VĂn phòng quốc hộI


CHƯƠNG III QUÁ TRÌNH THAM GIA CÁC TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM



tải về 1.07 Mb.
trang18/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   30

CHƯƠNG III

QUÁ TRÌNH THAM GIA CÁC TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM

I. XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC

1.1. Toàn cầu hóa kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế và khu vực


Cuối thế kỷ XX, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, khoa học công nghệ đã trở thành một yếu tố trực tiếp ảnh hưởng mạnh mẽ tới lực lượng sản xuất. Nền kinh tế thế giới, trước hết ở các nước công nghiệp phát triển, có bước nhảy vọt đem lại nhiều cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Một số quốc gia nhanh chóng trở thành những nước công nghiệp mới (NICS). Sự hình thành một thị trường thế giới thống nhất trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản lũng đoạn đã diễn ra từ cuối thế kỷ XIX, ngày nay càng thống nhất hơn trên mọi lĩnh vực. Các nước dù lớn hay nhỏ đều bị lôi cuốn vào quá trình này và lệ thuộc lẫn nhau.

Bên cạnh những hệ quả tích cực, toàn cầu hóa kinh tế cũng bộc lộ những nguy cơ như cạnh tranh quyết hệt, khoảng cách chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa nước phát triển và nước đang phát triển ngày càng lớn. Nhiều căng thẳng về xã hội như nạn thất nghiệp, di dân, tội phạm, ma túy, bệnh tật mới, ô nhiễm môi trường, xung đột dân tộc, tôn giáo đã xuất hiện.

Nhìn chung, thế giới thừa nhận toàn cầu hóa kinh tế là một tất yếu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất đã được xã hội hóa với quy mô toàn cầu. Đồng thời, nhiều nước cũng phê phán mạnh mẽ những mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay bị chi phối bởi động cơ ích kỷ, “vì lợi nhuận tối đa” của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, mà trung tâm là Mỹ.

“Hiện nay, Mỹ đang thống trị trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, công nghệ... nhờ phương tiện truyền thông, đồng đôla, kênh truyền hình CNN và mạng Internet. Việc tuyên truyền chưa từng có tiền lệ về mô hình và sự lựa chọn kiểu Mỹ là một thực tể”9.

“Toàn cầu hóa là một thực tế khách quan, nói lên rằng chúng ta đều là hành khách trên cùng một con tầu. Nhưng điều kiện không như nhau cho mọi hành khách”10.

Để có thể tận dụng mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế, những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, phát huy lợi thế của mỗi thành viên trong cộng đồng quốc tế, hạn chế tối đa những mặt tiêu cực toàn cầu hóa kinh tế hiện hành, các quốc gia, các dân tộc, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội cần phải tập hợp trong những tổ chức khác nhau toàn cầu hay khu vực.

Không có lực lượng hay quốc gia nào, dù là mạnh nhất có khả năng đối phó những vụ việc lớn của thế giới đương đại. Vì vậy, các nước đang điều chỉnh chiến lược, sách lược của mình để xác định vị thế của họ trong bàn cờ thế giới.

Mỹ với tiềm lực của một siêu cường duy nhất đang cố thiết lập trật tự thế giới một cực theo kiểu Mỹ.

Các nước phương tây khác tập hợp lực lượng để đối trọng, cạnh tranh với Mỹ, cố tạo nên một trật tự thế giới đa cực.

Các nước đang phát triển còn nghèo, lạc hậu, không chấp nhận bị loại khỏi bàn cờ, đang tìm cách tập hợp lực lượng ở khu vực và toàn cầu để khai thác sức mạnh của bản thân, đồng thời tranh thủ những điều kiện thuận lợi của thời đại.

Ngày nay, tuy khó xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng chiến tranh cục bộ còn tồn tại, hòa bình, an ninh chưa bền vững, vì thế đối với mọi quốc gia, củng cố quốc phòng vẫn còn rất cần thiết. Tuy vậy, trọng tâm của sự tập hợp lực lượng trên thế giới và khu vực chủ yếu là về kinh tế, khoa học, kỹ thuật.

Trong những thập kỷ gần đây đã hình thành các trung tâm lớn về kinh tế như EU, NAFTA, ASEAN... các diễn đàn kinh tế liên khu vực như APEC và nhiều tổ chức hợp tác chuyên ngành. Một hệ quả khác của toàn cầu hóa kinh tế là thúc đẩy xu thế hội nhập, hợp tác giữa các tổ chức chính trị, xã hội ở các khu vực và toàn cầu, một mặt tác động gián tiếp đến toàn cầu hóa về kinh tế, mặt khác nhằm giải quyết những vấn đề về an ninh, hòa bình, độc lập dân tộc, quyền con người, chống tội phạm, bảo vệ môi trường v.v...

Trước bối cảnh đó, các nước đều có xu hướng điều chỉnh chính sách để ứng phó với những thách thức mới, tìm kiếm sự đảm bảo an ninh để mưu cầu lợi ích của mình với phương thức hiệu quả nhất. Chủ trương chung của các nước, nhất là các nước lớn là tăng cường hợp tác và cải thiện mọi mối quan hệ và đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Và như vậy mọi sự điều chỉnh chính sách đều mang tính thực tế.

Với sự điều chỉnh chính sách đó thì các tổ chức quốc tế và khu vực cũng có sự điều chỉnh nhất định những hướng phát triển của mình nhằm đối phó với những thách thức mới, tìm điều kiện thuận lợi để phát triển, bảo vệ tổ chức và giải quyết những vấn đề nội bộ.

Những khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế liên chính phủ và liên nghị viện đang tồn tại được sử dụng làm phương thức đối thoại thích hợp, kiềm chế những mâu thuẫn và xung đột lợi ích phát sinh.

Tuy nhiên quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa vẫn được tiến triển nhanh, và chính vì vậy các tổ chức khu vực đều chú trọng nhiều đến việc củng cố đoàn kết nội khối, đồng thời mở rộng hợp tác với bên ngoài để phát triển mạnh hơn. Tại châu Âu, Liên minh châu Âu và NATO tiến hành việc mở rộng thành viên của mình từ chỗ 12 quốc gia thành viên sẽ trở thành một Liên minh gồm 25 thành viên.

Tại châu Phi, tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) đã được chuyển đổi thành Liên minh châu Phi (AU). Sự hợp tác khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Nam Mỹ Mercosur đang được đẩy mạnh. Tại Đông Nam Á, ASEAN cũng đang có những chính sách để phát huy vai trò của mình.

Nghị viện - với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất về lập pháp ở từng quốc gia, cơ quan đại diện cho nhân dân từng nước có trách nhiệm quan trọng đối với nước mình trong quá trình hội nhập thế giới. Nghị viện cũng tham gia hoạch định chính sách đối ngoại, phê chuẩn các điều ước quốc tế, điều chỉnh luật pháp quốc gia phù hợp với điều ước quốc tế mà họ tham gia và hợp tác với Nghị viện các nước, góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan đến lợi ích của mọi quốc gia, dân tộc.

Lâu nay, trên bình diện quốc gia và quốc tế, trong nhiều trường hợp nghị viện bị coi nhẹ, thậm chí bị bỏ qua trong việc quyết định những vấn đề hệ trọng liên quan đến lợi ích quốc gia, của cả khu vực và thế giới.

Một số nước lớn, nhất là Mỹ, các tổ chức tài chính quốc tế vốn có nhiều thế lực và ảnh hưởng như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)... thao túng công việc thế giới.

Công luận đòi hỏi phải có sự cải cách, dân chủ hóa các thể chế tài chính nói trên. Phải cải tổ dân chủ hóa Liên hợp quốc làm cho nó trở thành một tổ chức quốc tế mạnh, đại diện cho lợi ích của mọi quốc gia, dân tộc.

Trong thời gian gần đây, vai trò nghị viện trong nhiều nước được coi trọng hơn, nhiều tổ chức liên nghị viện quốc tế được củng cố và tăng cường về tổ chức và hoạt động. Tổ chức Liên minh Nghị viện thế giới có quan hệ gắn bó với Liên hợp quốc, cùng phối hợp với nhau trong nhiều vấn đề toàn cầu. Châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành một khu vực quan trọng về kinh tế và an ninh. Nhiều tổ chức liên nghị viện được thành lập như AIPO, APF, APPF, APPU, AAPP nhằm góp phần giải quyết những vấn đề khu vực chứng tỏ vai trò của Nghị viện trong đời sống quốc tế ngày càng được khẳng định.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương