VĂn phòng quốc hộI



tải về 1.07 Mb.
trang24/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   30

KẾT LUẬN


Qua việc nghiên cứu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, kết hợp với thực tế hoạt động của các đại biểu Quốc hội cũng như các chuyên viên giúp việc tại các diễn đàn đa phương và qua tiếp xúc trực tiếp với nhiều chính khách các nước hoạt động trên lĩnh vực này, nhóm nghiên cứu đề tài đã cố gắng bước đầu hệ thống hóa về mặt lý luận cũng như thực tiễn loại hình hoạt động đối ngoại mà Quốc hội ta đã và đang thực hiện.

Ngoại giao nghị viện được hình thành từ khá sớm. Việc thiết lập tổ chức liên nghị viện và hình thành các cơ chế hợp tác liên nghị viện là xu thế khách quan. Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) đã ra đời trong bối cảnh trên thế giới chưa hình thành một thể chế quốc tế nào và, nó đã tồn tại và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Liên minh Nghị viện thế giới đã góp phần quan trọng trong quá trình hình thành Hội quốc liên và sau đó là Liên hợp quốc - một thể chế quốc tế lớn nhất, đặc biệt trong đời sống chính trị thế giới ngày nay.

Các nước trên thế giới đều rất coi trọng hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương, chính vì thế từ chỗ chỉ có một tổ chức duy nhất là Liên minh Nghị viện thế giới, tới nay đã hình thành thêm 27 tổ chức liên nghị viện khác nhau ở các khu vực trên thế giới và thuộc nhiều lĩnh vực chuyên ngành không giống nhau.

Tính đa dạng của hợp tác liên nghị viện thể hiện ở việc bản thân các diễn đàn này thu hút được sự đại diện rộng rãi cho các xu thế chính trị khác nhau trên toàn thế giới hay trong một khu vực. Các nghị sĩ các nước - các đại biểu đại diện cho từng quốc gia đều rất quan tâm tới hoạt động ngoại giao nghị viện và ngày càng chủ động hơn. Như vậy, các nhà lập pháp các nước trong khi đóng góp cho lợi ích chung, họ cũng bảo đảm cho sự đóng góp của quốc gia mình như một thành viên không thể thiếu trong cộng đồng quốc tế.

Tính chất liên nghị viện là một trong các đặc điểm nổi bật của các tổ chức quốc tế. Đây là những diễn đàn đa phương bao gồm đại diện cho nghị viện của nhiều quốc gia thuộc các chế độ chính trị khác nhau. Mỗi đoàn quốc gia lại bao gồm đại diện cho các đảng phái chính trị, nhóm xã hội, dân tộc, tôn giáo khác nhau. Bản thân sự tồn tại của tập hợp rộng rãi này đã mang ý nghĩa hữu nghị và hợp tác to lớn với đặc thù liên nghị viện đối với các cơ quan lập pháp trên toàn thế giới.

Tính chất tư vấn là một trong những đặc thù của các diễn đàn liên nghị viện. Khác với nghị viện quốc gia thường là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, có quyền lực, nhất là về lập hiến và lập pháp..., thì tổ chức liên nghị viện không phải là một cơ cấu quyền lực quốc tế. Cơ chế tư vấn ở đây là thể hiện rộng rãi cho ý chí, nguyện vọng của các dân tộc.

Tổ chức liên nghị viện đưa ra những khuyến nghị tới các tổ chức liên chính phủ và chính phủ các nước. Thông qua tiếng nói của tổ chức và của từng nghị viện quốc gia tác động trực tiếp tới tiến trình giải quyết những sự kiện quốc tế và khu vực. Với mức độ nhất định, các tổ chức liên nghị viện thực chất đã tiến hành việc giám sát hoạt động các cơ cấu chính phủ và liên chính phủ, thể theo nguyện vọng của nhân dân.

Tính linh hoạt về tổ chức và sự đa dạng của phương thức hoạt động là một sự khác biệt so với các cơ chế hợp tác liên chính phủ. Cơ cấu các tổ chức liên nghị viện không cứng nhắc, khuôn mẫu mà mềm mỏng và uyển chuyển. Trừ Liên minh Nghị viện thế giới là một thể chế liên minh nghị viện tương đối hoàn chỉnh, còn lại thường là không có trụ sở riêng với bộ máy hành chính cồng kềnh. Quyền hạn điều hành được thực hiện với cơ chế bầu cử theo nhiệm kỳ hoặc luân phiên. Các tổ chức liên nghị viện khu vực sử dụng Ban thư ký của nghị viện quốc gia được bầu đang giữ cương vị điều hành của tổ chức làm bộ máy giúp việc chung. Địa điểm tiến hành các kỳ hội nghị thường được tổ chức tại các quốc gia thành viên khác nhau, tạo điều kiện cho mọi quốc gia thành viên đều có điều kiện đóng góp cho tổ chức, đồng thời các nghị sĩ có dịp tiếp xúc trực tiếp với nhau và với nhân dân các nước sở tại. Đây là một ưu thế nổi trội của cơ chế hợp tác liên nghị viện, góp phần thiết thực xây dựng và phát triển tình đoàn kết và quan hệ hữu nghị trực tiếp giữa các dân tộc. Nguyên tắc làm việc của tổ chức liên nghị viện là “đồng thuận”, mọi vấn đề đều được bàn thảo kỹ lưỡng để đạt được sự nhất trí cao. Phương thức hoạt động này đã huy động được tối đa tính tích cực, tinh thần trách nhiệm của tất cả các nghị sĩ, dù rằng họ đại diện cho xu thế chính trị nào cũng đều thể hiện tinh thần “cùng chịu trách nhiệm”, “cùng quyết định”. Các đoàn đại biểu không hoàn toàn phải bảo vệ cứng nhắc quan điểm của chính phủ mình, vì bản thân họ nhiều khi cũng đại diện cho cả phái đối lập. Tuy nhiên, đối với những vấn đề lớn, việc thông qua được tiến hành trên cơ sở phân bổ số phiếu và số phiếu đó, về cơ bản, thể hiện được quan điểm chính thống của quốc gia mà đoàn đại biểu là đại diện.

Các văn kiện, nghị quyết được thông qua tại các diễn đàn này tuy không có tính chất ràng buộc một cách cứng nhắc việc thực hiện mà chủ yếu là tính chất khuyến nghị, tư vấn. Nhưng bản chất nội dung của các văn kiện lại dễ dàng đi vào lòng người, được sự chấp nhận rộng rãi tại nghị viện quốc gia. Chính yếu tố đó trên thực tế đã phát huy được tính dân chủ, sự bình đẳng trong việc xử lý các mối quan hệ trên cơ sở cùng hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau có tính thuyết phục và nhân văn cao.

Việc tham gia tại các diễn đàn nghị viện đa phương thể hiện tính chuyên nghiệp không nhỏ, nhưng không cứng nhắc, máy móc bởi các vị nghị sĩ đại diện cho dân được bầu lên theo nhiệm kỳ và vì thế theo định kỳ có sự đổi mới trong thành phần các đoàn tham dự. Ngoài ra còn có các quy định trong điều lệ của tổ chức đã góp phần bảo đảm tính bình đẳng nam - nữ đối với việc tham gia của các đoàn nghị sĩ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tại các diễn đàn này, các nghị viện quốc gia đều cử tới những nghị sĩ - chính khách khá chuyên nghiệp về đối ngoại cũng như lĩnh vực mà hội nghị đề cập tới. Ngoài ra, họ còn là những “thuyết khách” có tài, gây được ảnh hưởng của cá nhân mình, dân tộc mình tới đối tác và thu phục đối tác một cách khéo léo. Ở đây tính chuyên nghiệp của bộ máy tham mưu, giúp việc cho hoạt động Quốc hội là cần thiết và quan trọng.

Các diễn đàn đa phương đã góp phần hữu hiệu, đặt nền móng cho sự phát triển các mối quan hệ song phương thêm ngày càng bền chặt. Tại các diễn đàn này nghị sĩ các nước trực tiếp gặp nhau, tiếp xúc, tăng cường hiểu biết lẫn nhau để thiết lập các mối quan hệ song phương gần gũi. Đây cũng chính là một ưu thế của diễn đàn nghị viện đa phương. Chính nhờ những mối quan hệ này mà hoạt động ngoại giao phòng ngừa được xúc tiến khá hiệu quả.

Một ưu thế khác là tại các diễn đàn nghị viện đa phương, các vị nghị sĩ có những điều kiện thuận lợi để gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm theo từng lĩnh vực hoạt động của mình, trước hết là trong công tác lập pháp và giám sát. Ở đây phải nói đến vai trò của Hiệp hội các tổng thư ký các nghị viện - bộ máy giúp việc đắc lực cho Liên minh Nghị viện thế giới và các quốc gia thành viên trong việc trao đổi kinh nghiệm về hoạt động lập pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền. Nếu ta biết khai thác một cách hợp lý thì đây chính là kho tư liệu quý, mà còn chưa được khai thác hợp lý.

Tuy nhiên, cần sớm nhận thức rằng các cơ chế liên nghị viện đa phương cũng còn những mặt hạn chế của nó (ví dụ như IPU, EP) với những quan điểm đôi khi có tính áp đặt: các giá trị về dân chủ, nhân quyền, vấn đề chủ quyền quốc gia... thường bị các nước phương Tây gây ảnh hưởng. Có những thời điểm tương quan lực lượng không thực sự có lợi cho các nước thế giới thứ ba. Có lẽ, chính vì thế mà tại các diễn đàn này các đại biểu Quốc hội ta cùng với bạn bè quốc tế cần triển khai các phương thức ngoại giao vừa hợp tác, vừa đấu tranh một cách uyển chuyển để đạt hiệu quả cao.

Quốc hội ta đã sớm tiến hành nhiều hoạt động đối ngoại khá thành công. Tuy nhiên, công tác đối ngoại của Quốc hội được thực sự đẩy mạnh và có tính chuyên nghiệp hơn từ khi Quốc hội Khóa V chính thức thành lập Ủy ban Đối ngoại, đặc biệt là từ nhiệm kỳ Khóa IX, Khóa X tới nay. Tại các diễn đàn đa phương, Quốc hội ta trực tiếp triển khai thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, nâng cao vị trí, vai trò của cơ quan lập pháp của Việt Nam, góp phần đề cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bản thân sự hiện diện của các đoàn đại biểu Quốc hội ta, sự tham gia tích cực và ngày càng hiệu quả của cá nhân từng đại biểu tại các diễn đàn đa phương đã minh chứng cho tinh thần chủ động hội nhập của Việt Nam. Tiếng nói của ta được phản ánh trực tiếp đến các diễn đàn quốc tế ngay trong quá trình thảo luận để đi đến quyết định về những vấn đề có ý nghĩa toàn cầu.

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động đối ngoại quốc hội đa phương và quá trình tham gia của Quốc hội ta tại các diễn đàn này, chúng tôi xin được nêu lên một số kiến nghị sau:



Một là, phải nhận thức rõ, trong một thế giới đang phát triển hết sức năng động hiện nay và với trình độ phát triển xã hội ngày càng cao, với những thiết chế dân chủ ngày càng hoàn thiện ở mỗi quốc gia, hoạt động đối ngoại của Quốc hội là một bộ phận cần thiết và quan trọng trong công tác đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước ta. Đối ngoại Quốc hội đã đem lại cho quốc gia lợi ích to lớn, toàn diện về chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hóa. Đây là những giá trị về: Chính trị, dân chủ, văn hóa... vô hình không thể tính bằng số liệu cụ thể. Chính hoạt động này đã cổ động góp phần không nhỏ cho Chính phủ có thể ký kết và thực hiện được các hiệp ước, hiệp định quan trọng, các hợp đồng kinh tế, các dự án viện trợ phát triển chính thức, các thoả thuận thương mại và đầu tư cho hiện tại và tương lai.

Hai là, phải phát huy tối đa hiệu quả hoạt động đối ngoại đa phương để củng cố và mở rộng các quan hệ song phương. Quan hệ song phương sẽ được phát triển vững chắc trên nền của hoạt động đa phương rộng mở, hiệu quả và ổn định.

Ba là, cơ chế hoạt động tại các diễn đàn đa phương sẽ tạo điều kiện khá hữu hiệu cho Quốc hội ta tiến hành công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại làm cho bạn hiểu ta, ta hiểu bạn, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Qua đó đề cao vị thế của Việt Nam về chính trị và quan trọng hơn nữa là về kinh tế. Cũng tại các diễn đàn đa phương này, Quốc hội ta có dịp tập dượt để tiến tới chủ trì, điều hành và đăng cai tổ chức những hoạt động lớn, có tầm khu vực và thế giới.

Bốn là, chúng ta cần tranh thủ sự giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức liên nghị viện như IPU, AIPO, APF... Những sự giúp đỡ này không những mang ý nghĩa chính trị quan trọng, hơn nữa, thông qua đó ta tranh thủ được sự giúp đỡ của các nghị viện thành viên trên cơ sở những thoả thuận song phương. Qua đó, ta có thể tranh thủ kinh nghiệm trong hoạt động Quốc hội, quy trình xây dựng pháp luật vấn đề xây dựng một thiết chế dân chủ và nhà nước pháp quyền. Đương nhiên là chúng ta tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của ta.

Năm là, đầu tư thích đáng cho hoạt động đối ngoại Quốc hội thông qua việc bồi dưỡng, đào tạo một đội ngũ nghị sĩ có trình độ và kỹ năng đối ngoại và khả năng ngoại ngữ. Huy động tối đa tiềm năng của tập thể đại biểu Quốc hội trên mọi lĩnh vực: pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh... để làm đối ngoại. Song song với việc này là đào tạo một bộ máy giúp việc có trình độ cao và am tường về đối ngoại, để có thể trợ giúp có hiệu quả nhất cho các đại biểu Quốc hội. Tại các diễn đàn đa phương, muốn bảo đảm được sự tham gia có hiệu quả của ta thì chất lượng tham gia của từng đại biểu phải được quan tâm đúng mức. Mặt khác, chính sự tham gia có hiệu quả của Đoàn đại biểu Quốc hội ta là điều kiện và cơ hội tuyên truyền hiệu quả cho Quốc hội ta, góp phần tích cực đề cao đề cao vị thế của Quốc hội ta nói riêng và Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.

Sáu là, có sự phân công, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa đối ngoại Quốc hội với ngoại giao Chính phủ, đối ngoại Đảng, ngoại giao nhân dân tạo sức mạnh tổng hợp trên mặt trận này. Ở đây sự phối hợp điều hòa hợp lý giữa các nhánh hoạt động đối ngoại dưới sự chỉ đạo, quản lý chung của Đảng là có ý nghĩa chính trị lớn. Yêu cầu này lại càng cần thiết trong bối cảnh thế giới đang tiến triển hết sức nhanh chóng và phức tạp, mà ta triển khai hoạt động đối ngoại theo phương chậm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.

Bảy là, cần sớm tiến hành tổng kết, đánh giá một cách biện chứng lịch sử và hệ thống hoạt động đối ngoại của Quốc hội ta theo từng thời kỳ, qua đó có một phương hướng lâu dài để phát triển, nâng công tác ngoại giao nghị viện Việt Nam lên một tầm cao mới, góp phần đề cao vị thể của nước ta trên thế giới nói chung, nói riêng góp phần đưa lý luận và phương pháp luận về hoạt động đối ngoại của chúng ta lên thêm một bước mới...

DANH MỤC CÁC TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN

- Liên minh Nghị viện thế giới (IPU)

- Các tổ chức liên nghị viện khu vực và liên khu vực:

Khu vực châu Âu:

- Nghị viện châu Âu (EP);

- Liên minh Nghị viện của Hội đồng châu Âu (PACE);

- Liên minh Nghị viện Tây Âu (WEU);

- Hội đồng Bắc Âu (NC);

- Liên minh Nghị viện vì an ninh hợp tác châu Âu (PAOSCE);

- Hiệp hội Nghị sĩ vì sự hợp tác châu Âu - Ả-rập (PAEAC);

- Liên minh Nghị viện vì hợp tác kinh tế vùng Biển Đen (PABSEC);

- Liên minh Nghị viện cộng đồng các quốc gia độc lập (IPACIS);

- Liên minh Nghị viện các nước Bantích (BA);

- Hiệp hội Nghị sĩ châu Âu vì Nam Phi (AW EPA).

Khu vực châu Á:

- Tổ chức liên minh Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPO);

- Hiệp hội các Nghị viện châu Á vì hòa bình (AAPP);

- Liên minh Nghị sĩ châu Á - Thái Bình Dương (APPU);

- Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF);

- Hiệp hội nghị sĩ châu Á - Thái Bình Dương về môi trường và phát triển (APPCED);

- Hiệp hội Nghị sĩ châu Á về dân số và phát triển (AFPPD).

Khu vực châu Phi và Ả-rập:

- Liên minh Nghị viện châu Phi (UAP);

- Hội đồng tư vấn liên minh Ả-rập Magreb (CCAMU);

- Liên minh Nghị viện các nước Ả-rập, (AIPU).



Khu vực Mỹ Latinh:

- Nghị viện Mỹ Latinh (LAP);

- Nghị viện vùng Andean (AP);

- Nghị viện Trung Mỹ (CAP);

- Nghị viện vùng A-ma-dôn (AP).

Các tổ chức Nghị viện liên khu vực:

- Hội đồng liên Nghị viện chống chủ nghĩa bài Do Thái (IPCaA);

- Liên minh Nghị viện khối thịnh vượng chung (CPA);

- Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF);

- Hiệp hội Nghị sĩ ngành Y (IMPO).

DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT

CÁC TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN

1. IPU - Inter-Parliamentary Union - Liên minh Nghị viện Thế giới.

2. APF - Assemblée Parlementaire de la Francophonie - Liên minh Nghị viện cộng đồng Pháp ngữ.

3. AIPO - ASEAN Inter-Paliamentary Organization - Tổ chức Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

4. APPF - Asia Pacific Parliamentary Forum - Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương.

5. AAPP - Association of Asian Parliaments for peace - Hiệp hội các Nghị viện châu Á vì Hòa bình.

6. APPU - Asia Pacific Parliamentarians Union - Liên minh các Nghị sĩ châu Á - Thái Bình Dương.

7. AFPPD - Asian Forum of Parliamentarians for Population and Development - Diễn đàn Nghị sĩ châu Á về dân số và Phát triển.

8. APPCED - Asia-pacific Parliamentary Conference for Environment and Development - Tổ chức Nghị sĩ châu Á - Thái Bình Dương về Môi trường và Phát triển.

9. IMPO - International Medical Parliamentarians Organization - Tổ chức quốc tế các Nghị sỹ ngành Y.

10. EP - European Parliament - Nghị viện châu Âu.

11. PACE - Parliamentary Assembly of the Council of Europe - Liên minh Nghị viện Hội đồng châu Âu.

12. PAWEU - Parliamentary Assembly of the Western European Union - Liên minh nghị viện Tây Âu.

13. NC - Nordie Council - Hội đồng Bắc Âu.

14. PAOSCE - Parliamentary Assembly of the OSCE - Liên minh Nghị viện vì An ninh, Hợp tác châu Âu.

15. PAEAC - Parliamentary Association for Euro - Arab Cooperation - Hiệp hội Nghị sĩ vì sự hợp tác châu Âu - Ả-rập.

16. PABSEC - Parliamentary Assembly of the Black Sea Economic Cooperation - Liên minh Nghị viện vì Hợp tác Kinh tế vùng Biển Đen.

17. IPACIS - Inter-parliamentary Assembly of the Common Wealth of Independent States - Liên minh Nghị viện Cộng đồng các Quốc gia Độc lập.

18. BA - Baltic Assembly - Liên minh Nghị viện các nước Ban-tích.

19. AWEPA - Association of European Parliamentarians for Southern Africa - Hiệp hội Nghị sĩ châu Âu vì Nam Phi.

20. UAP - Union of African Parliaments - Liên minh Nghị viện châu Phi.

21. CCAMU - Consultative Council of the Arab Maghreb Union - Hội đồng Tư vấn Liên minh Ả rập Magreb.

22. AIPU - Arab Inter-parliamentary Union - Liên minh Nghị viện các nước Ả-rập.

23. LAP - Latin American Parliament - Nghị viện Mỹ Latinh.

24. AP - Andean Parliament - Nghị viện vùng Andean.

25. CAP - Central Ameriean Parliament - Nghị viện Trung Mỹ.

26. AP - Amazonian Parliament - Nghị viện vùng A-ma-zôn.

27. IPCaA - Inter-parliamentary Council against Antisemitism - Hội đồng Liên nghị viện chống chủ nghĩa bài Do Thái.

28. CPA - Commonwealth Parliamentary Association - Hiệp hội Nghị viện Khối Thịnh vượng chung.


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương