VĂn phòng quốc hộI


QUY CHẾ HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH26



tải về 1.07 Mb.
trang27/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

QUY CHẾ

HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH26


Thông qua năm 1971, sửa đổi toàn bộ vào tháng 10 năm 1983 và tiếp tục được bổ sung lần cuối vào tháng 4 năm 2001 tại Kỳ họp thứ 108, Đại hội đồng IPU, Santiago, Chi lê.

Thành phần

Điều 1

1. Hội đồng Điều hành bao gồm các Nghị sỹ đương nhiệm thuộc các Nghị viện thành viên theo quy định tại Điều 18 của Điều lệ.

2. Mỗi Nghị viện thành viên được cử ba Nghị sỹ đại diện tại Hội đồng Điều hành và có sự tham gia của các nghị sỹ thuộc cả hai giới. Nếu các đoàn chỉ có đại diện một giới thì số lượng đại diện trong Hội đồng chỉ còn hai.

Điều 2

Nghị viện thành viên có thể cử đại diện thay thế thành viên không có khả năng tham gia Hội đồng Điều hành (Điều 18.3 của Điều lệ và Điều 1.1 của Quy chế).



Điều 3

1. Thành viên liên kết của Liên minh có thể cử hai đại diện theo dõi hoạt động của Hội đồng Điều hành.

2. Chủ tịch các Ủy ban Thường trực có thể tham dự các cuộc họp của Hội đồng với tư cách tư vấn khi có các vấn đề liên quan đến hoạt động của các Ủy ban được đưa ra xem xét (Điều 16.2, Quy chế các Ủy ban Thường trực).

Điều 4

Hội đồng Điều hành có thể mời đại diện các tổ chức quốc tế theo dõi các hoạt động của mình với tư cách quan sát viên. Đại diện các tổ chức khác đã được hưởng quy chế quan sát viên của Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng có thể được Hội đồng Điều hành mời làm quan sát viên (Điều 21 (h), Điều lệ) 27



CÁC KỲ HỌP

Điều 5

Ban Chấp hành ấn định thời gian và địa điểm triệu tập các kỳ họp của Hội đồng Điều hành (Điều 17 và 24.2 (c) , Điều lệ).



CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Điều 6

Chủ tịch Hội đồng Điều hành được bầu theo quy định tại Điều 19 của Điều lệ.



Điều 7

Danh sách ứng cử viên Chủ tịch Hội đồng Điều hành phải được chuyển đến Tổng Thư ký bằng văn bản chậm nhất 24 giờ trước khi khai mạc kỳ họp diễn ra bầu cử.



Điều 8

1. Ứng cử viên đạt được đa số phiếu tuyệt đối sẽ được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Điều hành.

2. Nếu không có ứng cử viên nào đạt được đa số phiếu tuyệt đối trong vòng bầu cử đầu tiên thì tiến hành bầu cử vòng hai và trong trường hợp cần tiến hành các vòng bầu cử tiếp theo cho đến khi có ứng cử viên đạt được đa số phiếu tuyệt đối.

Điều 9

1. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt Phó Chủ tịch Ban Chấp hành thay Chủ tịch Hội đồng Điều hành theo quy định tại Điều 5.2 Quy chế Ban Chấp hành.

2. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng từ chức, mất chức Nghị sỹ hoặc từ trần thì Phó Chủ tịch Ban Chấp hành đảm đương nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng cho đến khi Hội đồng Điều hành bầu Chủ tịch mới. Quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng là Nghị sỹ của Nghị viện bị đình chỉ tư cách thành viên của Liên minh. (Điều 19.4, Điều lệ).

Điều 10

Nghị viện thành viên mà Chủ tịch Hội đồng là nghị sỹ có thể cử một nghị sĩ khác thay Chủ tịch Hội đồng Điều hành thực hiện quyền biểu quyết.



Điều 11

1. Chủ tịch Hội đồng khai mạc, tạm dừng và bế mạc các cuộc họp, chỉ đạo hoạt động của Hội đồng Điều hành, giám sát việc tuân thủ Quy chế, chỉ định phát biểu, tổ chức biểu quyết, công bố kết quả biểu quyết và tuyên bố bế mạc kỳ họp. Quyết định của Chủ tịch về các vấn đề này là quyết định cuối cùng và được chấp thuận mà không cần thảo luận.

2. Chủ tịch Hội đồng quyết định các vấn đề không được quy định trong Quy chế này.

CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ - QUYẾT ĐỊNH

Điều 12 (Điều 20, Điều lệ)

1. Hội đồng Điều hành thông qua chương trình nghị sự tại các kỳ họp.

2. Ban Chấp hành lập chương trình nghị sự dự kiến. Tổng Thư ký chuyển chương trình nghị sự dự kiến và các tài liệu cần thiết khác đến tất cả thành viên Hội đồng Điều hành ít nhất một tháng trước khi khai mạc kỳ họp thường kỳ.

3. Hội đồng Điều hành thông qua chương trình nghị sự dự kiến do Ban Chấp hành soạn thảo trên cơ sở đa số phiếu tán thành.



Điều 13

1. Ủy viên Hội đồng Điều hành có thể đề nghị đưa đề mục bổ sung vào chương trình nghị sự (Điều 20.2 Điều lệ); các đề nghị này được chuyển ngay tới các thành viên của Hội đồng.

2. Sau khi Ban Chấp hành cho ý kiến, Hội đồng Điều hành quyết định về đề nghị đó trên cơ sở:

(a) Đa số phiếu tán thành nếu Ban Thư ký nhận được đề nghị ít nhất 15 ngày trước khi khai mạc kỳ họp;

(b) Hai phần ba phiếu tán thành nếu Ban Thư ký nhận được đề nghị dưới 15 ngày trước khi khai mạc kỳ họp.

Điều 14

Ủy viên Hội đồng Điều hành có thể đề nghị hoặc trình dự thảo nghị quyết về một đề mục trong chương trình nghị sự.



Điều 15

Trong trường hợp dự thảo nghị quyết chưa được lưu chuyển bằng tiếng Anh và tiếng Pháp trước cuộc thảo luận thì thành viên Hội đồng Điều hành có thể đề nghị hoãn việc xem xét dự thảo này cho đến khi dự thảo được công bố bằng hai thứ tiếng nói trên.



Điều 16

Ủy viên Hội đồng Điều hành có thể trình kiến nghị sửa đổi một đề nghị hoặc dự thảo nghị quyết.



Điều 17

1. Đề nghị sửa đổi có thể được phát biểu hoặc trình bày bằng văn bản nhưng phải liên quan trực tiếp đến nội dung văn bản cần sửa đổi. Các đề nghị này chỉ có thể thêm, bớt hoặc chỉnh lý dự thảo ban đầu chứ không được thay đổi phạm vi và nội dung chính của dự thảo.

2. Chủ tịch Hội đồng quyết định việc xem xét các đề nghị sửa đổi.

Điều 18

1. Các đề nghị sửa đổi được thảo luận và thông qua trước khi thảo luận và thông qua văn bản có liên quan.

2. Các đề nghị sửa đổi, bổ sung được thảo luận đồng thời với các đề nghị sửa đổi có liên quan nhưng được thông qua trước các đề nghị này.

Điều 19

1. Nếu có từ hai đề nghị sửa đổi trở lên cho cùng các từ ngữ trong dự thảo nghị quyết thì đề nghị nào khác biệt nhất với văn bản được ưu tiên biểu quyết trước.

2. Nếu có từ hai đề nghị sửa đổi trở lên cho cùng các từ ngữ nhưng có nội dung trái ngược nhau thì việc thông qua đề nghị thứ nhất sẽ dẫn đến việc bác bỏ các đề nghị còn lại. Nếu đề nghị đầu tiên bị bác bỏ thì đề nghị kế tiếp được đưa ra biểu quyết; quy trình tương tự cũng được áp dụng đối với các đề nghị sửa đổi tiếp theo.

3. Trong trường hợp chưa thống nhất về thứ tự ưu tiên thì Chủ tịch Hội đồng là người quyết định.



Điều 20

Chỉ có đại biểu đưa ra đề nghị và một đại biểu có ý kiến trái ngược được phát biểu trừ khi Chủ tịch Hội đồng có quyết định khác.



QUYỀN PHÁT BIỂU - TRÌNH TỰ - KIẾN NGHỊ THỦ TỤC

Điều 21

Ủy viên Hội đồng Điều hành không được phát biểu khi chưa được Chủ tịch cho phép.



Điều 22

1. Các ủy viên Hội đồng Điều hành phát biểu theo trình tự đăng ký.

2. Các đại biểu khác chỉ được phép ngắt lời đại biểu đang phát biểu để nhắc nhở tuân thủ Điều lệ.

Tuy vậy, được sự cho phép của Chủ tịch Hội đồng, đại biểu đang phát biểu có thể nhường lời cho các đại biểu khác đề nghị giải thích nội dung phát biểu.

3. Chủ tịch Hội đồng quyết định ngay mà không cần thảo luận các vấn đề thuộc về thủ tục.

Điều 23

Trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng hoặc ủy viên Hội đồng, Hội đồng Điều hành quyết định việc hạn chế thời gian phát biểu tại cuộc thảo luận về một đề mục nhất định của chương trình nghị sự bằng đa số phiếu tán thành.



Điều 24

Chủ tịch Hội đồng nhắc nhở đại biểu đang phát biểu khi đại biểu này phát biểu không tập trung vào nội dung thảo luận hoặc sử dụng ngôn từ không đúng mực làm ảnh hưởng đến cuộc thảo luận. Nếu xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể tước quyền phát biểu và cho xóa bỏ các từ ngữ khó nghe trong biên bản.



Điều 25

Chủ tịch Hội đồng Điều hành giải quyết ngay các vấn đề phát sinh trong cuộc họp và nếu thấy cần, có thể thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đưa Hội nghị hoạt động trở lại bình thường.



Điều 26

1. Ưu tiên phát biểu dành cho thành viên Hội đồng Điều hành muốn đề nghị:

(a) Hoãn cuộc thảo luận không thời hạn;

(b) Hoãn cuộc thảo luận;

(c) Kết thúc danh sách phát biểu;

(d) Chấm dứt hoặc hoãn cuộc họp;

(e) Đề nghị khác về điều khiển cuộc họp.

2. Đề nghị về thủ tục được ưu tiên xem xét hơn các đề nghị về nội dung; việc thảo luận các đề nghị về nội dung tạm dừng trong thời gian xem xét các đề nghị về thủ tục.

3. Ủy viên đưa ra đề nghị được trình bày ngắn gọn về đề nghị của mình nhưng không được đi sâu vào nội dung của vấn đề thảo luận.

4. Trong khi thảo luận các đề nghị về thủ tục, chỉ có đại biểu đưa ra đề nghị và một đại biểu có ý kiến trái ngược mới có quyền phát biểu. Sau đó, Hội đồng Điều hành sẽ đưa ra quyết định.



Điều 27

Hội đồng Điều hành tiến hành thảo luận công khai. Hội đồng Điều hành chỉ quyết định thảo luận kín trong trường hợp được đa số phiếu tán thành.



BIỂU QUYẾT – SỐ ĐẠI BIỂU CẦN THIẾT - ĐA SỐ PHIẾU

Điều 28

1. Mỗi ủy viên hoặc Người thay thế được ủy quyền dự khuyết của Hội đồng Điều hành được một phiếu bầu.

2. Chủ tịch Hội đồng không tham gia biểu quyết.

Điều 29

Thông thường, Hội đồng Điều hành tiến hành biểu quyết bằng cách giơ tay hoặc đứng lên, ngồi tại chỗ. Tuy nhiên, nếu Chủ tịch Hội đồng xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của ủy viên Hội đồng thì Hội đồng Điều hành có thể tiến hành biểu quyết bằng hình thức điểm danh lần lượt.



Điều 30

1. Việc bầu Chủ tịch Hội đồng Điều hành, bổ nhiệm Tổng Thư ký và ủy viên Ban Chấp hành được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.

2. Hội đồng Điều hành chỉ định hai kiểm phiếu viên kiểm kê kết quả bỏ phiếu kín.

Điều 31

Theo quy định về việc sửa đổi, bổ sung (Điều 18) và kiến nghị thủ tục (Điều 26), Hội đồng biểu quyết thông qua đề nghị theo thứ tự trình lên. Sau mỗi lần biểu quyết, Hội đồng sẽ quyết định việc bỏ phiếu về đề nghị tiếp theo.



Điều 32

1. Tất cả các ủy viên Hội đồng Điều hành đều có thể đề nghị Hội đồng biểu quyết từng phần hoặc từng đoạn văn bản được trình lên.

2. Nếu có bất kỳ sự phản đối nào thì đề nghị tách văn bản sẽ được đưa ra biểu quyết không cần thông qua thảo luận.

3. Nếu đề nghị tách văn bản được chấp thuận thì Hội đồng Điều hành sẽ tiến hành biểu quyết đối với từng phần và từng đoạn văn bản đã được Hội đồng quyết định tách ra. Toàn bộ văn bản, trừ các phần không được thông qua, được đưa ra biểu quyết và nếu tất cả các phần này đều bị bác bỏ thì toàn bộ văn bản coi như bị bác bỏ.



Điều 33

1. Không ai được phép làm gián đoạn quá trình biểu quyết trừ đề nghị giải thích thêm cách thức biểu quyết.

2. Ủy viên nào muốn giải thích ngắn gọn về quyết định biểu quyết của mình có thể được Chủ tịch Hội đồng cho phép phát biểu sau khi biểu quyết.

3. Các giải trình về biểu quyết đối với đề nghị sửa đổi về đề nghị về thủ tục không được chấp nhận.



Điều 34

1. Việc biểu quyết chỉ được tiến hành khi có ít nhất một nửa tổng số ủy viên Hội đồng Điều hành hoặc Người thay thế được uỷ quyền có mặt tại thời điểm tiến hành biểu quyết.

2. Tại từng kỳ họp, số ủy viên cần thiết được quy định trên cơ sở số ủy viên Hội đồng Điều hành hoặc Người thay thế được uỷ quyền thực tế có mặt tại phiên họp lần thứ nhất. Tổng Thư ký công bố số ủy viên cần thiết tại phiên họp này.

Điều 35

1. Đa số phiếu cần thiết như sau:

(a) Hai phần ba số phiếu tán thành khi Hội đồng Điều hành thông qua đề nghị bổ sung chương trình nghị sự được chuyển đến Ban Thư ký dưới 15 ngày trước khi khai mạc kỳ họp (Điều 13.2).

(b) Đa số phiếu tuyệt đối trong trường hợp bầu Chủ tịch (Điều 8).

(c) Đa số phiếu trong các trường hợp khác.

2. Chỉ tính số phiếu thuận và phiếu chống trong quá trình kiểm phiếu.

3. Trong trường hợp cần phải có hai phần ba số phiếu tán thành, số phiếu thuận phải tương đương với ít nhất một phần ba tổng số ủy viên Hội đồng Điều hành hoặc Người thay thế được ủy quyền tham dự kỳ họp (Điều 34) của Quy chế).

4. Trong trường hợp số phiếu thuận bằng số phiếu chống thì đề nghị đang được xem xét coi như bị bác bỏ.



TRAO ĐỔI Ý KIẾN VÀ QUYẾT ĐỊNH THÔNG QUA THƯ ĐIỆN

Điều 36

1. Trong thời gian giữa hai kỳ họp, Chủ tịch Hội đồng Điều hành hoặc Ban Chấp hành có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng bằng thư điện thông qua Tổng Thư ký nếu thấy cần thiết.

2. Để kết quả tham khảo ý kiến trở thành quyết định hợp lệ, phải có ít nhất một nửa số Nghị viện thành viên Liên minh đại diện trong Hội đồng Điều hành gửi văn bản trả lời đến Ban Thư ký trong vòng 40 ngày kể từ ngày gửi thông báo xin ý kiến.

BẦU ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH

Điều 37

Theo quy định tại Điều 21 của Điều lệ, Hội đồng Điều hành bầu ủy viên vào các ghế trống của Ban Chấp hành.



Điều 38

Danh sách ứng cử viên vào Ban Chấp hành phải được gửi bằng văn bản cho Tổng Thư ký chậm nhất 24 giờ trước khi Hội đồng Điều hành xem xét, trừ trường hợp quy định tại Điều 23.7 của Điều lệ.



Điều 39

Hội đồng Điều hành bầu ra các ứng cử viên đạt được đa số phiếu tuyệt đối. Nếu không bầu đủ số ứng cử viên cần thiết tại vòng bầu cử thứ nhất thì tiến hành các vòng bầu cử tiếp theo cho đến khi bầu đủ số ủy viên Ban Chấp hành. Các phiếu bầu không đầy đủ số ủy viên quy định cũng được tính để thống kê đa số phiếu cần thiết.



THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÂN SÁCH KIỂM TOÁN SỔ SÁCH KẾ TOÁN

Điều 40

Hội đồng Điều hành lập chương trình và ngân sách hàng năm của Liên minh theo đề nghị của Ban Chấp hành (Điều 21 (i) và Điều 24.2 (e) (Điều lệ)



Điều 41 (Điều 12 Quy chế tài chính)

Hàng năm, Tổng Thư ký giao sổ sách kế toán của Liên minh đã được Kiểm toán viên ngoài Liên minh kiểm tra cho hai Kiểm toán viên là ủy viên Hội đồng do Hội đồng Điều hành bổ nhiệm (Điều 2 1 (i) Điều lệ. Sau khi việc kiểm toán hoàn tất, báo cáo tài chính được trình Hội đồng Điều hành để thông qua và để phê chuẩn hoạt động quản lý tài chính của Tổng Thư ký.



BAN THƯ KÝ

Điều 42 (Điều 6 Quy chế Ban Thư ký)

1. Tổng Thư ký hoặc đại diện của Tổng Thư ký giúp Chủ tịch điều hành hoạt động của Hội đồng Điều hành.

2. Chủ tịch Hội đồng có thể mời Tổng Thư ký hoặc đại diện của Tổng Thư ký phát biểu ý kiến về các vấn đề đang được Hội đồng xem xét.

Điều 43

1. Ban Thư ký Liên minh tiếp nhận tất cả các văn bản, báo cáo, dự thảo nghị quyết và công bố các tài liệu này bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Ban Thư ký phải bố trí việc phiên dịch đồng thời bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ả-rập và tiếng Tây Ban Nha tại các cuộc thảo luận.

2. Ban Thư ký chuẩn bị dự thảo Biên bản tổng hợp của các cuộc họp và chuyển đến các Nghị viện thành viên trong vòng 60 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp và trình Hội đồng Điều hành thông qua tại phiên khai mạc kỳ họp Đại Hội đồng tiếp theo.

Điều 44

Tổng Thư ký báo cáo tình hình hoạt động của Liên minh Nghị viện Thế giới bằng văn bản tại các kỳ họp thường kỳ của Hội đồng Điều hành.



THÔNG QUA VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ

Điều 45

1. Hội đồng Điều hành thông qua Quy chế và sửa đổi, bổ sung Quy chế của Hội đồng trên cơ sở đa số phiếu tán thành.

2. Đề nghị sửa đổi Quy chế Hội đồng Điều hành phải được chuyển đến Ban Thư ký Liên minh bằng văn bản ít nhất ba tháng trước cuộc họp tiếp theo của Hội đồng Điều hành. Ban Thư ký chuyển ngay đề nghị này tới các Nghị viện thành viên. Các đề nghị bổ sung sửa đổi cũng được Ban Thư ký chuyển tới các Nghị viện thành viên tối thiểu một tháng trước cuộc họp của Hội đồng Điều hành.

3. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng Điều hành có thể xây dựng Quy chế đặc biệt về thủ tục tiến hành các phiên họp bất thường theo quy định tại Điều 17.2 của Điều lệ. Quy chế đặc biệt này phải được Hội đồng Điều hành thông qua chậm nhất tại kỳ họp thường kỳ trước khi diễn ra cuộc họp bất thường.



VỀ BIỂU TRƯNG CỦA AIPO

AIPO được thành lập từ ngày 2-9-1977 tại cuộc họp toàn thể gồm các Đoàn đại biểu cấp cao Nghị viện các nước thành viên ASEAN, tổ chức tại Ma-ni-la, thủ đô của Phi-líp-pin.

Biểu tượng ban đầu của AIPO hình ngũ giác đều do quốc kỳ của năm nước thành viên xếp lại thành hình khép kín thể hiện ý tưởng đoàn kết thống nhất của ASEAN.

Tháng 9/1995, tại kỳ họp Đại hội đồng AIPO, sau khi đã kết nạp Quốc hội Việt Nam là thành viên chính thức. Ủy ban về tổ chức và điều lệ đã họp bàn sửa đổi một số điểm trong điều lệ cho phù hợp với tình hình mới và biểu trưng của AIPO. Ban đầu có một số ý kiến cho rằng nên giữ biểu trưng cũ và chỉ đưa thêm quốc kỳ của Việt Nam vào nơi tiếp sau quốc kỳ Thái Lan. Như vậy biểu trưng mới sẽ có hình lục giác, vì không có quốc kỳ của quan sát viên đặc biệt. Vấn đề đặt ra là theo lý tưởng và mục tiêu của ASEAN, trong tương lai sẽ mở rộng tới 10 tổ chức thành viên của cả tiểu khu vực Đông Nam Á. Nếu thiết kế biểu trưng theo logic cũ thì không phù hợp nữa. Vì vậy, Ủy ban về tổ chức và điều lệ đã thảo luận rất kỹ về biểu trưng mới do Quốc hội Xin-ga-po đưa ra và nhất trí trình Đại hội đồng xem xét, chuẩn y.

Ngày 22/9/1995, tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng AIPO, tất cả các đoàn đã nhất trí thông qua biểu trưng mới của AIPO.

Biểu trưng của AIPO được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ trừu tượng thông qua hai khối hình tam giác cân.

Hình tam giác thứ nhất (màu vàng) tượng trưng Nghị viện của mỗi quốc gia, là cơ quan quyền lực cao nhất của nền dân chủ. Hình tháp vút nhọn, đều cạnh nói lên tính định hướng, đột phá về phía trước.

Hình tam giác thứ hai (màu xanh) như là cái bóng của hình một, ảo ảnh của không gian, hàm ý về một mối quan hệ mật thiết giữa cơ quan quyền lực trên với nhân dân.

Ở giữa hàng vạch trắng tiếp nối từ dưới lên, đó là khát vọng của AIPO cũng phối hợp mọi sự cố gắng vì sự tiến bộ của ASEAN với mức độ ngày càng cao hơn.

Ba màu được dùng ở đây (chữ AIPO màu đỏ) là 3 màu chính của quốc kỳ các nước ASEAN (màu đỏ, vàng, xanh).

Dòng chữ viết tắt 4 chữ đầu của tổ chức Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPO) là mẫu chữ “Futura bold” phù hợp với tư tưởng của tương lai - thế kỷ 21.

Cách trình bày toàn cục với chiều ngang khá bề thế của khối nói lên tính vững chắc của một cơ cấu, tính thống nhất và tập trung của phong trào.

Về toàn cục, biểu trưng tạo cho người ta một cảm giác dễ chịu, sự tao nhã, giản dị khó quên.

ĐIỀU LỆ CỦA


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương