VĂn phòng quốc hộI


CHƯƠNG I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN



tải về 1.07 Mb.
trang2/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

CHƯƠNG I

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN


Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, tức là chủ nghĩa đế quốc với 5 đặc điểm mà Lênin đã nêu1

Thế giới đặt dưới sự thống trị về nhiều mặt của chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc đã hoàn thành việc chiếm đoạt thuộc địa và đang trong quá trình tranh giành lẫn nhau để chia lại thuộc địa và thị trường thế giới. Những mâu thuẫn xã hội ở từng quốc gia và ở cả phạm vi thế giới thêm gay gắt, quyết liệt, thậm chí đã dẫn đến những cuộc chiến đẫm máu ở quy mô khu vực và thế giới.

Với ý tưởng đề cao vai trò trọng tài trong các quan hệ quốc tế của các nghị sĩ và nghị viện nhằm góp phần làm dịu tình hình quốc tế, giữ gìn hoà bình, hai nghị sĩ đồng thời là hai chiến sĩ đấu tranh vì hoà bình: Frederic Passy (Pháp) và Willam Randal Cremer (Anh) khởi xướng việc thành lập Liên minh nghị viện thế giới (Inter - Parilamentary Union - PU) năm 1889, với 16 thành viên là nghị viện các quốc gia ở châu Âu.

Đó là tổ chức liên nghị viện đầu tiên trên thế giới, là diễn đàn duy nhất tập hợp đại diện nghị viện của nhiều quốc gia để trao đổi ý kiến những vấn đề dân chủ nghị viện và những vấn đề quốc tế khác đáng quan tâm.

IPU đã có một số hoạt động tích cực, tác động đến việc thành lập Hội Quốc Liên trước đây, Liên hợp quốc và Toà án quốc tế La - Hay sau này.

Tuy vậy, trước sự thao túng của các nước đế quốc, vai trò của IPU còn hạn chế.

Trong nửa cuối thế kỷ XX, nền kinh tế thế giới có bước tiến vượt bậc do tác động trực tiếp của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới chuyển sang một bước ngoặt mới, chứa dựng nhiều nhân tố có tính đột biến, phức tạp.

Với sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của một loạt những công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin, thế giới dường như thu nhỏ lại như “một làng thế giới”, trong đó các quốc gia, dân tộc, mọi thành phần kinh tế, chính trị, xã hội đều phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Loài người đứng trước nhiều cơ hội phát triển tốt đẹp, đồng thời cũng phải đối phó với nhiều nguy cơ và thảm họa đan xen. Sư cạnh tranh giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh tế, quân sự khu vực ngày càng gay gắt, căng thẳng, chủ nghĩa bá quyền, âm mưu tạo dựng một thế giới đơn cực của Mỹ ngày càng đe dọa hòa bình và ổn định của nhiều quốc gia, dân tộc và cộng đồng quốc tế. Trước bối cảnh đó xuất hiện một đòi hỏi khách quan là gìn giữ “an ninh” cho mỗi con người, mỗi dân tộc. Tuy nhiên, ngoài khái niệm “an ninh” truyền thống người ta còn hiểu rộng hơn, bao hàm cả vấn đề giảm bớt đói nghèo, bệnh tật, bảo đảm các tiêu chuẩn sống tối thiểu, an toàn môi trường, tôn trọng quyền con người vì sự phát triển vững bền.

Trước sự biến động lớn của lịch sử và sự phát triển nhận thức của con người đối với vận mệnh của mình, ý thức đấu tranh để có quyền tham gia vào công việc quốc gia và quốc tế ngày càng phổ cập hơn. Đồng thời nhu cầu hợp tác, phối hợp lẫn nhau giữa nhiều thành viên trong cộng đồng, quốc gia, quốc tế cùng có lợi ích chung trong các lĩnh vực liên quan nhằm thiết lập một không gian sinh tồn tương đối ổn định và cân bằng lợi ích trở nên bức thiết. Từ đó, bên cạnh sự xuất hiện các liên minh quân sự hùng mạnh, tiêu biểu như Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Khối Hiệp ước Vac-sa-va trước đây, xuất hiện ngày càng nhiều các trung tâm kinh tế lớn do hệ quả trực tiếp của toàn cầu hóa kinh tế như: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ - NAFTA, Cộng đồng kinh tế châu Âu - EEC (sau trở thành Liên minh châu Âu EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN, v.v... Các định chế tài chính như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các tập đoàn tư bản siêu quốc gia cũng góp phần chi phối nền kinh tế thế giới. Liên hợp quốc - một tổ chức liên chính phủ toàn cầu, có đại diện của trên 180 nước ngày càng đóng vai trò quan trọng trên chính trường quốc tế2.

Ngoài các tổ chức liên chính phủ, cũng xuất hiện nhiều tổ chức liên nghị viện ở quy mô toàn cầu hay từng khu vực, trong đó IPU là một trung tâm liên nghị viện lớn nhất, một diễn đàn quan trọng nhất của nền ngoại giao nghị viện, tập hợp trên 140 nghị viện quốc gia3. Gần đây, IPU và Liên hợp quốc đã thiết lập cơ chế hợp tác thường xuyên, hỗ trợ lẫn nhau nhằm xử lý có hiệu quả hơn các vấn đề quốc tế.

Các tổ chức liên nghị viện được thành lập dựa trên các hiệp ước quốc tế do các chính phủ ký kết hoặc dựa trên sự thoả thuận của các nghị viện liên quan.

Trước đây, phần lớn công việc ngoại giao của một đất nước đều do chính phủ - các cơ quan hành pháp quyết định, nghị viện thường ít can dự, thậm chí chưa được coi trọng. Trong thế giới hiện đại, do các mối quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự ngày càng phức tạp, riêng mình chính phủ không dễ gì xử lý. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chính phủ cần có sự hợp tác và hỗ trợ của nghị viện, nhất là trong việc phê chuẩn và thi hành các hiệp ước quốc tế, trong việc quyết định ngân sách nhằm tạo điều kiện cho chính phủ thực hiện các cam kết quốc tế. Từ đó, bên cạnh việc thành lập các tổ chức liên chính phủ thì các tổ chức liên nghị viện tương ứng cũng được hình thành như là những cơ chế hợp tác song hành.

Sau Đại chiến thế giới lần thứ II, chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ, hàng loạt các nước thế giới thứ ba giành được độc lập, nhiều nước thiết lập chế độ dân chủ nghị viện. Do yêu cầu khách quan, nhiều tổ chức liên nghị viện khu vực và liên khu vực được thành lập với nhiều mô hình khác nhau, tùy theo bối cảnh lịch sử và địa lý của từng vùng.

Tóm lại, sau hơn một thế kỷ từ khi IPU ra đời, các tổ chức liên nghị viện ngày càng lớn mạnh về số lượng, đa dạng về tổ chức và hiệu quả hơn trong hoạt động. Các tổ chức liên nghị viện trở thành một nhân tố mới, quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.


II. TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH CỦA CÁC TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN


Tuy hình thức thể hiện trong văn kiện có khác nhau, nhưng nhìn chung các tổ chức liên nghị viện thế giới hay khu vực đều nhằm những mục đích như sau:

- Tạo ra diễn đàn tiếp xúc, trao đổi ý kiến giữa các nghị viện và các nghị sĩ nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

- Trao đổi kinh nghiệm về lập pháp, về hoạt động của nghị sĩ, về nhân quyền của các nghị sĩ, kiến nghị những biện pháp nhằm củng cố thể chế dân chủ nghị viện - một trong những cơ chế chủ yếu của nền dân chủ hiện đại.

- Đề xuất những kiến nghị nhằm giải quyết những vấn đề bức thiết ở khu vực và toàn cầu về hoà bình, an ninh, độc lập, dân chủ của các dân tộc, về sự phồn vinh về kinh tế, đa dạng văn hóa và đảm bảo nhân quyền, về bảo vệ môi trường sống; khuyến khích sự giao lưu, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.

- Ủng hộ những mục tiêu cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc. Thiết lập quan hệ hỗ trợ và hợp tác với Liên hợp quốc, các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, giữa các nghị viện với nhau, giữa các tổ chức liên nghị viện và các tổ chức quốc tế khác.


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương