VĂn phòng quốc hộI


Những chủ đề mà AAPP quan tâm



tải về 1.07 Mb.
trang16/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   30

6.4. Những chủ đề mà AAPP quan tâm


Qua 2 kỳ họp Đại hội đồng, các chủ đề thường được đưa ra thảo luận như tăng cường năng lực quản lý nhà nước; quyền phát triển của các quốc gia, dân tộc; ngăn ngừa xung đột và hành động bạo lực; cắt giảm chi phí cho các hoạt động quân sự; xây dựng nền hòa bình bền vững; văn hóa hòa bình, vai trò của phụ nữ và thanh niên trong việc thúc đẩy môi trường hòa bình; thúc đẩy thực hiện các quyền con người, quyền bình đẳng nam nữ v.v...

Theo tinh thần tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội, từ Đại hội đồng thứ nhất, AAPP đã chọn việc xây dựng một Hiến chương hoặc tuyên ngôn nhân quyền của các dân tộc châu Á như một trong những hành động khởi đầu của Hiệp hội. Các nghị viện thành viên Campuchia, Trung Quốc đã đưa ra dự thảo “Hiến chương nhân quyền”. Bangladesh cũng gửi tới Ban Thư ký một “Tuyên ngôn Thiên niên kỷ về nhân quyền châu Á” để thảo luận tại Đại hội đồng AAPP-2. Thực chất đây là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, các dự thảo còn nhiều khiếm khuyết, nội dung chưa phản ảnh được đặc thù văn hóa, truyền thống, tập quán lập pháp vốn rất đa dạng và phong phú ở châu Á, nên Hội nghị ủy ban về Hiến chương nhân quyền châu Á họp trong các ngày 19 và 20/1/2001 không tán thành các dự thảo đó. Hội nghị kiến nghị các nghị viện thành viên xây dựng và gửi dự thảo của mình tới ủy ban Soạn thảo Hiến chương nhân quyền của AAPP do Chủ tịch AAPP (Campuchia) làm Chủ tịch ủy ban.

Với tinh thần chủ động tiến công lại các thế lực thù địch chống phá Việt Nam và một số quốc gia châu Á về vấn đề nhân quyền, dân chủ, được sự đồng ý của Chủ tịch Quốc hội, lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam đã đưa ra một dự thảo Tuyên ngôn châu Á về nhân quyền gửi tới AAPP để cùng xem xét thảo luận. Dự thảo thể hiện rõ ràng quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề nhân quyền, có tính đến yếu tố phổ biến, tính đặc thù và thể hiện rõ ràng lập trường của ta về cách tiếp cận phạm trù này. Tháng 4/2002, Hội nghị ủy ban Soạn thảo Hiến chương nhân quyền châu Á của AAPP họp tại Phnôm Pênh đã tiến hành thảo luận một bước các dự thảo văn kiện của một số thành viên AAPP gửi tới, trong đó có dự thảo của Việt Nam.

Đại hội đồng AAPP-3 về Hòa bình và Phát triển tổ chức tại Trung Quốc vào trung tuần tháng 4/2002, tập trung vào các chủ đề chính: Đa cực hóa và Hòa bình thế giới; Toàn cầu hóa và các nước đang phát triển; Hợp tác quốc tế và thiết lập trật tự chính trị, kinh tế quốc tế mới. Vấn đề xây dựng một văn kiện về nhân quyền châu Á, chủ đề cũng được nhiều nước quan tâm nhưng rất phức tạp và nhạy cảm chưa được đưa vào chương trình nghị sự mà đây còn là một quá trình cần phải được tiếp tục trong thời gian tương đối dài.

AAPP ra đời là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của nhân dân các dân tộc trên lục địa châu Á, khu vực mà vẫn còn xảy ra những cuộc xung đột với tính chất và mức độ khác nhau. Thông qua diễn đàn này, các nghị sĩ nói lên tiếng nói và ước nguyện của nhân dân mình. Việc thành lập một tổ chức liên nghị viện như vậy phù hợp với xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra như một quá trình lịch sử khách quan. Là một diễn đàn mới ra đời nhưng AAPP đã thể hiện là một cơ chế gắn kết, liên hệ giữa nhân dân các tiểu khu vực có bản sắc văn hóa, truyền thống khác nhau, trình độ phát triển cũng như tập quán lập pháp khác nhau. Thông qua các nghị sĩ của mình, nhân dân các nước hiểu biết nhau hơn nhằm thúc đẩy hòa bình và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội vốn đang là nhu cầu bức thiết của họ.

CÁC THÀNH VIÊN CỦA AAPP

Các thành viên:

1. Bahrain 14. Nepal

2. Bangladesh 15. Pakistan

3. Bhutan 16. Philippines

4. Cambodia 17. Republic of Korea

5. China 18. Russian Federation

6. Cyprus 19. Saudi Arabia

7. Democratic People's 20. Singapore

Republic of Korea 21. Sri Lanka

8. Indonesia 22- Syria

9. Iran 23. Tajikistan

10. Kuwait 24. Thailand

11. Lebanon 25. Vietnam

12. Malaysia 26. Yemen

13. Mongolia

Quan sát viên:

Palestine


VII. NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU (EUROPEAN PARLIAMENT - EP)

1. Quá trình hình thành Liên minh châu Âu


1.1. Những tư tưởng hướng về một châu Âu thống nhất

Chúng ta không có tham vọng quay trở lại quá xa lịch sử của châu Âu với những đế chế hay những hợp bang đã hay được dự định hình thành bởi sức mạnh quân sự, mà chỉ đề cập tới những tư tưởng và dự án về liên kết khu vực và thống nhất châu Âu trên tinh thần tự nguyện.

Từ năm 1310, ông Pierre Dubois, Cố vấn luật học của vua Philippe le Bel đã đề xuất thành lập nền Cộng hòa của những người theo đạo cơ đốc ở châu Âu với một cơ quan tài phán nội bộ.

Từ năm 1693 ông Wpenn, chính trị gia người Anh đã xuất bản cuốn sách tựa đề “Tham luận vì nền hòa bình hiện tại và vì một tương lai của châu Âu” trong đó dự kiến thiết lập một Nghị viện châu Âu với tiếng Pháp là ngôn ngữ chung của châu Âu.

Năm 1805 Napoléon đã cho rằng một luật duy nhất phải được áp dụng trong Đế chế của ông ta (bao gồm hầu hết các nước châu Âu bị chinh phục). Năm 1816 Napoléon một lần nữa tuyên bố “Một trong những tư tưởng lớn của tôi là quy tụ, tập hợp các dân tộc chung một vùng địa lý vốn đã bị các cuộc cách mạng và đường lối chính trị giải tán và chia vụn. Chính vì vậy, dù còn bị hạn chế thì cũng là một châu Âu gồm hơn 30 triệu người Pháp, 15 triệu người Tây Ban Nha, 15 triệu người Italia, 30 triệu người Đức. Tôi muốn làm cho mỗi một dân tộc này trở thành chỉ là một bộ phận của một quốc gia và khi đó quốc gia này sẽ có một tương lai huy hoàng về sức mạnh, vĩ đại hạnh phúc và phồn vinh”4.

Napoléon đã dự kiến lập một Hợp chủng quốc châu Âu với ý tưởng lập nên những thể chế chung đặc biệt là về lĩnh vực tinh thần và pháp lý. Ông ta mong muốn đồng nhất các đồng tiền, đơn vị đo lường và luật pháp cho toàn châu Âu. Và đặt vấn đề lấy Bộ luật Napoleon làm cơ sở cho một Bộ luật châu Âu. Năm 1848 Nam tước người Đức Miklos Wessenleny đề nghị thành lập một “Hợp Chủng quốc những người Đức - Hung - người gốc Slavơ - gốc Latinh” tập hợp toàn bộ các dân tộc dọc bờ sông Danube. Ông Lamartine, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp khi đó đã đưa ra “Bản tuyên ngôn châu Âu”.

Tại Đại hội Hòa bình năm 1849, Victor Hugo đã trình bày tham luận với chủ đề “Liên bang châu Âu”. Victor Hugo, năm 1867, trong bài viết của mình đã tiên đoán rằng vào thế kỷ thứ XX sẽ có một quốc gia lừng danh, giàu có, hùng mạnh, yên bình, thân ái. Ông cũng cho rằng Quốc gia đó sẽ được gọi là châu Âu.

Năm 1926, Gaston Riou, nhà kinh tế Pháp đề nghị thành lập Liên minh Kinh tế và Hải quan châu Âu và xuất bản cuốn sách “châu Âu, Tổ quốc tôi”, sau đó trên cơ sở của tư tưởng này, Emile Mayrisch, nhà sản xuất thép của Luxembourg đã dự thảo Hiệp định thành lập Tập đoàn (Thỏa thuận quốc tế về thép) giữa các nhà sản xuất Đức - Pháp - Bỉ - Luxembourg với quy định về hạn ngạch sản xuất cho từng nước. Năm 1927, Louis Loucheur, Bộ trưởng Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội Pháp đề nghị các Chính phủ lập nên một Tập đoàn châu Âu về than đá, sắt thép và ngũ cốc.

Năm 1929, Aristide Briand, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, nhà hùng biện nổi tiếng, đạt giải thưởng Nô-ben về hòa bình (1926) vì đã có công hòa giải Pháp - Đức, đã đệ trình lên Hội Quốc liên (Liên hợp quốc ngày nay) một dự án về “Hợp chủng quốc châu Âu” chứa đựng những yếu tố liên kết có tính chất liên bang và hợp tác về kinh tế.

Ngay trong thời kỳ cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ II, năm 1943 W.Churchill, Thủ tướng Anh (sau này được coi là kiến trúc sư của châu Âu thống nhất) đề nghị thành lập Hội đồng châu Âu. Sau Chiến tranh Thế giới II, năm 1946 Thủ tướng Anh W.Churchill, trong bài diễn văn của mình tại Zurich, gợi ý với Pháp và Đức xây dựng một “Hợp chủng quốc châu Âu”.

Năm 1954 Bỉ - Hà Lan - Luxembourg đề nghị thành lập một Thị trường chung châu Âu.

1.2. Những tổ chức ban đầu theo hướng liên kết khu vực ở châu Âu

Năm 1865, Pháp, Italia, Thụy Sĩ - Bỉ và sau đó là Hy Lạp ký kết Hiệp định tiền tệ hình thành một Liên minh Latinh với việc ấn định quy đổi ngang bằng giữa các đồng tiền.

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, năm 1921 Bỉ và Luxembourg ký Hiệp ước Liên minh kinh tế và tiền tệ (UEBL) liên kết các đồng tiền với tỷ giá quy đổi ngang bằng và không thay đổi, xóa bỏ biên giới giữa hai nước.

Thời kỳ cuối và sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II xu hướng liên kết khu vực tại châu Âu phát triển mạnh mẽ.

Năm 1944, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg hình thành khối Liên kết Benelux với Công ước về thuế và hải quan giữa ba nước.

Năm 1947, W.Churchill, sau khi gợi ý về một Hợp chủng quốc châu Âu đã thành lập Ủy ban lâm thời thống nhất châu Âu và Ủy ban này đã tạo nên một phong trào ủng hộ châu Âu thống nhất vào năm 1948.

Đại hội La-hay (10/1948) hình thành phong trào ủng hộ một Liên minh châu Âu, nhưng tháng 11 năm đó Anh đã làm thất bại dự án của Pháp về một Hợp chủng quốc châu Âu trong đó chứa dựng nhiều yếu tố quan trọng về việc từ bỏ chủ quyền quốc gia.

Thực tiễn lúc đó cho thấy tư tưởng và những kế hoạch về một châu Âu của người châu Âu không thể trở thành hiện thực với một châu Âu từ đống tro tàn của Đại chiến thế giới II, do vậy 15 nước Tây Âu, cuối cùng, năm 1948 đã chấp nhận Kế hoạch của Hoa Kỳ, mang tên Marshall, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ giúp xây dựng lại nền kinh tế các nước châu Âu và thành lập Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (OECE) để thực hiện kế hoạch này.

Năm 1948 Georges Bidault, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp và người kế nhiệm là Robert Schuman đề nghị triệu tập một cuộc đàm phán nhằm lập ra một “Quốc hội châu Âu” bao gồm đại diện Nghị viện của các nước. Đề nghị này được Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, Hà Lan, Luxembourg ủng hộ, song vấp phải sự chống đối của Ngoại trưởng Anh với lo ngại là một Quốc hội châu Âu như vậy sẽ dẫn đến một cơ chế hành pháp châu Âu. Ngược lại ông ta đề nghị có một cuộc họp thường kỳ của Ủy ban Bộ trưởng do các Chính phủ chỉ định. Cuối cùng 5 nước cũng đi đến một sự thỏa hiệp thành lập Hội đồng châu Âu (1949) gồm hai cơ quan:

- Ủy ban Bộ trưởng với các phiên họp riêng rẽ.

- Quốc hội tư vấn châu Âu với các phiên họp công khai, mỗi nước chỉ định đại diện vào Quốc hội này. Quyền hạn của Quốc hội tư vấn châu Âu rất hạn chế, chương trình nghị sự do ủy ban Bộ trưởng ấn định.

Sau khi Quy chế của Hội đồng châu Âu được ban hành, Italia lập tức được chấp thuận là thành viên và Hội đồng mở cửa đối với tất cả các thành viên của OECE.

Tháng 8 năm 1949, phiên họp đầu tiên của Hội đồng - Quốc hội tư vấn tại Strasbourg có 10 nước thành viên tham dự trong đó Anh, Pháp, Italia mỗi nước có 19 ghế; Bỉ, Hà Lan và Thuỵ Điển mỗi nước có 6 ghế; Đan Mạnh, Ai-xơ-len, Na-uy mỗi nước có 4 ghế; và Luxembourg có 3 ghế. Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng châu Âu là Georges Bidault, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp.

Năm 1950, Robert Schuman, Bộ trưởng ngoại giao Pháp (1948 - 1952) đã đề nghị “đặt toàn bộ các nhà sản xuất than và sắt thép của Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực tối cao chung trong một tổ chức và mở cửa cho tất cả các nước khác ở châu Âu tham gia”.

Với đề xuất của Jean Monet, nguyên Phó Tổng thư ký Hội quốc liên, cao ủy Bộ Kế hoạch Pháp (sau này Jean Monet được coi là Công dân danh dự đầu tiên của châu Âu) tháng 8 - 1949 Hội đồng châu Âu đã khuyến nghị thành lập một thị trường chung về nông nghiệp. Liên tục từ 1952 đến 1954 Hội nghị trù bị không đi đến được một hiệp định về vấn đề này mà chỉ thành lập được Liên minh châu Âu về thanh toán.

Tháng 5 năm 1951, Cộng đồng than, thép châu Âu (ECSC) gồm 6 nước: Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Pháp, Italia, Hà Lan, Luxembourg với Chủ tịch đầu tiên là Jean Monet được thành lập theo kế hoạch mang tên Schuman do Jean Monet soạn thảo. Sau khi ECSC có hiệu lực, lần đầu tiên đã thực hiện thu thuế chung châu Âu trong lĩnh vực này, và mở ra một “Thị trường chung về Than, Sắt và Thép”. Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) đã tạo nên một mô hình tổ chức cộng đồng đầu tiên và được áp dụng cho các tổ chức sau này trên con đường tiến tới một Liên minh châu Âu.

Liên minh châu Âu bao gồm:

- Cơ quan Quyền lực tối cao gồm 9 thành viên trong đó 8 được đề cử theo quy định chung, thành viên thứ 9 phải có sự đồng ý chung của 6 nước.

- Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện của mỗi nước thành viên.

- Quốc hội tư vấn của Cộng đồng trong đó mỗi nước Đức, Pháp, Italia có 18 thành viên; Bỉ, Hà Lan có 10 và Luxembourg có 4 thành viên.

- Tòa án gồm 7 quan toà được chỉ định theo quy định chung.

Trong lĩnh vực hợp tác quân sự, ngay từ năm 1950 đã ảnh hưởng của thời kỳ chiến tranh lạnh, và tác động trực tiếp của cuộc chiến tranh Triều Tiên, Hiệp ước Paris về Cộng đồng phòng thủ châu Âu (CED) dự kiến hội nhập cả lực lượng quân sự tương lai của Cộng hòa Liên bang Đức trong lực lượng đa quốc gia châu Âu dưới sự chỉ huy của CED đã được sáu nước thành viên CECA ký kết, một trong những điều khoản của Hiệp ước quy định là CED sẽ đi đến một cơ chế chính trị của Cộng đồng. Nhưng Hiệp ước không nhận được sự phê chuẩn của nghị viện các quốc gia. Tháng 10/1954, Hiệp định Paris cho ra đời một Liên minh Tây Âu (WEU) thay đổi Hiệp ước Bruxelles năm 1948 (Hợp tác quân sự giữa Anh, Pháp và Benelux trong khuôn khổ NATO với mục đích vô hiệu hóa mối đe doạ từ phía Đông Đức) chấp nhận Cộng hòa Liên bang Đức và Italia trở thành thành viên WEU và kèm theo Nghị định thư chấp thuận Cộng hòa Liên Bang Đức trở thành thành viên của NATO.

Năm 1955, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của 6 nước (CECA) đã kiến nghị thành lập một Thị trường chung mở rộng đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế và năng lượng hạt nhân, một Ủy ban cố vấn được thành lập do Paul Henri Spaak làm Chủ tịch chuẩn bị báo cáo về vấn đề này, Vương quốc Anh được mời tham gia nhưng đã nhanh chóng bỏ không tham dự.

Tháng 8/1955, Hiệp định tiền tệ châu Âu được ký kết. Từ năm 1959, Hiệp định này thay thế Hiệp định Liên minh châu Âu về thanh toán.

Để thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng châu Âu thống nhất, từ 1955, Jean Monet đã từ chức Chủ tịch ECSC để lập ra “Ủy ban hành động vì một Liên bang châu Âu”. Cùng với những đề xuất của Ủy ban này và trước nhu cầu điều chỉnh trao đổi thương mại giữa các nước ECSC và được tác động trực tiếp của hiện tượng đã thừa nông sản của Pháp đã cho thấy tự do trao đổi tỏ ra không hiệu quả và trở nên nguy hiểm. Tháng 5/1956 tại Venise, Hội nghị trù bị liên chính phủ nhóm họp nhằm chuẩn bị thành lập “Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) và “Euratom” (Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu).

Như vậy, từ thế kỷ 14 đã xuất hiện những tư tưởng hướng tới một châu Âu thống nhất và từ đó cho tới cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX, trên thực tế đã có những bước đi cụ thể về liên kết khu vực trong các lĩnh vực kinh tế, thuế quan, tiền tệ và cả về quốc phòng, chính trị. Những trào lưu và tư tưởng về một châu Âu thống nhất luôn phát triển và hơn nữa những đòi hỏi của quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như do sức ép từ những tác động của quan hệ quốc tế thời kỳ Chiến tranh lạnh phần nào buộc các nước châu Âu phải liên kết với nhau trong các giai đoạn với hình thức và mức độ khác nhau. Mối liên kết đó, cho dù còn nhiều bất đồng quan điểm như vấn đề chủ quyền quốc gia, bản sắc dân tộc và ngay cả bóng đen của chủ nghĩa phát xít Đức sau Chiến tranh Thế giới II cũng không ngăn được xu hướng liên kết khu vực tại châu Âu. Đây cũng là những nguyên nhân tất yếu dẫn tới những giai đoạn xây dựng một châu Âu thống nhất tiếp theo để đi tới một Liên minh châu Âu hiện nay.



1.3. Từ Hiệp ước Roma đến Hiệp ước Maastrich - Liên minh châu Âu

1.3.1. Hiệp ước Roma 1957 (EEC - CEE và Euratom)

Jean Monet, người được mệnh danh là cha đẻ của Liên minh châu Âu cùng với Ủy ban Hành động vì một Liên bang châu Âu gồm những nhân vật nổi tiếng thuộc các đảng phái khác nhau, đại diện của các tổ chức công đoàn lớn ở châu Âu đề xuất ra những tư tưởng về công cuộc xây dựng một châu Âu thống nhất. Jean Monet và Ủy ban này chủ trương:

1. Châu Âu hóa các vấn đề năng lượng nguyên tử không phục vụ mục đích quân sự.

2. Châu Âu hóa các ngành kinh tế một cách rộng lớn hơn các lĩnh vực than đá và sắt thép.

3. Không quá coi trọng tính chất siêu quốc gia của các tổ chức sẽ thành lập trong tương lai, như không lập cơ quan quyền lực tối cao như ECSC mà chỉ lập ra Ủy ban và dành những quyền chủ yếu cho Hội đồng Bộ trưởng.

Những tư tưởng trên đã gây ra các cuộc tranh luận sôi nổi ở châu Âu. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao sáu nước ECSC được nhóm họp để thảo luận vấn đề trên và đi tới quyết định “đã đến thời điểm để bước sang một giai đoạn mới trong tiến trình xây dựng châu Âu” đồng thời đưa ra Nghị quyết “Chính phủ sáu nước thừa nhận rằng việc xây dựng một Thị trường chung châu Âu độc quyền về thuế quan và hạn chế số lượng là mục tiêu hành động của chính phủ sáu nước trong lĩnh vực kinh tế. Tất cả các chính phủ cho rằng thị trường này phải được thực hiện theo từng giai đoạn”.

Báo cáo về một Thị trường mở rộng của Ủy ban cố vấn chủ trương hội nhập vấn đề năng lượng nguyên tử, song thực tế cho thấy Pháp đặc biệt quan tâm tới năng lượng hạt nhân, còn đối với những nước khác là vấn đề thị trường chung.

Tháng 3 năm 1957, Hiệp ước Roma do Ủy ban liên Chính phủ mà chính khách Bỉ Paul Henri Spaak là Chủ tịch soạn thảo đã được ký kết sau các cuộc đàm phán khó khăn. Ngay sau đó, các Hiệp ước Roma được sáu nước phê chuẩn ghi nhận sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) và Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom). Về cơ cấu tổ chức, cả hai Cộng đồng này đều chung một Tòa án và Quốc hội (gồm 142 nghị sĩ so với 72 của ECSC). Về hành pháp không có cơ quan quyền lực tối cao như ECSC nhưng sự thống nhất quyết định do một Ủy ban gồm 9 thành viên của EEC và một ủy ban gồm 5 thành viên của Euratom đảm nhiệm. Trụ sở ban đầu của EEC và Euratom đặt tại Bruxelles.

EEC ra đời mở ra một thị trường chung của sáu nước và việc giảm thuế quan cũng được đồng thời thực hiện. Sự kiện này tác động mạnh mẽ tới Vương quốc Anh, một nước lớn ở châu Âu. Để giữ vai trò của mình, Anh đề nghị thành lập “khu vực trao đổi tự do lớn châu Âu song Đức và Pháp khước từ tham gia. “Hiệp hội Mậu dịch Tự do” (AELE) do Anh đề xướng được hình thành gồm tám nước (Anh, Thụy Sĩ, Áo, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan) với một khu vực nhỏ xung quanh EEC.

Đến đây chúng ta có thể thấy rằng: sự hình thành cùng một thời điểm EEC và AELE thể hiện sự phục hồi kinh tế và xu hướng liên kết kinh tế của các nước châu Âu sau Chiến tranh Thế giới II, song cũng cho thấy tính chất phức tạp trong sự nhìn nhận về một châu Âu thống nhất và những vấn đề trong quan hệ giữa Anh, Đức, Pháp là ba nước lớn ở châu Âu.

Tổng thống Pháp, tướng De Gaulle, người luôn chống lại tính chất siêu quốc gia và từng góp phần rất lớn làm thất bại dự án Cộng đồng phòng thủ châu Âu (CED) của Jean Monet, đã đi tới hòa giải với thủ tướng Đức Adenauer (một trong những nhà kiến tạo châu Âu) chống lại hệ thống Khối Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len. Người ta cho rằng đây là khu vực kinh tế mang lại nhiều ưu thế cho Anh, và hợp tác với Đức cứu EEC khỏi bị chết yểu trước đề nghị của Anh lập “Một khu vực trao đổi tự do châu Âu”.

Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) là bước tiến lớn trên con đường xây dựng châu Âu thống nhất với những giai đoạn đi tới tự do trao đổi trong thị trường sáu nước thành viên (những nước này được coi là thành viên sáng lập).

Cộng đồng quy định xoá bỏ tất cả hàng rào: về hạn ngạch, cấm vận, hải quan, cư trú của công dân. Chỉ tồn tại duy nhất các biên giới quan thuế, dấu hiệu giữ gìn quyền lợi quốc gia.

Mặc dù tiến trình cải cách cơ chế theo Hiệp ước quy định gần như không tiến triển vì những bất đồng quan điểm giữa các nước thành viên (chính sách của tướng De Gaulle là một trong những cản trở chủ yếu), song thị trường chung đã đem lại thành quả kinh tế rất đáng kể. Hoạt động thương mại và trao đổi ngoại thương của sáu nước trong Cộng đồng có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Trước thực tế đó Anh đã hai lần đệ đơn gia nhập EEC (1961 và 1967), song Pháp đã kiên quyết bác bỏ yêu cầu này của Anh.

- Tháng 7/1967 ký kết Hiệp ước hợp nhất các cơ quan điều hành của ECSC, EEC và Euratom, và được gọi chung là Cộng đồng châu Âu (CE-EC).

1.3.2. Bước mở rộng thứ nhất: Từ EEC-CEE của 6 nước đến EEC của 9 nước

Nhìn tổng thể, cho tới thời điểm này, chúng ta thấy công cuộc xây dựng và mở rộng Cộng đồng châu Âu tiến triển chậm chạp vì những lý do chính trị và sự bất đồng quan điểm giữa những nhà kiến trúc sư châu Âu và các nguyên thủ quốc gia thành viên. Về nguyên tắc thì trong mọi cuộc đấu tranh người nắm quyền bao giờ cũng có tiếng nói quyết định.

Tướng De Gaulle từ chức năm 1969 đã tạo điều kiện cho bước mở rộng đầu tiên EEC. Tổng thống kế nhiệm của Pháp là Georges Pompidou theo đuổi chính sách ủng hộ một châu Âu thống nhất và tuyên bố chấm dứt việc chống Anh gia nhập EEC.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước EEC (1970) cùng Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức Willy Brandt là những người đã góp phần quyết định hoàn thiện công cuộc xây dựng Thị trường chung với việc ký Hiệp định về chính sách nông nghiệp. Cũng Hội nghị này đã đưa ra quyết định mở rộng EEC: Chính thức mời Vương quốc Anh, Na-uy, Ai-xơ-len, Đan Mạch ký Hiệp ước gia nhập EEC.

Năm 1972 với kết quả trưng cầu dân ý, Đan Mạnh và Ai-xơ-len trở thành thành viên EEC. Vương quốc Anh khẳng định mong muốn gia nhập EEC nhưng yêu cầu giai đoạn chuyển tiếp do đó phải đến 1975 sau cuộc trưng cầu dân ý. Anh trở thành thành viên thứ 9 của EEC kết thúc giai đoạn mở rộng đầu tiên của Cộng đồng châu Âu.

Cùng với việc mở rộng Cộng đồng, EC đã thực hiện cuộc cách mạng thể chế lớn:

- Các nước họp thượng đỉnh 6 nước rồi 9 nước EEC đã dẫn tới việc lập nên Hội đồng châu Âu. Nguyên thủ của các nước thành viên mỗi năm họp ba lần tại Hội đồng của Cộng đồng để phối hợp hoạt động chính trị và đưa ra những định hướng cho Hội đồng Bộ trưởng.

- Năm 1979 theo quyết định của Hội đồng châu Âu, Hệ thống tiền tệ châu Âu (SME) có hiệu lực dựa trên nguyên tắc lấy đồng Ecu làm đơn vị tính toán giữa các đồng tiền của các nước thành viên.

- Quyết định bầu cử Nghị viện châu Âu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu với tổng số 410 nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm với tỷ lệ phân bổ theo số dân. Cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên của Nghị viện châu Âu được tiến hành ngày 7/10/1979.

1.3.3. Giai đoạn mở rộng: từ liên minh châu Âu của 9 nước đến Liên minh châu Âu của 15 nước rồi tiến tới 25 nước

Giai đoạn mở rộng này hướng về các nước phía nam châu Âu.

Sau hai lần nộp đơn gia nhập EEC, đến 1981 Hy Lạp được chấp nhận là thành viên thứ 10 của Cộng đồng.

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là thành viên của Hội đồng châu Âu từ 1976 và 1977, cùng thời điểm đó hai nước cũng đưa ra yêu cầu gia nhập EEC. Nhưng trước vấn đề gia nhập Cộng đồng của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, các nước thành viên EC nhất là Pháp và Italia là hai nước nằm ở khu vực Địa Trung Hải lo ngại sự cạnh tranh từ phía hai nước ứng cử viên này về rượu, hoa quả, rau tươi, do vậy việc đàm phán để xét chấp nhận Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trở thành thành viên thứ 11 và 12 của Cộng đồng châu Âu cũng là vấn đề không đơn giản khi đó.

Mở rộng EEC với 12 nước kèm theo việc bổ sung số phiếu tại các cơ chế của Cộng đồng theo một nguyên tắc: số phiếu của 9 thành viên đầu tiên giữ nguyên tại Hội đồng và Nghị viện châu Âu, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha lần lượt có 5-5-8 phiếu ở Hội đồng và 24-24-60 ghế tại Nghị viện. Theo nguyên tắc, Ủy ban châu Âu gồm 17 thành viên trong đó ít nhất mỗi nước có một thành viên và nhiều nhất là 2. Các thành viên được bổ nhiệm bởi sự thỏa thuận chung của chính phủ các quốc gia thành viên với nhiệm kỳ là 4 năm. Họ hoạt động độc lập với các nhà nước, đặc biệt là với chính phủ các nước thành viên.

Như vậy, chúng ta thấy thực tế đã có một châu Âu của 6 nước, châu Âu của 9 nước, rồi một châu Âu với 12 nước. Nhưng châu Âu thực tế vẫn không hề có một cơ quan quyền lực siêu quốc gia, không có chính sách phòng thủ chung, cũng không có một đồng tiền thực sự chung (trong giai đoạn thả nổi đồng tiền mới này thì đồng Ecu vẫn chỉ là đồng tiền để thanh toán và chỉ là “con rắn tiền tệ” không tập hợp được đồng tiền của 12 nước)5, và không có một cộng đồng kinh tế thực sự hoàn thiện theo đúng nghĩa của nó. Đó là hình ảnh của một châu Âu bị thu hẹp ở Tây Âu. Hơn nữa, sự mở rộng của Cộng đồng châu Âu không có nghĩa là những bất đồng quan điểm về việc xây dựng châu Âu thống nhất đã được giải quyết. Giữa hai “đồng minh” Đức, Pháp vẫn luôn có những ý đồ riêng đối với một châu Âu thống nhất. Một nước Anh đầy mâu thuẫn, gia nhập Cộng đồng vì không muốn thấy một lục địa châu Âu thống nhất thuộc về Đức và Pháp nhưng vẫn khẳng định sự ưu tiên trong quan hệ của mình với khối Liên hiệp Anh và Hoa Kỳ. Và những quan điểm về chủ quyền quốc gia đầy mâu thuẫn đối với nội dung xây dựng hoàn thiện một Cộng đồng theo đúng nghĩa và đúng như những mục tiêu của các nhà kiến trúc sư châu Âu.

Tuy nhiên một châu Âu 12 nước đã hình thành và mở rộng thành một cộng đồng 25 nước năm 2004. Sự phát triển của Cộng đồng tự bản thân nó là không thể ngăn cản được6.

Đến đây chúng ta thấy một vấn đề là liệu các nhà kiến tạo châu Âu có quan tâm đến việc các thể chế của Cộng đồng đã tổ chức sự vận hành của Cộng đồng ra sao? Liệu bộ ba Hội đồng - Ủy ban - Nghị viện với các cuộc đối thoại thường là không ăn khớp có đủ khả năng hoàn thành vai

.

trò được giao phó ngày càng không ngừng tăng lên không? Thực tiễn chứng minh là cỗ máy Cộng đồng đang trong tình trạng bị bó chặt và đòi hỏi phải có những biện pháp chữa chạy kịp thời.



Năm 1987 Định ước châu Âu duy nhất (Single European Act) có hiệu lực đã tăng cường quyền hạn của Cộng đồng kinh tế châu Âu nhằm thực hiện mục tiêu cho tới 1992 là tạo ra một thị trường nội địa thực sự. Định ước cũng đưa vào những thay đổi quan trọng trong quy chế hoạt động của các thể chế và điều chỉnh mối quan hệ lẫn nhau giữa các thể chế này. Định ước nêu lên quy chế pháp lý trong hợp tác chính trị châu Âu mà trước đó chỉ dựa trên những hiệp định liên chính phủ.

1.3.4. Hiệp ước Maastrich - Liên minh châu Âu của 15 nước

Năm 1991, Hiệp ước Maastrich về Liên minh kinh tế, tiền tệ, chính trị được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 47 Cộng đồng châu Âu họp tại Maastrich (Hà Lan).

Năm 1992 Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước EC ký kết Hiệp ước và sau đó Nghị viện châu Âu đã chấp thuận hiệp ước với 226 phiếu thuận, 62 phiếu chống và 31 phiếu trắng trên tổng số 321 nghị sĩ có mặt.

Từ 1993 Hiệp ước có hiệu lực sau những cuộc trưng cầu dân ý hết sức sôi nổi và căng thẳng ở các nước thành viên (đặc biệt là Đan Mạnh phải qua hai lần, và ở Pháp với tỉ lệ phiếu thuận sít sao 51%). Hiệp ước Maastrich mang lại những thay đổi cơ bản và sâu sắc đánh dấu một giai đoạn phát triển mới về chất và mở ra một quá trình nhất thể hóa châu Âu.

Nội dung chính của Hiệp ước Maastrich: Hình thành một Liên minh châu Âu.

Mục tiêu:

- Thúc đẩy sự tiến triển kinh tế, xã hội vững chắc, lâu dài và nhất là tạo ra một không gian không biên giới trong Cộng đồng châu Âu và thiết lập một Liên minh kinh tế, tiền tệ với một đồng tiền chung duy nhất.

- Khẳng định bản sắc của Cộng đồng châu Âu trên trường quốc tế với việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung.

- Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích của công dân các nước thành viên bằng việc thiết lập tư cách pháp lý của công dân Liên minh châu Âu.

- Phát triển sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực tư pháp và nội vụ.

- Gìn giữ toàn bộ và phát triển những thành quả của Cộng đồng.



Những nguyên tắc bản của Liên minh:

- Tôn trọng bản sắc dân tộc của các quốc gia thành viên.

- Nguyên tắc hỗ trợ là: trong những lĩnh vực không thuộc thẩm quyền đặc biệt của mình, Cộng đồng chỉ can thiệp trong chừng mực mà những mục tiêu không thể được thực hiện một cách đầy đủ bởi các quốc gia thành viên và chỉ có thể được thực hiện một cách tốt nhất ở tầm cộng đồng.

- Nguyên tắc đồng nhất chuyển sự giàu có từ những nước giầu nhất sang những nước nghèo nhất để đảm bảo sự đồng nhất trong Cộng đồng (Thông qua việc tăng Quỹ cơ cấu - bù đắp).

Hành động của Liên minh:

Nhiệm vụ của các quốc gia thành viên:

Giữa các Quốc gia thành viên thực hiện:

- Bãi bỏ hải quan và việc hạn chế số lượng hàng hóa lưu thông trong Liên minh.

- Chính sách thương mại chung xoá bỏ hoàn toàn những cản trở trong việc lưu thông tự do về hàng hóa, tự do đi lại của các công dân châu Âu, về dịch vụ, vốn. Những biện pháp chung liên quan tới nhập cảnh và đi lại của các cá nhân tại thị trường nội địa Liên minh;

- Tạo nên một chế độ đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh tại thị trường nội địa. Làm cho hệ thống pháp lý của các quốc gia tiếp cận trong mức độ cần thiết với sự vận hành của thị trường chung .

- Chính sách trong lĩnh vực xã hội với việc lập Quỹ xã hội châu Âu. Tăng cường sự đồng nhất về kinh tế xã hội giữa các nước. Chính sách chung trong lĩnh vực môi trường.

- Tăng cường khả năng cạnh tranh công nghiệp của Cộng đồng. Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ.

- Khuyến khích và phát triển mạng lưới giao thông xuyên châu Âu.

- Đóng góp vào việc phát huy các nền văn hóa cộng đồng trong các lĩnh vực hợp tác phát triển.

- Liên kết các vùng hải ngoại nhằm mục đích tăng cường trao đổi và theo đuổi những cố gắng chung phát triển kinh tế, xã hội.

- Đóng góp vào việc tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu thụ. Những biện pháp trong lĩnh vực năng lượng, bảo vệ dân sự và du lịch.



Kế hoạch - nhiệm vụ của Liên minh

Liên minh kinh tế tiền tệ về nguyên tắc đã được ấn định tại Hội nghị Madrid (Tây Ban Nha) năm 1989 có ba giai đoạn:

1. Từ 1990 tự do hóa hoàn toàn việc lưu chuyển vốn trong các nước CEE. Từ 1993 Hiệp ước liên minh tiền tệ có hiệu lực. Thành phần của đồng Ecu được xác định.

2. Từ 1994 Viện tiền tệ châu Âu đi vào hoạt động với sứ mạng tăng cường sự hợp tác giữa các ngân hàng trung ương quốc gia và giám sát vận hành của Hệ thống tiền tệ châu Âu, khuyến khích sử dụng đồng Ecu và đưa ra những khuyến nghị về điều kiện của bước chuyển sang một đồng tiền duy nhất.

Năm 1996 Hội đồng châu Âu quyết định trước hết là 8 nước hoặc hơn có đáp ứng đủ 5 tiêu chuẩn cần thiết (lạm phát dưới 1,5 của con số trung bình về lạm phát của 3 nước trong 12 nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất; Tỷ lệ thâm hụt ngân sách dưới 3% của Tổng thu nhập quốc nội; Nợ quốc gia dưới 60% Tổng thu nhập quốc nội và đồng tiền ổn định trong 2 năm liên tục; Tỷ lệ lãi suất dài hạn không quá 2 điểm so với tỷ lệ này của 2 nước có chỉ số thấp nhất). Nếu các điều kiện trên được các nước đáp ứng thì từ 1997 sẽ chuyển sang giai đoạn cuối cùng với việc thiết lập một hệ thống các Ngân hàng TW châu Âu bao gồm Ngân hàng TW châu Âu và các Ngân hàng TW Quốc gia có nhiệm vụ xác định và áp dụng chính sách tiền tệ của Cộng đồng, giữ và quản lý các khoản tiền lưu đổi của các Quốc gia, xúc tiến hệ thống thanh toán.

Trong trường hợp các nước không đáp ứng các điều kiện trên thì Hội đồng sẽ họp vào 1998 để quyết định nước nào sẵn sàng cho giai đoạn 3 sẽ được lùi lại vào năm 1999, và Ngân hàng TW châu Âu sẽ được thành lập vào 1998.

3. Từ 1999 đồng tiền duy nhất sẽ có hiệu lực: Tổng giá trị được đánh giá là sẽ có 8 đến 10 tỷ Euro lưu hành hàng ngày và thời hạn để đưa đồng Euro vào thay thế các đồng tiền quốc gia là 3 năm.



Liên minh Chính trị

- Thực hiện chính sách đối ngoại chung, nguyên thủ các nước phải quyết định với sự nhất trí chung những vấn đề thuộc đối tượng hành động chung

- Phòng thủ chung, Liên minh Tây Âu (WEU) có nhiệm vụ soạn thảo chính sách này.

- Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu (EP) đặc biệt là trong lĩnh vực pháp lý, ngoài quyền “cùng quyết định” trong một số lĩnh vực, EP phải đưa ra những ý kiến về tính hợp thức trong việc phê chuẩn các Hiệp ước và chấp thuận việc bổ nhiệm các thành viên của Ủy ban châu Âu.

- Tăng cường hợp tác tư pháp: Tư cách pháp lý Công dân châu Âu dành cho tất cả những người có quốc tịch của một trong các Quốc gia thành viên, Công dân châu Âu có quyền đi lại tự do và cư trú trên lãnh thổ của tất cả các nước thành viên. Họ có quyền bầu cử và ứng cử vào các Hội đồng địa phương và bầu cử Nghị viện châu Âu ở nơi cư trú.

Như vậy là chính việc mở rộng và thống nhất liên minh châu Âu nói chung cũng là những thách thức của Liên minh này. Vấn đề là quá trình mở rộng EU có quan hệ mật thiết với chính sách đối ngoại và an ninh chung. Các chính trị gia châu Âu cũng cho rằng tiến trình mở rộng là một biện pháp cơ bản để tạo ra sự ổn định. Mặt khác tiến trình mở rộng cũng sẽ làm tăng tính đa dạng của Liên minh châu Âu mà sự đa dạng cũng có lợi ích của nó.

Một yếu tố quan trọng khác cũng cần phải tính đến là quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa làm tăng sự phụ thuộc giữa các quốc gia và hạn chế phạm vi hành động riêng của mỗi nước. Liên kết với nhau, các nước thành viên EU có thể tìm kiếm được khả năng hành động lớn hơn. EU mở rộng đối ngoại cũng như các lĩnh vực khác sẽ thêm sức nặng của chính mình trên trường quốc tế. Người ta hy vọng rằng một “Đại châu Âu” với dân số gấp 2 lần nước Mỹ, gấp 4 lần Nhật Bản sẽ có thể tác động mạnh mẽ hơn tới chiều hướng của tình hình quốc tế.

Với tinh thần đó, EU đang chuẩn bị xúc tiến cải cách thể chế và sẽ tiến hành phê chuẩn Công ước châu Âu (còn gọi là là Hiến pháp chung của các nước thành viên). Bản Công ước này bao gồm các nội dung cơ bản như sau: về thể thức bầu Chủ tịch EU; số lượng thành viên Ủy ban châu Âu; tạo chính sách đối ngoại chung tiến tới chính sách quốc phòng chung; nguyên tắc bỏ phiếu theo đa số, lập cơ quan chịu trách nhiệm sửa đổi các hiệp định.

Tuy nhiên, mặc dù có sự nhất trí về nguyên tắc, việc nâng cao vai trò chính trị và khả năng quốc phòng của châu Âu vốn đã khó khăn với 15 nước thành viên cũ sẽ càng trở nên phức tạp sau khi EU mở rộng tới 25 nước bởi đa số các nước thành viên mới chỉ coi EU như một thị trường với những lợi ích về kinh tế, tài chính hơn là một thực thể thống nhất và vẫn muốn đưa vào Mỹ để phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh cho mình.

Hiến pháp mới của EU sau khi được 25 nước thành viên phê chuẩn thời gian tới sẽ đánh dấu một bước phát triển mới quan trọng của quá trình nhất thể hóa châu Âu với vai trò của Nghị viện châu Âu ngày càng được đề cao.



1.3.5. Các cơ quan của Liên minh châu Âu

Thực hiện những mục tiêu của Liên minh châu Âu có các cơ quan hoạt động theo nguyên tắc công khai. Đó là các cơ quan như Ủy ban châu Âu, Tòa án châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng và Nghị viện châu Âu.

Liên minh châu Âu (EU) là một thiết chế đồng nhất, do vậy trước khi tìm hiểu về Nghị viện châu Âu cần phải hiểu cơ bản về các thể chế khác của liên minh.

1.3.5.1. Hội đồng Bộ trưởng châu Âu (gồm Bộ trưởng của các nước thành viên, Chủ tịch luân phiên với nhiệm kỳ là 6 tháng).

Chức năng: Là cơ quan chính trị của Cộng đồng, phản ánh quan điểm của các Nhà nước thành viên. Hội đồng quyết định những chính sách lớn của Liên minh; có quyền thông qua hay sửa đổi các đề nghị của Ủy ban và ủy nhiệm cho Ủy ban thực hiện những quyết định của mình. Để chuẩn bị cho công việc của Hội đồng có một Ủy ban đại diện thường trực (gồm đại diện cấp Đại sứ) của từng nước thành viên bên cạnh Cộng đồng, Ủy ban này được trợ giúp bởi một số Nhóm công tác gồm các nhà ngoại giao, các chuyên gia thuộc các Bộ khác nhau của các nước thành viên.

Trụ sở có hai nơi, tháng 9 họp tại Bruxelles - tháng 4, 6 và 10 tại Luxembourg; Ban thư ký tại Bruxelles.

Từ 1975 hình thành các cuộc họp thường kỳ của các Nguyên thủ quốc gia hoặc các Ngoại trưởng và Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu để bàn và định ra những hướng lớn của EU, cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị thượng đỉnh EU.

1.3.5.2. Uỷ ban châu Âu (EC)

Ủy ban châu Âu gồm 20 cao ủy do Chính phủ các nước thành viên bổ nhiệm và phải nhận được sự chấp thuận của Nghị viện trước khi nhậm chức và tuyên thệ sự độc lập của mình, nhiệm kỳ 5 năm.



Thành phần Ủy ban: Đức, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Pháp mỗi nước có 2 người; 9 nước còn lại mỗi nước một người; Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước bổ nhiệm theo nguyên tắc nhất trí chung.

Dưới các Cao ủy là các Tổng vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, và từng khu vực (có 23 tổng vụ).



Chức năng: Là cơ quan điều hành, đề xuất với Hội đồng những biện pháp cần thực hiện. Có trách nhiệm trình các báo cáo lên Nghị viện châu Âu, thông tin cho các chính phủ các quốc gia thành viên những đánh giá mà họ cần Ủy ban có những quyền quyết định và là cơ quan điều hòa những quan điểm của các quốc gia thành viên và có vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên.

1.3.5.3. Tòa án châu Âu

Trụ sở: Luxemburg.

Thành phần gồm 15 thẩm phán và 9 luật sư do các chính phủ thỏa thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm.

Tòa án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ các quy định của Ủy ban, phán xét những bất đồng nảy sinh từ việc áp dụng các Hiệp ước của Cộng đồng và phán xét tính ưu thế của Luật châu Âu so với pháp luật quốc gia. Tòa án có thể trừng phạt các quốc gia thành viên nếu quốc gia thành viên đó không tôn trọng Luật châu Âu.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương