KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang50/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50

Trả lời (Tại Công văn số 257/TANDTC-TK ngày 21/10/2010)

Tại Quyết định số 588/KNDS ngày 30/7/2010, Chánh án TANDTC đã kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên, đề nghị Tòa Dân sự TANDTC xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án DSPT số 85/2007/DSPT ngày 24/8/2007 của TAND tỉnh Phú Yên và bản án DSST số 12/2007/DSST ngày 23/3/2007 của TAND thành phố Tuy Hòa để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật



6. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thống nhất quy định về thời điểm tính thời hạn thử thách đối với người bị kết án nhưng được hưởng án treo để thuận tiện cho công tác thi hành án (Điều 5, Nghị định 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo quy định thời hạn thử thách tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát nhận được quyết định thi hành án; Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, thời hạn chấp hành hình phạt tại điểm hướng dẫn Điều 60, Bộ luật Hình sự năm 1999 hướng dẫn thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án).

Trả lời (Tại Công văn số 141/TANDTC-VKHXX ngày 31/08/2010)

Về vấn đề này, Bộ luật hình sự có quy định về án treo, Bộ luật tố tụng hình sự cũng có quy định chung về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo; các vấn đề cụ thể về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo được quy định tại Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30-10-2000 của Chính phủ. Tuy nhiên, tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trên đều không có quy định cụ thể về thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo.

Vì vậy, để phát huy tác dụng phòng ngừa của án treo, tránh tình trạng người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm hoặc phạm tội mới trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm mà không bị coi là phạm tội trong thời gian thử thách; căn cứ vào các hướng dẫn trước đây của Toà án nhân dân tối cao đã được thi hành trong thực tiễn (Thông tư số 01-NCPL ngày 6-4-1988 của Toà án nhân dân tối cao, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16-11-1988 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 5-1-1986, Nghị quyết số 1-89/HĐTP ngày 19-4-1989 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, Nghị quyết số 1/HĐTP ngày 18-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc áp dụng Điều 44 Bộ luật hình sự...), Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02-10-2007 h­ướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, trong đó có hướng dẫn về thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo là ngày tuyên án đầu tiên cho hưởng án treo. Hướng dẫn này của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã được thi hành thống nhất trong thực tiễn.

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Tại Công văn số 2596/VKSTC-VP ngày 31/8/2010 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc trả lời kiến nghị cử tri kỳ 7, Quốc hội khóa XII

1. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Tại công văn số 493/CV-TANDTC-HS ngày 30/12/2008 của TANDTC về việc thông báo kết quả giải quyết vụ án Đinh Thị Tâm và Nguyễn Thị Oanh do Đoàn ĐBQH tỉnh kiến nghị, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã quyết định hủy bản án hình sự phúc thẩm số 616/2007/HSPT ngày 05/7/2007 của Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng và bản án hình sự sơ thẩm số 07/2007/HSST ngày 15/01/2007 của TAND tỉnh Phú Yên đã xét xử đối với Đinh Thị Tâm và Nguyễn Thị Oanh; đã chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung nhưng đến nay Viện kiểm sát nhân dân tối cao chưa giải quyết và trả lời cho cử tri biết.

Trả lời:

Đinh Thị Tâm, Nguyễn Thị Oanh bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên truy tố về tội “Tham ô tài sản” theo điểm a khoản 4 điều 278 Bộ luật hình sự. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 07/2007/HSST ngày 15/01/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên và bản án hình sự phúc thẩm số 616/2007/HSPT ngày 5/7/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên các bị cáo Đinh Thị Tâm, Nguyễn Thị Oanh không phạm tội “tham ô tài sản”. Sau đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với hai bản án trên.

Tại Quyết định Giám đốc thẩm số 18/2008/HS-GĐT ngày 24/11/2008. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân tối cao đã tuyên hủy bản án hình sự sơ thẩm số 07/2007/HSST ngày 15/01/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên và bản án HSPT số 616/2007/HSPT ngày 5/7/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và giao hồ sơ vụ án cho VKSNDTC để điều tra lại.

Ngày 12/01/2009, VKSNDTC đã chuyển hồ sơ vụ án trên đến Cơ quan điều tra của Bộ Công an để giải quyết theo thẩm quyền. Ngày 27/01/2010, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án “Tham ô tài sản” và quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với Đinh Thị Tâm và Nguyễn Thị Oanh, do hết thời hạn điều tra, không chứng minh được tội phạm. Sau khi cơ quan điều tra quyết định đình chỉ, có ý kiến cho rằng việc đình chỉ điều tra vụ án đối với các bị can là bỏ lọt tội phạm. Lãnh đạo liên ngành (Bộ Công an – VKSNDTC-TANDTC) đã quyết định thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra việc điều tra, xử lý vụ án này.



2. Cử tri tỉnh Lào Cao kiến nghị: Hiện nay cán bộ ngành Kiểm sát đã có văn bản quy định về hưởng phụ cấp thâm niên, nhưng cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, đề nghị sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện để họ được hưởng theo quy định.’

Cử tri các tỉnh Phú Thọ, Đồng Nai kiến nghị: Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu cải tiến hệ thống thang bậc lương, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác, đồng thời cải thiện điều kiện làm việc của đội ngũ kiểm sát viên, nhất là kiểm sát viên cấp huyện khi thực hiện việc tăng thẩm quyền xét xử về hình sự và dân sự của TAND cấp huyện cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Trả lời:

Thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc quyết định giao Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện thẩm quyền xét xử theo quy định tại khoản 1 điều 170 BLTTHS và điều 33 BLTTDS, hiện nay, tất cả VKSND cấp huyện đã được tăng thẩm quyền. Để đảm bảo thực hiện tốt thẩm quền mới, VKSNDTC đã chỉ đạo các VKSND địa phương kiện toàn tổ chức bộ máy, rà soát về biên chế cán bộ, Kiểm sát viên của các VKS cấp huyện kịp thời điều động đủ cán bộ cho các đơn vị còn thiếu biên chế, tuyển chọn cán bộ, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát để bổ nhiệm Kiểm sát viên cho VKS cấp huyện. Đến năm 2009, ngành Kiểm sát có tổng biên chế 11.847 người, VKSNDTC đã trình và được Ủy ban thường vụ QH quyết định bổ sung 1.896 biên chế cho ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện trong hai năm 2010-2011. Trong 6 tháng đầu năm 2010, VKS các cấp đã tuyển dụng được 596 người và phấn đấu từ nay đến cuối năm, tuyển dụng tiếp 299 người, đảm bảo hoàn thành kế hoạch tuyển dụng năm 2010.

VKSNDTC đang tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường cơ sở vật chất cho ngành kiểm sát nhân dân theo tinh thần nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đến nay, trong số 694 VKSND cấp huyện, có 406 VKS có trụ sở đảm bảo phục vụ công tác, trong số 288 VKS cần cải tạo, xây dựng mới, có 117 VKS được phê duyệt dự án, thi công, 34 VKS đã có quyết định và chuẩn bị đầu tư. VKSNDTC cũng đã tăng cường đầu tư, trang bị phương tiện làm việc theo Đề án trang bị tài sản giai đoạn II (2006-2010) cho VKSND cấp huyện (VKSNDTC đã trang bị 02 máy photocopy, 03 bộ máy vi tính, giá lưu trữ từ 05 đến 07 cái, 01 xe máy, 01 bộ trang thiết bị nghiệp vụ như máy ghi âm, máy ảnh, máy camera…/VKSND cấp huyện). Ngoài kinh phí theo đề án, VKSND cấp huyện còn được mua sắm trang thiết bị theo nguồn kinh phí mua sắm thường xuyên. Năm 2010, 100% VKSND cấp huyện đã được thực hiện định mức phân bổ ngân sách theo Đề án đổi mới phương thức phân bổ ngân sách là tách riêng khoản chi lương, tính chất lương và khoản chi thường xuyên để có điều kiện tăng chi thường xuyên cho các đơn vị đặc thù, khó khăn. Định mức chi thường xuyên được tính cho một cán bộ trong chỉ tiêu biên chế là 19.000.000 đồng/người/năm. Ngoài định mức phân bổ chung cho VKSND cấp huyện, VKSNDTC còn bổ sung kinh phí hỗ trợ VKSND các huyện vùng sâu, vùng xa, huyện đảo, thuê Luật sư, trợ cấp cho nhân chứng, bồi dưỡng giám định tư pháp… Kinh phí hoạt động cho VKSND cấp huyện về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ, từng bước đảm bảo các điều kiện để VKS cấp huyện thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Để đám bảo chế độ, chính sách đối với cán bộ, Kiểm sát viên VKSND các cấp, nhất là VKS cấp huyện, VKSNDTC đã trình Ủy ban Thường vụ QH xem xét thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND năm 2002. Theo đó, không quy định ngạch Kiểm sát viên theo cấp hành chính, nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp.

VKSNDTC đã ban hành Hướng dẫn số 01/VKSTC-TCCB ngày 01/01/2010, hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với KSV, ĐTV và Kiểm tra viên ngành kiểm sát. Đề nghị được Bộ Tài chính bổ sung dự toán ngân sách năm 2010 cho ngành kiểm sát 112 tỷ 120.5 triệu đồng chi trả phụ cấp thâm niên nghề năm 2009 và năm 2010 cho số đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên.

VKSNDTC đang nghiên cứu đề xuất với Đảng và Nhà nước đổi mới chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ ngành kiểm sát nói chung, VKSND cấp huyện nói riêng, bảo đảm phù hợp với trách nhiệm và hoạt động đặc thù của VKS các cấp như: Quy định hệ thống thang bậc lương riêng cho ngành kiểm sát và có chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm đối với số cán bộ không phải là Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên; Bồi dưỡng chế độ độc hại cho Kiểm sát viên trực tiếp kiểm sat việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù và kiểm sát thi hành án tử hình; bồi dưỡng kiểm sát khám nghiệm hiện trường, tham gia giải quyết các vụ án trọng điểm… Trong đó, một số chế độ như: Chế độ bồi dưỡng cho Kiểm sát viên kiểm sát trại giam, trại tạm giam, VKSTC đang phối hợp với BTC xây dựng thông tư, chế độ chi tiếp dân, xử lý đơn thư và chế độ bồi dưỡng KSV tham gia phiên họp dân sự, VKSTC đã có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

Về phụ cấp trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS cấp huyện còn chưa tương xứng trong điều kiện tăng thẩm quyền mới khi giải quyết các vụ án hình sự, dân sự theo quy định của pháp luật về tố tụng. Ngày 18/4/2008, VKSTC đã có văn bản số 34/2008/BCS-TCCB gửi Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương, Ban nghiên cứu chỉ đạo cải cách tiền lương Nhà nước, đề nghị một số chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức ngành kiểm sát (giai đoạn 2008 -2010), trong đó có đề nghị phụ cấp chức vụ Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS cấp huyện bằng phụ cấp chức vụ trưởng, phó phòng nghiệp vụ thuộc VKS tỉnh. Sau khi Bộ Chính trị có Kết luận số 40-KL/TW ngày 6/3/2009 về sửa đổi những bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể. VKSNDTC xây dựng Đề án đổi mới chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức ngành Kiểm sát, trong đó tiếp tục đề nghị tăng mức phụ cấp của Viện trưởng, phó viện trưởng VKS cấp huyện. Hiện nay, đề nghị này đang được xem xét trong tổng thể cải cách chính sách tiền lương của Đảng, Nhà nước.

VKS tối cao đang hoàn thiện, bổ sung Đề án trang bị cơ sở vật chất giai đoạn 2011-2015 cho các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nghiên cứu Đề án trang bị ô tô chuyên dụng cho các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân, trong đó có VKS cấp huyện.



3. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Cử tri Huỳnh Kim Oanh và Nguyễn Thị Nhuận, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên rất bức xúc đối với bản án dân sự phúc thẩm số 85/2007/DSPT ngày 24/8/2007 của TAND tỉnh Phú Yên, xét xử về tranh chấp quyền sở hữu tài sản, do vậy đã làm đơn đề nghị lên Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vào tháng 10/2007, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XII có Công văn số 2728/UBTP12 ngày 28/4/2009 gửi Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC đề nghị xem xét giải quyết theo thẩm quyền, trả lời đương sự biết nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết, vì vậy kiến nghị Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC quan tâm xem xét, giải quyết và sớm trả lời cử tri.

Trả lời:

Sau khi nhận được đơn khiếu nại của vợ chồng ông Huỳnh Kim Oanh và bà Nguyễn Thị Thuận đề nghị giám đốc thẩm đối với bản án trên, lãnh đạo Viện kiểm sát tối cao giao cho vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự (Vụ 5) xem xét giải quyết. Qua hoạt động kiểm sát, xác định hồ sơ vụ án đã được TANDTC rút lên để xem xét, giải quyết them thẩm quyền. Vụ 5, VKSNDTC đã có Công văn số 154 ngày 15/6/2010 thông báo cho ông Huỳnh Kim Oanh và bà Nguyễn Thị Nhuận biết để theo dõi kết quả giải quyết của TANDTC.



4. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị có văn bản hướng dẫn về việc VKSND thực hiện hoạt động kiểm sát đối với việc bắt, tạm giữ, điều tra ban đầu đối với các vụ việc hình sự do Đồn biên phòng thực hiện.

Trả lời:

Trong 9 tháng (từ 1/10/2009 đến 30/6/2010) Bộ đội biên phòng đã khởi tố điều tra 144 vụ /173 bị can (chiếm tỷ lệ 0.22% tổng số vụ Cơ quan điều tra đã khởi tố, về các tội “Vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới”, “Buôn lậu”, “vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy”, “Tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ”… Các vụ án trên được khởi tố, điều tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đảm bảo đúng các quy định pháp luật; không có trường hợp phải đình chỉ điều tra vụ án do không có sự việc phạm tội.

Tuy nhiên, quá trình tiến hành các hoạt động bắt, tạm giữ và điều tra vụ án hình sự của Bộ đội Biên phòng trong thời gian qua còn bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, ảnh hưởng đến công tác kiểm sát của Viện kiểm sát đối với hoạt động này như:

- Việc chuyển hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì Viện kiểm sát chỉ ra quyết định chuyển vụ án khi có đề nghị của Cơ quan điều tra cùng cấp. Đối với trường hợp chuyển hồ sơ vụ án đang do Đồn Biên phòng (không phải là Cơ quan điều tra) thụ lý khởi tố, điều tra ban đầu thì pháp luật chưa có quy định cụ thể;

- Bộ đội Biên phòng không có thẩm quyền ra lệnh tạm giam, mà theo điểm a khoản 1 điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, đối với tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì thời hạn điều tra tối đa là 20 ngày. Như vậy, trong trường hợp này, đối với những bị can xét thấy cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam, sẽ không thực hiện được;

- Bộ luật Tố tụng hình sự (điều 103) chỉ quy định Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đối với Bộ đội Biên phòng, khi thực hiện nhiệm vụ, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm, thì Viện kiểm sát không được giao thẩm quyền nên không kiểm sát được các nguồn tin báo, tố giác về tội phạm từ cơ quan này;

- Bộ luật Tố tụng hình sự quy định Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động bắt, tạm giữ, điều tra của Bộ đội Biên phòng. Tuy nhiên, thực tế khi tiến hành kiểm sát, trong một số trường hợp khó thực hiện được, như việc kiểm sát nhà tạm giữ. Vì nhà tạm giữ của đơn vị bộ đội biên phòng, thuộc khu vực quân sự, có quy định rất nghiêm ngặt khi các đơn vị khác vào làm việc.

- Việc trưng cầu giám định (vật liệu nổ, vũ khí quân dụng, giám định về các chất ma túy…) làm căn cứ để khởi tố vụ án thường kéo dài, gây khó khăn cho việc tạm giữ đối tượng nghi vấn. Mặt khác, điều 19 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự quy định chỉ tron trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng thì bộ đội Biên phòng mới được trưng cầu giám định. Tuy nhiên, thực tiễn để có căn cứ khởi tố vụ án thì những trường hợp phạm tội khác Bộ đội Biên phòng vẫn phải trưng cầu giám định;…

Trong những năm qua, VKSNDTC đã tích cực phối hợ với TANDTC, Bộ Công an xây dựng một số Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng pháp luật như Thông tư liên tịch giữa Bộ Công an và VKSNDTC trong việc thực hiện một số quy định của BLHS, BLTTHS, trong đó có hướng dẫn về kiểm sát việc bắt, tạm giữ và điều tra đối với các vụ án hình sự. VKSNDTC đã chỉ đạo VKSND địa phương trong việc nắm tố giác, tin báo tội phạm, trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự.

Thực hiện chỉ đạo của VKSNDTC, nhiều VKSND cấp tỉnh đã phối hợp tố với các cơ quan như Bộ đội Biên phòng, Hải quan… xây dựng Quy chế phối hợp trong công tác nắm tố giác, tin báo về tội phạm, trong hoạt động điều tra ban đầu các vụ án hình sự. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho cá cơ quan liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đối với một số vướng mắc, bất cập trong việc bắt, tạm giữ, điều tra của Bộ đội Biên phòng, liên quan đến hoạt động kiểm sát của VKS, VKSTC sẽ cùng các ngành liên quan xem xét, thống nhất và có hướng dẫn cụ thể trong thời gian tới.


1 Tính riêng từ năm 2006 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ tỉnh Sơn La thực hiện thành công gần 10 dự án chuyển giao công nghệ về nông thôn - miền núi, được lãnh đạo Tỉnh đánh giá cao. Đó là các dự án về: sản xuất nấm, chè atisô, sản xuất hoa, sản xuất giống cây keo, sản xuẩt khoai sọ, rau sạch, sản xuất giống và chăn nuôi lợn, nhân giống và chế biến chè shan chất lượng cao, sản xuất gạch không nung.

2 Theo đánh giá các tổ chức quốc tế, năm 2009, Việt Nam mới thoát khỏi ngưỡng quốc gia nghèo, có thu nhập thấp.

3 Tại quốc gia khác, tỷ trọng đầu tư từ doanh nghiệp và ngoài xã hội thường gấp 2-3 lần đầu tư từ nhà nước.

4 Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng và ban hành QCVN đối với những sản phẩm, hàng hóa được phân công trực tiếp quản lý như: QCVN 2:2008/BKHCN về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; QCVN 1:2009/BKHCN về xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học; QCVN 3:2009/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em; QCVN 4:2009/BKHCN về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng.

5 Năm 2009, đã tiến hành kiểm tra gần 500 lô hàng nhập khẩu, phát hiện 16 lô không đạt yêu cầu và gần 70 lô hàng trốn tránh không qua kiểm tra chất lượng; từ đầu năm 2010 đến nay, các cơ quan quản lý Nhà nước đã kiểm tra 349 lô hàng đồ chơi trẻ em nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng số 11.935.670 đơn vị đồ chơi, trong đó có 22 lô không đáp ứng các quy định của QCVN-2009.

Đối với mũ bảo hiểm, theo kết quả kiểm tra năm 2009 chỉ có 5 doanh nghiệp nhập khẩu chính ngạch qua kiểm tra nhà nước về chất lượng với 5 lô hàng gồm 10.970 mũ. Trong khi đó, một lượng lớn mũ bảo hiểm kém chất lượng, giá rẻ được nhập lậu từ Trung Quốc, Malaysia hoặc sản xuất lậu trong nước, không có bản công bố hợp quy vẫn được bày bán trôi nổi trên thị trường.



6() Kế hoạch số 1454/KH-TTCP ngày 08/6/2010 của Thanh tra Chính phủ.




Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương