MỤc lục trang



tải về 2.7 Mb.
trang17/29
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.7 Mb.
#36694
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   29

3. KẾT LUẬN


Đào tạo theo tín chỉ yêu cầu người học phải có tính chủ động rất cao, không phụ thuộc nhiều vào giáo viên như trước đây. Người học phải biết cách tự sắp xếp lịch học, môn học sao cho phù hợp với bản thân bên cạnh đó cần phải có một phương pháp tự học đúng đắn và trên hết là một tinh thần tự giác cao độ, quyết tâm đạt được mục tiêu đề ra. Nghiên cứu trên đối tượng là sinh viên đang học ở trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đó bước đầu cho thấy thực trạng việc tự học của sinh viên khi học học phần Vật lý – Lý sinh y học núi riêng và các học phần khác nói chung.

Để việc tự học của đạt hiệu quả cao trong thời gian tới đòi hỏi mỗi sinh viên cần xây dựng cho mình một một phương thức tự học thích hợp nhất. Bên cạnh đó cần phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giảng viên để tự học trở thành một thói quen, một nhu cầu của mỗi sinh viên.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu (tập 2), Hà Nội: Đại học Sư phạm Hà Nội.

[2]. Nguyễn Anh Tuấn (2011) Vai trò và trách nhiệm của giảng viên đối với việc tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ, trường Cao đẳng Sơn La

[3] Nguyễn Kỳ (2006), Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 2/2006.

[4] Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng Hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ kèm theo Quyết định số 43/2007/BGD&ĐT.



XÂY DỰNG PHẦN MỀM TÍNH GIỜ GIẢNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Xuân Vũ ,Hồ Xuân Nhàn


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT :

Mục tiêu: Xây dựng được phần mềm lên lịch và tính giờ giảng cho giảng viên trường đại học Y Dược Thái Nguyên.Đối tượng nghiên cứu: Công thức tính giờ giảng cho giảng viên trường đại học Y Dược Thái Nguyên. Phương pháp :phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.Xây dựng phần mềm: sử dụng ngôn ngữ lập trình C# và SQL Server để xây dựng phần mềm lên lịch và tính giờ giảng cho giảng viên trường đại học Y Dược Thái Nguyên; cài đặt và chạy thử nghiệm cho các giáo vụ bộ môn trong trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Kết quả: Phần mềm chạy ổn định,tương thích với hầu hết các hệ điều hành phổ biến (Window XP/Vista/7; Mac OS, Linux/Unix) đáp ứng các yêu cầu về lên lịch và tính giờ giảng cho các giáo vụ bộ môn .Kết luận: phần mềm mới đi vào hoạt động đáp ứng được yêu cầu lên lịch và tính giờ giảng cho giảng viên trường đại học Y Dược Thái Nguyên, giảm tải cho giáo vụ bộ môn .

Từ khóa: Lịch giảng, giờ giảng, phần mềm.
DEVELOPING SOFTWARE TO CALCULATE TEACHING HOURS FOR LECTURERS IN THAI NGUYEN MEDICINE AND PHAMACY COLLEGE

SUMAMRY

Nguyen Xuan Vu, Ho Xuan Nhan

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

Objective: To develop a software working out a teaching schedule and calculating teaching hours for lecturers in Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy Methods.: Experimental research methods. Programming Languages : C# and SQL Server were used to write the software which are to software working out a teaching schedule and calculating teaching hours for lecturers in Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy , setup for faculties of Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy. Results: The software ran stably and was compatible with most of all the common operating systems such as Window XP/Vista7, Mac OS, Linux/Unix. The software also met the requirements of management: the capacity of managing the status of the internet rooms and computers, the daily data accessed to by students, monitoring the accessed contents, and getting the statistics of. Conclusion: The new software runs smoothly

Keywords: software.


  1. Đặt vấn đề:

Việc xếp lịch giảng và tính giờ giảng cho giảng viên là do các giáo vụ bộ môn thực hiện.

Tuy nhiên do công thức tính giờ giảng khá phức tạp nên khi tính bằng tay rất dễ xảy ra nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến các giảng viên trong bộ môn.

Xuất phát từ nhu cầu đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm xây dựng được 1 hệ thống phần mềm giúp cho các giáo vụ bộ môn có thể lên lịch giảng và tính giờ giảng theo hàng tháng cho các giảng viên trong bộ môn 1 cách dễ dàng.


  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

  • Công thức tính giờ giảng cho giảng viên Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên.

  • Ngôn ngữ lập trình C#, SQL server.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu: trường đại học Y dược Thái Nguyên từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012.

    1. Phương pháp Nghiên cứu : Thực nghiệm.

    2. Chỉ tiêu nghiên cứu : sử dụng ngôn ngữ lập trình C# và SQL Server xây dựng phần mềm lên lịch và tính giờ giảng cho các bộ môn trường ĐH Y Dược Thái Nguyên.

  1. Xây dựng phần mềm :

3.1 Khảo sát thực trạng việc tính giờ giảng:

Việc xếp lịch giảng và tính giờ giảng cho giảng viên hàng tháng là do các giáo vụ bộ môn tính theo quy định của nhà trường. Việc tính giờ giảng chủ yếu là thực hiện bằng tay

=> Do vậy nhu cầu về 1 phần mềm có thể tự động thực hiện các thao tác trên là rất cần thiết.

3.2 Yêu cầu về phần mềm Tính giờ giảng:

- Phần mềm xếp được lịch giảng cho các giảng viên trong từng bộ môn.

- Tính giờ giảng cho từng giảng viên trong bộ môn theo quy định của nhà trường.

- Lưu thông tin giờ giảng của từng giảng viên trong bộ môn

- Thống kê số giờ giảng theo ngày, tháng, quý, năm.

- Xuất ra file excel (theo mẫu của phòng Đào tạo) tổng hợp giờ giảng của từng bộ môn theo từng tháng.










Hình 3.1 Mô tả chức năng cơ bản của hệ thống

3.3 Yêu cầu phi chức năng của hệ thống.

  • Yêu cầu bảo mật.

  • Yêu cầu sao lưu.

  • Các yêu cầu khả dụng (Usability).

  • Các yêu cầu về độ tin cậy (Reliability).

  • Các yêu cầu về hiệu năng (Performance).

  • Các ràng buộc thiết kế (Design Constraints).

  • Giao tiếp người dùng (User interfaces)

  • Giao tiếp phần mềm (Software interfaces).

  • Các yêu cầu pháp lý, bản quyền và những ghi chú khác.

  • Các yêu cầu khác.

3.4 Yêu cầu về phần cứng:

- Bộ xử lý Pentium 233-megahertz (MHz) hoặc nhanh hơn (đề xuất loại 300 MHz), Tối thiểu bộ nhớ 64 megabyte (MB) RAM (đề xuất loại 128 MB), tối thiểu 1,5 gigabyte (GB) không gian sẵn có trên đĩa cứng



3.5 Thiết kế phần mềm:

3.5.1 Công thức tính giờ giảng:

Số giờ giảng bao gồm giờ lý thuyết và thực tập, ra đề thi, coi thi(kiểm tra), chấm lý thuyết và thực tập, chấm kiểm tra.


  1. Giờ dạy lý thuyết:

- Lớp ≤ 60 SV 1 tiết giảng = 1,0 giờ tiêu chuẩn

- Lớp từ 60- 80 SV 1 tiết giảng = 1,1 giờ tiêu chuẩn

- Lớp từ 80-100 SV 1 tiết giảng = 1,2 giờ tiêu chuẩn


  1. Giờ thực tập:

  1. tiết = 1/2 giờ tiêu chuẩn

c) Ra đề thi:

- Ra đề thi 60 phút = 1 giờ tiêu chuẩn

- Ra đề thi 90 phút = 1,5 giờ tiêu chuẩn

- Ra đề thi 120 phút = 2 giờ tiêu chuẩn

Mỗi phòng thi là 1 đề


  1. Coi thi:

Số lớp x 2 = Số phòng thi

Coi thi 60 phút = 1/2 giờ tiêu chuẩn (GTC)

 Số giờ coi thi = Số phòng thi x 1/2 x 2 CB coi thi

Coi thi 90 phút = 2/3 GTC

 Số giờ coi thi = Số phòng thi x 2/3 x 2 CB coi thi

Coi thi 120 phút = 1GTC

 Số giờ coi thi = Số phòng thi x 1 x 2 CB coi thi


  1. Chấm thi lý thuyết:

Bài làm 60 phút: 25 bài = 1 GTC

Bài làm 90 phút: 20 bài = 1 GTC

Bài làm 120 phút: 15 bài = 1 GTC

Số giờ chấm thi = Tổng số bài thi/số bài thi cho 1 GTC x 2 CB chấm thi

Ví dụ: Với bài thi 120 phút và 120 SV  Số giờ chấm thi = 120/15 x 2 = 12 giờ


  1. Chấm thi thực hành:

Số giờ = Số SV/ 6 x 2 CB chấm thi

  1. Chấm kiểm tra:

Số bài /30 x 2 CB chấm

Số bài kiểm tra:

- 1 ĐVHT: 1 bài

- 2 ĐVHT: 2 bài

- Từ 3ĐVHT: 3 bài

h) Cách tính giờ hướng dẫn thực tập cho giáo viên:

- Nhóm thực tập có từ 20-30 SV được tính hệ số 1,3

- Nhóm thực tập có từ 30-35 SV được tính hệ số 1,4

Giờ thực hành chuẩn = Số giờ thực hành thực giảng/2

Giờ thực hành = Số tiết thực hành thực giảng /2 x Hệ số

3.5.2 Lập trình phần mềm:

- Sử dụng ngôn ngữ lập trình C# và SQL server xây dựng phần mềm(cho server và

Client) chạy trên nền Winform hệ điều hành Window XP.


  1. Kết quả:

  1. Các module: phần mềm gồm có các module chính:

    • Đăng nhập, phân quyền người dùng.

    • Quản lý số giờ giảng trong 1 năm của bộ môn.

    • Xếp lịch giảng cho từng giảng viên.

    • Tính giờ giảng cho từng giảng viên.

    • Xuất nhập dữ liệu.

    • Quản trị hệ thống.

    • Tìm kiếm.

    • Trợ giúp.

b) Các chức năng chính:

Chức năng xếp lịch: Các chức năng xếp lịch được tổ chức một cách hợp lý, rất dễ sử dụng và được thiết kế cho những người không chuyên về công nghệ thông tin có thể sử dụng dễ dàng.

Chức năng quản trị :


    • Quản trị giờ giảng: cập nhập thông tin của từng máy tính sau mỗi lần truy cập, thêm mới tình trạng các máy bổ xung , lưu thông tin vào CSDL.

    • Cập nhập công thức giờ giảng hàng năm theo quy định của nhà trường.

    • Cập nhập, xóa ,sửa thông tin hàng ngày

    • Quản trị CSDL: cập nhập, xóa ,sửa CSDL.

    • Backup dữ liệu: sao lưu dữ liệu hàng ngày vào máy chủ, phục hồi dữ liệu mỗi khi có trục trặc(lỗi phần mềm, virus, hỏng máy tính, mất dữ liệu…).

    • Ngoài ra còn có các chức năng quản trị khác như: lập lịch sao lưu, quản lý thiết bị và Driver tương ứng.

Chức năng thống kê: thống kê số giờ giảng của từng giảng viên theo tháng, quý ,năm.

Chức năng tìm kiếm: tìm kiếm các thông tin trong CSDL: thông tin giảng viên trong từng bộ môn, thông tin về giờ giảng, số tiết giảng, thời gian giảng…..

Chức năng trợ giúp:


    • Hướng dẫn người dùng cách sử dụng phần mềm 1 cách thân thiện nhất

    • Các thông tin bổ trợ.

    • Giới thiệu về phần mềm,tác giả.

Chức năng thoát: thoát khỏi phần mềm.

Chức năng cuối cùng là chức năng xuất file: chức năng này dùng để xuất ra file Excel theo mẫu của phòng Đào tạo để theo dõi.



  1. Bàn luận: sau khi cài dặt và chạy thử phần mềm 1 số bộ môn trong trường Đại học Y Dược Thái Nguyên chúng tôi rút ra 1 số nhận xét sau:

  1. Ưu điểm:

- Nền tảng mạnh mẽ, ổn định, mã nguồn được tối ưu nâng cao hiệu suất hoạt động giúp tiết kiệm nguyên của hệ thống.

- Độ phức tạp của thuật toán không cao.

- Không đòi hỏi cao về cấu hình phần cứng, có thể chạy được trên những máy tính cũ có cấu hình thấp (vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao trong nhà trường).

- Cực kỳ thân thiện với người dùng mới, kể cả những người không chuyên về Công nghệ Thông tin.

- Có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau.

- Tính bảo mật cao.



  1. Nhược điểm cần khắc phục:

Phần mềm chỉ đáp ứng những hệ thống vừa và nhỏ.

Tuy chạy được trên nhiều hệ điều hành nhưng chỉ thực sự chạy tốt trên hệ điều hành Window XP.



Kết luận: Xây dựng được phần mềm để xếp lịch và tính giờ giảng cho từng giảng viên trong toàn trường là đề tài mang tính ứng dụng cao và tương đối thiết thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trịnh Thế Tiến(2009), “Các Cơ Sở Dữ Liệu Microsoft Visual C# 2008 - Lập Trình Căn Bản Và Nâng Cao”, NxB Hồng Đức.

[2]. Nguyễn Văn Lân(2009), “Lập Trình Cơ Sở Dữ Liệu Với C# - Mô Hình Nhiều Tầng”, NxB Lao Động- Xã Hội.

[3]. Phạm Hữu Khang(2008), “Microsoft SQL Server 2008 - Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (Tập 1,2)”, NxB Lao Động- Xã Hội.





Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương