MỤc lục trang


CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI CHĂM SÓC BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI THÁI NGUYÊN VIỆT NAM



tải về 2.7 Mb.
trang14/29
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.7 Mb.
#36694
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   29

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI CHĂM SÓC BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI THÁI NGUYÊN VIỆT NAM

Phùng Văn Lợi, Đào Tiến Thịnh, Nguyễn Văn Giang


Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm kiểm tra sự ảnh hưởng của các yếu tố (thu nhập cá nhân, thời gian mắc bệnh đái tháo đường, kiến thức chăm sóc bàn chân) tới hành vi chăm sóc bàn chân của bệnh nhân bị tiểu đường type 2. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng 4 bộ câu hỏi, 286 người bị đái tháo đường type 2 tại bệnh viên Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã được lựa chọn để tham gia trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thu nhập cá nhân, thời gian mắc bệnh đái tháo đường không có sự ảnh hưởng tới hành vi chăm sóc bàn chân. Kiến thức chăm sóc bàn chân có sự ảnh hưởng tới những hành vi chăm sóc bàn chân. Những phát hiện này cho thấy rằng các điều dưỡng nên giáo dục cho các bênh nhân mắc bệnh đái tháo đường về hành vi chăm sóc bàn chân và thực hành chăm sóc bàn chân.



Từ khóa: Hành vi chăm sóc bàn chân, kiến thức chăm sóc bàn chân, đái tháo đường type 2.

FACTORS RELATED TO FOOF CARE BEHAVIOR IN TYPE 2 DIABETTES PATIENTS TREATED IN THAI NGUYEN GENERAL HOSPITAL, VIET NAM


Phung Van Loi, Dao Tien Thinh, Nguyen Van Giang

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objective.To examine relationships between factors (income, diabetes duration, foot care knowledge) and foot care behaviors among patients with type 2 diabetes. Data was collected by using 4 sets of questionnaires. Two hundred and eighty six patients with type 2 diabetes treated in Thai Nguyen General Hospital, Thai Nguyen province were recruited in the study. The results showed that income, diabetes duration did not affect foot care behaviors. The foot care knowledge was correlated with foot care behaviors (r = .35). These findings suggested that nurses should educate patients about foot care behaviors and foot care practices.

Key words: Foot care behaviors, foot care knowledge, type 2 diabetes.
1. Đặt vấn đề

Đái tháo đường type 2 là một bệnh mạn tính không di truyền, bệnh đã trở thành một vấn đề y tế công cộng quan trọng trên toàn thế giới. Ở Việt Nam có khoảng 1,1 triệu người mắc bệnh đái tháo đường type 2, ước tính có khoảng 2,1 triệu người bị bệnh vào năm 2015 [WHO, 2006]. Người bị đái tháo đường có các hành vi không đúng sẽ phát triển các biến chứng khác nhau đặc biệt là biến chứng trên bàn chân [Lavery, Armstrong, Wunderlich, Tredwell và Boulton, 2003]. Sự hiện diện của các biến chứng bàn chân có thể tác động tiêu cực về thể chất, tâm lý, tinh thần, xã hội cũng như kinh tế của các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường [Nather và Wu, 2008]. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của hành vi chăm sóc bàn chân. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia hành vi chăm sóc bàn chân của họ không tốt [Berardis, Pellegrini, Franciosi, Belfiglio, Nardo et al, 2005; Sawangjai, 2006] đặc biệt là ở Việt Nam. Từ tổng quan tài liêu, nhiều yếu tố khác nhau đã được xác định có các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chăm sóc bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường type 2. Những bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thu nhập thấp, hầu như ít nhận được sự giáo dục về chăm sóc bàn chân. Do đó, hành vi chăm sóc bàn chân của họ là không đủ [Berardis et al, 2005]. Những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường trên 10 năm có kiến thức và thực hành chăm sóc bàn chân tốt hơn [Khamseh, Vatankhah, Baradaran, 2007]. Kiến thức về chăm sóc bàn chân có ảnh hưởng tích cực tới các hành vi chăm sóc bàn chân [Pollock, Unwin, Connolly, 2006; Sawangjai, 2006; Kanan, 2006]. Tuy nhiên có một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có sự ảnh hưởng của các yếu tố tới hành vi chăm sóc bàn chân. Câu hỏi cần đặt ra là có sự ảnh hưởng của các yếu tố tới hành vi chăm sóc bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường type 2 không. Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề này cần được tiến hành.

Mặc dù sự ảnh hưởng của các yếu tố tới hành vi chăm sóc bàn chân đã được nghiên cứu ở nhiều quốc gia, tuy nhiên ở Việt Nam các nghiên cứu này rất ít. Nhằm nâng cao hiệu quả của hành vi chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường sự cần thiết để hiểu thêm về mức độ kiến thức chăm sóc bàn chân, hành vi chăm sóc bàn chân và sự ảnh hưởng của thu nhập cá nhân, thời gian mắc đái tháo đường, kiên thức chăm sóc bàn chân tới hành vi chăm sóc bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại tỉnh Thái Nguyên.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng

Đối tượng của nghiên cứu là bệnh nhân Đái tháo đường type 2

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2011tại phòng khám đái tháo đường khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả mối tương quan được thực hiện trong nghiên cứu này. Cỡ mẫu là 286 bệnh nhân bị đái tháo đường type 2, được lựa chọn ngẫu nhiên theo tiêu chuẩn sau: Tuổi từ 20 - 70, có nhận thức và ý thức bình thường. Những người đã bị cắt cụt chi và mắc các bệnh mạn tính nghiêm trọng khác đã được loại trừ khỏi nghiên cứu này.

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

Mức độ về kiến thức chăm sóc bàn chân, hành vi chăm sóc bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Sự ảnh hưởng của thu nhập cá nhân, thời gian mắc đái tháo đường, kiến thức chăm sóc bàn chân tới hành vi chăm sóc bàn chân của bênh nhân đái tháo đường type 2.

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu

Chọn mẫu ngẫu nhiên (cỡ mẫu 286). Công thức: k = N/n (k là bước nhảy, N là số bệnh nhân T2D khám ngoại trú, n cỡ mẫu) [Black, 2004] k = 2000/286 = 3.

Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân (bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn). Trong nghiên cứu này nhà nghiên cứu sẽ sử dụng bộ câu hỏi có sẵn, thiết kế bao gồm: thông tin cá nhân, kiến thức chăm sóc bàn chân và hành vi chăm sóc bàn chân.

Câu hỏi về thông tin cá nhân: Câu hỏi về thông tin cá nhân sẽ được thiết kế

bởi nhà nghiên cứu, bao gồm: tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, thu nhập cá nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thời gian bị bệnh.

Câu hỏi về hành vi chăm sóc bàn chân: Bộ câu hỏi về hành vi chăm sóc bàn chân sẽ sử dụng bộ câu hỏi của [Sawangjai, 2006] được chỉnh sửa cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. Bộ câu hỏi gồm 30 câu hỏi về 7 nhóm hành vi chăm sóc bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường type 2. Cronbach’s α = 0,86.

Câu hỏi về kiến thức chăm sóc bàn chân: Bộ câu hỏi về kiến thức chăm sóc bàn chân sẽ sử dụng bộ câu hỏi của [Pollock, 2004] được chỉnh sửa cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. Bộ câu hỏi gồm 26 câu hỏi về 8 lĩnh vực kiến thức chăm sóc bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường type 2. Cronbach’s α = 0,78.

2.6. Xử lý số liệu

1. Mô tả thống kê: Sử dụng để mô tả thông tin cá nhân, kiến thức chăm sóc bàn chân, hành vi chăm sóc bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường type 2.



2. Hệ số tương quan Pearson: Sử dụng để kiểm tra sự ảnh hưởng giữa thu nhập cá nhân, thời gian bị bệnh đái tháo đường, kiến thức chăm sóc bàn chân với hành vi chăm sóc bàn chân của bệnh nhân của bệnh nhân đái tháo đường type 2.

3. Kết quả nghiên cứu

Bảng 1: Điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tần số, tỷ lệ phần trăm của kiến thức chăm sóc bàn chân, hành vi chăm sóc bàn chân (N = 286)

Biến

Tổng điểm



SD

Tần xuất

Tỷ lệ %

Mức độ

Kiến thức CSBC

26

17.92

3.46







Trung bình

Thấp










49

17.2




Trung bình










176

61.5




Tốt










61

21.3




Hành vi CSBC

120

69.00

1.31







Trung bình

Thấp










7

2.5




Trung bình










196

68.5




Tốt










79

27.6




Rất tốt










4

1.4




Đối tượng bao gồm 286 bệnh nhân đái tháo đường type 2, 129 nam (45,1%) và 157 nữ (54,9%). Hầu hết trong số họ đã kết hôn (92,7%). Gần một nửa đối tượng (44,4%) có độ tuổi từ 60 - 70 ( = 57,49; SD = 8,04) khoảng 1/3 đối tượng (33,6%) đã tốt nghiệp phổ thông trung học và chuyên nghiệp (32,2%). Trên một nửa đối tượng đã nghỉ hưu (56,3%) và 14% là nông dân, 43% đối tượng có thu nhập cá nhân khoảng 1.500.000 đến 3.000.000 VNĐ ( = 1852680; SD = 1,42). Hầu hết các đối tượng (63,3%) bị đái tháo đường dưới 5 năm. Điểm trung bình về kiến thức chăm sóc bàn chân và hành vi chăm sóc bàn chân ở một mức độ trung bình (= 17,92. SD = 3,46; = 69,00, SD = 1,31) (xem bảng 1).

Bảng 2; Mối tương quan của thu nhập cá nhân, thời gian mắc bệnh đái tháo đường, kiến thức chăm sóc bàn chân và hành vi chăm sóc bàn chân (N = 286)

Biến

Hành vi chăm sóc bàn chân

Thu nhập

-0.05

Thời gian mắc bệnh đái tháo đường

0,09

Kiến thức chăm sóc bàn chân

0,35**

** p < .01 *p < .05

Kiến thức chăm sóc bàn chân có mối tương quan trung bình tích cực với hành vi chăm sóc bàn chân (r = 0,35; p < 0,01). Thu nhập cá nhân và thời gian mắc bệnh đái tháo đường không có mối tương quan với hành vi chăm sóc bàn chân (xem bảng 2).



4. Bàn luận

Điểm trung bình về kiến thức chăm sóc bàn chân ở mức độ trung bình, tỷ lệ phần trăm cao nhất của các đối tượng (61,5 %). Điều đó được giải thích là các bác sỹ và điều dưỡng tại phòng khám tiểu đường cung cấp kiến thức cho bệnh nhân tiểu đường hàng tháng. Kiến thức được cung cấp cho bệnh nhân thông qua tờ rơi, tranh ảnh và sách về đái tháo đường. Đặc biệt hàng tháng những bệnh nhân tiểu đường được hướng dẫn và thực hành các kỹ thuật về chăm sóc bàn chân như vệ sinh đôi chân, cắt móng chân, đeo giầy dép, chăm sóc vết thương bàn chân v.v. Hơn nữa hầu hết các bệnh nhân đã tốt nghiệp phổ thông trung học và cao đẳng (32,2%), trình độ học thức đã tạo điều kiện cho họ hiểu về các kiến thức liên quan đến hành vi chăm sóc bàn chân tốt hơn. Tuy nhiên có khoảng 17,2% các bệnh nhân có kiến thức về chăm sóc bàn chân ở mức độ thấp. Điều này chỉ ra một vài bệnh nhân không tham gia đầy đủ các buổi giáo dục về chăm sóc bàn chân và một số bệnh nhân không hiểu, không nhớ các kiến thức về hành vi chăm sóc bàn chân đã được cung cấp. Điều này cũng cho thấy phương pháp cung cấp kiến thức cho bệnh nhân cũng cần được xem xét lại để đạt được hiệu quả đồng đều.

Hầu hết các đối tượng (68,5%) có hành vi chăm sóc bàn chân ở mức độ trung bình, họ đã nhận được những kiến thức về các biến chứng của bệnh đái tháo đường từ bác sĩ và diều dưỡng. Bởi vậy, các bệnh nhân đã nhận ra những hậu quả xấu của các biến chứng đặc biệt là biến chứng bàn chân. Nên các đối tượng phải thường xuyên thực hành chăm sóc bàn chân để làm giảm các biến chứng bàn chân [Frykberg, Tallis, Tierney, 2008; Williams, Harding, Price, 2007].

Có một số lý do để giải thích kiến thức chăm sóc bàn chân có ảnh hưởng nhiều tới hành vi chăm sóc bàn chân. Sự hiểu biết của bệnh nhân về hành vi chăm sóc bàn chân sẽ ảnh hưởng đến cách họ điều chỉnh hành vi [Orem, 2001]. Khi bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có kiến thức tốt về chăm sóc bàn chân, họ có thể lựa chọn các dụng cụ cho việc chăm sóc bàn chân của họ hoặc họ có ý định trả nhiều tiền hơn để thực hành vệ sinh bàn chân, khám bàn chân và thể dục đôi chân [Swangjai, 2006].

Tuy nhiên những kết quả này cho thấy thu nhập cá nhân không ảnh hưởng tới hành vi chăm sóc bàn chân. Hay nói cách khác người có thu nhập thấp hoặc cao có hành vi chăm sóc bàn chân như nhau. Điều này có thể được giải thích rằng những phụ kiện được sử dụng để chăm sóc bàn chân như: xà phòng, bấm móng tay, kem dưỡng da là không đắt tiền, bệnh nhân có thu nhập thấp hay thu nhập cao đều có thể mua được. Các đối tượng có thể chăm sóc bàn chân của họ mà không phụ thuộc vào tiền bạc. Vì vậy, thu nhập không ảnh hưởng tới hành vi chăm sóc bàn chân, điều này phù hợp với nghiên cứu của Hasnam và Sheikh (2009). Ngoài ra thời gian mắc bệnh tiểu đường cũng không liên quan tới hành vi chăm sóc bàn chân. Đặc biệt, mỗi bệnh nhân bị đái tháo đường nhận được tờ rơi về chăm sóc bàn chân. Bác sỹ và điều dưỡng cũng có những buổi tư vấn, giáo dục về hành vi chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân hàng tháng. Họ đã nhận ra hậu quả của các biến chứng, đặc biệt là biến chứng bàn chân. Bởi vậy, các bệnh nhân đái tháo đường type 2 có cơ hội để phát triển các hành vi chăm sóc bàn chân mà không phụ thuộc vào thời gian bị bệnh [Khamsed et al, 2007].

5. Kết luận

Kiến thức chăm sóc bàn chân và hành vi chăm sóc bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường type 2 ở mức độ trung bình.

Yếu tố đã tìm thấy có ảnh hưởng tới hành vi chăm sóc bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường type 2 là kiến thức chăm sóc bàn chân. Kiến thức chăm sóc bàn chân ảnh hưởng ở mức độ cao.

6. Khuyến nghị

Dựa trên kết quả nghiên cứu, các điều dưỡng viên nên có kế hoạch, và xây dựng chương trình cung kiến thức chăm sóc bàn chân và hỗ trợ hành vi chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân đái tháo đường. Họ nên phát triển một chương trình giáo dục hành vi chăm sóc bàn chân để đảm bảo chất lượng chăm sóc cho các bệnh nhân đái tháo đường.



Tài liệu tham khảo

1. Berardis, G., Pellegrini, F., Franciosi, Belfiglio, M., & Nardo, B., et al. (2005). Are type 2 diabetic patients offered adequate foot care? The role of physician and patient characteristics. Journal of Diabetes and its Complications, 19(6), 319-327.

2. Black, K. (2004). Business statistics for contemporary decision making (4th ed.). New Delhi: Wiley India.

3. Frykberg, R. G., Tallis, A., & Tierney, E. (2008). Diabetic foot self examination with the tempstat as an integral component of a comprehensive prevention program. The Journal of Diabetic Foot Complications, 1(1), 13-18.

4. Hasnain, S., & Sheikh, N. (2009). Knowledge and practices regarding foot care in diabetic patients visiting diabetic clinic in Jinnah Hospital, Lahore. Journal of the Pakistan Medical Association, 59, 687-690.

5. Kanan, P. (2006). The relationship between health locus of control social support and foot care behaviors in diabetic foot ulcer patients. Faculty of Graduate Studies, Mahidol University.

6. Khamsed, M. E., Vatankhah, N., & Baradaran., et al. (2007). Knowledge and practice of foot care in Iranian people with type 2 diabetes. International Wound Journal, 4, 298-302.

7. Lavery, L. A., Armstrong, D. G., Wunderlich, R. P., Tredwell, J., & Boulton, A. J. (2003). Evaluating the prevalence and incidence of foot pathology in Mexican Americans and Non-Hispanic whites from a diabetes disease management cohort. Diabetes Care, 26(5), 1435-1438.

8. Nather, A., & Wu, P. (2008). Diabetes mellitus and its complication: A global problem. Retrieved

9. Orem, D. E. (2001). Nursing: Concepts of practice (6th ed.). St. Louis, MO.

Pollock, R. D., Unwin, N. C., & Connolly, V. (2004). Knowledge and practice of foot care in people with diabetes. Diabetes Research and Clinical Practice, 64, 117-122.

10. Sawangjai, S. (2006). Foot care behaviors in type 2 diabetes patients. Faculty of Graduate Studies, Mahidol University.

11. WHO. (2006). Guidelines for the management and care of diabetes mellitus. Nasr City: Regional Office for the Eastern Mediterranean.

12. Williams, D. T., Harding, K. G., & Price, P. E. (2007). The influence of exercise on foot perfusion in diabetes. Diabetic Medicine, 24, 1105-1111.


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương