South Korea, Crimes and Concealment



tải về 96.08 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích96.08 Kb.
#13127
South Korea, Crimes and Concealment

In the summer of 1950, at the start of the Korean conflict, the government of Syngman Rhee in the South ordered the massive execution of over a hundred thousands (or two hundreds thousands ) civilians simply suspected of being communist sympathizers. This war crime by any standard, civilized and uncivilized, has only been unveiled recently and officially by the Truth and Reconciliation Commission, Republic of Korea http://www.jinsil.go.kr/English/Commission/index.asp .


The TRC was established by the government of South Korea in 2005 and will issue it’s final report in 2010. It has received 10,907 petitions from individuals and organizations to investigate the anti-Japanese movement during the colonial period and the history of the Korean diasporas; the massacre of civilians after 1945; human rights abuses by the state; incidents of dubious conviction and suspicious death, which include 1,200 incidents of mass civilian sacrifice committed by ROK forces and US forces (215 cases). In 2007 the TRC has excavated 4 among the 160 suspected mass graves. Then President Roo Moo-hyun has apologized to the citizens for the 870 victims confirmed at Ulsan. South Korea has a new government since and the TRC is currently fighting budget cuts and restrictions in order to complete it’s daunting and painful task.
Dr Kim Sung-soo is the head of International Cooperation Team at the TRC. A historian by training and graduate of the University of Essex in BA, MA and Sheffield in PhD (England), in this interview granted, Dr Kim will not speak in the name of the TRC but express his convictions and exchange his views as a citizen of Korea and a citizen of the world.

Dr Kim is the author of “Biography of a Korean Quaker, Ham Sok-hon”http://www.quakerbooks.org/biography_of_a_korean_quaker.php

Đỗ Kh.


ĐK: In “Bad Samaritans”, Chang Ha-joon tells this anecdote. The economist was with Joseph Stiglitz, the Nobel Laureate, at the National Museum in Seoul, in 2003. Chang was lost in his thoughts, contemplating photographs of the Seoul of his childhood (late 50’s-early 60’s) when he heard a young woman standing behind him screaming:

“How can that be Korea? It looks like Vietnam!”


The recent history of Korea and the recent history of Vietnam draw many parallels. We can start with the 38th and the 17th (parallels). We both had to suffer an internal-ideological conflict, a civil- liberation- intervention-aggression war (a war by any name is a war and…bloody); and a partition which still last nowadays in the Peninsula.
Today South Korean pop culture and soap operas permeate Vietnamese society. Vietnam is a rare country which have relations and good relations with North Korea while welcoming South Korea investors with open arms. We wouldn’t want to miss the last episode of South Korean drama but know nothing about this dark chapter of her history, the civilian massacres of 1950. I was shocked to learn only recently about it’s existence, it’s magnitude and the minutiae of its implementation. Hundreds of thousands of victims amount to millions involved in this tragedy if we include their circles of friends and families. It also imply thousands of order givers, of planners and thousands of executioners, thousands of witnesses and observers. The deads notwithstanding, all these people have been silent for over half a century. The press has been silent for over half a century and the world ignored during five decades all of one of the most outrageous war crime of our time (and there has been many), a crime against humanity.
When did you come to know about these crimes, not as a member of the TRC but as a person living in South Korea?
KSS: In 2001, when I watched an MBC documentary, The Forgotten Massacre" - was aired at 9:55 pm on April 27, 2001 and the second part - "The Bodo League - The Dead and The Living" - was aired at 9:55 pm on May 4 of the same year.
ĐK: Munhwa ( Culture) Broadcasting Corporation is better known in Vietnam for “All about Eve” (“Tình yêu trong sáng”)… Lee Cha-hoon’s film on the Bodo League however is groundbreaking in the true sense of the term as the crew of “Now it can be told” had to do itself the excavating of the Gyeongsan Cobalt mine in order to document the massacre!
Can you tell us what the Bodo League was?

KSS: It was a “rehabilitation" program and an organisation established by the S. Korean government before the Korean war to keep track of those suspected of having leftist sympathies. The Bodo League was organized in 1949 under the rule of then-President Syngman Rhee. Authorities listed people suspected of Communist activities and forced them to swing to the right. The number of Bodo League members is estimated at 200,000 to 300,000.

“It was the state led organization whose purpose was to put former, or “converted,” communists under constant surveillance. While it was declared that to be a member of the Party or not depended on one’s free will, former communist or anti‐government activists had no choice but to enter this watchdog group. However, in the course of time the range of potential members was not restricted to active political activists, as the authorities forced those who were even once involved in antigovernment organizations to register with the Bodo League at the village level. For example, the Bureau of Police ordered the head of the regional police station to fill the Bodo League with a quota of members. In addition, simple uneducated peasants were strongly persuaded to enter. Thus, eventually more than 70 percent of the Bodo League might be comprised of innocent peasants who had no consistent political will or ideology.

‘Bodo’ literally meant “caring and guiding.” Originally, under the Japanese imperialist rule, the policy put emphasis on the “caring” rather that the “detaining” because the ex‐political prisoners had difficulties in getting jobs and managing their family life. But we can not find any component of “caring” in the case of South Korea’s N GL Earlier imperial Japan even organized the “The League for Servicing the State” in order to re‐orient and rehabilitate the released Korean political dissidents. Later a band of South Korean rightist prosecutors who had been educated under the Japanese rule thought that such organization would be useful in controlling the left affiliated political dissidents by structuring it to “preserve the national security and maintain law and order.”

(Kim, Dong-Choon, The Wounds of War and Separation/ Dispersion and Massacre)

ĐK: What happened to its members in the summer of 1950?


KSS: The members of the Bodo League were arrested on the order of “preventive

detention” just after North Korea’s attack. Civic groups have claimed the authorities killed the Bodo League members amid worries that they would collaborate with the invading North Korean troops. The massacred civilians included 5,413 members of the Namno Party, a communist organization established in Seoul after Japanese colonial rule ended in 1945, 3,593 Bodo League members, 1,897 activists in young communists' groups, and 48 people who had never been involved in leftist activity. The truth commission said the actual figure could be larger, as it was drawn only from police data. Prof. Kim Dong-Choon, Standing Commissioner of the TRC, estimates at least 100,000 people were executed.


“According to the recollection of survivors, ROK military police and police called up

the Bodo League members and detained them ‘preemptively’ just after the outbreak of war, even though they did not plot any protest against the threatened South Korean regime. The executions of the political prisoners and the ‘suspected communists’ may have been practiced without due process in every isolated valley of South Korea. Initiatedfrom Suwon and Inchon on June 28 of 1950, three days after the first attack of the


North’s invasion, the killings were separately practiced until about the end of August

1950. Now that several graves have been found, the pattern of killing across the

country has resembled testimony offered by the recollection of the survivors. The

‘traitors’ were confined in jails for several days, and finally were dragged to valleys to

be shot.”

(Kim, Dong-Choon, The Wounds of War and Separation/ Dispersion and Massacre)


ĐK: When did you first heard rumors, hearsays about massacres perpetrated against civilians during the war?
KSS: I have not heard anything before then. I was in the UK from 1990 -2000 to study. I knew more or less as soon as I returned to Korea. Although my father was born in 1922 in N. Korea and my mother in S. Korea, Seoul in 1932, they didn’t know at all until 2001 and even now in some degree.
ĐK: How was it possible that this was kept secret from the South Korean population?
KSS: I think that the victims and bereaved families were so afraid of further retaliation from the dictatorial regime and the perpetrators justified their behaviors as necessary to build a new state after 1945.
ĐK: I guess that spying on everyone and knowing everything, even the redundant and the superfluous, were part of the police culture then in South Korea.
To Koreans, the silence, the secrecy, the whisperings, the air itself must have been oppressive. To you, as a child, a teenager, a young man growing up under the military dictatorship?
KSS: Since I was born in 1960 in Seoul, I was quite aware regarding oppressive characteristic of military regime in 80’s. I presume that’s why I admired and was inspired by a civil rights leader Ham Sok Hon.

(http://en.wikipedia.org/wiki/Ham_Seok-heon)

(http://www2.gol.com/users/quakers/Ham_epilogue.htm)

http://www2.gol.com/users/quakers/Ham_Acknowledgement.htm

“I and my thesis are immeasurably indebted to Ham Sok-hon himself. It will soon be eighteenth years since I first met him, and over nine years since he died. But the longer I live the more I am conscious of how much I owe him. Particularly I know that it was he who inspired me to become an historian rather than continue as an engineer; to become a latitudinarian rather than a fundamentalist, a humanist rather than an evangelical and a romantic rather than a puritan. It was he who taught me to love and enjoy history and philosophy, and all the most important things I needed to learn about life and humanity. For me, he has been a window through to the Truth, Tao and God. I wish he could have lived to see this result of his inspiration and teaching. His memory and example have been with me ceaselessly as I live and work at it.

1998

Sung-Soo Kim”



ĐK: I have looked at with great interest your PhD thesis on the “Gandhi of Korea” http://www2.gol.com/users/quakers/Ham_title.htmYou also provided the reader insight on the Korean culture and background, i.e. the anecdote about the “confucian” translation of the title of John Stuart Mill’s “On Liberty”! If South Korea is now a democratic society, the credit is due to pioneers like Ham Sok-hon and activists in the struggle against dictatorship, and not to some liberal whim of the military.

Likewise, I have read “excuses” for the 1950 Massacre invoking the state of war, the dire situation of retreating ROK forces… This would be considered a war crime in any state or situation, and considered a war crime by any standard, last but not least the “Yamashita standard” http://www.pbs.org/wnet/justice/world_issues_yam.html upheld by the US Supreme court in 1946, which lead to the execution of General Yamashita, commander of Japanese forces in the Philippines.

The very people who hid these crimes long enough now say that it belongs to the past! If we follow that argument, there is no need for the TRC or any soul searching?

KSS: I think that the Human history or past is like a root of a tree. We cannot expect a tree to flourish if we cut its roots. Equally, we cannot dream of building a bright future while we ignore our history. The TRC's truth-finding activities are not only to settle the grievances of the individual victims, they also function as preventive measures against a recurrence of the same sort of incidents in the future. Its goal is to prevent a distorted past leading to a distorted present and future. Korea is only country in Asia that reveals its shameful past to the public. However painful it may be, knowing the truth can help us build a better society in the future.

ĐK: The Jeju April 3rd incidents http://www.jeju43.go.kr/english/sub05.html happened in 1948. There was no war yet. Jeju was an island protected by the 7th Fleet http://www.kimsoft.com/1997/43namh.htm and there were no enemy army threatening. Some 30.000 local residents were massacred nonetheless in a “pacification” campaign. Lt Colonel Kim Ik-ruhl (later Lt General), then commander of the ROKA 9th Regiment in Jeju, refused to carry the orders of Korea Governor General Dean because Kim considered this a war crime under international law. He was replaced by a more obedient officer. General Kim categorically denounced these crimes in his memoirs http://kimsoft.com/1997/43kim0.htm

Can the Jeju incidents can be considered the start of some call the “Satanic Era” in Korea?

KSS: Yes indeed! It is true that the Jeju Uprising was initiated by leftwing leaders as a protest against the killing of the six innocent people by the police, but due to the frantic reaction and overwhelming discrimination of the army, police and rightwing groups against the ordinary people of Jeju, even those ordinary people came to sympathize with the leftwing leaders. Correspondingly diehard paranoid rightwing groups even more ruthlessly persecuted those ordinary people. In this respect, the Jeju Uprising was a microcosm of the polarized leftwing and rightwing clash in the Korean peninsular in the 20th century.
According to AMGIK (American Military Government in Korea, which ruled S. Korea from Sept. 1945- Aug. 1948), “the program of mass slaughter” of the Jeju people was conducted of necessity. From AMGIK’s point of view, the massacre was vital to establishing a US supported puppet government in South Korea. By doing so, AMGIK was able to establish a favorable capitalistic buffer state in South Korea against Soviet controlled North Korea. In this regard, Major General W. Dean of AMGIK and the Police Chief Cho Byeong-Ok deliberately mis-described the Jeju Uprising as “externally inspired Communists rioting with the support of international Communist connections.” By doing so, both of them justified their suppression of the Jeju Uprising by violence, and contributed to the systematic partition of the Korean peninsular.
From the beginning of the Uprising, AMGIK preferred instant suppression by bloodshed to any kind of peace treaty with the rebels. On April 28 1948 there was a peace treaty attempt between Kim Dal-Sam, leader of the rebels, and Kim Ik-Yeol of the 9th regiment, but the police, disguised as rebels, set fire to Orari village, providing AMGIK with an excuse to break off the negotiations[1] Any kinds of negotiations or attempt at a peaceful solution were completely terminated. Correspondingly, on May 6th, the moderate Kim Ik-Yeol was dismissed by AMGIK and hardliner Park Jin-Kyung took over.

In my view, the Jeju incident was the most serious violation of human rights as a result of misuse of public power in contemporary Korean history. Therefore, I evaluate the Jeju Uprising from the perspective of a human rights movement rather than as part of the national security or ideological spectrum. The Jeju Uprising was a shameful example of ‘the end justifies the means.’ Therefore, what I emphasize is that impinging on fundamental human rights cannot be justified in the name of any ideology or national security. (Please see document below)


ĐK: Do we know (or suspect) other civilian mass executions before Jeju and is this also in the scope of the TRC investigations?

KSS: Not that I know of. The scope of the TRC investigations covers the following five areas: the anti-Japanese movement during the colonial period and the history of the Korean diasporas; the massacre of civilians after 1945; human rights abuses by the state; incidents of dubious conviction and suspicious death; reinvestigation of the above categories and other incidents as determined by the Commission.

ĐK: I understand the TRC is carrying on its work and new excavations are due this summer. Can you give us an update on this ?

KSS: The new excavations will launch in the beginning of July this year. This year around 500 skeletons from 7 sites, and will be another 500 skeletons from another 7 sites in the next year for further excavations.

ĐK: Also, the Gwangju Democratisation Movement is a major event in the the democratization of South Korea. Is the massacre in 1980 part of the TRC duties?

KSS: No. Regarding the GDM please see following site:



http://eng.518.org/eng/

ĐK: As Gwangju is more recent, the truth would be more easily established?

KSS: Yes and No, because not only victims and bereaved families are around but also the perpetrators are around with influential position and power in S. Korean society even today. Also ironically, procedural legality, which grew in Korean society after democratization, prevented the retrospective punishment of the perpetrators of the GDM under the old regime after the limitation period had already expired. Documentary evidence recently made available under the US Freedom of Information Act suggests strong US complicity with the perpetrators, the emergent military dictatorship of General Chun Doo Hwan http://www.commondreams.org/headlines/052100-01.htm

ĐK: Thank you, Dr Kim Sung-soo for your help here in shedding some light on these events which have been unbelievably kept secret all these years. When crimes of such a magnitude are committed, truth is due to the whole world.


Vietnamese Version:

Nam Hàn, tội ác và giấu kín




Mùa hè năm 1950, vào lúc chiến tranh ở Triều Tiên bắt đầu, chính quyền Lý Thừa Vãng (Syngman Rhee) ở miền Nam đã ra lệnh tàn sát tập thể hơn một trăm ngàn (hay hai trăm ngàn) thường dân bị tình nghi là có cảm tình với cộng sản. Đây là một tộc ác chiến tranh, đo bằng bất cứ tiêu chuẩn nào, văn minh hay không văn minh, và chỉ mới được vén lộ ra chính thức và gần đây bởi Ủy ban Sự thật và Hòa giải (TRC, Truth and Reconciliation Commission). http://www.jinsil.go.kr/English/Commission/index.asp
Ủy ban TRC được thành lập bởi chính phủ Nam Hàn vào năm 2005 và sẽ công bố bản tường trình kết thúc vào năm 2010. Ủy ban đã nhận được 10.907 bản kiến nghị từ nhiều cá nhân và hội đoàn yêu cầu điều tra phong trào chống-Nhật thời thuộc địa và lịch sử của di dân Hàn quốc; cuộc thảm sát dân lành sau năm 1945; nhà nước vi phạm nhân quyền; những kết tội và sát nhân không minh bạch, trong đó có 1.200 vụ thảm sát thường dân bởi quân lực Nam Hàn và 215 vụ bởi quân lực Hoa Kỳ. Năm 2007, Ủy ban TRC đã quật 4 trong số 160 nơi được nghi ngờ là mồ chôn tập thể. Lúc đó, Tổng thống Lô Vũ Hiển (Roo Moo-hyun) đã xin lỗi quốc dân về 870 nạn nhân đã được chứng nhận tại Uý Sơn (Ulsan). Hiện nay, để tiếp tục hoàn tất công việc đau buồn này, Ủy ban TRC phải tranh đấu việc bị cắt giảm ngân sách và giới hạn với chính phủ Nam Hàn mới.
TS Kim Thạnh Tú (Kim Sung-soo) là người đứng đầu nhóm Hợp tác Quốc tế của Ủy ban TRC. Ông là sử gia, tốt nghiệp cử nhân và cao học tại University of Essex, tiến sĩ tạI Đại học Sheffield (Anh quốc). Trong bài phỏng vấn này dành cho chúng ta, TS Kim sẽ không phát biểu nhân danh Ủy ban TRC mà bày tỏ niềm tin và trao đổi quan điểm của ông dưới tư cách là một công dân của Đại Hàn và là một công dân của thế giới.

TS Kim là tác giả cuốn Biography of a Korean Quaker, Ham Sok-hon (Hàm Tích Hiến)

http://www.quakerbooks.org/biography_of_a_korean_quaker.php

Ngoài cuộc nói chuyện dướI đây với TS Kim Thạnh Tú và bài phát biểu của TS Kim tạI Tế Châu, bạn đọc có thể tham khảo đính kèm bằng Anh ngữ.


Kim, Dong-Choon, The Wounds of War and Separation/Dispersion and Massacre. (PDF)

Truth & Reconciliation Commision, The Just Settlement of the Past Wrongs Promises an Integrated Society and a Bright Future, 02-2008. (PDF)


Việc chuyển sang mẫu tự la tinh các tên gọi nhân vật và địa danh của Hàn quốc không được thống nhất. Thí dụ, Yi Seungman-Ri Seungman-I Sũngman đươc biết đến dưới thời chiến tranh như là Syngman Rhee, và ở Việt Nam như là Lý Thừa Vãng. Xin cám ơn Trúc-Ty đã hiệu đính các từ Hanja (Hán Hàn) sang Hán Việt trong bài này.

Đỗ Kh.




ĐK:

Trong Bad Samaritans, Chang Ha-joon (Trương Hạ Chuẩn) có kể một giai thoạI i. Năm 2003, nhà kinh tế này đang có mặt ở viện Bảo Tàng Quốc Gia tại Seoul, với GS đoạt giải Nobel, Joseph Stiglitz. Ông Chang đang trầm tư trước những ảnh chụp Hán Thành (Seoul) thời ông còn bé (cuối thập niên 50, đầu thập niên 60) thì nghe một phụ nữ trẻ đứng sau lưng nói lớn "Đó không thể là Hàn quốc được! Giống y như làViệt Nam!"


Lịch sử gần đây của Đại Hàn và của Việt Nam có rất nhiều ‘song song’ tương tự. Chúng ta có thể bắt đầu sự song song này bằng vĩ tuyến 38 và vĩ tuyến 17. Cả hai quốc gia đều trải qua tranh chấp ý thức hệ-nội chiến-chiến tranh giải phóng-chiến tranh xâm lược (dù gọi là gì, thì chiến tranh vẫn là chiến tranh và vẫn là…đẫm máu); và cả hai nuớc đều từng bị chia cắt, giờ vẫn còn là tình trạng của Bán đảo.
Ngày nay văn hóa đại chúng và phim bộ Nam Hàn tràn ngập khắp Việt Nam. Việt Nam lại là quốc gia có quan hệ tốt với Bắc Hàn trong lúc mừng đón các nhà đầu tư Nam Hàn, một trường hợp quả là hiếm có. Chúng tôi đam mê theo dõi phim bộ Hàn quốc nhưng lại không biết gì hết về chương đen tối này trong lịch sử Nam Hàn, cuộc thảm sát thường dân năm 1950. Tôi rất sốc khi mới được biết đến sự hiện hữu, tầm trọng đại và sự thực thi tỉ mỉ của cuộc tàn sát này. Con số cả trăm ngàn nạn nhân có nghĩa là có đến hang triệu người vướng vào thảm kịch này nếu chúng ta kể cả bạn bè và gia đình của họ. Và con số này cũng có nghĩa là có cả hàng ngàn người ra lệnh, hàng ngàn người sắp đặt, hàng ngàn người bóp cò súng, hàng ngàn người chứng kiến và hàng ngàn người quan sát. Người chết thì đã đành, họ đã im lặng hơn nửa thế kỷ. Báo chí cũng im lặng hơn nửa thế kỷ, và suốt năm thập niên, thế giới đã bỏ lơ không biết đến một tội ác chiến tranh kinh khủng nhất (tuy là chúng ta chẳng có thiếu về mặt này), một tội ác đối với nhân loại.
Trước khi phục vụ trong Ủy ban TRC và không nói đến, như một người bình thường sống ở Nam Hàn, thì lúc nào ông mới biết đến những tội ác này?
KTT:

Đó là năm 2001, khi tôi được xem một phim tài liệu của đài MBC, The Forgotten Massacre – phát hình 9:55 tối, 27 tháng 4, 2001 và phần hai – The Bodo League – The Dead and The Living – phát hình 9:55 tối ngày 4 tháng 5, cùng năm.


ĐK:

MBC, Tập đòan Truyền thông Munhwa (Văn hóa), được Việt Nam biết đến nhờ bộ phim "Tình yêu trong sáng” (All about Eve)! Bộ phim tài liệu của Lý Thái Huân (Lee Cha-hoon) về Liên minh Bảo Đạo (Bodo League hay National Guidance League, NGL) đã khai quật sự cố này theo đúng nghĩa đen khi nhóm làm phim "Giờ có thể kể ra" đã phải tự tay đào xới khu hầm mỏ Khánh Sơn (Gyeongsan) để ghi hình tang chứng của cuộc thảm sát!


Ông có thể cho chúng tôi biết về Liên minh Bảo Đạo ?
KTT:

Đó là chiến dịch "cải tạo", và là tổ chức thành lập bởi chính phủ Nam Hàn trước chiến tranh Triều Tiên để theo dõi những người tình nghi là có cảm tình với phe tả. Liên minh Bảo Đạo được tổ chức vào năm 1949 dưới quyền của Tổng thống đương thời là Lý Thừa Vãng. Chính quyền lúc đó lập danh sách những người tình nghi có hoạt động cộng sản và bắt họ phải nghiêng về phe hữu. Con số hội viên của Liên minh được ước đoán vào khoảng 200.000 cho tới 300.000.


“Mục đích của tổ chức do chính phủ lãnh đạo này là đặt những người cựu đảng viên cộng sản, hay "chiêu hồi," dưới màng lưới giám sát liên tục. Trong khi gia nhập tổ chức này được tuyên bố là tự nguyện, các cựu đảng viên hay nhà hoạt động chống chính phủ không có lựa chọn nào khác ngoại trừ là gia nhập . Tuy nhiên, theo với thời gian, phạm vi hội viên không chỉ giới hạn ở những nhà hoạt động chính trị, mà chính quyền bắt buộc ngay cả những người chỉ có một lần dính liếu với những tổ chức chống chính phủ cũng phải ghi danh ngay ở cấp làng xã. Thí dụ, Tổng nha cảnh sát ra lệnh cho ty cảnh sát trong vùng phải ghi cho đầy danh sách theo một số lượng đã định trước. Thêm vào đó, những nông dân giản dị thiếu học bị thúc đẩy mạnh phải gia nhập. Như vậy, có hơn 70 phần trăm hội viên của tổ chức Liên minh là nông dân vô tội, những người không có ý nguyện chính trị rõ ràng hay hệ tư tưởng gì cả.
“Bảo Đạo” có nghĩa là “chăm sóc và dẫn dắt”. Khởi từ thời quân chủ Nhật, chính sách nhấn mạnh vào “chăm sóc” hơn là “giam giữ”, để giúp những cựu tù chính trị khi họ gặp nhiều khó khăn khi tìm việc và trông nom gia đình. Nhưng chúng ta không thể tìm ra bất cứ chất tố nào của “chăm sóc” trong trường hợp Liên minh Bảo Đạo của Nam Hàn. Đế quốc Nhật thời trước còn tổ chức “Liên Minh Phục Vụ Nhà Nước” để thay đổi quan niệm và hồi phục những người Đại Hàn bất đồng chính kiến sau khi họ được thả ra. Sau này, một nhóm biện lý Nam Hàn khuynh hữu, từng được giáo dục dưới thời đô hộ của Nhật, nghĩ rằng thứ tổ chức như thế có thể có ích trong việc kiểm soát bọn bất đồng chính kiến thân tả và thành lập ra để “duy trì an ninh quốc gia và bảo tồn luật lệ và trật tự.”

(Kim, Dong-Choon (Kim Đông Xuân), The Wounds of War and Separation/Dispersion and Massacre).

ĐK:

Số phận hội viên Liên minh Bảo Đạo ra sao vào mùa hè 1950?


KTT:

Họ bị bắt theo lệnh “cầm giữ phòng ngừa” ngay sau trận tấn công của Bắc Hàn. Các tổ chức dân quyền cho rằng giới thẩm quyền đã giết những hội viên Liên minh Bảo Đạo giữa lúc lo ngại rằng họ có thể hợp tác với các toán quân Bắc Hàn xâm lăng. Số thường dân bị thảm sát, kể cả 5.413 đảng viên của Namno Party, một tổ chức cộng sản thành lập tại Hán Thành sau khi chính sách thuộc địa Nhật chấm dứt vào nằm 1945, 3.593 hội viên Liên minh Bảo Đạo, 1.897 hoạt động viên trong các nhóm thanh niên cộng sản, và 48 người không hề dính dáng gì đến những hoạt động phe tả. Ủy ban Sự thật cho rằng con số thật có thể cao hơn, vì trên đây chỉ lấy từ các tư liệu của cảnh sát. Giáo sư Kim Đông Xuân, đương kim Ủy viên của TRC, ước đoán ít nhất là 100.000 người đã bị hành quyết.


“Theo hồi ức của những người sống sót, quân cảnh Nam Hàn và cảnh sát triệu tập các thành viên Liên minh Bảo Đạo và cầm giữ họ (một cách ‘tiên hạ thủ vi cường’) ngay lập tức sau khi chiến tranh xảy ra, ngay cả khi những người này này không hề âm mưu chống đối lại chế độ Nam Hàn. Cuộc xử tử những tù nhân chính trị và ‘bọn tình nghi là cộng sản’ có thể đã được thực hiện không cần theo tiến trình luật pháp ở mọi thung lũng cô lập Nam Hàn. Khởi đầu từ Thuỷ Nguyên (Suwon) và Nhân Xuyên Quảng Vực (Inchon) vào tháng Sáu ngày 28, 1950, ba ngày sau cuộc tấn công đầu tiên của đợt xâm lấn Bắc Hàn, các vụ giết người được thực hiện riêng rẽ cho đến cuối tháng Tám, 1950. Hiện giờ, vài ba mồ chôn tập thể đã được tìm ra, cách giết người, theo lời kể của người sống sót, đều giống nhau trên khắp cả nước. Bọn ‘phản bội’ bị tống giam vài ngày, rồi bị lôi ra thung lũng để bắn chết.

(Kim, Dong-Choon, The Wounds of War and Separation/Dispersion and Massacre).



ĐK:

Lần đầu tiên ông nghe phong thanh, tin đồn, về cuộc thảm sát thường dân thời chiến tranh này, là lúc nào?


KTT:

Tôi không hề hay biết gì hết trước đó. Tôi du học Anh từ 1990 đến 2000. Tôi biết ít nhiều gì đó từ khi trở lại Đại Hàn. Cho dù cha tôi sanh năm 1922 ở Bắc Hàn và mẹ tôi sanh ở Nam Hàn, Hán Thành, năm 1932, cả hai đều không biết gì hết cho đến năm 2001, và ngay cả giờ, cũng chỉ biết đến một mức độ nào đó.


ĐK:

Làm cách nào mà việc này giữ được bí mật với người dân Nam Hàn?


KTT:

Tôi nghĩ rằng nạn nhân và gia đình của họ đều sợ bị thể chế độc tài trả thù thêm, còn các thủ phạm thì thấy cần phải biện minh cho hành động của mình để xây dựng một chính phủ mới sau 1945.


ĐK:

Tôi đoán là việc dò xét mọi người và cần biết mọi thứ, ngay cả những chuyện dư thừa và không cần thiết, là một phần của văn hóa công an vào lúc đó ở Nam Hàn.


Chắc đối với người Hàn, sự im lặng, bí mật, xầm xì, ngay cả không khí cũng rất ngột ngạt vào thời đó. Đối với ông, lúc còn bé, thời thiếu niên, thanh niên, lớn lên dưới độc tài quân phiệt thì sao?
KTT:

Vì tôi ra đời năm 1960, tại Hán Thành, nên tôi hoàn toàn cảm nhận thấy đặc tính đàn áp của chính phủ quân phiệt cho đến thập niên 80. Tôi cho là vì vậy mà tôi ngưỡng mộ và được thôi thúc tinh thần bởi nhà lãnh đạo dân quyền Hàm Tích Hiến (Ham Sok Son).

(http://en.wikipedia.org/wiki/Ham_Seok-heon)

(http://www2.gol.com/users/quakers/Ham_epilogue.htm)



http://www2.gol.com/users/quakers/Ham_Acknowledgement.htm
“Tôi và luận án của tôi mang món nợ vô lường với Hàm Tích Hiến. Sắp sửa đúng mười tám năm kể từ ngày tôi gặp ông, và đã trên chín năm từ ngày ông mất. Nhưng, càng sống lâu chừng nào thì tôi càng ý thức tôi nợ ông bấy nhiêu. Nhất là tôi biết chính ông đã gợi hứng cho tôi biến thành sử gia thay vì tiếp tục làm kỹ sư, biến thành một người tự do rộng rãi hơn là một tín đồ tuyệt đối, một nhà nhân văn hơn là một nhà truyền giáo và một người lãng mạn hơn là một nhà đạo đức. Ông là người đã dạy tôi yêu mến và thích thú môn lịch sử và triết học, và tất cả hầu hết những thứ quan trọng mà tôi cần phải học về đời sống và nhân loại. Đối với tôi, ông là cửa sổ mở đến Sự Thật, Tao (đạo Lão), và Thượng Đế. Tôi ước gì ông sống để nhìn thấy kết quả của niềm hứng khởi và dạy dỗ của ông. Kỷ niệm và gương của ông sẽ mãi mãi trong tôi ngày nào tôi còn sống và còn làm việc ấy.

1998, Kim Thạnh Tú ”


ĐK: Tôi đã sơ lược qua một cách thích thú bản luận án TS của ông về “Gandhi của Hàn quốc” http://www2.gol.com/users/quakers/Ham_title.htm . Ông cũng cung cấp cho người đọc hiểu biết về văn hóa và nguồn gốc Đại Hàn, thí dụ như giai thoại về bản dịch “nho giáo” về tựa sách của John Stuart Mill On Liberty! Nếu Nam Hàn giờ là một xã hội dân chủ, thì đấy nhờ bởi những nhà tiên phong như Hàm Tích Hiến và các nhà hoạt động trong cuộc tranh đấu chống lại độc tài, chứ không phải nhờ bởi thích thì ban phát của quân đội.
Tôi đã được đọc những “bào chữa” cho Thảm sát 1950 viện dẫn quốc gia đang vào thời chiến, tình trạng trịệt thóai khó khăn của quân lực Nam Hàn... Đây là tội ác chiến tranh ở bất cứ quốc gia hay trường hợp nào, và có thể được coi là tội ác chiến tranh dưới bất cứ tiêu chuẩn nào, chí ít có thể kể “tiêu chuẩn Yamashita” ii http://www.pbs.org/wnet/justice/world_issues_yam.html đã được Tối Cao Pháp viện Hoa Kỳ chuẩn xác vào năm 1946, dẫn đến việc xử tử tướng Yamashita, tư lịnh quân lực Nhật ở Phi Luật Tân.
Chính những người dấu giếm những tội ác này bằng ấy lâu lại giờ nói rằng chúng đẫ thuộc về quá khứ! Nếu chúng ta theo lý lẽ đó, sẽ không còn cần đến Ủy ban TRC hay bất cứ sự đào vấn lương tâm nào?
KTT:

Tôi nghĩ rằng lịch sử hay quá khứ của con người, tương tự rễ cây. Chúng ta không thể trông mong cây nảy nở nếu ta cắt rễ của nó đi. Y hệt vậy, chúng ta không thể mơ tưởng đến xây dựng một tương lai sáng sủa trong khi bỏ lơ lịch sử của mình. Hoạt động tìm-sự-thật của TRC không phải chỉ để dàn xếp mối bất bình của các gia đình nạn nhân, chúng còn tác động như một biện pháp ngăn ngừa tái phạm xảy ra trong tương lai. Mục đích của nó là ngăn ngừa việc một quá khứ bị bóp méo dẫn dắt tới một hiện tại và tương lai bóp méo. Đại Hàn là quốc gia duy nhất ở Á Châu vén màn che đậy quá khứ nhơ nhuốc của chính mình trước công chúng. Cho dù đau đớn đến đâu, biết rõ sự thật có thể giúp chúng ta dựng nên một xã hội tốt đẹp hơn trong tương lai.




ĐK:

Sự cố Tế Châu iii (Jeju) xảy ra ngày 3 tháng Tư, 1948 http://kimsoft.com/1997/43doc1. Lúc đó chưa có chiến tranh. Tế Châu là một đảo được bảo vệ bởi Đệ Thất Hạm đội http://www.kimsoft.com/1997/43namh.htm và không bị đe dọa bởi quân lực của địch. Tuy nhiên, vẫn có 30.000 thường dân bị giết trong một chiến dịch “bình định”. Trung tá Kim Ích Liệt (về sau Trung Tướng), lúc đó là chỉ huy trưởng trung đoàn 9 tại Tế Châu, đã từ chối không tuân lệnh của Tướng Dean (Đứng đầu Chính phủ Quân đội Mỹ tại Hàn quốc) vì Kim cho rằng đấy là tội ác chiến tranh theo luật quốc tế. Ông được thay thế bằng một sĩ quan dễ bảo hơn. Tướng Kim đã phản đối một cách rạch ròi những tội ác này trong hồi ký của ông http://kimsoft.com/1997/43kim0.htm.


Sự cố Tế Châu có thể được xem là khởi đầu của cái có người gọi là “Thời đại của quỷ dữ” tại Đại Hàn?
KTT:

Đúng, đúng, thật vậy! Cuộc nổi dậy Tế Châu đã được khởi xướng bởi một nhóm phe tả để phản kháng sự kiện sáu thường dân bị cảnh sát giết. Phản ứng hốt hoảng và không suy xét cực đoan của quân đội, của cảnh sát và của các nhóm hữu khuynhiv đối với thường dân đã khiến ngay cả những người bình thường trở nên cảm tình với nhóm lãnh đạo phe tả. Sau đó các nhóm khuynh hữu cực kỳ hoang tưởng lại còn hành xử tàn nhẫn hơn với những người dân thường này. Ở khía cạnh này thì cuộc Nổi dậy Tế Châu là một thế giới vi mô của cuộc xung đột phân cực giữa cánh tả và cánh hữu ở bán đảo Hàn quốc thế kỷ hai mươi.


Theo Chính phủ Quân đội Mỹ tại Hàn quốc (American Military Government in Korea, AMGIK, và cầm quyền tại Nam Hàn từ tháng Chín, 1945 – tháng Tám, 1948), “chương trình giềt người tập thể” tại Tế Châu đã diễn ra vì cần thiết. Theo quan điểm của AMGIK, cuộc thảm sát là thiết yếu để thành lập một chính phủ bù nhìn được ủng hộ bởi Hoa Kỳ ở Nam Hàn. Nhờ thế, AMGIK thành lập đượcmột quốc gia dân chủ Nam Hàn để làm trái độn tvới một Bắc Hàn do cộng sản điều khiển. Về việc này, Thiếu tướng W. Dean của AMGIK và Chỉ huy Nội an Triệu Bỉnh Ngọc v (Cho Byeong-Ok) cố tình mô tả méo mó cuộc Nổi dậy Tế Châu là “náo loạn do cộng sản giật dây với sự ủng hộ của cộng sản quốc tế.” Khi làm như vậy, cả hai đều biện minh cho hành động đàn áp cuộc Nổi dậy Tế Châu bằng bạo lực, và đóng góp vào sự chia cắt có hệ thống bán đảo Hàn quốc này.
Ngay từ lúc đầu của cuộc Nổi dậy, AMGIK chọn lựa đàn áp đổ máu với bất kỳ giải pháp hòa bình nào. Vào ngày 28 tháng Tư, 1948, có một toan tính hiệp ước giữa Kim Đạt Tam vi (Kim Dal-Sam), lãnh đạo chống đối, và Kim Ích Liệt của trung đoàn 9, nhưng công an sau đó đã đội lốt chống đối để đốt làng Orari, cho AMGIK cái cớ mà ngưng đàm phán vii. Bất cứ toan tính đàm phán hay dự tính hòa bình cũng đều bị dập tắt hoàn toàn. Phù hợp với chính sách đó, ngày 6 tháng Năm, một Kim Ích Liệt ôn hòa bị thải hồi và thay vào đó là một Phác Trân Cảnh viii(Park Jin-Kyung) hung hăng.
Theo quan điểm của tôi, sự cố Tế Châu là một vi phạm nhân quyền quan trọng, kết quả của lạm dụng quyền lực công chúng ở lịch sử đương đại Hàn quốc. Như vậy, tôi định giá cuộc Nổi dậy Tế Châu từ nhận thức của một phong trào nhân quyền hơn là từ mặt ý thức hệ hay là an ninh quốc gia. Cuộc Nổi dậy Tế Châu là một gương xấu hổ về “kết quả biện minh cho phương tiện” Như vậy, điều tôi nhấn mạnh là không thể nhân danh bất cứ hệ tư tưởng nào hay là an ninh quốc gia để vi phạm những quyền căn bản con người. (Xin đọc tài liệu bên dưới).
ĐK:

Chúng ta có biết (hay nghe nói) đến những cuộc thảm sát thường dân nào khác trước vụ Tế Châu và đấy cũng nằm trong phạm vi điều tra của TRC?


KTT:

Tôi không được biết đến. Phạm vi điều tra của TRC bao trùm năm phần: phong trào chống Nhật trong thời thuộc địa và lịch sử di dân Hàn quốc; cuộc thảm sát thường dân sau 1945; vi phạm nhân quyền bởi nhà nước; những sự cố về những kết tội mù mờ và những cái chết không minh bạch; điều tra lại những đề khoản trên và những sự cố xác định bởi Ủy ban.


ĐK:

Tôi biết TRC tiếp tục làm việc và tiếp tục những khai quật mới vào hè năm nay. Ông có thể cập nhật hóa việc này?


KTT:

Những khai quật mới sẽ khởi sự vào đầu tháng Bảy năm nay. Đã có khoảng 500 bộ xương đào được từ 7 nơi hành quyết trong năm nay, và sẽ có khoảng 500 bộ xương từ 7 nơi khác trong năm tới với những khai quật tiếp theo.


ĐK:

Phong trào Dân chủ hóa Quang Châu (Gwangju Democratisation Movement, GDM) ix là một biến cố lớn trong việc dân chủ hóa Nam Hàn. Cuộc thảm sát trong năm 1980 có nằm trong nhiệm vụ của TRC không?


KTT:

Không. Về GDM, vui lòng đọc trạm này: http://eng.518.org/eng/


ĐK:

Quang Châu xảy ra gần với chúng ta hơn, vậy sự thật chắc là dễ xác định hơn?

KTT:

Có mà không, bởi vì không những chỉ có nạn nhân và gia đình còn đây mà cũng còn các thủ phạm trong những địa vị có ảnh hưởng và quyền lực trong xã hội Nam Hàn, cho đến ngày nay. Và cũng rất mỉa mai, thủ tục hợp pháp nảy sinh trong xã hội Nam Hàn sau khi dân chủ hóa, lại ngăn trở việc trừng phạt hồi tố thủ phạm GDM dưới thời chính phủ cũ khi thời hạn đã qua. Tài liệu chứng cớ mới được công bố dưới US Freedom of Information Act gợi ý rõ ràng sự đồng lõa của Hoa Kỳ với thủ phạm, chế độ quân phiệt của Tướng Tiền Đẩu Hoán (Chun Doo Hwan) http://www.commondreams.org/headlines/052100-01.htm


ĐK:

Cảm ơn TS Kim Thạnh Tú đã giúp phần nào soi sáng thêm những biến cố đã được giữ bí mật một cách không thể ngờ được là trong những bằng ấy năm. Khi tội ác ở cường độ này xảy ra, cả thế giới cần biết đến sự thật.



[


iGhi chú (vii) là của TS Kim Thạnh Tú. Các ghi chú khác của Đỗ Kh.
 Chang, Ha-joon. “Bad Samaritans, the Myth of Free Trade and the Secret History of Capitalism” (New York: Bloomsbury Press, 2008), p 5.


ii Tướng Yamashita (« Cọp dữ Mã Lai Á ») vào năm 1945 ra lệnh cho quân Nhật dưới quyền triệt thoái khỏi Manila. Phó đề đốc Iwabuchi bất tuân quân lệnh, tử thủ thành phố. Khi cùng đường, quân Nhật tàn sát thường dân, tổng số với những người thiệt mạng trong cuộc giao tranh lên đến 100.000. Theo « Tiêu chuẩn Yamashita », người chỉ huy phải chịu trách nhiệm và kiểm soát được thuộc hạ, ngăn ngừa được họ không gây ra tội ác. Tướng Yamashita bị treo cổ sau chiến tranh. Khi lên đoạn đầu đài ông tặng lại luật sư Mỹ đôi giày cõi ngựa nổi tiếng. Theo tiêu chuẩn tội ác này, tướng Mc Arthur tại Triều Tiên phải bị treo cặp kính đen và tặng lại luật sư chí ít là cái cổ, nhưng MacArthur không hề bị truy tố.


iii Tế Châu, diện tích 1.781 km2 (khoảng gấp ba đảo Phú Quốc), dân số vào lúc đó 300.000, nằm ở cực Tây Nam của bán đảo Triều Tiên, là khu vực an ninh nhất của Nam Hàn ngay cả trong thời chiến. Vào thời điểm 1948, theo trung tá Kim Ích Liệt, trên đảo ảnh hưởng cộng sản không đáng kể. Sự cố Tế Châu được quen gọi là Tứ Tam (Sasam), ngày 3 tháng 4.


iv Trong thời kỳ này, an ninh trên đảo được đặt dưới quyền của cảnh sát. Tại Tế Châu ngòai dân đảo còn có các tóan thanh niên tỵ nạn từ Bắc Hàn được các tổ chức hữu khuynh mang đến. Các nhóm này, vì lập trường có sẵn nên được cơ quan an ninh tin dùng, phần lớn lại là thanh niên trẻ không mang theo gia đình nên nhanh chóng lộng hành và mâu thuẫn với cư dân bản xứ. Sau khi công an cảnh sát và các tổ chức hữu khuynh thất bại trong việc dẹp lọan, quân đội Nam Hàn, tức Trung đòan 9, mớI được giao phó trách nhiệm này.



v Quốc vụ trưởng đặc trách công an trong chính quyền AMGIK, về sau là đối thủ của Lý Thừa Vãng trong bầu cử tổng thống 1960. Trong cuộc họp cao cấp tại Tế Châu, Triệu Bỉnh Ngọc đã tố điêu với tướng Dean là trung tá Kim Ích Liệt cộng sản nằm vùng theo lệnh của thân phụ ở Bắc (thân phụ trung tá Kim qua đời khi ông mới 5 tuổi). Trung tá Kim điên tiết nhảy lên bóp cổ ông Triệu trước mặt mọi người trong đó có tướng Tham mưu trưởng Nam Hàn. Chỉ huy công an Tế Châu nhảy vào cứu xếp bị ông Kim (đai đen 3 đẳng Nhu đạo) đá trúng hạ bộ và loại khỏi vòng chiến. Ông Triệu thoát chết không phải nhờ Tham mưu trưởng đập bàn hay Tòan quyền Dean la hét mà nhờ lúc đó Quốc vụ trưởng đặc trách dân sự cũng ngồi đó. Ông này ôm mặt khóc rống lên rằng “Chúng ta hèn kém không tự mình giành được độc lập mà phải nhờ ngọai nhân nên mới đến nỗi này! Thật nhục nhã!” khiến mọi người dừng tay!

vi


 Theo Bắc Hàn, ông sau trốn thóat ra Bắc, và tử trận trong khi phục vụ quân đội Bắc Hàn vào thời chiến tranh nhưng có nơi cho đây là một Kim Đạt Tam giả được đặt ra để tuyên truyền, còn lãnh tụ thật của cuộc nổi dậy là thành phần không cộng sản và đã bỏ mình trong cuộc “bình định “ Tế Châu.


vii Kim, Ik-Yeol. “Posthumous Works: Truth of Sasam”, The Sasam Talks 2 (Seoul: Jeonyae-won, 1994), pp.129~130.


viii Thi hành lệnh “tiêu thổ bình định”, Trung tá này bị ngay các quân sĩ dưới quyền ông bất phục và sát hại ông sau đó.


ix Sau khi tổng thống Phác Chính Hy (Park Chung Hee) bị giám đốc Trung ương Tình báo ám sát vào cuối năm 1979 http://english.chosun.com/servlet/english.ArtListMan?code=n3_&page=30&year=&mon=01, phong trào dân chủ bừng trở lại. Tướng Tiền Đẩu Hoán lên cầm quyền và ban hành Thiết quân luật. Ngày 18 tháng 5 1980, sinh viên tại Quang Châu bị Nhảy dù đàn áp khiến quần chúng vào cuộc, chiếm thành phố và đuổi quân đội ra khỏi. Ngày 27 tháng 5 quân đội chiếm lại được Quang Châu, số thường dân thiệt mạng lên đến 144 người theo chính quyền lúc đó nhưng con số thật vẫn không rõ. Quang Châu trở thành biểu tượng của đấu tranh dân chủ và tự do tại Nam Hàn, mở đường cho công cuộc dân chủ hóa sau này. Sự cố Quang Châu được quen gọi là “518” tại Nam Hàn.



tải về 96.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương