VĂn phòng quốc hộI



tải về 1.07 Mb.
trang20/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   30

2.1. Thời kỳ trước Đổi mới


2.1.1. Trong thời kỳ này, tình hình thế giới và cách mạng Việt Nam đã nổi lên những đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Trong nước, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chống cuộc chiến tranh phá hoại ở biên giới Tây Nam và phía Bắc. Mục tiêu chiến lược của cách mạng là bảo vệ nền độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng CNXH.

- Tình hình thế giới được đặc trưng bởi những mâu thuẫn cơ bản của thời đại, đó là mâu thuẫn giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, giữa giai cấp lao động và tư bản, giữa các nước thế giới thứ ba và chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới.

- Cuộc chiến tranh lạnh, đối đầu gay gắt giữa hai hệ thống kinh tế chính trị đối lập do hai siêu cường Mỹ - Liên Xô đứng đầu kéo dài từ sau đại chiến thế giới thứ hai đến khi Liên Xô tan rã.

- Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế mà cộng đồng XHCN là trung tâm và phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu lớn trong thập kỷ 60 - 70, tạo được sự cân bằng chiến lược về quân sự trong thời gian hơn bốn thập kỷ. Tuy hòa bình, hòa hoãn vẫn tồn tại giữa hai hệ thống chính trị đối lập, nhưng đối đầu chiếm vị trí chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Tuy không xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng chiến tranh cục bộ xảy ra liên tiếp ở nhiều nơi. Chiến tranh cục bộ ở Việt Nam là một thí điểm trong chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ. Trong bối cảnh phức tạp như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ đầy sáng tạo nhằm tranh thủ ngày càng rộng rãi sự đồng tình và ủng hộ quốc tế, mở rộng dần quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của nước Việt Nam mới, phá dần sự bao vây của kẻ thù.

Năm 1946, Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu lần đầu tiên đi thăm Pháp. Sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên thủ quốc gia, vị đại biểu số một của nước ta đi thăm Pháp với tư cách là thượng khách của nước Cộng hòa Pháp. Qua hai cuộc viếng thăm quan trọng đó, vị thế của nước Việt Nam được xác lập trên trường quốc tế, tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của dư luận tiến bộ Pháp đối với cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của Việt Nam.

Sau đó, vì hoàn cảnh chiến tranh, Quốc hội nước ta không có điều kiện cử đoàn Đại biểu Quốc hội nào khác đi công tác ở nước ngoài và cũng chưa thể thiết lập quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước và các tổ chức liên nghị viện. Hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta chủ yếu là song phương và ở cấp Chính phủ.

Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng năm 1954, hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta được mở rộng thêm, nhưng chủ yếu vẫn là với các nước xã hội chủ nghĩa.



2.1.2. Tham gia Liên minh Nghị viện thế giới (IPU)

Năm 1959, Quốc hội nước ta đệ đơn gia nhập Liên minh nghị viện thế giới (IPU), như một động thái đầu tiên trong hoạt động đối ngoại Nghị viện đa phương, là một bước thử nghiệm phản ứng của IPU đối với Việt Nam.

Lúc bấy giờ ta đã có một số yếu tố thuận lợi: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được một số đáng kể nước bạn bè công nhận, chiến thắng Diện Biên Phủ và Hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam đã làm cho uy tín của Việt Nam được đề cao. Nhưng ở IPU cũng như nhiều tổ chức quốc tế khác, thế lực của các nước phương Tây thù địch với nước ta vẫn chiếm ưu thế. IPU đã khước từ việc Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xin gia nhập tổ chức này với lý do “hoãn việc xem xét này cho đến khi có những thông tin đầy đủ”.

Đó chỉ là cái cớ mà IPU vin vào để chống lại lập trường chính đáng của nước Việt Nam có chủ quyền và có đầy đủ tiêu chuẩn là thành viên của IPU. Trong lúc đó được sức ép của nhiều quốc gia thù địch với Việt Nam, năm 1957, IPU lại thiên vị kết nạp nghị viện ngụy quyền Sài Gòn.

Sau đó, trong một thời gian dài ta không đề cập việc tham gia tổ chức này.

Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước sang giai đoạn quyết định. Một số bạn bè trong cộng đồng XHCN, một số nghị sĩ tiến bộ ở các nước phương Tây như Thụy Điển, Italia, Phần Lan, Anh... gợi ý Quốc hội ta nên nêu lại việc gia nhập IPU. Sau khi cân nhắc kỹ, ta thấy thời gian chưa thật chín muồi, nên không nêu lại việc gia nhập IPU.

Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc năm 1977, năm 1979, Quốc hội ta nộp đơn xin gia nhập IPU. Lúc này, tình hình đã có nhiều thay đổi có lợi cho ta: Cuộc kháng chiến chống Mỹ hoàn toàn thắng lợi, ngụy quyền Sài Gòn sụp đổ, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được khẳng định. Vì vậy, IPU chấp nhận việc Quốc hội Việt Nam gia nhập tổ chức này tại Đại hội đồng IPU ở Praha, Tiệp Khắc, tháng 4/1979.

Tại kỳ họp Đại hội đồng này, đoàn đại biểu Quốc hội nước ta do đồng chí Hoàng Minh Giám, chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, trưởng đoàn IPU của Việt Nam dẫn đầu đã trình bày về tình hình nước ta từ ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc và lập trường của nước ta về xung đột Trung - Việt, khẳng định sự nỗ lực của Việt Nam nhằm tìm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột này, đồng thời góp phần vào sự nghiệp hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới.

Việc Quốc hội nước ta tham gia IPU sau một thời gian đấu tranh lâu dài là một thắng lợi có ý nghĩa quan trọng về đối ngoại, đặt cơ sở cho các hoạt động đối ngoại của Quốc hội nước ta tại các diễn đàn quốc tế.

Từ đó, đoàn đại biểu IPU Việt Nam tham gia đều đặn các đại hội thường kỳ của IPU. Đây là diễn đàn để ta trình bày về quan điểm, lập trường và chính sách của Nhà nước Việt Nam về đối nội cũng như đối ngoại, tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước ta, phản bác sự vu cáo, từng bước cô lập các thế lực thù địch, nhất là những vấn đề liên quan đến Campuchia và nhân quyền.

Một minh chứng cụ thể là tại Đại hội IPU ở Venezuela năm 1979, đoàn ta đã đấu tranh thắng lợi, gạt bỏ ý đồ của đoàn đại biểu nghị viện Anh đòi đưa vấn đề người tị nạn Việt Nam vào chương trình nghị sự. Tại Đại hội IPU ở Oslo năm 1980, đoàn ta lại một lần nữa phản đối âm mưu của đoàn Mỹ muốn chính trị hóa vấn đề tị nạn ở Đông Dương để tố cáo Việt Nam. Hội nghị đã chấp nhận đề nghị của Việt Nam là Hội nghị chỉ bàn về khía cạnh pháp lý và nhân đạo của vấn đề tị nạn nói chung.


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương