VĂn phòng quốc hộI



tải về 1.07 Mb.
trang21/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   30

2.2. Thời kỳ đổi mới


Thời kỳ này mở đầu từ Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội ta diễn ra trong bối cảnh:

Trong nước, sự nghiệp đổi mới từng bước giành được những thành tựu lớn: vượt qua khủng hoảng kinh tế và xã hội, khắc phục những hậu quả do sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu gây ra đối với nước ta; nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng khá, đặt cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Năm 1989, quân tình nguyện của Việt Nam rút khỏi Cămpuchia trước thời hạn, đó là một bước đột phá quan trọng về đối ngoại, gạt bỏ trở ngại chính mà các nước phương Tây và một số nước trong khu vực thường vin vào để chống lại Việt Nam.

Năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Chiến tranh lạnh chấm dứt, sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, sự đối đầu 2 phe do Liên Xô và Mỹ đứng đầu không còn, thế giới bước vào kỳ mới sắp xếp lại cán cân lực lượng, điều chỉnh chiến lược.

Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa phát triển, trong đó các quan hệ kinh tế càng được coi trọng. Trong quan hệ quốc tế, đấu tranh và hợp tác, cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau phức tạp, song xu thế chủ đạo là hợp tác cùng tồn tại hòa bình.

Trong thấp kỷ 90, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao và được khẳng định, do đó việc Quốc hội Việt Nam tham gia các tổ chức liên nghị viện quốc tế và khu vực có nhiều thuận lợi lớn.

2.2.1. Tham gia Liên minh các nghị sĩ Cộng đồng Pháp ngữ

Như đã trình bày ở trên, Liên minh các nghị sĩ nói tiếng Pháp (AIPLF) được thành lập năm 1967, sau đổi là Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF) năm 1998, trong đó Pháp đóng vai trò chủ đạo. Với mong muốn tăng cường mở rộng hợp tác nhưng đồng thời Pháp cũng muốn thông qua tổ chức này để khôi phục ảnh hưởng của mình ở các nước vốn là thuộc địa của Pháp, tạo thế trong cuộc cạnh tranh với cộng đồng Anh ngữ. Pháp mong muốn Việt Nam gia nhập liên minh này vì một mặt Việt Nam có vị thế quan trọng ở Đông Nam Á và châu Á, mặt khác Pháp cũng muốn thông qua Việt Nam để mở rộng quan hệ và ảnh hưởng ở khu vực châu Á. Các nước thành viên của AIPLF, đặc biệt là các nước bạn bè châu Phi vốn rất khâm phục và có quan hệ đoàn kết hữu nghị với Việt Nam rất mong muốn Việt Nam cùng tham gia diễn đàn này.

Về phần mình, Việt Nam cũng nhận thấy mối quan hệ Việt - Pháp có từ lâu, ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp cũng có những điểm tích cực cần được duy trì và phát huy. Thông qua diễn đàn này, Việt Nam có thêm điều kiện đề cao vị thế tại Cộng đồng Pháp ngữ mà phần lớn là các nước đang phát triển, nhiều nước vốn là thuộc địa của Pháp. Việt Nam mở rộng hoạt động quốc tế và tranh thủ sự viện trợ của Pháp, nhất là về giáo dục, đào tạo, khoa học kỹ thuật. Năm 1991, Việt Nam chính thức gia nhập AIPLF tại Đại hội của Liên minh ở Montreal, Canada.

Năm 1996, nước ta đã chủ trì Hội nghị Ủy ban Chấp hành của AIPLF tại Hà Nội. Đó là hội nghị liên nghị viện quốc tế lớn nhất lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam và đã thành công tốt đẹp cả về nội dung cũng như về tổ chức. Cộng đồng Pháp ngữ đánh giá cao vai trò và những đóng góp của Việt Nam đối với Cộng đồng.



2.2.2. Tham gia Tổ chức Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPO)

AIPO là tổ chức liên nghị viện của các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1977, sau khi cuộc chiến tranh Đông Dương đã chấm dứt. Thời điểm đó, có những điều kiện để cải thiện quan hệ giữa nước ta và các nước trong ASEAN. Nhưng do tác động của chiến tranh lạnh, sự cạnh tranh của các nước lớn tại khu vực trước hết là giữa các nước lớn như Mỹ - Liên Xô - Trung Quốc, ASEAN và các nước Đông Nam Á khác tiếp tục bao vây, cô lập chống Việt Nam gay gắt, nhất là trong vấn đề Campuchia, vấn đề người di tản.

Trước thiện chí của ta, nhất là khi ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, rút hết quân tình nguyện khỏi Campuchia, quan hệ giữa ta với các nước Đông Nam Á từng bước được cải thiện. Những cuộc tiếp xúc giữa Chính phủ ta và các nước trong khu vực đã diễn ra tạo thêm sự hiểu biết nhau. Hai bên đều thấy rõ lợi ích của việc củng cố nền hòa bình ở khu vực và tăng cường các quan hệ kinh tế. Chủ trương “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” đã được các nước Đông Nam Á ủng hộ tích cực. Ta cũng chú trọng phát triển kinh tế với ASEAN, coi họ là một đối tác quan trọng ở khu vực. Từ đó, quan hệ kinh tế giữa ta với ASEAN được tăng cường (khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của ta trong thập kỷ 90 là với ASEAN).

Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện các nước ASEAN (AIPO) có bước đột phá, mở đầu bằng các chuyến viếng thăm Việt Nam của các đoàn cấp cao của Quốc hội các nước Malaysia,Thái Lan, Indonesia... Tháng 5/1992, đoàn đại biểu cấp cao của AIPO do Chủ tịch Quốc hội Malaysia (đồng thời là Chủ tịch AIPO lúc bấy giờ) đến thăm Quốc hội Việt Nam, đặt vấn đề mời Quốc hội ta tham gia AIPO với tư cách là quan sát viên.

Tháng 9/1992, đoàn đại biểu Quốc hội ta do Phó Chủ tịch Phùng Văn Tửu dẫn đầu tham dự Đại hội đồng AIPO ở Jakarta, với tư cách là quan sát viên. Đại hội đồng nhiệt liệt hoan nghênh sự có mặt của Việt Nam lần đầu tiên tại diễn đàn này.

Từ đó, hàng năm Quốc hội ta đều cử đoàn tham dự các Đại hội đồng của AIPO, mở diễn đàn đối thoại thiện chí với nghị sĩ các nước tại Đại hội, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

Sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7/1995), Đại hội lần thứ 16 của AIPO ở Singapore đã kết nạp Quốc hội Việt Nam là thành viên chính thức tháng 9/1995. Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta do Chủ tịch Nông Đức Mạnh dẫn đầu đã tham dự Đại hội đồng có ý nghĩa lịch sử này.

Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN và việc Quốc hội Việt Nam tham gia AIPO là một sự kiện chính trị quan trọng ở Đông Nam Á, đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ băng giá kéo dài từ thời kỳ chiến tranh, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ giữa các nước trong khu vực, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tuy là một thành viên mới, nhưng Quốc hội ta đã có những đóng góp tích cực tại AIPO. Sự hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và AIPO ngày càng hiệu quả. Năm 1998, Quốc hội đã chủ trì và tổ chức cuộc Hội thảo về vai trò của Nghị viện trong việc khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông Nam Á và một số hoạt động chuyên đề khác của AIPO. Tháng 9/2002, với tư cách là Chủ tịch AIPO, Quốc hội ta đã chủ trì Đại hội đồng AIPO lần thứ 23, tổ chức tại Hà Nội. Đó là hội nghị liên nghị viện khu vực lớn nhất, lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam rất long trọng và thu được kết quả to lớn. Sự kiện này khẳng định sự tham gia mạnh mẽ và đầy đủ của Quốc hội ta trong các hoạt động liên nghị viện.

2.2.3. Tham gia Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF)

Khác với việc gia nhập IPU, APF và AIPO như trình bày ở trên, khi Quốc hội ta là thành viên mới của các tổ chức liên nghị viện trên đã có từ trước, thì Quốc hội ta lại là một trong những nước có đóng góp ngay từ đầu (năm 1993) trong hoạt động của APPF. Đó là một động thái mới của hoạt động đối ngoại của Quốc hội ta. Sau đó, vào năm 1999, Quốc hội ta cũng là một trong những sáng lập viên của Hiệp hội các Nghị viện châu Á vì hòa bình AAPP.

Với sự phát triển năng động, nổi bật trong hơn vài thập kỷ gần đây, châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành khu vực chiến lược quan trọng của thế giới, nhất là đối với giao lưu hợp tác kinh tế. Trước yêu cầu đó, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã ra đời năm 1989.

Sau nhiều thập kỷ sau đại chiến lần thứ 2, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ kéo dài xảy ra ở khu vực này, hiện nay, hòa bình và hợp tác giữa các nước đang được duy trì và phát triển, song cũng tồn tại nhiều vấn đề phức tạp như về chủng tộc, tôn giáo, biên giới, môi trường, ma túy v.v...

Trước bối cảnh đó, các nước trong khu vực và các nước lớn đều điều chỉnh chiến lược đối với châu Á - Thái Bình Dương. Quá trình đối thoại được xúc tiến trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động nghị viện. Được sự hưởng ứng tích cực của nhiều Nghị viện các nước, Diễn đàn APPF chính thức được thành lập tại Tokyo năm 1993, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác khu vực trên nhiều mặt, hỗ trợ một cách tích cực cho APEC.

2.2.4. Tham gia các cơ chế liên Nghị viện chuyên môn

Như là một hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, quá trình phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nhu cầu trao đổi thông tin, kinh nghiệm của các nghị sĩ thuộc nghị viện các nước trong một số lĩnh vực chuyên môn ngày càng tăng. Vì vậy, một số tổ chức liên nghị viện quốc tế và khu vực có tính chất chuyên ngành đã được hình thành. Quốc hội ta đã tham gia các tổ chức liên nghị viện chuyên môn sau đây:



- Diễn đàn các Nghị sĩ châu Á về dân số và phát triển (AFPPD)

Năm 1992, Quốc hội ta là thành viên chính thức. Ủy ban các vấn đề xã hội được giao trách nhiệm chủ trì hoạt động của Quốc hội nước ta tại diễn đàn này. Năm 1993 Quốc hội ta đã chủ trì Hội nghị của diễn đàn tại Hà Nội, Nghị sĩ các nước đánh giá cao hoạt động có hiệu quả của Nhà nước ta trong lĩnh vực chuyên môn này. Từ đó, một số dự án viện trợ về dân số và phát triển được tăng cường thêm và triển khai khá hiệu quả.



- Tổ chức quốc tế các Nghị sĩ ngành Y (IMPO)

Đây là một tổ chức của các nghị sĩ thầy thuốc trên thế giới, hàng năm có hội nghị chuyên đề về lĩnh vực này. Nhóm đại biểu Quốc hội thầy thuốc nước ta đã tham gia diễn đàn này từ năm 1994.



- Tổ chức Nghị sĩ châu Á - Thái Bình Dương về Môi trường và Phát triển (APPCED)

Ủy ban về khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội chủ trì các hoạt động của Quốc hội ta tại tổ chức này từ năm 1995. Đây là một tổ chức mới thành lập nhưng có tầm quan trọng đặc biệt liên quan đến môi trường và phát triển - vấn đề thời sự nhạy cảm toàn cầu và khu vực.



2.2.5. Tham gia một số tổ chức liên nghị viện với tư cách là quan sát viên

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của các tổ chức liên nghị viện ở khu vực và thế giới, với quan hệ giao lưu quốc tế này càng sâu rộng, Quốc hội ta chủ trương tích cực hội nhập, mở rộng hoạt động đối ngoại của mình nhưng có chọn lọc, bảo đảm khả năng tham gia và hiệu quả hoạt động tại các tổ chức đó.

Vì thế, ngoài việc tham gia chính thức ở một số tổ chức liên nghị viện kể trên, Quốc hội ta có tham gia với tư cách quan sát viên ở tổ chức liên nghị viện như: Liên minh Nghị sỹ châu Á - Thái Bình Dương (APPU).

Ta cũng tham gia từng bước, ban đầu với tư cách quan sát viên, sau đó là thành viên chính thức của các diễn đàn sau:

- Diễn đàn Nghị sĩ trẻ Á - Âu.

- Cơ chế Đối thoại Nghị viện Á - Âu (ASEP).

Như vậy, quá trình Quốc hội Việt Nam tham gia các tổ chức liên nghị viện có sự phát triển nhảy vọt. Suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, Quốc hội Việt Nam chỉ tham gia một tổ chức liên nghị viện là IPU. Sau thời kỳ chiến tranh lạnh và cùng với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam được triển khai thì hoạt động đối ngoại của Quốc hội ngày càng mở rộng. Quốc hội Việt Nam đã tiếp tục tham gia thêm 7 tổ chức liên nghị viện khác với tư cách thành viên chính thức; tham gia 1 tổ chức liên nghị viện với tư cách là quan sát viên và tham gia một số diễn đàn liên nghị viện hoạt động không định kỳ khác.

Quốc hội ta tham gia các tổ chức liên nghị viện trên nhiều lĩnh vực với những hình thức hoạt động đa dạng, chất lượng tham gia không ngừng được nâng cao. Việc đảm đương nhiệm vụ Chủ tịch AIPO và tổ chức thành công Đại hội đồng AIPO lần thứ 23 tại Hà Nội mang đậm dấu ấn Việt Nam đã góp phần khẳng định mạnh mẽ vị thế của Quốc hội ta trên trường quốc tế. Vị thế của Quốc hội Việt Nam ngày càng được cộng đồng quốc tế coi trọng và thực sự được đề cao.

Ngoài ra, một số tổ chức liên nghị viện khác ngỏ ý muốn mời Quốc hội ta tham gia, nhưng vì những yếu tố chính trị và khả năng tài chính cũng như một số yếu tố khác, Quốc hội ta còn phải xem xét cân nhắc khả năng, hình thức và mức độ tham gia cho phù hợp.

Nhìn lại cả quá trình lịch sử, Quốc hội ta ngay từ khi mới thành lập đã tiến hành những hoạt động ngoại giao với những đặc thù riêng vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ và xây dựng tổ quốc.

Suốt trong chặng đường dài của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Quốc hội nước ta đã từng bước tham gia ngày một tích cực và hiệu quả hơn vào cơ chế hợp tác liên nghị viện đa phương, góp phần thiết thực cho các hoạt động ngoại giao Nhà nước khác.

Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Sự nghiệp đổi mới đất nước bắt đầu từ năm 1986 do Đại hội Đảng VI đề ra tạo điều kiện cho đất nước ta hội nhập mạnh mẽ vào các cơ chế hợp tác khu vực và thế giới - mà đó cũng chính là một nhu cầu thiết yếu của các quốc gia. Chính cơ chế hợp tác liên nghị viện đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn đối với quá trình này.

Về phía Quốc hội, quá trình hội nhập của chúng ta được triển khai theo lộ trình phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau khi trở thành thành viên chính thức của Liên minh Nghị viện Thế giới (năm 1979), Quốc hội ta đã lần lượt gia nhập các tổ chức liên nghị viện khác như Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương, Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á - AIPO, Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ - APF, tiếp theo đó là các cơ chế hợp tác liên nghị viện chuyên ngành như AFPPD, APPCED, IMPO, rồi AAPP...

Việc Quốc hội ta gia nhập các tổ chức liên minh nghị viện quốc tế và khu vực đã góp phần đề cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể nói rằng với uy tín và vị thế của Việt Nam, với sự tham gia tích cực và khá hiệu quả của Quốc hội ta, chúng ta đã trực tiếp góp phần nâng cao uy tín và vai trò của các tổ chức liên nghị viện này.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương