Ường Đại học y dược Thái Nguyên



tải về 5.53 Mb.
trang1/21
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích5.53 Mb.
#36291
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016


MỤC LỤC


Tuổi 19

Thời gian từ lúc đau bụng đến lúc nhập viện (giờ) 20

Tình trạng sốt khi nhập viện: 20

Bạch cầu 20

Đường kính ruột thừa đo được trên siêu âm 20

Giai đoạn viêm của ruột thừa trên giải phẫu bệnh 20

V. BÀN LUẬN 21

11. Wade DS và cộng sự (1994). Accuracy of ultrasound in the diagnosis of acute appendicitis compared with the surgeon's clinical impression. Pubmed 24

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN 41

TỔN THƯƠNG TẠNG ĐẶC DO CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN 41

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 41

NĂM 2015 41

Lê Thành Trung 41

41


TÓM TẮT 41

27 bệnh nhân điều trị bảo tồn có 21 trường hợp (77,78%) thành công. Trong đó 15 bệnh nhân có kết quả tốt, 6 trường hợp cần phải truyền máu và dùng giảm đau kéo dài, tuy nhiên huyết động ổn định, không cần phẫu thuật. 6 bệnh nhân được được chỉ định phẫu thuật. 41

Từ khóa: tổn thương tạng đặc, chấn thương bụng kín, điều trị bảo tồn 41

ĐẶT VẤN ĐỀ 41

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

BÀN LUẬN 46

KẾT LUẬN 48

Qua nghiên cứu 27 bệnh nhân điều trị bảo tồn tổn thương tạng đặc do chấn thương bụng kín tại Khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1/2015 đến tháng 10/2015, chúng tôi thu được các kết quả như sau: 48

Nguyên nhân do tai nạn giao thông đứng hàng đầu chiếm 55,56%; 100% bệnh nhân có triệu chứng đau bụng với các mức độ và vị trí khác nhau. 48

Chụp Cắt lớp vi tính ổ bụng đã được chỉ định rộng rãi giúp phân độ tổn thương và chỉ định điều trị. Trong nghiên cứu 100% các bệnh nhân được chụp CT bụng. 48

Điều trị bảo tồn không mổ bước đầu đạt kết quả tốt. Trong 27 bệnh nhân điều trị bảo tồn có 21 trường hợp (77,78%) thành công không cần chỉ định phẫu thuật. 48

49

ASSESSMENT OF RESULTS OF CONSERVATIVE TREATMENT FOR SOLID ORGAN TRAUMA CAUSED BY CLOSED ABDOMINAL INJURY IN THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL IN 2015. 50



By Le Thanh Trung 50

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy 50

SUMMARY 50

Objective: To assess results of conservative treatment for solid organ trauma caused by closed abdominal injury in Thai Nguyen Central General Hospital in 2015.Subjects and method: A retrospective and prospective descriptive study was conducted in 27 patients treated conservatively for solid organ trauma caused by closed abdominal injuries at Dpt of Gastrointestinal Surgery in  Thai Nguyen Central General Hospital between January 2015 and October 2015. 50

Keywords: Solid organ trauma, closed abdominal injuries , conservative treatment 50

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC TẠI BỆNH VIỆN ĐKTW THÁI NGUYÊN 51

KẾT QUẢ NONG HẸP BAO QUY ĐẦU KẾT HỢP BÔI BETAMETHASONE 0,05% CHO HỌC SINH TỪ 6 ĐẾN 10 TUỔI TẠI HAI XÃ HUYỆN PHÚ LƯƠNG THÁI NGUYÊN 66

TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG SỚM TẠI TRƯỜNG MẦM NON 19.5 THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN THEO ICDAS II 76

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MÒN CỔ RĂNG BẰNG KEO DÁN SINGLE – BOND TM UNIVERSAL VÀ COMPOSITE FILTEKTM Z250 CỦA 3M . 86

Nam 87


Nữ 87

Tổng 87


n 87

% 87


n 87

% 87


n 87

% 87


<45 87

4 87


17,39 87

6 87


26,09 87

10 87


43,48 87

≥45 87


6 87

26,09 87


7 87

30,43 87


13 87

56,52 87


Tổng 87

10 87


43,48 87

13 87


56,52 87

23 87


100 87

Nhận xét: Ngay sau trám và 1 tháng có 100% đạt kết quả tốt. Sau 3 tháng có 1,43% bị ê buốt khi có kích thích. Không có trường hợp viêm tủy. 91

4.3.Nguyên nhân MRHSS: 104

4.4.Tương quan khớp cắn răng 6: 104

4.5.Sự thu hẹp khoảng: 104

4.6.Sự xoay, lệch của các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất: 104

4.7.Tình trạng răng hàm nhỏ vĩnh viễn đã mọc: 105

4.8.Phân bố lệch đường giữa ở hai nhóm có và không có mất răng hàm sữa sớm 105

4.9.Độ cắn sâu vùng răng cửa (nhóm có mất răng hàm sữa sớm): 105

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105

3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 129

NHẬN XÉT CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ U NANG THỰC THỂ BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN VÀ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN TRONG NĂM 2015 136

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 161

KHẢO SÁT ĐỘ DÀI CỔ TỬ CUNG BẰNG SIÊU ÂM TRONG DOẠ ĐẺ NON TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ THÁI NGUYÊN 170

TỪ THÁNG 2 ĐẾN THÁNG 10 NĂM 2015 170

Bùi Hải Nam, Nguyễn Thúy Hà, Nguyễn Thị Anh, Hoàng Quốc Huy 170

By Bui Hai Nam, Nguyen Thuy Ha, Nguyen Thi Anh, Hoang Quoc Huy 174

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở BỆNH NHÂN 175

TIỂU ĐƯỜNG ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC 175

THÁI NGUYÊN 175

Đinh Văn Thắng 175

STUDY OF CHARACTERISTICS OF OBESITY AND OVERWEIGHT IN DIABETICS EXAMINED AT HOSPITAL OF THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE & PHARMACY 178

By Dinh Van Thang 178

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN NHÀ TIÊU TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở XÃ PHÚ XUYÊN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN 180

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Quyên, Dương Việt Đăng, Nguyễn Thị Doan 180

SITUATION OF USE AND PRESERVATION OF LATRINE IN THE HOUSEHOLDS AT PHU XUYEN COMMUNE IN DAI TU DISTRICT- THAI NGUYEN PROVINCE 151

By Nguyen Thi Quynh Hoa, Nguyen Thi Quyen, Duong Viet Dang, Nguyen Thi Doan 151

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH THỦY ĐẬU Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ 174

TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG 174

THÁI NGUYÊN TỪ 2013 - 2015 174

Dương Văn Thanh*, Lê Thị Lựu 174


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHƠI ĐIỆN TỬ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HOÀNG VĂN THỤ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Đàm Thị Bảo Hoa, Trịnh Quỳnh Giang



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng chơi điện tử của học sinh trường trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng chơi điện tử của học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên. Đối tượng nghiên cứu: 514 học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả:

- Tỷ lệ học sinh lạm dụng và phụ thuộc G.O là 49 em chiếm 9,5%. Nhóm tuổi 14 (lớp 9) có tỷ lệ học sinh lạm dụng, phụ thuộc G.O cao nhất. Học sinh nam lạm dụng và phụ thuộc G.O nhiều hơn học sinh nữ.

- Lạm dụng và phụ thuộc G.O làm ảnh hưởng rõ rệt đến học tập ở 32,7%; ảnh hưởng đến giấc ngủ ở 26,5%; ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội của trẻ ở 59,2%; và 44,9% các học sinh này có các hành vi dễ tức giận, gây hấn.

Từ khóa: Lạm dụng chơi điện tử trên internet, học sinh trung học cơ sở, Thành phố Thái Nguyên
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong hơn một thập kỷ qua, Internet đã phát triển rất nhanh với số người sử dụng tăng theo cấp số nhân, chủ yếu là trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi. Tại Việt Nam, từ năm 2000 đến năm 2009, số người sử dụng Internet đã tăng từ 200 ngàn người lên hơn 20 triệu người vào năm 2009. Theo báo cáo nghiên cứu về Internet và công nghệ thông tin năm 2008, dự báo đến năm 2011 sẽ có hơn 10 triệu người chơi game-online. Ngoài ra, trong số 20,2 triệu người sử dụng Internet có đến 53% là tán gẫu và chơi game-online (G.O) [2]; [10].

Với sự phát triển và phổ biến của Internet, học sinh ngày càng tìm tới các hình thức giải trí trên mạng và G.O chính là một trong những hình thức được ưa chuộng hiện nay. Không chỉ dừng lại ở mức độ giải trí, nhiều học sinh đã quá lạm dụng và phụ thuộc vào G.O dẫn tới nhiều hậu quả tiêu cực trong xã hội [1]; [4]. Ngoài ra, việc bỏ ra nhiều thời gian để chơi những trò chơi này có thể dẫn đến kỹ năng xã hội kém, ít có thời gian với gia đình, với công việc ở trường học và những hoạt động giải trí khác, xếp hạng thấp trong lớp học, thiếu luyện tập thể thao [2]; [8].

Tại Thái Nguyên, đã có học sinh bỏ học, phạm pháp, nhập viện liên quan đến việc chơi G.O. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế. Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng chơi điện tử ở học sinh trung học cơ sở (THCS) là rất cần thiết dể từ đó có thể đưa ra những khuyến cáo trong việc quản lý, sử dụng trò chơi điện tử trong học sinh.

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng chơi điện tử của học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 514 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Tháng 5/ 2015 - 10/2015

- Địa điểm: Trường THCS Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên.



2.3. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

2.4. Phương pháp chọn mẫu

- Mẫu nghiên cứu là toàn bộ học sinh ở trường THCS Hoàng Văn Thụ đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã được thông báo về yêu cầu, mục đích nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ: những học sinh mà bản thân hoặc cha mẹ từ chối cho tham gia nghiên cứu.

2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu

- Các đặc điểm nhóm nghiên cứu: tuổi, giới, dân tộc.



- Thực trạng chơi điện tử ở học sinh

- Một số hậu quả từ việc chơi điện tử.

2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu

- Sử dụng bảng phỏng vấn sử dụng internet dành cho trẻ tự điền. Phỏng vấn cha mẹ, giáo viên để xác định các học sinh lạm dụng, phụ thuộc G.O.

2.7. Phương pháp sử lý số liệu

Số liệu được nhập dựa vào phần mềm Epidata, được sử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm STATA 10.0

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Các đặc điểm của nhóm nghiên cứu

Bảng 1. Đặc điểm tuổi và giới của nhóm nghiên cứu

Giới

Tuổi

Nam

Nữ

Tổng

SL

%

SL

%

11

76

62,3

46

37.7

122

12

67

40,4

99

59,6

166

13

58

52,3

53

47,7

111

14

65

56,6

50

43,4

115

Tổng

266

51,8

248

48,2

514

Nhận xét: Tính tổng thể, tỷ lệ học sinh nam và nữ là tương đương nhau.Tuy nhiên, nếu tính riêng từng nhóm tuổi, thấy có sự chênh lệch tương đối rõ. Ở nhóm 11 tuổi, tỷ lệ học sinh nam cao hơn hẳn trong khi ở nhóm 12 tuổi, tỷ lệ học sinh nữ cao hơn rõ rệt.

Bảng 2. Đặc điểm dân tộc

Giới

Tuổi

Kinh

Khác

Tổng

SL

%

SL

%

11

90

73,8

32

26,2

122

12

134

80,7

32

19,3

166

13

86

77,5

25

22,5

111

14

89

77,4

26

22,6

115

Tổng

399

77,6

115

22,4

514

Nhận xét: Tỷ lệ học sinh dân tộc kinh chiếm đa số ở tất cả các nhóm tuổi.

3.2. Thực trạng chơi điện tử ở học sinh

Bảng 3. Thực trạng chơi điện tử ở học sinh

SD G.O

Tuổi

Bình thường

Lạm dụng

Phụ thuộc

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

11

115

94,3

7

5,7

0

0

122

12

150

90,4

15

9,0

1

0,6

166

13

105

94,6

6

5,4

0

0

111

14

95

82,6

19

16,5

1

0,9

115

Tổng

465

90,5

47

9,1

2

0,4

514

Nhận xét: Tính chung trong toàn trường, tỷ lệ học sinh lạm dụng G.O là 47 em chiếm 9,1%. Có 2 học sinh phụ thuộc G.O chiếm 0,4%. Nhóm tuổi 14 (lớp 9) có tỷ lệ học sinh lạm dụng, phụ thuộc G.O cao nhất.

Bảng 4. Thực trạng lạm dụng và phụ thuộc G.O theo giới

SD G.O
Giới

Lạm dụng,

phụ thuộc G.O

Bình thường

Tổng

p

SL

%

SL

%

SL

%

<0,01

Nam

37

13,9

229

86,1

266

100,0

Nữ

12

4,8

236

95,2

248

100,0

Tổng

49

9,5

465

90,5

514

100,0

Nhận xét: Tỷ lệ học sinh nam lạm dụng, phụ thuộc G.O là 13,9%, cao hơn rõ rệt so với tỷ lệ này ở học sinh nữ (4,8%). Sự khác biệt giữa 2 giới về lạm dụng, phụ thuộc G.O có ý nghĩa với p<0,01.

3.3. Một số hậu quả từ việc lạm dụng trò chơi điện tử

Bảng 5. Ảnh hưởng đến kết quả học tập vì chơi game online

AH học tập
Mức độ chơi G.O

Không hoặc ít

ảnh hưởng

Ảnh hưởng rõ rệt

Tổng

SL

%

SL

%

Lạm dụng

33

70,2

14

29,8

47

Phụ thuộc

0

0

2

100,0

2

Tổng

33

67,3

16

32,7

49

Nhận xét: Lạm dụng, phụ thuộc G.O ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập ở 16 học sinh chiếm tỷ lệ 32,7%.

Bảng 6. Hậu quả mất ngủ vì chơi game online

Mất ngủ
Mức độ chơi G.O

Không hoặc ít

ảnh hưởng

Ảnh hưởng rõ rệt

Tổng

SL

%

SL

%




Lạm dụng

36

76,6

11

23,4

47

Phụ thuộc

0

0

2

100,0

2

Tổng

36

73,5

13

26,5

49

Nhận xét: Lạm dụng, phụ thuộc G.O gây mất ngủ rõ rệt ở 13 học sinh chiếm tỷ lệ 26,5%.

Bảng 7. Ảnh hưởng đến các hoạt động khác với bạn bè vì chơi game online

Ảnh hưởng
Mức độ chơi G.O

Không hoặc ít

ảnh hưởng

Ảnh hưởng rõ rệt

Tổng

SL

%

SL

%




Lạm dụng

20

42,6

27

57,4

47

Phụ thuộc

0

0

2

100,0

2

Tổng

20

40,8

29

59,2

49

Nhận xét: Lạm dụng, phụ thuộc G.O là giảm rõ rệt các hoạt động tương tác của học sinh với bạn bè gặp ở 29 học sinh chiếm tỷ lệ 59,2%.

Bảng 8. Ảnh hưởng đến hành vi vì chơi game online

Ảnh hưởng hành vi
Mức độ chơi G.O

Không hoặc ít

ảnh hưởng

Ảnh hưởng rõ rệt

Tổng

SL

%

SL

%




Lạm dụng

27

57,4

20

42,6

47

Phụ thuộc

0

0

2

100,0

2

Tổng

27

55,1

22

44,9

49

Nhận xét: Lạm dụng, phụ thuộc G.O làm ảnh hưởng rõ rệt đến hành vi (dễ tức giận, có hành vi gây hấn) ở 22 học sinh chiếm tỷ lệ 44,9%.

4. BÀN LUẬN

Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học cũng có các nghiên cứu về nguyên nhân, triệu chứng chẩn đoán và chiến lược điều trị cho tình trạng nghiện internet, game online. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn lẻ tẻ, thiếu hệ thống.

Ở Hoa kỳ, theo thống kê của website của Trung tâm nghiện internet (2006), có khoảng 40% dân số Hoa kỳ sử dụng internet, 5-10% số người sử dụng internet bị mắc chứng nghiện. Ước tính gần đây, khoảng 9 triệu người có nguy cơ cao cho nghiện internet (sử dụng vi tính một cách bệnh lý) [4]. Theo nghiên cứu Harris Interactive vào năm 2007, Dương Thị Tuyết và Đặng Hoàng Minh (2009), nam giới có cảm nhận nghiện trò chơi điện tử gấp 2 đến 3 lần so với nữ giới [3];[4].



Hiện nay, một số nước ở Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài loan đã báo cáo có tỷ lệ cao nhất về nghiện vi tính hoặc internet ở giới trẻ. Theo số liệu năm 2008, chính phủ Hàn Quốc ước tính có khoảng 168.000 thanh thiếu niên Hàn Quốc (2,3% trẻ từ 9-19tuổi) bị nghiện internet và đòi hỏi phải điều trị [4],[5].

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ lạm dụng và phụ thuộc G.O ở học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ là 9,5% học sinh (bảng 3). Đa số học sinh lạm dụng, phụ thuộc G.O là nam (bảng 4). Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của các tác giả Hoa Kỳ và cao hơn hẳn so với nghiên cứu tại Hàn Quốc [5] .

Lạm dụng và phụ thuộc G.O làm ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập cũng như các hoạt động khác của học sinh. Theo nhiều tác giả, học sinh quá lạm dụng và phụ thuộc vào G.O có thể dẫn tới nhiều hậu quả tiêu cực cho xã hội. Thêm nữa, việc dành nhiều thời gian để chơi G.O có thể dẫn đến kỹ năng xã hội kém, ít có thời gian với gia đình, với công việc ở trường học và những hoạt động giải trí khác, xếp hạng thấp trong lớp học, thiếu luyện tập thể thao [1],[2],[5],[9]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, lạm dụng và phụ thuộc G.O làm ảnh hưởng rõ rệt đến học tập ở 32,7%; ảnh hưởng đến giấc ngủ ở 26,5%; ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội của trẻ ở 59,2%; và 44,9% các học sinh này có các hành vi dễ tức giận, gây hấn. Như vậy chơi G.O quá mức thực sự đã là một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm đặc biệt để đảm bảo sự phát triển thể chất và tâm lý bình thường cho học sinh lứa tuổi THCS.

5. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 514 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên về việc chơi G.O, chúng tôi nhận thấy:



Tỷ lệ học sinh lạm dụng và phụ thuộc G.O là 49 em chiếm 9,5%. Nhóm tuổi 14 (lớp 9) có tỷ lệ học sinh lạm dụng, phụ thuộc G.O cao nhất. Học sinh nam lạm dụng và phụ thuộc G.O nhiều hơn học sinh nữ.

Lạm dụng và phụ thuộc G.O làm ảnh hưởng rõ rệt đến học tập ở 32,7%; ảnh hưởng đến giấc ngủ ở 26,5%; ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội của trẻ ở 59,2%; và 44,9% các học sinh này có các hành vi dễ tức giận, gây hấn.

6. KHUYẾN NGHỊ

- Lạm dụng và phụ thuộc G.O ở học sinh chiếm tỷ lệ cao và làm ảnh hưởng rõ rệt đến học tập, các hoạt động xã hội và sức khỏe tâm lý của học sinh THCS, do vậy nhà trường, gia đình và các tổ chức đoàn thể cần có các biện pháp phối hợp nhằm kiểm soát hoạt động này ở học sinh.

- Cần thực hiện thêm các nghiên cứu sâu rộng hơn về lạm dụng, nghiện G.O và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp để làm giảm hậu quả của vấn đề này đối với học sinh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Minh Công, Phương Liên (2010), Nghiện online: những điều cha mẹ cần biết, NXB Trẻ.

2. Nguyễn Văn Thọ (2009), Tổng quan một số vấn đề về nghiện Internet, Hội thảo khoa học: Nghiện Internet – game online, thực trạng và giải pháp; Đồng Nai, 2009.

3. Dương Thị Tuyết, Đặng Hoàng Minh (2009), Tìm hiểu sự khác biệt theo giới của học sinh trung học phổ thông về mức độ sử dụng game online tại Thành phố Hà Nội, Hà Nội 2009.

4. Armenian Medical Network (2008)Internet Addiction: Recognition and Interventions, Archives of Psychiatric Nursing, www.Health.am.

5. Jung-Hye Kwon (2011)Toward the Prevention of Adolescent Internet Addiction, John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, new Jersey, Canada.

6. Kimberly S.Young(1997), “What Makes the Internet Addictive: Ptential Explanation for Pathological Internet Use”, paper presented at the 105th annual conference of APA, August 15, 1997, Chicago, IL.)

7. Kimberly S.Young(1999), “Internet Addiction: Symptoms, Evaluation, and Treatment” , reproduced from Innovations in clinical Practice( volume 17) by L.Vande Creek T.L.Jackson, Professional Resource Press.



8. Young S. Kimberly (2009)Understanding online gaming addiction and treatment issues for adolescents, The American Journal of Family Therapy.

9. Young S. Kimberly (2010)A therapist’s guide to assess and treat internet addiction, Netaddiction.fusionxhost.com/article/practitioners.

10. http://tamlytrilieu.com/nghien-gameonline.htm
STUDY ON SITUATION OF PLAYING GAME ONLINE IN STUDENTS

IN HOANG VAN THU SECONDARY SCHOOL IN THAI NGUYEN CITY

By Ph.D . Dam Thi Bao Hoa, Ms. Trinh Quynh Giang

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objective : To evaluate situation of playing game online in students Hoang Van Thu Secondary School in Thai Nguyen city. Subjects: 514 students in Hoang Van Thu Secondary School. Method: A cross-sectional descriptive study is used in the study. Results: The percentage of students with online abuse and addiction was 9,5%. In an age group of 14 (grade 9),the proportion of students with online abuse and addiction accounted for the highest rate.The rate of online abuse and addiction in male students was higher than that in female students. The online abuse and addiction significantly affected student’s study (making up 32.7%); student’s sleeping (26.5%); student's social activities (59.2%); and 44.9%. of students having bad behaviors as anger, aggression.

Keywords: abuse of games on line, the students in Secondary School, Thai Nguyen city

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM ĐAU ĐẦU VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN CHẢY MÁU NÃO TRONG GIAI ĐOẠN CẤP

Lê Thị Quyên, Phạm Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Đau đầu là một triệu chứng chủ quan khá thường gặp trên bệnh nhân đột quỵ não (ĐQN) giai đoạn cấp. Đau đầu có giá trị chần đoán, tiên lượng và phản ánh tâm lý người bệnh. Chúng tôi nghiên cứu 30 bệnh nhân chảy máu não (CMN) trong giai đoạn cấp, kết quả như sau: Tuổi bệnh nhân (BN) đột quy chảy máu não có độ tuổi dưới 40 cho đến trên 80, nhóm tuổi hay gặp từ 50 đến 69 chiếm 60%. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao nhất chiếm tỷ lệ 53,3%. Tỷ lệ đau đầu trên BN đột qụy CMN (80%), tỷ lệ đau đầu bệnh nhân chảy máu dưới nhện và chảy máu não thất là 100%. Điều trị giảm đau nhóm non-steroid 53,3%; giảm đau bằng đông miên là 23,3%.

Từ khóa: Chảy máu não, đau đầu, điều trị giảm đau

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chảy máu não là một thể của tai biến mạch máu não chiếm tỷ lệ 25- 30%. Chảy máu não là tình trạng vỡ mạch, máu chảy ra đọng lại ở nhiều vị trí: nhu mô não, não thất, màng não… Bệnh khởi phát đột ngột xảy trong ít phút với các triệu chứng thần kinh tùy thuộc vào vị trí xuất huyết. Bệnh tiên lượng nặng và tỷ lệ tử vong cao (60 - 70%). Những bệnh nhân được cứu sống thường để lại di chứng nặng nề gây ảnh hưởng đến đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.



Đau đầu là triệu chứng chủ quan thường gặp trên bệnh nhân chảy máu não. Đau đầu vừa là một triệu chứng đồng thời vừa là dấu hiệu cảnh báo, vừa có ý nghĩa tiên lượng. Biên pháp giảm đau đầu trên bệnh nhân chảy máu não cần sự phối hợp của nhiều phương pháp, điều trị đúng góp phần thuyên giảm bệnh nhanh, hạn chế biến chứng cho bệnh nhân.

Mục tiêu

Mô tả đặc điểm đau đầu của bệnh nhân chảy máu não và các biện pháp giảm đau đầu trong giai đoạn cấp.



II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu 30 bệnh nhân được chẩn đoán chảy máu não.

Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:



Lâm sàng: Dựa theo định nghĩa đột quỵ não của Tổ chức Y tế Thế giới: Tai biến mạch máu não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự mất cấp tính chức năng não (thường là khu trú), tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. các triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, không do nguyên nhân chấn thương .

Cận lâm sàng: dựa vào hình ảnh chụp CLVT sọ não là tiêu chuẩn vàng quyết định chẩn đoán. Chảy máu não: Hình ảnh thường thấy là ổ tăng tỷ trọng ở giai đoạn đầu (60 - 90 HU), mật độ thuần nhất, các ổ xuất huyết lớn đều gây hiệu ứng choán chỗ, chèn ép não thất, đường giữa. Xung quanh ổ chảy máu thường có quầng giảm tỷ trọng do phù nề.



Tiêu chuẩn loại trừ.

Bệnh nhân chảy máu não có rối loạn ý thức.

Địa điểm nghiên cứu. Khoa thần kinh Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu.

Chỉ tiêu nghiên cứu

Tuổi, giới, nghề nghiệp.

Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng

Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ.

Phân loại đau đầu và đánh giá kết quả giảm đau đầu bằng thang điểm VAS.

Kỹ thuật thu thập số liệu: Hỏi, khám đối tượng nghiên theo mẫu phiếu in sẵn đã thống nhất để thu thập thông tin.



Phương pháp sử lý số liệu: Thống kê y học

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm chung về tuổi.


Tuổi

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

< 40

1

3.3

40- 49

4

13.3

50- 59

11

36.7

60- 69

7

23.3

70- 79

5

16.7

> 80

2

6.7

Cộng

30

100

Nhận xét: Bệnh nhân đột quy chảy máu não có độ tuổi dưới 40 cho đến trên 80. Trong đó nhóm tuổi 50- 59 có tỷ lệ cao nhất chiêm 36,7 %.

Bảng 2. Các yếu tố nguy cơ của chảy máu não


Các yếu tố nguy cơ

Số bệnh nhân

Tỷ lệ

Tăng huyết áp

16

53,3

Đái tháo đường

4

13.3

Rối loạn mỡ máu

10

33.3

Bệnh tim mạch

2

6.7

Nghiện thuốc lá

7

23.3

Nghiện rượu

6

20.0

Tiền sử đột quỵ

2

6.7


Nhận xét: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ thường gặp trên bệnh nhân chảy máu não chiếm tỷ lệ 53,3%.

Bảng 3: Vị trí chảy máu não.


Vị trí chảy máu não

Số bệnh nhân

Tỷ lệ

Nhu mô não

21

70

Xuất huyết dưới nhện

7

23.3

Não thất

2

6.7


Nhận xét: Chảy máu nhu mô não chiếm tỷ lệ cao nhất 70%.

Bảng 4.Tỷ lệ đau đầu theo vị trí chảy máu não

Vị trí chảy máu não

Số bệnh nhân

Tỷ lệ đau đầu

Chảy máu nhu mô não

15

7/21

Chảy máu dưới nhện

7

7/7

Chảy máu não thất

2

2/2

Nhận xét: Chảy máu não có tỷ lệ đau đầu chung 80%. Tỷ lệ đau đầu trên bệnh nhân chảy máu dưới nhện và chảy máu não thất là 100%.

Bảng 5. Vị trí đau đầu


Vị trí đau đầu

Số bệnh nhân

Tỷ lệ

Nửa đầu phải

3

12.5

Nửa đầu trái

5

20.8

Vùng trán thái dương

5

20.8

Vùng chẩm

2

8.3

Lan tỏa khắp đầu

9

37.5


Nhận xét: Bệnh nhân chảy máu não đau đầu ở nhiều vị trí, trong đó chủ yếu là lan tỏa khắp đầu chiếm tỷ lệ 37.5%

Bảng 6. Mức độ đau đầu

STT

Mức độ đau

Số lượng

Tỷ lệ

1

Không đau

6

20

2

Đau nhẹ

2

6.7

3

Đau vừa

13

43.3

4

Đau nặng

9

30

Nhận xét: Bệnh nhân chảy máu não có mức độ đau đầu chủ yếu là vừa (43.3%) và mức độ nặng (30%)

Bảng 7. Các phương pháp điều trị giảm đau đầu

Các biện pháp điều trị

Chảy máu não (n=30)

SL

Tỷ lệ

Biện pháp chung

Manitol

17

56.7

Thở oxy

21

70

Bình thần

15

50

Giảm đau

trực tiếp



Đông miên

7

23,3

Non steroid

16

53.3

Nhận xét: giảm đau ở bệnh nhân chảy máu não chủ yếu là biện pháp chung, tỷ lệ bệnh nhân phải dùng đông miên là 23.3%.

IV. BÀN LUẬN

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tuổi bệnh nhân đột quy chảy máu não có độ tuổi dưới 40 cho đến trên 80. Đột qụy não tăng dần theo tuổi, với thể đột qụy CMN thì nhóm tuổi hay gặp từ 50 đến 69 chiếm 60%. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của S. Tentschert, [7]. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao nhất trong nghiên cứu chiêm tỷ lệ 53.3%, tăng huyết áp kéo dài sẽ là tổn thương các động mạch nhỏ, có thể tạo thành các vi phình mạch, các vi phình mạch này to dần lên khi có tăng huyết áp đột ngột có thể gây vỡ túi phình gây chảy máu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chảy máu nhu mô não chiếm tỷ lệ 70%, chảy máu dưới nhện 23,3% và chảy máu thất 6,7%. Tỷ lệ đau đầu chung trên BN chảy máu não là 80%, bệnh nhân chảy máu dưới nhện và chảy máu não thất gặp 100% có đau đầu, và thường mức độ đau đầu vừa và nặng. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Minh Hiện [3].

Đau đầu có thể gặp ở các vị trí khác nhau, đau một bên trong đó bên phải 12,5% và bên trái 20,8%), vùng trán - thái dương 20,8%), đau khắp đầu 37,5% và đau đầu vùng chẩm là 8,3%. Kết quả của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Srentschert [7]. Nghiên cứu cho thấy đau khắp đầu thường gặp trong bệnh xuất huyết dưới nhện, chảy máu não thất, CMN tràn não thất. Đau đầu khu trú một bên thường tương ứng với vị trí khu trú ổ tổn thương, thường là ổ CMN gần vỏ bán cầu đại não, vùng chẩm. Mức độ đau đầu phụ thuộc vào thể đột qụy, kích thước ổ tổn thương và hiệu ứng đè ép. Với đột qụy CMN thường đau đầu mức độ vừa và nặng, đặc biệt đau đầu trong xuất huyết dưới nhện thì rất dữ dội, kéo dài người bệnh cảm giác không thể chịu đựng được, nhiều trường hợp kích thích vật vã, các thuốc giảm đau thông thường không có kết quả. Đa phần phải xử trí giảm đau (dolargan trong hỗn hợp đông miên). Nhiều trường hợp kích, la hét phải trấn tĩnh bằng thuốc an thần kinh.

Điều trị giảm đau đầu trên bệnh nhân đột qụy não là rất toàn diện với nhiều phương pháp. Trước tiên phải giảm được phù não, giảm hiệu ứng đè đẩy bằng thở oxy, nằm đầu cao, cần thiết phải thông khí nhân tạo. Các thuốc chống phù não hiện đang dùng là liệu pháp thẩm thấu bằng mannitol, bình thần, gây ngủ, chấn tĩnh… Trong nghiên cứu này tỷ lệ BN dùng thuốc giảm đau thông thường là 53,3 %; giảm đau bằng đông miên là 23.3%.

V. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân chảy máu não chúng tôi có kết quả như sau:

Tuổi bệnh nhân đột quy chảy máu não có độ tuổi dưới 40 cho đến trên 80, nhóm tuổi hay gặp từ 50 đến 69 chiếm 60%.

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao nhất trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ 53.3%.

Tỷ lệ đau đầu trên BN đột qụy CMN (80%), tỷ lệ đau đầu bệnh nhân chảy máu dưới nhện và chảy máu não thất là 100%.

Điều trị giảm đau nhóm non-steroid 53,3%; giảm đau bằng đông miên là 23.3%.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Quang Bích (2002), "Phòng và chữa loại đau đầu, NXB Y học.

2. Nguyễn Văn Chương (2003), "Bệnh học thần kinh- Migraine và các chứng đau đầu khác” Giáo trình giảng dạy sau đại học, Học và Quân Y, Nhà xuất bản Quân đội, tr 409-421.

3. Nguyễn Minh Hiện và cộng sự (2013), "Nghiên cứu đặc điểm đau đầu và biện pháp giảm đau trên bệnh nhân đột quỵ não trong 10 ngày đầu” tạp chí y học Việt Nam tr 31-36.



4. The International Classification of Headache Disorders, 3rd edition. In Clinical Neurology 89/251 in Neuroscience Intemational Headache Society 2013.

5. Godđeau RP, Alhazzani A. Headache in stroke: a review. Headache. 2013 Jun; 53(6): l028-9 c 2013 America Headache Society.



6. A Verdelho, JM Ferro, T Melo, P Canhão and F Falcão. Headache in Acute Stroke. A Prospective Study in the First 8 Days.

7. SusanneTentschert, MĐ;Romana. Wimmer, MD; Stefan Greisenegger, MD) Wilfried Lang, MD; Wolfgang Lalousche MD. Headache at Stroke Onset in 2196 Patients With Ischemic Stroke oi Transient Ischemic Attack. ReceiveđJuly17, 2004. Revisionreceived October 18,2004. Accepte (October 26, 2004.

8. Karsten Vestergaard, Grethe Andersen,Margrethe Ingeman Nielsen and Troels Stachelin Jensen. Headache in stroke. Stroke, joumal of the American hênh Association. 1993; 24: 1621-1624.
OBSERVATION OF HEADACHE CHARACTERISTICS AND THERAPIES OF ANALGESIA IN PATIENTS WITH CEREBRAL HEMORRHAGE IN ACCUTE STAGE

By Le Thi Quyen, Pham Thi Kim Dung, Nguyen Thi Minh Nguyet

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Background: Headache is a subjective symptom often seen in patients with acute brain stroke. Headache symptoms have diagnostic values, prognostic one and reflect a subjective psychology of the patient. Subjects: 30 patients with acute cerebral hemorrhage were recruited in the study. Results: - An acute cerebral hemorrhage occured mainly in the age group ≤ 40 – 80+ and this disease mainly seen in the age group 50-69 and accounted for 60% . Hypertension was the highest risk factor and made up 53.3%.The rate of headache in patients with cerebral hemorrhage was 80% . The rate of headache in patients with subarachnoid hemorrhage was 100%, the rate of headache in patients with intraventricular hemorrhage was 100%.

- Treatment of headache relief with non-steroid was 53.3% ; headache relief with anesthesia was 23.3%.

Keywords: Cerebral hemorrhage stroke, headache, reduced paint treatment

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA CẤP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Văn Kiên, Nguyễn Thị Thu Huyền, Ma Văn Thấm



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Đề tài thực hiện tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên từ tháng 1/2015 đến 12/2015. Mục đích mô tả đặc điểm hình ảnh viêm ruột thừa cấp trên siêm âm và xác định giá trị của viêm ruột thừa cấp trên siêu âm. Đối tượng nghiên cứu các bệnh nhân được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp trên siêu âm có chỉ định mổ và được làm giải phẫu bệnh. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.



Kết quả: 47 bệnh nhân được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp trên siêu âm trong đó 27 nam 20 nữ. Tuổi trung bình 35,2 tuổi. Hình ảnh đường kính ruột thừa > 6mm và có thâm nhiễm mỡ xung quanh chiếm 74,5%. Hình ảnh ruột thừa >6mm và có dịch xung quanh chiếm 63,8%. Độ nhạy của siêu âm 85,1% độ đặc hiệu 97,7%, độ chính xác 91,1%.

Từ khóa: Siêu âm ruột thừa. Viêm ruột thừa cấp


  1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Viêm ruột thừa cấp nếu không được chẩn đoán sớm, kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân và khó khăn trong việc điều trị. Chẩn đoán sớm viêm ruột thừa cấp giúp cho việc điều trị đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Ngày nay có nhiều phương pháp để chẩn đoán viêm ruột thừa cấp như dựa vào lâm sàng, xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp cắt lớp vi tính), mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng trong đó siêu âm là phương pháp rất hữu ích, rẻ tiền, không độc hại, thời gian thăm khám nhanh, ngoài ra siêu âm còn còn giúp chẩn đoán biến chứng, chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác có đau vùng hố chậu phải. Vì vậy chúng tôi làm đề tài này với hai mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh viêm ruột thừa cấp trên siêu âm và xác định giá trị của siêu âm trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp.

  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

  1. Đối tượng nghiên cứu

Tất cả các bệnh nhân chẩn đoán nghi ngờ viêm ruột thừa trên lâm sàng được chỉ định siêu âm.

    1. Tiêu chuẩn lựa chọn

  • Bệnh nhân chẩn đoán nghi ngờ viêm ruột thừa trên lâm sàng

  • Được siêu âm và chẩn đoán viêm ruột thừa cấp

  • Có kết quả xét nghiệm công thức máu

    1. Tiêu chuẩn loại trừ

  • Bệnh nhân hồ sơ bị thất lạc hoặc thiếu các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng

  • Không siêu âm được ruột thừa do ổ bụng quá nhiều hơi hoặc thành bụng quá dày.

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

    2. Cỡ mẫu và cách chọn mấu

  • Chọn mẫu không xác xuất: Mẫu mục đích

  • Cỡ mẫu: 47 bệnh nhân

  1. KẾT QUẢ

Có 90 bệnh nhân chẩn đoán lâm sàng nghi nghờ viêm ruột thừa cấp và được siêu âm ruột thừa, trong đó 47 trường hợp được xác định viêm ruột thừa cấp chiếm 52,2%. Số còn lại là viêm bờm mỡ hoặc viêm túi thừa manh tràng và đại tràng lên, viêm hạch mạc treo, rối loạn tiêu hóa, đau quặn thận phải, bệnh phụ khoa.
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương