MỤc lục trang


ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN



tải về 2.7 Mb.
trang15/29
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.7 Mb.
#36694
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   29

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Như Trang, Phạm Đức Lợi, Nguyễn Vũ Tuấn Anh


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng việc quản lý và sử dụng tài sản cố định tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Việc quản lý và sử dụng tài sản cố định tại nhà trường thông qua các cán bộ giảng viên, nhân viên Trường Đại học Y Dược. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, thời gian: Từ 01/2012 đến 12/2012 với tổng số 120 mẫu. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu, nắm bắt được cơ sở lý luận về sử dụng tài sản cố định. Nắm bắt được tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Trường Đại học Y Dược, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại trường. Kết luận: Cần có một nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng việc quản lý và sử dụng tài sản cố định tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định.

Từ khóa: Biện pháp, nâng cao hiệu quả, công tác quản lý, sử dụng, tài sản cố định,


PROPOSING A NUMBER OF MEASURES TO IMPROVE THE EFFECTIVENESS OF MANAGEMENT AND USE OF FIXED ASSETS AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY

Nguyen Nhu Trang, Pham Duc Loi, Nguyen Vu Tuan Anh

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objective: To understand the status of management and the use of fixed assets in Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy and to propose some of measures to improve the effectiveness of the management and use of fixed assets in order to contribute to improving the quality of training. Subjects and Methods: The management and use of fixed assets in the school through the faculty, staff, University of Medicine and Pharmacy. Methods: Cross-sectional descriptive study was used in the study, from 01/2012 to 12/2012 with a total of 120 samples. Results: Researching, capturing the rationale for the use of fixed assets. Understanding the management and use of fixed assets at the University of Medicine and Pharmacy, on the basis of which set out a number of measures to improve the effectiveness of the management and use of the fixed assets at the

Conclusion: A further study need to be conducted to assess the current status of the management and use of fixed assets in Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy on the basis of which propose a number of measures to improve the effectiveness of management and the use of fixed assets.

Keywords: Measures to improve the effectiveness, management, use, fixed assets,


  1. Đặt vấn đề

Tài sản cố định là tài sản thoả mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn là có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên, có nguyên giá từ mười triệu đồng trở lên (nguyên giá theo quy định hiện hành) và có thể phân ra hai dạng tài sản cố định:

Tài sản cố định hữu hình là tài sản mang hình thái vật chất, có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định

Tài sản cố định vô hình là tài sản không mang hình thái vật chất cụ thể mà cơ quan đơn vị phải đầu tư chi phí cho việc tạo lập như: Giá trị quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế, phần mềm, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả...

Tài sản cố định là cơ sở vật chất, kỹ thuật, phản ánh năng lực và trình độ khoa học, kỹ thuật, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ hiện đại hoá và sự chuyên môn hoá mà thông qua đó có thể đánh giá được một phần nào đó chất lượng sản phẩm của một cơ quan, doanh nghiệp. Mức độ hiện đại hoá của máy móc thiết bị nói riêng và tài sản cố định nói chung thể hiện thế mạnh trong sự cạnh tranh trên thị trường.

Tài sản cố định chiếm một tỷ trọng lớn tổng tài sản cũng như năng lực sản xuất của cơ quan, doanh nghiệp nói chung, với nhà trường đó chính là năng lực đào tạo. Nó có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức quá trình đào tạo, đến năng suất lao động, học tập vì thế liên quan chặt chẽ đến chất lượng đào tạo của nhà trường do đó đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý và có hiệu quả.

Công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị nói chung trong các trường đại học hiện đang là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm. Tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, trong những năm gần đây, quy mô nhà trường không ngừng phát triển cả chiều sâu và chiều rộng, xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm là tất yếu và đã diễn ra rất mạnh. Chính vì vậy, cơ sở vật chất trang thiết bị nói chung và tài sản cố định nói riêng được xem là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng được những đòi hỏi trước mắt và lâu dài cho việc phát triển nhà trường.

Trong thực tế ở các nói chung và ở trường Đại học Y Dược Thái Nguyên nói riêng, việc quản lý, sử dụng tài sản cố định đã được chú ý song vẫn còn những tồn tại nhất định làm cho mỗi cán bộ, giảng viên và nhân viên trong nhà trường phải có những suy nghĩ, trăn trở về trách nhiệm của mình về vấn đề này, đó chính là lý do chọn đề tài: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên


  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Việc quản lý và sử dụng tài sản cố định tại nhà trường thông qua các cán bộ giảng viên, nhân viên Trường Đại học Y Dược.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Tại Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên từ tháng 1/2012 đến hết tháng 12/2012.

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

Cách chọn mẫu (tiêu chuẩn chọn mẫu): Cán bộ, giảng viên, nhân viên thường xuyên trực tiếp tham gia quản lý và sử dụng tài sản cố định tại nhà trường.

Cỡ mẫu: 120 trường hợp.

Chỉ tiêu nghiên cứu:

+ Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại nhà trường

+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Kỹ thuật thu thập số liệu: Quan sát, điều tra phỏng vấn trực tiếp

Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê


  1. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

    1. Thực trạng việc cung cấp trang thiết bị và chất lượng phục vụ

a) Ưu điểm

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này và đưa ra kế hoạch, mục tiêu cụ thể để làm tốt công tác quản lý, sử dụng, đã có phòng chức năng thực hiện nhiệm vụ này.

Tài sản cố định tại nhà trường được quản lý theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài sản và được hạch toán theo chế độ kế toán.

Công tác đầu tư mua sắm, trang bị thêm, tu sửa trường lớp và trang thiết bị, tu sửa, sắp xếp lại một cách hợp lý trang thiết bị của nhà trường được thực hiện thường xuyên.

Việc tiếp nhận, phân phối theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.

Đã thực hiện công tác kiểm kê, đánh giá chất lượng tài sản theo đúng quy định của nhà nước.

b) Nhược điểm

Bên cạnh những việc đã và đang làm tốt, thì công tác cung cấp trang thiết bị và chất lượng phục vụ ở trường Đại học Y Dược Thái Nguyên còn một số hạn chế như sau:

Số lượng và chất lượng của tài sản cố định hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của giảng viên và người học.

Nhiều thiết bị đã hết khấu hao đặc biệt nếu tính theo tiêu chuẩn mới

Một số thiết bị có công nghệ lạc hậu, chất lượng còn thấp

Một số thiết bị không sử dụng được hoặc sử dụng được nhưng chưa hiệu quả.

Trình độ một số cán bộ, nhân viên chưa khai thác hết các thiết bị hiện đại

Phòng Quản trị - Phục vụ chưa có công tác kiểm tra, đánh giá việc quản lý, sử dụng, khai thác các tài sản cố định.

Việc thanh lý tài sản cũ hỏng hết giá trị sử dụng chưa được thực hiện thường xuyên gây khó khăn cho việc đầu tư tài sản mới

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Về công tác quản lý, cần nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý các đơn vị, bộ môn để quản lý và sử dụng tài sản cố định tốt hơn. Cán bộ quản lý đơn vị, bộ môn cần căn cứ định hướng phát triển nhà trường và nguồn lực tài chính để đề xuất, cùng với phòng chức năng tham mưu xây dựng được kế hoạch dài hạn và ngắn hạn chính xác, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và thực hiện kế hoạch một cách khoa học, hiệu quả.

Mỗi đơn vị quản lý sử dụng trực tiếp tài cần có sổ theo dõi tài sản cố định theo mẫu thống nhất chung cả trường, mẫu sổ này theo quy định trong chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Số liệu trong sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng của đơn vị phải khớp với sổ tài sản cố định của bộ phận quản lý tài sản trường.

Việc bảo trì, sửa chữa, điều động, thanh lý TSCĐ ở các đơn vị thực hiện theo đúng “Quy trình mua sắm, bảo trì, bảo dưỡng, điều động và thanh lý tài sản” do nhà trường ban hành.

Cần chú ý đến việc phân công nhiệm vụ và quy trách nhiệm rõ ràng tới người trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. Các đơn vị và phòng chức năng cần phối hợp quan tâm, chủ động và có phương pháp đúng để thu thập và xử lý thông tin về tình trạng hư hỏng, xuống cấp tài sản, khi cần xử lý thì phải giao nhiệm vụ cụ thể kèm theo việc kiểm tra kết quả thực hiện.

Cán bộ phòng cần tăng cường hoạt động thực tiễn trong công việc hàng ngày, chủ động tham quan, học tập kinh nghiệm ở các trường làm tốt công tác này, đồng thời cần tìm hiểu, tập hợp sự đóng góp trí tuệ của các cộng sự và đồng nghiệp trong trường.

Cần nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật chuyên môn của cán bộ, nhân viên, cần tăng cường nhận thức cả về lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của công tác quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị cho cán bộ giảng viên, nhân viên nói chung và cán bộ, nhân viên phòng Quản trị - Phục vụ nói riêng, đặc biệt là những cán bộ, nhân viên trực tiếp sử dụng tài sản cố định của nhà trường.

Đề ra các biện pháp để nâng cao nhận thức cho cản bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên trong trường về trách nhiệm của từng thành viên đối với việc xây dựng, sử dụng, bảo quản, sửa chữa và bổ sung tài sản cố định của nhà trường.

Cần có các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng như có kế hoạch giao cho các đơn vị cơ sở để chủ động quản lý, sử dụng một cách hiệu quả kèm theo nội quy và chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với việc sử dụng tài sản cố định.

Nâng cao trình độ, tăng cường kỹ năng sử dụng cho người dùng như giảng viên, nhân viên và cả sinh viên. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của giảng viên, nhân viên, sinh viên đối với việc bảo quản cơ sở vật chất và trang thiết bị. Tổ chức kiểm tra thường xuyên đối với việc sử dụng hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị, nếu có điều kiện thì hàng năm tổ chức hội nghị về công tác cơ sở vật chất và trang thiết bị trong nhà trường.

Một sô kiến nghị

Để công tác phục vụ của phòng Quản trị - Phục vụ Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên tốt hơn, tôi mạnh dạn xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:

Nhà trường cần có kế hoạch trang bị đầy đủ đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí hợp lý về nhân lực, vật lực để đảm bảo việc khai thác, sử dụng hiệu quả song song với bảo trì bổ sung, cập nhật thường xuyên cơ sở vật chất theo đúng quy định của nhà nước.

Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng của Trường trên cơ sở quy hoạch tổng thể cả về chiều sâu lẫn chiều rộng nhằm tạo môi trường thuận lợi, hài hoà để phát huy toàn bộ năng lực và trí tuệ của giảng viên và sinh viên trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Hàng năm, nhà trường có kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về lý luận và kỹ năng sử dụng, bảo quản trang thiết bị dạy học hiện đại cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên.



  1. Kết luận

Hiện nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, công nghệ được đổi mới hết sức nhanh chóng. Trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh của mọi quốc gia trên thế giới. Việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài là việc làm trở nên hết sức cấp bách. Ngành GD - ĐT nước ta kể từ sau Nghị quyết hội nghị Trung ương II khoá VIII của Đảng, đã có những chuyển biến to lớn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang tích cực hưởng ứng, thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” thì việc tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả sử dụng và kèm theo đó là chất lượng phục vụ tốt để nâng cao một cách thực chất chất lượng giáo dục đào tạo đang là một vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết, đòi hỏi chúng ta phải thực sự quan tâm, chăm lo, quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các trang thiết bị hiện có, từng bước đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị mới, hiện đại, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Đề tài: “Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên” từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo là đề tài mang tính ứng dụng cao và rất thiết thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 của Quốc hội ngày 03/06/2008;

  • Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/06/2009 của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

  • Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Thủ tướng chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;

  • Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/03/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước;

  • Quyết định số 202/2006/QĐ-/TTg ngày 31/08/2006 của Thủ tướng chính phủ V/v ban hành quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập;

  • Thông tư số 112/TT-2006/TT-BTC của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện qui chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập ban hành kèm theo Quyết định số 202/2006/QĐ-/TTg ngày 31/08/2006 của Thủ tướng chính phủ”;

  • Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Thủ tướng chính phủ “Qui định việc phân cấp quản lý nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước”;

  • Thông tư số 35/2007/TT-BTC ngày 10/04/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 “Qui định việc phân cấp quản lý nhà nước nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước”;

  • Quyết định số 4448/QĐ-BGD&ĐT-KHTC ngày 9/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về quyền hạn và trách nhiệm quản lý tài chính - tài sản các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

  • Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10/10/2006 của Chính phủ về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công chức;

  • Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/05/2008 của Bộ Tài chính v/v ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương