VĂn phòng quốc hộI


NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN THƯ KÝ THƯỜNG TRỰC CỦA AIPO



tải về 1.07 Mb.
trang29/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN THƯ KÝ THƯỜNG TRỰC CỦA AIPO


(Trích dịch)

Điều 1

BAN THƯ KÝ THƯỜNG TRỰC CỦA AIPO

Đại hội đồng AIPO thành lập Ban Thư ký thường trực của AIPO với tên gọi là Ban Thư ký AIPO, dưới đây gọi tắt là Ban Thư ký.



Điều 2

CƠ CẤU VÀ THÀNH PHẦN

1. Ban thư ký gồm có Tổng Thư ký AIPO và các thành viên.

2. Cơ cấu và thành phần Ban Thư ký được bố trí đơn giản và hợp lý để thực hiện các chức năng và quyền hạn được quy định trong nghị quyết này và được bổ sung qua các quyết định của Đại hội đồng.

Điều 3

CHỨC NĂNG

1. Là văn phòng cung cấp các dịch vụ thông tin và hành chính của AIPO;

2. Là cơ quan điều phối hoạt động và là kênh liên lạc giữa AIPO với ASEAN cũng như với tổ chức khu vực và quốc tế;

3. Chuẩn bị các báo cáo hàng năm, bao gồm cả báo cáo tài chính để thông qua Ủy ban chấp hành trình lên Đại hội đồng;

4. Chuẩn bị Dự kiến ngân sách hàng năm của Ban Thư ký để thông qua Ủy ban chấp hành trình lên Đại hội đồng phê chuẩn;

5. Chuyển báo cáo hàng năm và các báo cáo quyết toán tài chính đã được kiểm toán liên quan đến năm tài chính hiện hành từ 1/10 đến 30/6 và Dự trù ngân sách của Ban Thư ký cho năm tài chính kế tiếp đến các Nghị viện thành viên chậm nhất là 30 ngày trước khi khai mạc kỳ họp Đại hội đồng;

6. Chuyển các bản Dự trù ngân sách liên quan đến năm tài chính hiện hành từ 1/7 đến 30/9 và tổng hợp các bản dự toán giai đoạn từ 1/10 đến 30/9 đến các Nghị viện thành viên trong thời gian khoảng 60 ngày trước khi kết thúc năm tài chính hiện hành;

7. Chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh của Ban Thư ký;

8. Là cơ quan lưu giữ các tài liệu của AIPO;

9. Tổng hợp và đánh giá các tài liệu liên quan đến các hoạt động của Quốc hội phù hợp với mục đích hoạt động của AIPO;

10. Lập sổ sách kế toán về các khoản thu hoặc chi của AIPO cho các hoạt động trong phạm vi số tiền đã thu hoặc chi; lợi tức và các sản phẩm AIPO tiêu thụ được; các tài sản cũng như các khoản nợ của AIPO;

11. Tuân thủ các quy chế, thủ tục do AIPO ban hành, các quyết định của Đại hội đồng và các Ủy ban;

12. Thực hiện tất cả các nhiệm vụ do Đại hội đồng giao cho.

Điều 4

TỔNG THƯ KÝ

A. BỔ NHIỆM

1. Tổng Thư ký do Chủ tịch AIPO bổ nhiệm;

2. Nhiệm kỳ của Tổng Thư ký trùng với nhiệm kỳ của Chủ tịch AIPO;

3. Trong trường hợp Tổng Thư ký tạm vắng mặt, Chủ tịch AIPO sẽ cử quyền Tổng Thư ký;

4. Tổng Thư ký không nhất thiết phải là nghị sĩ.

B. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

5. Tổng thư ký:

a. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch AIPO, Ủy ban chấp hành và Đại hội đồng;

b. Điều hành Ban thư ký và chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng nhiệm vụ được Đại hội đồng, Ủy ban chấp hành và các Ủy ban khác của AIPO giao cho;

c Trợ giúp Chủ tịch AIPO trong việc điều hành các công việc của Đại hội đồng;

d. Hoàn chỉnh các nghị quyết, quyết định được Đại hội đồng thông qua và gửi tới các Nghị viện thành viên;

e. Có quyền liên lạc trực tiếp với các Nghị viện thành viên AIPO;

f. Tham gia các phiên họp AIPO;

g. Đại diện cho AIPO với tư cách quan sát viên tại các Hội nghị quốc tế theo quyết định của Đại hội đồng hoặc Chủ tịch AIPO;

h. Là cầu nối liên lạc chính thức giữa AIPO với ASEAN và với các tổ chức, Chính phủ, Nghị viện các nước trong khu vực và trên thế giới;

i. Nắm vững các sự kiện và có những đề xuất sáng tạo cho Ủy ban chấp hành hoặc Đại hội đồng;

j. Giám sát việc chuẩn bị báo cáo hàng năm, bao gồm cả các báo cáo tài chính và các bản quyết toán để thông qua Ủy ban chấp hành trình lên Đại hội đồng.

k. Giám sát việc chuẩn bị dự toán ngân sách của Ban Thư ký để thông qua Ủy ban chấp hành trình lên Đại hội đồng phê chuẩn;

l. Có thẩm quyền về các vấn đề tài chính và có trách nhiệm điều hành việc sử dụng các ngân quỹ đã được Đại hội đồng thông qua;

m. Giám sát các vấn đề an ninh của Ban thư ký;

n. Gián sát việc sắp xếp và bảo quản tài liệu quả AIPO;

o. Thực hiện những nhiệm vụ do Chủ tịch AIPO, Uỷ ban chấp hành và Đại hội đồng trực tiếp giao cho.

6. Tổng Thư ký có quyền trình lên Đại hội đồng phê chuẩn Dự thảo các Quy chế bộ máy, Quy chế tài chính và Quy chế an ninh đối với Ban Thư ký và triển khai việc thực hiện theo thời gian quy định.

7. Tổng thư ký có thể đề nghị Đại hội đồng phê chuẩn những kiến nghị sửa đổi đối với các Quy chế nêu trên và các sửa đổi đó có hiệu lực thi hành vào thời gian quy định.

8. Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, Tổng Thư ký phải tuân theo Điều lệ của AIPO, các quyết định có liên quan của Đại hội đồng và các Ủy ban của AIPO.

9. Tổng thư ký có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ Nghị viện nước đó.

Đối với các công việc không thuộc phạm vi thẩm quyền, Tổng Thư ký sẽ chuyển lên Chủ tịch AIPO để xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn.



Điều 5

THƯ KÝ ĐIỀU HÀNH

1. Có trách nhiệm điều hành toàn bộ Ban Thư ký được sự chỉ đạo của Tổng Thư ký;

2. Chịu trách nhiệm trước Tổng thư ký;

3. Tạo điều kiện và hỗ trợ hoạt động cho tất cả các Ủy ban của AIPO;

4. Trợ giúp Tổng Thư ký trong việc triển khai thực hiện công việc của Đại hội đồng;

5. Chuẩn bị điều kiện vật chất và tư liệu cho các Ủy ban của AIPO dưới sự chỉ đạo của Tổng Thư ký;

6. Trợ giúp Tổng Thư ký trong việc liên lạc với các thành viên AIPO;

7. Chuẩn bị báo cáo hàng năm, kể cả báo cáo tài chính, để trình Đại hội đồng xem xét thông qua Tổng Thư ký;

8. Quản lý các chi tiêu của Ban Thư ký thường trực dưới sự chỉ đạo của Tổng Thư ký cũng như được sự phê chuẩn của Đại hội đồng;

9. Chịu trách nhiệm về các chi tiêu của Ban Thư ký thường trực dưới sự chỉ đạo của Tổng Thư ký cũng như được phê chuẩn của Đại hội đồng;

10. Chịu trách nhiệm về an ninh của Ban Thư ký thường trực và bảo quản tài liệu của AIPO;

11. Thực hiện các chức năng khác theo sự phân công của Tổng Thư ký;

12. Điều hành và phối hợp hoạt động hành chính như: nhân sự, tài chính, an ninh, tài sản; xử lý thông tin, tư liệu và văn thư của Ban Thư ký;

13. Hỗ trợ về nghi thức lễ tân khi cần thiết;

14. Thực hiện các nhiệm vụ của Ban Thư ký theo sự phân công của Tổng Thư ký.

TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

CỦA NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU - EP

CHỦ TỊCH NGHỊ VIỆN

VĂN PHÒNG:

CHỦ TỊCH EP, CÁC PHÓ CHỦ TỊCH, QUẢN TRỊ VIÊN HỘI NGHỊ CÁC CHỦ TỊCH:

CHỦ TỊCH EP, CHỦ TỊCH CÁC NHÓM CHÍNH TRỊ

TổngThư ký

(Hai trợ lý và một thư ký + Văn phòng Tổng thư ký)

Ban thư ký

(Văn phòng Đoàn Chủ tịch Nghị viện + 7 Tổng vụ + Ban trợ lý)

- Tổng Thư ký Nghị viện do Văn phòng bổ nhiệm. Tổng Thư ký phải cam kết trọng thể trước Văn phòng sẽ thực hiện chức trách của mình một cách hoàn toàn công minh và trung thực.

- Tổng Thư ký điều hành Ban Thư ký. Văn phòng Nghị viện ấn định biểu đồ tổ chức, cũng như các quy định liên quan tới công chức của Ban Thư ký.

Ban Thư ký gồm:

Văn phòng Đoàn Chủ tịch Nghị viện gồm: Chủ nhiệm, Trợ lý Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, các Cố vấn về những lĩnh vực khác nhau, Cố vấn báo chí, hai trợ lý của Chủ tịch Nghị viện.



Tổng vụ I:

1. Vụ Hoạt động Nghị viện gồm các phòng phụ trách công việc:

- An ninh; Quy chế nghị sỹ; Văn phòng và Hội nghị các Chủ tịch; Quản trị.

2. Vụ Phiên họp toàn thể gồm các phòng: Triển khai các phiên họp, Biên bản; Chứng thực các nghị định, Tổng lược các cuộc thảo luận.



Tổng vụ II: Ủy ban và Phái đoàn

1. Ban lãnh đạo Tổng vụ: Tổng vụ trưởng (Trợ lý, Phòng công việc Ủy ban), Phó Tổng vụ trưởng (Trợ lý Vụ, Trợ lý Phái đoàn Quan hệ Liên nghị viện; Phòng các nước ngoài châu Âu; Phòng các nước châu Âu).

2. Vụ A

- Về đối ngoại, gồm các phòng phụ trách công việc:



- Ủy ban Đối ngoại, An ninh và Chính sách phòng thủ; Ủy ban Quan hệ Kinh tế đối ngoại; Ủy ban Phát triển và Hợp tác và Đại hội đồng nghị sỹ Liên minh châu Âu - Các nước ACP; Tiểu ban “Quyền Con người”.

3. Vụ B


- Quan hệ với Chính quyền địa phương và Vùng + Quan hệ với Nghị viện các nước thành viên; Công việc của các Ủy ban về lĩnh vực Kinh tế và Phát triển, Ủy ban Quyền Phụ nữ và Ủy ban Điều tra.

4. Vụ C


Lập Chương trình và Phối hợp công tác lập pháp + Công việc các Ủy ban: Ngân sách; Nghiên cứu Phát triển Khoa học Công nghệ và Năng lượng; Kiểm tra Ngân sách.

5. Vụ D


Phụ trách về công việc của các Ủy ban chịu trách nhiệm về các vấn đề thực hiện chính sách xúc tiến quá trình nhất thể hóa Liên minh.

Tổng vụ III: Thông tin và Quan hệ với công chúng.

1. Vụ Phối hợp với 15 Văn phòng của Nghị viện tại các nước thành viên.

2. Vụ Thông tin gồm các phòng:

- Thông tin về thể chế cộng đồng, Tổ chức quốc tế; Thông tin đại chúng; Trung tâm báo chí; Thông tin về 15 nước Liên minh; Phát hành Báo chí; Phương tiện Nghe nhìn.

3. Vụ Quan hệ với Công dân châu Âu và các Tổ chức châu Âu có liên quan gồm các phòng:

- Thư từ của Công dân; Khách thăm và Hội thảo; Chương trình khách thăm của Cộng đồng; Các trường học của châu Âu.



Tổng vụ IV: Gồm 3 Vụ Nghiên cứu về tất cả các Lĩnh vực; Thư viện:

Cung cấp các tài liệu cơ bản và hồ sơ theo yêu cầu của Chủ tịch EP hay các nghị sĩ.



Các Tổng vụ V; VI; VII (phục vụ gián tiếp) chuyên về thiết bị, máy móc, tài chính, nhân sự.

Ban trợ lý của các nhóm Chính trị: Tổ chức hoạt động của các Nhóm chính trị (gồm những người có xu hướng chính trị thuộc các Đảng khác nhau).



2. Quy trình duyệt Ngân sách và tài chính của Nghị viện

- Tổng Thư ký soạn thảo báo cáo và trên cơ sở báo cáo này Văn phòng lập một sơ thảo dự toán của Nghị viện. Chủ tịch Nghị viện chuyển dự toán sơ thảo này tới Ủy ban có thẩm quyền để lập lên một dự toán, và báo cáo trước Nghị viện. Chủ tịch EP ấn định thời hạn cho việc trình các kiến nghị sửa đổi dự toán sau đó Ủy ban thẩm quyền cho ý kiến về các kiến nghị. Nghị viện chuẩn y dự toán và Chủ tịch nghị viện chuyển dự toán sang cho Hội đồng và Ủy ban. Về vấn đề hợp đồng và thanh toán chi tiêu Chủ tịch tiến hành giải quyết hay cho phép tiến hành giải quyết trong khuôn khổ nội quy tài chính do Văn phòng ấn định với sự tham khảo ý kiến của Ủy ban chức năng. Chủ tịch EP chuyển cho Ủy ban chức năng dự thảo quy định sử dụng các tài khoản và trên cơ sở báo cáo của Ủy ban này Nghị viện duyệt các tài khoản và quyết định về việc sử dụng.



TUYÊN BỐ A-TEN

(Công bố ngày 17/4/2003, khi 15 nước thành viên và 10 nước sắp gia nhập EU ký một hiệp ước kết nạp để mở rộng EU sang phía đông và nam vào tháng 5/2004)

Hôm nay, chúng tôi, đại diện cho các công dân và các Nhà nước EU nhóm họp tại địa điểm tượng trưng này, dưới chân thành Ac-crô-pô-lis, để chào mừng một sự kiện lịch sử: Ký Hiệp ước Kết nạp các nước Ba Lan, Hung-ga-ri, Xlô-vê-nia, Xlô-va-kia, Lit-va, Cộng hòa Séc, Ex-tô-nia, Lát-via, Síp và Man-ta.

Thành tích của chúng ta có ý nghĩa đặc biệt. Liên minh này đại diện cho quyết tâm chung của chúng ta chấm dứt nhiều thế kỷ xung đột và vượt qua những mối bất đồng cũ trên lục địa của chúng ta. Liên minh này đại diện cho nguyện vọng của chúng ta bắt đầu một tương lai mới dựa trên sự hợp tác, tôn trọng tính đa dạng và sự hiểu biết lẫn nhau.

Liên minh của chúng ta đại diện cho một dự án tập thể: Một dự án để chúng ta cùng chung tương lai như một cộng đồng của những giá trị.

Chúng ta tự hào vì là một bộ phận của Liên minh được thành lập dựa trên các nguyên tắc tự do, dân chủ và pháp quyền. Một Liên minh cam kết tôn trọng hơn nữa phẩm giá của con người, tự do và nhân quyền. Một Liên minh trung thành với thông lệ về lòng khoan dung, công bằng và đoàn kết.

Giá trị cơ bản của dự án này là khả năng của Liên minh trao quyền hành hợp pháp cho các công dân và các nước thành viên. Bằng các cùng hợp tác, chúng ta và các nước của chúng ta có thể hy vọng đương đầu được với những thách thức trong tương lai.

Trước ngưỡng cửa của cuộc mở rộng này, chúng tôi khẳng định EU sẽ tập trung vào các nhiệm vụ đó, vốn hết sức quan trọng đối với con người, an ninh và sự phồn vinh của các công dân của chúng ta.

Chúng ta sẽ tiếp tục giữ gìn và bảo vệ các quyền cơ bản của con người, cả trong lẫn ngoài EU, trong đó có cuộc chiến chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo hay đức tin, bệnh tật, tuổi tác hay giới tính.

Chúng ta sẽ cùng hành động để thúc đẩy sự phát triển ổn định trong nước và trên thế giới, chiến đấu với sự xuống cấp của môi trường và đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn cho các thế hệ tương lai.

Chúng tôi nhấn mạnh cam kết của chúng ta về một nền kinh tế châu Âu năng động và dựa trên tri thức, mở cửa cho tất cả, tập trung vào sự tăng trưởng bền vững và tất cả mọi người đều có việc làm, nhưng cũng dựa trên sự hòa nhập về xã hội và kinh tế.

Chúng ta sẽ biến Liên minh này trở thành một khu vực thực sự của tự do, an ninh và công bằng, và sẽ tiếp tục duy trì các giá trị cơ bản này.

Chúng ta sẽ tôn trọng phẩm giá và quyền của các công dân nước thứ ba đang sống và làm việc tại EU. Những giá trị mà chúng ta ấp ủ không dành riêng cho những công dân của chúng ta, mà được áp dụng cho tất cả những ai tôn trọng luật pháp trên mảnh đất của chúng ta.

Trong ngày lịch sử này, khi chúng ta làm lễ kỷ niệm cuộc mở rộng Liên minh, chúng ta khẳng định lại cam kết được đưa ra tại Cô-pen-ha-ghen về “Một châu Âu” nguyện vọng chung của chúng ta là được thấy nó tiếp tục phát triển thành một Liên minh bao gồm tất cả các nước.

Cuộc kết nạp là một hợp đồng mới giữa các công dân của chúng ta chứ không chỉ là hiệp ước giữa các nhà nước. Là những công dân của Liên minh mở rộng mới này, chúng tôi công bố cam kết của chúng ta đối với công dân các nước ứng cử viên. Chúng tôi cũng cam kết sẽ phát triển những mối quan hệ sâu sắc hơn nữa và những cầu nối hợp tác với các nước láng giềng của chúng ta đồng thời chia sẻ các giá trị tương lai của cộng đồng này với những nước nằm ngoài biên giới của chúng ta.

Chúng ta tin rằng liên minh sẽ có một vai trò quan trọng trên thế giới. Chúng ta sẽ hành động vì một nền kinh tế thế giới mở của và công bằng hơn cũng như một xã hội thông tin toàn cầu được chia sẻ thực sự, để có lợi cho tất cả mọi người đặc biệt là người ở những nơi ít thuận lợi hơn của thế giới. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta sẽ không ngừng thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn minh để củng cố các thể chế quản lý quốc tế và mở rộng hiệu lực của luật pháp quốc tế.

Chúng ta cam kết sẽ đón nhận những trách nhiệm toàn cầu của chúng ta. Chúng ta sẽ hỗ trợ việc ngăn chặn xung đột, thúc đẩy công lý, giúp đảm bảo hòa bình và bảo vệ sự ổn định của thế giới. Chúng ta quyết tâm hành động ở mọi cấp để đối phó với nạn khủng bố trên thế giới và ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Để đạt được các mục tiêu này, Liên minh sẽ tiếp tục nâng cao khả năng dân sự và quân sự của mình để tăng cường sự ổn định ở bên ngoài biên giới của Liên minh và các mục tiêu nhân đạo xa hơn. Liên minh cam kết ủng hộ Liên hiệp quốc và các nỗ lực của tổ chức này nhằm đảm bảo tính pháp lý quốc tế và trách nhiệm của thế giới.

Dự án tập thể của chúng ta, Liên minh Châu Âu của chúng ta, là một tổ chức năng động, liên tục đổi mới, trong khí rút ra những bài học từ truyền thống và lịch sử phong phú, là bản chất của chúng ta. Chúng ta háo hức chờ đợi những đề xuất của Hiệp ước về Tương lai châu Âu và những đánh giá thêm về cả cơ cấu lẫn việc kết nạp vào Liên minh Châu Âu tương lai của chúng ta thuộc về tất cả các công dân của châu lục này, không có ngoại lệ hay ngoại trừ.

Chúng ta cam kết bảo vệ những quyền tự do cơ bản vốn làm nên nền dân chủ. Tư tưởng dân chủ phải là nền tảng, mà trên đó, những giá trị của chúng ta đơm hoa kết trái, không phải chỉ cho các công dân hôm nay mà còn cho con, cháu chúng ta. Chỉ thông qua sự tham gia tích cực của các công dân và các tổ chức xã hội, Liên minh mới tiếp tục lớn mạnh về quy mô cũng như tính hợp pháp. Khi tái xác nhận cam kết của chúng ta đối với dân chủ như một giá trị cơ bản của Liên minh. Chúng tôi công nhận đây cũng là một thách thức cơ bản mà ngày nay chúng ta đang phải đối phó.

Châu Âu của chúng ta là một châu Âu dành cho tất cả mọi người.


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương