khả năng kiểm soát những căng thẳng sẽ tốt hơn.

Là một quốc gia Phật giáo, hầu hết người dân Việt Nam có niềm tin tâm linh và tin vào Đức Phật. Họ đến chùa, hoặc cầu nguyện tại nhà, mà có thể giúp mọi người cảm thấy yên bình, và thư giãn trong tâm trí. Vì vậy, hầu hết người tham gia thường có những hoạt động tâm linh.

Mối quan hệ: trong nghiên cứu này hành vi về mối quan hệ giữa các cá nhân của hầu hết những người tham gia được thực hành thường xuyên. Hầu hết trong số họ (76,1%) đã kết hôn và sống với các thành viên trong gia đình, và có sự hỗ trợ của gia đình. Phong tục tập quán của Việt Nam thường có mối quan hệ gia đình gần gũi, gia đình là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tất cả các thành viên trong gia đình.

* Sự tự tin: Người tham gia trong nghiên cứu này có sự tự tin vừa phải vào khả năng thực hiện hành vi của mình. Kết quả này giống với nghiên cứu trước đây của Bernal et al (2000) [2].

Những người tham gia có thể có sự tự tin cao vào khả năng thực hành các hành vi dinh dưỡng và tập thể dục. Do phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu đã được chẩn đoán bệnh tự 5 năm trở nên, họ cũng đã được tư vấn, giáo dục về bệnh ĐTĐ cũng như về dinh dưỡng và chế độ tập luyện cho bệnh ĐTĐ.

Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rằng những người tham gia có sự tự tin vừa phải vào khả năng thực hiện các hành vi trách nhiệm với sức khoẻ. Lý do cho điều này là những người tham gia trong nghiên cứu này hầu hết đã nghỉ hưu (59,8%) và trên 60 tuổi, do đó, họ cảm thấy ngại tiếp xúc với các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ.

* Mối quan hệ giữa sự tự tin và hành vi thúc đẩy sức khoẻ: Trong nghiên cứu này, sự tự tin để thực hiện hành vi sức khỏe có mối tương quan đáng kể với hành vi tăng cường sức khoẻ của bệnh nhân ĐTĐ type 2 (r = 0,531, p <0,01).



KẾT LUẬN

Nghiên cứu 92 bệnh nhân ĐTĐ type 2 khám và điều trị ngoại trú tại bệnh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

+ Có mối tương quan giữa sự tự tin để thực hiện hành vi tăng cường sức khoẻ và hành vi tăng cường sức khoẻ của bệnh nhân ĐTĐ type 2 (r = 0,531, p <0,01).

KHUYỄN NGHỊ

Từ kết quả trên có thể nhận thấy vai trò của điều dưỡng như sau:

* Điều dưỡng cần thúc đẩy và hỗ trợ hành vi tăng cường sức khoẻ của bệnh nhân ĐTĐ type 2. Điều dưỡng cần củng cố nguồn lực tư vấn cho bệnh nhân, thảo luận và lắng nghe ý kiến của họ, và cung cấp các hướng dẫn để giúp đỡ và hỗ trợ họ đến thực hành các hành vi sức khỏe phù hợp, chẳng hạn như dinh dưỡng, tự quan tâm, và các hoạt động thư giãn.Mặt khác nên có kế hoạch hay chiến lược để cải thiện sự tự tin của các bệnh nhân để cải thiện hành vi tăng cường sức khoẻ.
* Điều dưỡng nên có một chương trình giáo dục nhận thức về sức khỏe và thúc đẩy hành vi thực hành cho tất cả các bệnh nhân ĐTĐ type 2, chẳng hạn như làm thế nào để cải thiện dinh dưỡng lành mạnh, làm thế nào để tham gia các hoạt động để giảm căng thẳng…
TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. American Diabetes Association. (1998).

  2. Bernal H, Woolley S, Schensul JJ, Dickinson JK. Correlates of self-efficacy in diabetes self-care among Hispanic adults with diabetes. Diabetes Educ. 2000 Jul-Aug.

  3. Duc Son le (2005), “ Anthropometric characteristics, dietary patterns and risk of type 2 diabetes mellitus in Vietnam”

  4. International Diabetes Federation. (2006). International diabetes federation: Excutive summary diabetes alats (2nd ed.).

  5. Phùng Văn Lợi (2010), “Factors related to foot care behaviors in persons with type 2 diabetes in Thai Nguyen, Viet Nam”. Tr. 62

  6. Nguyễn Hoa Huyền (2010), “ Health promoting behaviors of Vietnamese patients with type 2 diabetes”.

  7. Tạ Văn Bình (2006), “Các nghiên cứu về Đái tháo đường ở Việt Nam”, Bệnh Đái tháo đường- tăng Glucose máu, NXB Y học, Hà Nội. Tr. 50- 69

  8. World Health Organization. (2006). Guidelines for the management and care of diabetes melius.


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương