VĂn phòng quốc hộI


QUY CHẾ ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN MINH



tải về 1.07 Mb.
trang26/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

QUY CHẾ

ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN MINH

NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI 24


Quy chế này được thông qua năm 1971, sửa đổi, bổ sung lần cuối vào tháng 4 năm 2003, tại Kỳ họp lần thứ 108 Đại Hội Đồng IPU, Santiago, Chile.

THÀNH PHẦN

Điều 1

1. Đại Hội đồng gồm các Nghị sỹ đương nhiệm do các Nghị viện thành viên chỉ định làm đại biểu theo quy định tại Điều 10 Điều lệ.

2. Thành viên liên kết tham dự Đại Hội đồng và tham gia các Ủy ban Thường trực có quyền như thành viên thông thường, trừ quyền biểu quyết và giới thiệu ứng cử viên vào các chức vụ cần bầu.

Điều 2

1. Hội đồng Điều hành có thể mời đại diện các tổ chức quốc tế tham dự Đại Hội đồng với tư cách quan sát viên. Hội đồng Điều hành cũng có thể mời đại diện các tổ chức khác được hưởng quy chế quan sát viên của Đại hội đồng Liên hợp quốc tham gia Hội nghị với tư cách quan sát viên (Điều 21 (h) Điều lệ Liên minh Nghị viện Thế giới).

2. Quan sát viên chỉ được phát biểu khi được Chủ tịch mời 25

Điều 3

Các Nghị viện thành viên có thể mời các cựu Nghị sỹ tham dự Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới với tư cách đại biểu Danh dự trong Đoàn đại biểu của mình.



CÁC PHIÊN HỌP

Điều 4 (Điều 9 Điều lệ)

1. Đại Hội đồng họp mỗi năm hai lần. Kỳ họp đầu tiên diễn ra vào nửa đầu năm và thường kéo dài 5 ngày. Kỳ họp thứ hai diễn ra vào nửa cuối năm và thường kéo dài 3 ngày.

2. Hội đồng quyết định thời gian và địa điểm tổ chức Đại Hội đồng trước một năm nếu có thể (Điều 21 Mục (b) Điều lệ Điều 6 Quy chế Đại Hội đồng). Thông báo triệu tập Đại Hội đồng được gửi tới cả các Nghị viện thành viên chậm nhất bốn tháng trước khi khai mạc kỳ họp.

Điều 5

1. Nghị viện thành viên đăng cai tổ chức Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới phải cung cấp tất cả các điều kiện cần thiết phục vụ Hội nghị trên cơ sở thoả thuận với Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới thay mặt cho Liên minh.

2. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu xét thấy cần thiết, Hội đồng có thể yêu cầu Liên minh và các Nghị viện thành viên khác chịu một phần chi phí tổ chức Đại Hội đồng.

Điều 6

Hội đồng Điều hành quyết định thời gian tổ chức Đại Hội đồng trên cơ sở trao đổi ý kiến với Nghị viện chủ nhà (Điều 4).



BAN LÃNH ĐẠO - BAN CHỈ ĐẠO

Điều 7 (Điều 11 Điều lệ)

1. Chủ tịch Hội đồng Điều hành hoặc, trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành theo quy định tại Điều 5.2 Quy chế Ban Chấp hành phát biểu khai mạc Đại Hội đồng.

2. Đại Hội đồng Bầu Chủ tịch (Điều 21 Mục (d) Quy chế), các Phó Chủ tịch và Ủy viên kiểm phiếu.

3. Số Phó Chủ tịch bằng số Nghị viện tham dự Đại Hội đồng.



Điều 8

1. Chủ tịch Hội nghị khai mạc, tạm dừng và kết thúc các phiên họp, điều hành hoạt động của Đại Hội đồng, bảo đảm việc tuân thủ Quy chế mời đại biểu phát biểu, đưa ra những vấn đề cần biểu quyết và công bố kết quả biểu quyết, và tuyên bố bế mạc Đại Hội đồng. Quyết định của Chủ tịch về các vấn đề này là quyết định cuối cùng và được chấp thuận mà không cần thảo luận.

2. Chủ tịch Hội nghị quyết định các vấn đề không được quy định trong Quy chế này sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chỉ đạo khi cần thiết.

Điều 9

1. Ban Chỉ đạo Đại Hội đồng gồm Chủ tịch Đại Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng và Phó Chủ tịch Ban Chấp hành được chỉ định theo quy định tại Điều 5.2 Quy chế Ban Chấp hành. Các Chủ tịch Ủy ban Thường trực có thể tham gia Ban Chỉ đạo với tư cách tư vấn.

2. Tổng Thư ký Liên minh hỗ trợ Ban Chỉ đạo tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo tính hiệu quả của Đại Hội đồng theo quy định của Điều lệ và Quy chế.

CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ - BÁO CÁO VÀ NGHỊ QUYẾT - TRÌNH TỰ THẢO LUẬN

Điều 10

1. Chương trình nghị sự của Đại Hội đồng được thông qua ở kỳ họp trước bao gồm phần Thảo luận chung với một chủ đề có tính tổng quát, và một chủ đề do các Ủy ban Thường trực đề nghị và có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của các Ủy ban này.

2. Tổng Thư ký chuyển chương trình nghị sự đến các Nghị viện thành viên chậm nhất bốn tháng trước khi khai mạc Đại Hội đồng.

Điều 11 (Điều 14.2 Điều lệ)

1. Tất cả các Nghị viện thành viên đều có thể đề nghị bổ sung một chủ đề khẩn cấp vào chương trình nghị sự của Đại Hội đồng. Đề nghị này có thể được gửi kèm theo bị vong lục ngắn gọn và dự thảo nghị quyết Ban Thư ký chuyển ngay đề nghị này và tất cả các văn bản khác đến các Nghị viện thành viên.

2. Đại Hội đồng xem xét thông qua đề nghị bổ sung chủ đề khẩn cấp vào chương trình nghị sự theo quy định sau:

(a) Đề nghị bổ sung chủ vấn đề khẩn cấp cần có liên quan tới một sự kiện quan trọng đang được quốc tế quan tâm và đại Hội đồng xét thấy cần thiết phải thể hiện quan điểm của mình. Đề nghị này cần nhận được hai phần ba đa số phiếu ủng hộ.

(b) Đại Hội đồng chỉ có thể đưa vào chương trình nghị sự một chủ đề bổ sung khẩn cấp. Trong tất cả các đề nghị nhận được đa số phiếu, đề nghị nào nhận được đa số phiếu ủng hộ cao nhất sẽ được chấp thuận.

Điều 12

Trước khi đưa ra quyết định về đề nghị bổ sung chủ đề khẩn cấp và sau khi nghe ý kiến của Ban Lãnh đạo, Đại Hội đồng nghe giải trình của đại biểu đưa ra đề nghị và phát biểu của một đại biểu có quan điểm trái ngược; các phát biểu này không được đi sâu vào nội dung của vấn đề.



Điều 13

Theo quy chế, Đại Hội đồng sẽ bổ nhiệm hai báo cáo viên cho mỗi Ủy ban Thường trực, là người chuẩn bị báo cáo về vấn đề đưa vào chương trình nghị sự. Thành viên của Liên minh có thể đóng góp ý kiến cho các báo cáo này bằng việc gửi đề nghị cho các báo cáo viên. Mọi thủ tục chuẩn bị để trình được hướng dẫn cụ thể trong thông báo triệu tập của Đại Hội đồng.



Điều 14

1. Các báo cáo viên là người chuẩn bị dự thảo nghị quyết về chủ đề có trong chương trình nghị sự của Ủy ban.

2. Thủ tục trình dự thảo nghị quyết về chủ đề bổ sung do Hội nghị quyết định theo đề nghị của Ban Chỉ đạo.

Điều 15

1. Đại Hội đồng bắt đầu bằng việc tiến hành cuộc Thảo luận chung với một chủ đề có tính toàn diện. Trong thời gian Thảo luận chung, các thành viên cũng có thể đề cập tới tình hình chính trị, kinh tế xã hội trên thế giới. Cuộc thảo luận này không liên quan đến việc thông qua các đề nghị hoặc dự thảo nghị quyết.

2. Đại Hội đồng cũng tiến hành thảo luận về một chủ đề cụ thể nào đó đang được dư luận quan tâm. Chủ đề này cũng có thể là một vấn đề có trong chủ đề tổng quát được đưa ra tại Thảo luận chung.

3. Ba chủ đề được Đại Hội đồng đưa vào chương trình nghị sự được các Ủy ban Thường trực thảo luận và mỗi Ủy ban chuẩn bị báo cáo và/hoặc dự thảo nghị quyết để Đại Hội đồng xem xét.

4. Chủ đề bổ sung khẩn cấp được xem xét theo quy trình ad-hoc do Đại Hội đồng thông qua theo đề nghị của Ban Chỉ đạo.

5. Đại Hội đồng biểu quyết thông qua các văn bản do các Ủy ban Thường trực trình mà không cần tiến hành thảo luận về nội dung của các vấn đề này.



Điều 16

1. Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới không thảo luận hoặc biểu quyết lại các vấn đề đã được Hội nghị xem xét và quyết định.

2. Trong trường hợp đặc biệt, Ban Chỉ đạo có thể đề nghị Đại Hội đồng xem xét lại một quyết định về thủ tục đã được Hội nghị thông qua, vấn đề này cần có sự đồng thuận của các Đoàn đại biểu.

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

Điều 17

1. Tất cả các đại biểu đều có quyền sửa đổi dự thảo nghị quyết do các báo cáo viên chuẩn bị về một chủ đề trong chương trình nghị sự được Đại Hội đồng thông qua. Những đề nghị sửa đổi này phải được gửi tới Ban Thư ký trước khi khai mạc Đại Hội đồng.

2. Những sửa đổi nhỏ liên quan tới dự thảo nghị quyết có thể tiếp tục được gửi cho đến khi Ủy ban Thường trực thông qua dự thảo nghị quyết dự kiến sẽ được xem xét tại Đại Hội đồng.

3. Để thúc đẩy công việc của Ủy ban, các báo cáo viên có thể đề nghị gửi văn bản trước để có thời gian cân nhắc và xem xét những đề nghị sửa đổi.

4. Khi Đại Hội đồng tiến hành quyết định thông qua dự thảo nghị quyết do Ủy ban xây dựng thì những đề nghị sửa đổi duy nhất được xem xét, trừ những đề nghị sửa đổi về từ ngữ đơn thuần, là những đề nghị bao hàm nội dung của những đề xuất trước đó được trình trong khoảng thời gian cho phép nhưng không được Ủy ban chấp thuận.

5. Khi Đại Hội đồng cho quyết định về các dự thảo nghị quyết, những đề nghị sửa đổi vẫn có thể được gửi cho đến khi Đại Hội đồng thông qua những văn bản có liên quan này.



Điều 18

1. Đề nghị sửa đổi và bổ sung phải liên quan trực tiếp đến nội dung văn bản. Đề nghị này chỉ có thể thêm, bớt hoặc chỉnh sửa dự thảo ban đầu chứ không được thay đổi phạm vi và nội dung chính của dự thảo.

2. Chủ tịch Đại Hội đồng quyết định tính hợp lệ của đề nghị sửa đổi hoặc bổ sung dự kiến được đưa ra biểu quyết tại phiên họp toàn thể.

Điều 19

1. Đề nghị sửa đổi và bổ sung phải được thông qua trước khi thông qua văn bản liên quan.

2. Nếu có từ hai đề nghị sửa đổi trở lên cùng nội dung thì ưu tiên biểu quyết đề nghị nào cách xa nội dung văn bản đang được xem xét trước.

3. Nếu có từ hai đề nghị sửa đổi trở lên trái ngược nhau thì việc thông qua đề nghị thứ nhất sẽ dẫn đến việc bác bỏ đề nghị cùng nội dung còn lại. Nếu đề nghị sửa đổi thứ nhất bị bác bỏ thì tiến hành biểu quyết đề nghị kế tiếp theo thứ tự ưu tiên; quy trình tương tự cũng được áp dụng đối với các đề nghị sửa đổi còn lại.

4. Trong trường hợp nghi ngờ về thứ tự ưu tiên thì Chủ tịch Hội nghị là người quyết định.

Điều 20

Chỉ có đại biểu đưa ra đề nghị, một đại biểu có ý kiến trái ngược và Báo cáo viên của Ủy ban thường trực trong trường hợp cần thiết mới có quyền phát biểu về đề nghị sửa đổi hoặc bổ sung, trừ khi Chủ tịch Hội nghị có quyết định khác.



QUYỀN PHÁT BIỂU – THỨ TỰ - KIẾN NGHỊ THỦ TỤC

Điều 21

Đại biểu tham dự Hội nghị không được phát biểu khi chưa được Chủ tịch Hội nghị cho phép.



Điều 22

1. Mỗi Đoàn đại biểu không được có quá hai đại biểu phát biểu tại cuộc thảo luận chung. Tại cuộc thảo luận này, mỗi Đoàn đại biểu chỉ được phát biểu trong tám phút trừ khi Ban Chỉ đạo có quyết định khác. Trong trường hợp cả hai đại biểu cùng Đoàn đều đăng ký phát biểu tại cuộc thảo luận chung thì cả hai phải tự phân chia hợp lý thời gian phát biểu.

2. Để đảm bảo cho cuộc thảo luận diễn ra bình thường, Ban Chỉ đạo có thể điều chỉnh thời gian phát biểu trên đây cho phù hợp với các cuộc thảo luận.

3. Mặc dù có quy định tại Khoản 1 trên đây nhưng Chủ tịch Hội nghị có thể cho phép một Đoàn đại biểu được thực hiện quyền phản hồi vào cuối cuộc thảo luận.



Điều 23

1. Theo nguyên tắc chung, các Đoàn đại biểu phát biểu theo thứ tự yêu cầu.

2. Tuy nhiên, việc đăng ký phát biểu tại cuộc thảo luận chung phải tuân theo thủ tục cụ thể do Đại Hội đồng quy định.

3. Đại biểu đang phát biểu không bị ngắt lời trừ trường hợp để nhắc nhở tuân thủ Điều lệ và thủ tục.

4. Chủ tịch quyết tình ngay các vấn đề được quy định tại Điều lệ này mà không cần thông qua thảo luận.

Điều 24

Chủ tịch yêu cầu đại biểu đang phát biểu tuân thủ. Điều lệ khi đại biểu này phát biểu không tập trung vào nội dung thảo luận hoặc sử dụng ngôn từ không đúng mực làm ảnh hưởng đến cuộc thảo luận.

Nếu xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội nghị có thể tước quyền phát biểu và cho xóa bỏ các từ ngữ bị phản đối khỏi biên bản hội nghị.

Điều 25

Chủ tịch Hội nghị giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc họp và nếu cần, có thể tiến hành mọi biện pháp cần thiết để đưa Đại Hội đồng hoạt động trở lại bình thường.



Điều 26

1. Dành ưu tiên phát biểu cho đại biểu đề nghị:

(a) Hoãn cuộc thảo luận không thời hạn;

(b) Hoãn cuộc thảo luận;

(c) Kết thúc danh sách phát biểu;

(d) Chấm dứt hoặc hoãn cuộc họp;

(e) Đề nghị khác về điều khiển cuộc họp.

2. Đề nghị về thủ tục được ưu tiên xem xét trước đề nghị về nội dung; Đại Hội đồng tạm ngừng thảo luận về nội dung trong thời gian xem xét các đề nghị về thủ tục.

3. Đại biểu đưa ra đề nghị trình bày ngắn gọn về đề nghị của mình nhưng không được đi sâu vào nội dung vấn đề được thảo luận.

4. Trong khi thảo luận các đề nghị về thủ tục, chỉ có đại biểu đưa ra đề nghị và một đại biểu có ý kiến trái ngược mới được phát biểu, mỗi người phát biểu không quá 3 phút. Sau đó, Hội nghị đưa ra quyết định.



Điều 27

Đại Hội đồng tiến hành thảo luận công khai.

Đại Hội đồng chỉ quyết định thảo luận kín trong trường hợp được hai phần ba đa số phiếu tán thành.

BIỂU QUYẾT - SỐ ĐẠI BIỂU CẦN THIẾT - ĐA SỐ PHIẾU

Điều 28

Biểu quyết được tiến hành theo quy định tại Điều 15 và 16 của Điều lệ.



Điều 29

Số lượng phiếu bầu dành cho mỗi Nghị viện thành viên được công bố tại phiên khai mạc Đại Hội đồng.



Điều 30

1. Việc biểu quyết tại Đại Hội đồng chỉ được tiến hành sau khi Chủ tịch Đại Hội đồng tuyên bố.

2. Đại Hội đồng chỉ định ủy viên kiểm phiếu kiểm kê kết quả bỏ phiếu kín.

Điều 31

1. Đại biểu có thể đề nghị Đại Hội đồng biểu quyết thông qua từng phần, hay từng khoản của một văn bản.

2. Nếu có bất kỳ phản đối nào thì đề nghị thông qua từng phần văn bản được biểu quyết không cần thảo luận.

3. Nếu đề nghị thông qua từng phần được chấp thuận thì Đại Hội đồng tiến hành biểu quyết thông qua những phần hoặc khoản của văn bản mà Hội nghị đã quyết định biểu quyết từng phần. Toàn bộ văn bản, sau khi đã loại bỏ những phần hoặc khoản không được thông qua, sẽ được biểu quyết; nếu tất cả các phần hoặc khoản không được thông qua thì toàn bộ văn bản coi như bị bác bỏ.



Điều 32

1. Không ai được phép làm gián đoạn quá trình biểu quyết, trừ khi để yêu cầu giải thích về cách thức biểu quyết.

2. Chủ tịch Hội nghị có thể cho phép đại biểu được giải thích ngắn gọn và quyết định biểu quyết của mình sau cuộc biểu quyết.

3. Các đại biểu không được phép giải thích về quyết định biểu quyết của mình liên quan đến những sửa đổi và vấn đề thủ tục.



Điều 33

1. Việc biểu quyết chỉ được tiến hành khi có ít nhất một phần hai số Đoàn đại biểu tham dự Đại Hội đồng có mặt tại thời điểm biểu quyết.

2. Số đại biểu cần thiết tại Đại Hội đồng được quy định trên cơ sở số Đoàn đại biểu có mặt tại phiên họp toàn thể lần thứ nhất. Tổng Thư ký công bố số đại biểu cần thiết ngay tại phiên họp nói trên.

Điều 34

1. Theo quy định tại Điều 11.2, Điều 16.2 và Điều 27, Đại Hội đồng quyết định trên cơ sở đa số phiếu tán thành.

2. Chỉ tính số phiếu thuận và phiếu chống trong quá trình kiểm phiếu.

3. Số phiếu thuận tối thiểu phải bằng 1/3 tổng số phiếu dành cho các Đoàn đại biểu có mặt tại Đại Hội đồng khi tính đa số phiếu (Điều 34.2).

4. Nếu số phiếu thuận bằng số phiếu chống thì đề nghị đang được xem xét coi như bị bác bỏ.

BAN THƯ KÝ

Điều 35

1. Tổng Thư ký Liên minh chịu trách nhiệm lập ra Ban Thư ký Hội nghị. Tổng Thư ký hoặc đại diện của Tổng Thư ký giúp Chủ tịch Đại Hội đồng điều hành hoạt động của Hội nghị.

2. Theo đề nghị của Chủ tịch Đại Hội đồng, Tổng Thư ký hoặc đại diện của Tổng Thư ký có thể phát biểu về các vấn đề đang được Đại Hội đồng xem xét (Điều 6 Điều lệ Ban Thư ký).

Điều 36

Tổng Thư ký chuyển tất cả tài liệu được gửi đến Đại Hội đồng tới các Nghị viện thành viên trong thời gian sớm nhất có thể.



Điều 37

1. Ban Thư ký tiếp nhận tất cả tài liệu, báo cáo, dự thảo nghị quyết và sau đó phân phát các tài liệu này kèm theo biên bản tổng hợp cuộc họp bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Ban Thư ký đảm bảo cung cấp dịch song song bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ả-rập và tiếng Tây Ban Nha tại cuộc thảo luận.

2. Ban Thư ký Liên minh lưu giữ tài liệu Đại Hội đồng tại kho lưu trữ, và nói chung, thực hiện tất cả các nhiệm vụ được Đại Hội đồng giao phó.

Điều 38

1. Dự thảo biên bản tổng hợp cuộc họp được chuyển tới đại biểu trong vòng 24 giờ. Tất cả các đại biểu đều có thể yêu cầu điều chỉnh nội dung dự thảo biên bản. Nếu có nghi ngờ, Ban Chỉ đạo quyết định việc tiếp thu nội dung chỉnh sửa dự thảo biên bản.

2. Đại Hội đồng có thể quyết định không ghi lại biên bản trong trường hợp họp kín.

3. Biên bản tổng hợp cuộc họp được công bố và phân phát trước Đại Hội đồng kế tiếp.



BẾ MẠC ĐẠI HỘI ĐỒNG

Điều 39

1. Tại phiên bế mạc, Chủ tịch Đại Hội đồng thống kê các nghị quyết chính đã được Hội nghị thông qua.

2. Nghị viện sửa đổi Quy chế Hội nghị Liên minh Nghị viện Thế giới phải được chuyển tới Ban Thư ký Hội nghị bằng văn bản ít nhất ba tháng trước khi diễn ra Hội nghị. Ban Thư ký chuyển ngay đề nghị này tới các Nghị viện thành viên. Khi cần thiết, Ban Thư ký chuyển ngay các bổ sung sửa đổi tới Nghị viện thành viên chậm nhất một tháng trước khi diễn ra Hội nghị.

3. Vấn đề xem xét đề nghị sửa đổi Quy chế đương nhiên đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương