LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN



tải về 232.12 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích232.12 Kb.
#6049
  1   2   3

CSDL Th«ng tin Hái - §¸p phôc vô §BQH cña Phßng Th«ng tin- Trung t©m Th«ng tin-Th­ viÖn vµ NCKH, V¨n phßng Quèc héi.



LUẬT PHÁP VỀ BIỂN VÀ VÙNG BIỂN



Ý nghĩa kinh tế, an ninh, quốc phòng của biển
Nhìn tổng quát lịch sử loài người, cho đến nay trên biển và đại dương đã có hai thời kỳ biến chuyển có tính thế giới:
Thời kỳ thứ nhất, từ thế kỷ XV với những phát hiện địa lý lớn, trong đó có sự kiện năm 1492, Cristophe Colomb tìm ra châu Mỹ, dẫn đến sự bành trướng như vũ bão của các nước tư bản châu Âu trên các đại dương, khiến cho nền kinh tế thế giới phát triển nhảy vọt, hình thành thị trường thế giới duy nhất. Các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp trở thành những cường quốc thế giới chính là do đã tận dụng được ưu thế về biển, xâm chiếm được nhiều thuộc địa (Bồ Đào Nha chỉ rộng khoảng 91.000 km2, đã có thuộc địa rộng gấp hàng trăm lần chính quốc, riêng Brésil rộng khoảng 8,15 triệu km2, Bồ Đào Nha đã chiếm được từ đầu thế kỷ XVI);
Thời kỳ thứ hai, từ sau đại chiến thế giới thứ hai với đặc trưng là, trước nhu cầu mới của loài người, trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong đó có kỹ thuật về biển, cả loài người quan tâm đến biển. Với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, người ta sẽ còn nhiều khả năng hơn nữa để khai thác những tài nguyên hết sức phong phú và to lớn của biển, của đáy biển và đáy đại dương. Các nhà bác học cho biết, diện tích của hành tinh chúng ta là khoảng 510 triệu km2 thì phần mà nước biển che phủ chiếm khoảng trên 360 triệu km2, tức là chiếm khoảng trên 70%. Trong nước biển có chứa tất cả các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn Menđêlêép, hơn nữa số lượng của những nguyên tố đó đạt đến con số kỳ lạ, trong nước biển có khoảng 10 tỷ tấn vàng, khoảng 500 tỷ tấn bạc, khoảng 4 tỷ tấn uran và trữ lượng các nguyên tố khác nhiều đến nỗi không thể so sánh với bất kỳ trữ lượng nào đã tìm thấy trên đất liền.
Các nước phát triển đã và đang thi nhau tấn công vào đại dương. Lợi ích của biển và đại dương đem đến cho các nước có biển ngày càng có ý nghĩa quan trọng và đa dạng, thì các mâu thuẫn trong lĩnh vực đó cũng ngày càng nảy sinh và càng diễn ra gay gắt, đặc biệt về mặt kinh tế và quân sự. Những mâu thuẫn này diễn ra giữa tất cả các nước trên thế giới, giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, giữa các nước có chế độ kinh tế, chính trị xã hội khác nhau, giữa các nước có biển và các nước không có biển hoặc có địa lý bất lợi về biển. Muốn giải quyết những mâu thuẫn đó cần phải có những qui định pháp lý được chấp nhận chung để điều hoà mọi quan hệ giữa các nước ở trên biển và đại dương, có một chế độ, trật tự pháp lý để góp phần xây dựng và phát triển sự hợp tác quốc tế, đảm bảo duy trì hoà bình và an ninh cho các dân tộc trên thế giới ở trên biển và đại dương.
Vấn đề luật biển đã được tất cả các nước trên thế giới quan tâm và quyết tâm xây dựng thành một ngành luật chung trong bối cảnh trên. Vậy “Luật biển là tổng hợp của các qui phạm pháp lý quốc tế được thiết lập bởi các quốc gia trên cơ sở thoả thuận hoặc thông qua thực tiễn có tính tập quán nhằm điều chỉnh chế độ pháp lý của các vùng biển và các hoạt động sử dụng biển cũng như bảo vệ môi trường biển và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong các lĩnh vực này”.
I. Những sự kiện pháp lý về Luật biển trước khi có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
I.1- Hội nghị La Hay (từ ngày 13/3/1930 đến ngày 12/4/1930)
Sau khi Viện Luật quốc tế (Institut de Droit International) được thành lập năm 1894 và Hội Luật quốc tế (International Law Assocition) được thành lập năm 1895, đại diện Chính phủ Hà Lan đưa ra đề nghị năm 1896 các nước sẽ “xác định trong một công ước quốc tế giới hạn của lãnh hải” và Hà Lan đề nghị lãnh hải là 6 hải lý (một hải lý bằng 1.852 mét). Đề nghị này đã vấp phải sự phản kháng của Anh là một đế quốc mạnh hồi đó đang tung hoành khắp các biển trên thế giới, nên vấn đề trên đã không mang lại kết quả nào.
Trong Nghị quyết ngày 22/9/1924, Hội quốc liên quyết định triệu tập trong năm 1930 một hội nghị tại La Hay để “pháp điển hoá luật biển”. Hội nghị thành lập một Uỷ ban các chuyên gia trù bị, do Tổng thư ký Hămmácgiôn làm chủ tịch. Uỷ ban trù bị đã gửi câu hỏi thăm dò các Chính phủ về nội dung. Và hội nghị đã chính thức được tiến hành tại La Hay từ ngày 13/3/1930 đến ngày 12/4/1930 với 8 phiên họp toàn thể, tập trung bàn cãi hai vấn đề chủ yếu là bề rộng lãnh hải và vùng tiếp giáp. Nhưng do có quá nhiều bất đồng giữa các nhóm nước về các vấn đề này nên đến phiên họp thứ 8 (ngày 12/4/1930) vẫn không thoả thuận được với nhau.
Sau thất bại của hội nghị La Hay năm 1930, cho đến cả sau đại chiến thế giới lần thứ hai, không nước nào đặt lại vấn đề pháp điển hoá luật biển.
I.2- Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về luật biển Giơnevơ (từ ngày 24/02/1958 đến ngày 27/4/1958)
Tuy hội nghị La Hay 1930 thất bại, Uỷ ban Luật quốc tế vẫn tiếp tục nghiên cứu và thảo luận, cố gắng điều hoà các quan điểm nhưng cuối cùng đã phải thừa nhận là trên thế giới không có qui định đồng nhất về bề rộng lãnh hải. Uỷ ban đã đề nghị bề rộng lãnh hải phải được qui định trong một hội nghị quốc tế.
Nghị quyết ngày 21/02/1957, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định triệu tập một hội nghị quốc tế để “xem xét luật biển có tính đến không chỉ những mặt pháp lý, mà còn tính đến cả các mặt kỹ thuật, sinh vật, kinh tế và chính trị của vấn đề”. Đại hội đồng giao việc chuẩn bị cho Tiểu ban I do Bailey làm chủ tịch.
Hội nghị đã chính thức tiến hành tại Giơnevơ từ ngày 24/02/1958 đến ngày 27/4/1958, có 85 nước tham gia, đã đi tới bốn Công ước ký ngày 29/4/1958 là:


  • “Công ước về vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp” có hiệu lực thi hành từ ngày 10/9/1964, có 48 quốc gia là thành viên. Công ước đã định nghĩa được lãnh hải là gì, nhưng thất bại trong việc định bề rộng của nó. Công ước thừa nhận có vùng tiếp giáp, nhưng không đi tới được một định nghĩa chính thức về vùng tiếp giáp.

  • “Công ước về đánh cá và bảo vệ các tài nguyên sinh vật của biển”, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/1966, có 36 quốc gia là thành viên.

  • “Công ước về thềm lục địa” có hiệu lực thi hành từ ngày 10/6/1964, có 54 quốc gia là thành viên.

  • “Công ước về biển cả” có hiệu lực thi hành từ ngày 30/9/1962, có 59 quốc gia là thành viên.

Ngoài bốn công ước, còn có một nghị định thư về việc giải quyết bắt buộc các tranh chấp, nghị định thư này coi như một phụ lục của các công ước trên và có hiệu lực thi hành từ ngày 30/9/1962. Nhưng việc có ký vào nghị định thư này hay không là tuỳ mỗi nước quyết định.


Nói cho cùng, cũng giống như hội nghị La Hay 1930, hội nghị Giơnevơ 1958 lại thất bại trong việc định bề rộng của lãnh hải. Tuy vậy, hội nghị đã giải quyết được vấn đề một cách gián tiếp là đề nghị giới hạn lãnh hải không được rộng quá 12 hải lý, và đã mở rộng việc thảo luận về vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng tiếp giáp đặc quyền đánh cá ra thảo luận.
I.3- Hội nghị quốc tế lần thứ hai về luật biển Giơnevơ (từ ngày 17/3/1960 đến ngày 26/4/1960)
Hội nghị Giơnevơ 1958 đã đề nghị với Đại hội đồng Liên hợp quốc (trong phiên họp thứ 13) xét việc triệu tập tiếp hội nghị quốc tế lần thứ hai về luật biển, ngày 10/12/1958 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra nghị quyết triệu tập hội nghị quốc tế hai về luật biển nhằm “xét một lần nữa vấn đề chiều rộng của lãnh hải và vấn đề giới hạn của các vùng đánh cá”.
Hội nghị đã tiến hành họp chính thức từ ngày 21/3/1960 đến ngày 13/4/1960 với 28 phiên họp toàn thể. Các đại diện quốc gia trong hội nghị đã bàn cãi và kiên trì bảo vệ quan điểm có lợi cho mình và bất đồng vẫn rất sâu sắc. Cuối cùng, hội nghị thất bại.
I.4- Một số tuyên bố đơn phương của quốc gia và các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc


  • Ngày 26/02/1942, Hiệp định phân chia vịnh Paria giữa Venêzuêla và Anh (nhân danh Trinité và Tobago). Đây là hiệp định đầu tiên phân chia đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài lãnh hải.

  • Tuyên bố ngày 28/9/1945 của Tổng thống Mỹ Truman mở rộng quyền tài phán của Hoa Kỳ trên các nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản trên thềm lục địa tiếp giáp với bờ biển.

  • Tuyên bố năm 1947 của Chi Lê, Pê Ru và Equateur yêu sách lãnh hãi rộng 200 hải lý.

  • Tuyên bố Santiago ngày 18/8/1952, Tuyên bố Lima ngày 8/8/1970 và Tuyên bố Saint Dmingue ngày 7/6/1972 của các quốc gia Mỹ La tinh yêu sách vùng biển rộng 200 hải lý.

  • Equateur, Peru, Panama và Brazil yêu sách vùng “biển di sản” rộng 200 hải lý.

  • Năm 1970 tại Colombo trước Uỷ ban tư vấn á - Phi và trong Hội nghị khu vực các nước châu Phi tổ chức tại Yaoundé tháng 6 năm 1970, Kenya đưa ra sáng kiến thành lập vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Năm 1973, sáng kiến này được sửa đổi dưới dạng “dự thảo các điều khoản về vùng đặc quyền về kinh tế do các nước á - Phi trình bày cho Uỷ ban đáy biển”.

  • Nghị quyết 1803 (XVII) ngày 18/02/1962 của Đại hội đồng Liên hợp quốc “Tuyên bố về chủ quyền vĩnh viễn trên các tài nguyên thiên nhiên”.

  • Nghị quyết 3016 (XXVII) năm 1972 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về chủ quyền vĩnh viễn của các quốc gia trên các tài nguyên các vùng biển nằm trong ranh giới tài phán quốc gia.

  • Nghị quyết 3171 (XXVIII) ngày 17/12/1973 của Đại hội đồng Liên hợp quốc “chủ quyền trên các tài nguyên thiên nhiên” nhắc lại các nguyên tắc của hai Nghị quyết 1803 và 3016.

  • Nghị quyết 2749 (XXV) ngày 17/12/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc “Tuyên bố về các nguyên tắc quản lý đáy biển và đại dương cũng như các lòng đất của chúng nằm ngoaì ranh giới quyền tài phán quốc gia”.



II. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển
Sau thất bại của hội nghị Giơnevơ 1960, người ta không nghĩ đến việc triệu tập ngay một hội nghị quốc tế nữa mà đi vào thương lượng tay đôi, tay ba với nhau, hoặc đơn phương ra những tuyên bố. Cho đến kỳ họp thứ 22 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (tháng 11/1967), đại sứ của nước Cộng hoà Manta đề nghị phải chú ý sử dụng đáy biển và đại dương vào mục đích hoà bình. Theo đề nghị đó, trong Nghị quyết 2340 (XXII) ngày 18/12/1967, Đại hội đồng Liên hợp quốc đặt ra một Uỷ ban đáy biển, Uỷ ban này bắt đầu hoạt động từ năm 1968 và sau đó trở thành Uỷ ban trù bị của Hội nghị quốc tế lần thứ ba về luật biển. Tiếp sau đó, Đại hội đồng Liên hợp quốc trong kỳ họp thứ 35 ngày 17/12/1970 (Nghị quyết 2750 C - XXV, 108 nước tán thành, 7 nước chống, 6 nước không bỏ phiếu) đã quyết định triệu tập một hội nghị quốc tế về luật biển “có trách nhiệm nghiên cứu thiết lập một chế độ quốc tế công bằng ... nghiên cứu một loạt vấn đề phức tạp, đặc biệt là những vấn đề về biển, thềm lục địa, lãnh hải và vùng tiếp giáp, vấn đề đánh cá và bảo tồn các tài nguyên sinh vật của biển”.
Sau 5 năm trù bị (từ năm 1968 đến năm 1973), bắt đầu từ ngày 03/12/1973, với 11 khoá họp trong 9 năm (1973 - 1982), Hội nghị quốc tế về Luật biển lần thứ ba với sự tham gia của 168 quốc gia và vùng lãnh thổ, đến ngày 10 tháng 12 năm 1982 đã thông qua một Công ước mới về Luật biển gồm 17 phần với 320 Điều khoản, 9 phụ lục và 4 nghị quyết. Tham gia ký Công ước năm 1982 có 119 quốc gia. Công ước có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn hay tham gia thứ 60, ngày 16/11/1993, Guyana là nước thứ 60 phê chuẩn Công ước, do đó Công ước đã có hiệu lực trong đời sống quốc tế từ ngày 16/11/1994. Việt Nam là nước thứ 64 phê chuẩn Công ước (Quốc hội phê chuẩn ngày 23/6/1994, nộp lưu chiểu Liên hợp quốc ngày 25/7/1994). Đến nay đã có 159 nước ký Công ước. Đến tháng 9 năm 1999 đã có 130 nước phê chuẩn Công ước (trong đó có Italia, Anh, Pháp, Nhật Bản là những nước tư bản phát triển).
Trên hành tinh hiện nay có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có khoảng 42 nước không có biển:
Châu á có 12 nước: (1) Vương quốc của Rồng - Bu Tan; (2) Adecbaidăng; (3) Acmêni; (4) Kadăcxtan; (5) Kirơgixtan; (6) Cộng hoà nhân dân Mông Cổ; (7) Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; (8) Vương quốc Nêpan; (9) Tácdíchkixtan; (10) Cộng hoà Apganixtan; (11) Tuốcmênixtan; (12) Udơbếchkistan;
Châu Âu có 13 nước: (13) Công quốc nghị viện An Đo Ra; (14) Cộng hoà áo; (15) Cộng hoà Bê La Rut; (16) Cộng hoà Hunggari; (17) Cộng hoà Crôatia; (18) Công quốc Líchtenxtên; (19) Luc Xem Bua; (20) Cộng hoà Maxêđônia; (21) Cộng hoà Môn Đa Via; (22)Cộng hoà Séc; (23) Cộng hoà Slôvakia; (24) Cộng hoà Slôvenia; (25) Liên bang Thuỵ Sỹ;
Châu Mỹ có 2 nước: (26) Cộng hoà Bôlivia; (27) Cộng hoà Paragoay;
Châu Phi có 15 nước: (28) Cộng hoà Bôtsoana; (29) Buôckinaphasô; (30) Cộng hoà Burundi; (31) Cộng hoà Dămbia; (32) Cộng hoà Dimbabuê; (33) Cộng hoà Êtiôpia; (34) Vương quốc Lêsôtô; (35) Cộng hoà Mali; (36) Cộng hoà Nigiê; (37) Cộng hoà Ruanđa; (38) Cộng hoà Sát; (39) Cộng hoà Trung Phi; (40) Cộng hoà Uganđa; (41) Cộng hoà Ma La Uy; (42) Vương quốc Xoa Di Len.
Đến nay, có khoảng 20 quốc gia được thế giới công nhận là quốc gia quần đảo, cụ thể là: (1) Antigua và Barbuda; (2) Bahamas; (3) Cape Verde; (4) Comoros; (5) Fiji; (6) Grenada; (7) Indonesia; (8) Jamaica; (9) Kiribati; (10) Maldives; (11) Marshall Islands; (12) Papua New Guinea; (13) Philippines; (14) Saint Vincent và Grenadines; (15) Saotome và Principe; (16) Seychelles; (17) Solomon Islands; (18) Tonga; (19) Trinidad và Tobago; (20) Vanuatu.
Trong khu vực Biển Đông có 9 nước là (1) Việt Nam; (2) Philippines; (3) Indonesia; (4) Singapore; (5) Trung Quốc; (6) Malayxia; (7) Brunây; (8) Campuchia; (9) Thái Lan và ba vùng lãnh thổ là Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao.
III. Lãnh hải
1- Bề rộng của lãnh hải
Đây là vấn đề có tính lịch sử lâu dài nhất và gay gắt nhất của nhân loại về biển và vùng biển. Để xác định bề rộng của lãnh hải, người ta đã từng đề ra nhiều tiêu chuẩn khác nhau: là khoảng cách mà tàu thuyền có thể đi được trong một ngày đêm khi thuận gió (60 hải lý); là khoảng cách mà tàu thuyền có thể đi được trong liên tục hai ngày đêm (120 hải lý); là khoảng cách của mũi tên bay; là khoảng cách của tầm nhìn của mắt con người nhìn từ bờ...v..v.
Nhưng tiêu chuẩn được nhiều người nói tới nhất là tiêu chuẩn tầm đại bác. Năm 1703, trong tác phẩm Dedominis maris và sau đó, năm 1737, trong tác phẩm Questioness juriss publici, nhà luật học Hà Lan Binkesooc (Bynkershock) đã đưa ra định nghĩa nổi tiếng:”quyền lực của quốc gia trên bờ biển kết thúc ở nơi mà hiệu lực vũ khí kết thúc”. Quy tắc này được thừa nhận trong một số trường hợp thực tế từ thế kỷ XVII (tuy chưa được nêu thành quy tắc.
Nhưng vũ khí đó là vũ khí gì? và hiệu lực của nó xa bao nhiêu? Qua thực tế thời ấy, vũ khí nói đây là súng đại bác và với kỹ thuật phóng đạn hồi ấy, tầm bắn cũng không xa. Năm 1783, Galiani (người Italia, hồi ấy làm Bí thư Đại sứ quán Italia ở Paris) đưa ra đề nghị tầm bắn đó là 3 hải lý.
Mười năm sau, trong một công hàm ngày 8/11/1793, ngoại trưởng Mỹ hồi đó là Giépphecxơn (Jeferson) tuyên bố bề rộng lãnh hải của Mỹ là 3 hải lý tính từ bờ biển.
Tiếp sau đó, trong một hiệp ước ký với Mỹ (Traité de Gand, 24/10/1818) về quyền đánh cá dành riêng cho người trong nước, Anh cũng theo quan điểm trên.
Ba hải lý là cơ sở cho một loạt hiệp ước của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Nhưng nó vẫn không được thừa nhận là một quy tắc chung của pháp luật quốc tế. Nhiều nước không coi đó là một quy tắc ràng buộc. Vả lại, kỹ thuật pháo binh phát triển, tầm bắn ngày càng xa, và người ta rất khó cố định hóa bề rộng lãnh hải vào 3 hải lý. Máctan (F.F. Martans) từ lâu đã nhận xét: ”Với sự phát triển hiện nay của pháo binh, cần phải nói rằng quyền lực của quốc gia trên bờ biển mở rộng theo tầm bắn xa của đạn đại bác tính từ bờ có lẽ đã rải ra tới 10 hải lý tính từ bờ”. Ôpenhaiem (Oppenheim) cũng nhận xét: “sự phát triển của kỹ thuật trong lãnh vực vận tải đường biển và thông tin liên lạc và sự tăng tầm hoạt động của pháo binh không phải là không có ảnh hưởng đến quy tắc định bề rộng lãnh hải là 3 hải lý”. Baty (T. Baty) trong bài :”Giới hạn 3 hải lý” đăng trong tạp chí Mỹ về Luật quốc tế (1928) (American Journal of International Law) lên tiếng mạnh mẽ hơn. Ông nói không thể “đặt thế giới trong tình trạng lệ thuộc vô hạn vào những sự cải tiến của pháo binh”.
Và ngày nay, rất nhiều luật gia tư sản cũng hoàn toàn bác bỏ :”quy tắc tầm đại bác” và lên án nó :”không phù hợp với tiến bộ của khoa học”.
Thực ra đâu có phải lỗi tại tầm đại bác? mà đây là một cuộc đấu tranh giành chủ quyền của các quốc gia trên lãnh hải của mình chống lại xu hướng của các nước đế quốc muốn thu hẹp lãnh hải các nước, để vùng vẫy kiếm lợi trên biển. Những tư tưởng kiểu “tầm đại bác” đều chịu ảnh hưởng của Grôtiuyt (Hugues Grotius - nhà luật học Hà Lan) từ lâu đã cho rằng :”nhà nước có khả năng thực hiện quyền lực đến đâu thì giới hạn của lãnh hải quốc gia được mở rộng tới đó”.
Gắn bề rộng của lãnh hải vào tầm đại bác (hoặc bất cứ một vũ khí, một công cụ nào) đều khó có cơ sở bền vững được. Vì rằng tầm đại bác thay đổi mà tầm nhìn của con người (nếu con mắt được nhìn qua một công cụ hiện đại) cũng thay đổi, thay đổi mạnh mẽ do tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhưng trong một thời gian khá dài, một số nước như Mỹ, Anh, Nhật, Tây Đức.... cố buộc các nước phải duy trì giới hạn 3 hải lý. Nhưng mưu đồ này ngày càng bị lên án, cuối cùng quy tắc đó đã bị phá sản hoàn toàn.
Hai hội nghị đầu tiên của Liên hợp quốc về luật biển đã thất bại trong việc thống nhất hoá bề rộng lãnh hải và kết quả cuối cùng về bề rộng của lãnh hải được qui định trong Công ước 1982 và thực tiễn của một số quốc gia:


  • Hội nghị La Hay năm 1930, với 36 quốc gia tham gia đã chia thành 3 nhóm, nhóm thứ nhất gồm Mỹ, Nhật, Hà Lan, Anh và các nước trong khối Liên hiệp Anh trung thành với nguyên tắc “3 hải lý mà không có vùng tiếp giáp”; nhóm thứ hai gồm Đức, Bỉ, Pháp, Ba Lan, Hy Lạp, Ai Cập chấp nhận nguyên tắc “3 hải lý đồng thời chấp nhận có thêm vùng tiếp giáp”; nhóm thứ ba gồm các nước Bắc âu, các nước ven Địa Trung Hải và một số nước ở Nam Mỹ đòi “lãnh hải phải rộng hơn 3 hải lý”;

  • Đến hội nghị Giơnevơ năm 1958, đã định nghĩa được lãnh hải nhưng chỉ thống nhất được bề rộng của lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải không quá 12 hải lý (Điều 24, đoạn 2);

  • Tại hội nghị Giơnevơ năm 1960, không nước nào đề nghị 3 hải lý, chỉ có đề nghị từ 6 đến 12 hải lý, ngoài lãnh hải đó ra là một vùng tiếp giáp lãnh hải.

  • Tại hội nghị lần thứ ba (1973 - 1982) thì nổi lên mấy điểm sau: xu thế đòi 12 hải lý là không thể cưỡng lại được, có một số nước Nam Mỹ còn đòi tới 200 hải lý; Mỹ buộc lòng thừa nhận 12 hải lý (tuyên bố của Xtêvenxơn, đại biểu Mỹ tại hội nghị Caracat ngày 12/7/1974).

  • Đến trước khi có Công ước của LHQ về luật biển năm 1982, bề rộng lãnh hải của một số nước như sau:

- Đến năm 1958, trên thế giới có: khoảng 30 nước có lãnh hải rộng 3 hải lý; khoảng 37 nước có lãnh hải rộng từ 3 đến 12 hải lý; có 5 nước có lãnh hải rộng trên 12 hải lý.


- Đến năm 1973, tình hình thay đổi như sau: khoảng 26 nước có lãnh hải rộng 3 hải lý (Anh, Mỹ, Nhật, Bỉ, Uc, CHLB Đức, CHDC Đức, Cu Ba ... ); 20 nước có lãnh hải rộng từ 4 đến 6 hải lý (Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan, Hy Lạp, Italia, Li Băng, Ixraen, Tuy Ni Di, Thổ Nhĩ Kỳ, Yêmen, Urugoay, Haiti ... ); 54 nước có lãnh hải rộng 12 hải lý (An Ba Ni, Angiêri, Ân Độ, Bungari, Côlômbia, Liên Xô, Trung Quốc, Hondurad, Miến Điện, Pháp, Triều Tiên, Rumani, Tây Ban Nha, Guatêmêla, Inđônêsia, I Rắc, Man Gát, Mê Hi Cô, A Rập, Pakistan, Xi Ri, Xrilanca, Xu Đăng, Tandadia, Tô Gô, Thái Lan, Etiôpi, Xênêgan ... ); 1 nước có lãnh hải rộng 10 hải lý (Nam Tư); 1 nước có lãnh hải rộng 18 hải lý; 4 nước có lãnh hải rộng 30 hải lý; 2 nước có lãnh hải rộng 80 hải lý; 1 nước có lãnh hải rộng 100 hải lý; 1 nước có lãnh hải rộng 130 hải lý; 8 nước châu Mỹ la tinh và một số nước châu Phi có lãnh hải rộng 200 hải lý (Trong tuyên bố Panama ngày 03/10/1939 có 21 nước nam Mỹ muốn mở rộng lãnh hải ra trên 300 hải lý; Đến năm 1969, các nước sau đây tuyên bố lãnh hải 200 hải lý: Ac Hen Ti Na, Brazil, Nicaragua, Panama, Pê Ru, Xanvađo, Xômali, Uruguay, Chi Lê, Êquatơ).
Các chuyên gia đã ước tính rằng nếu như tất cả các nước đều tuyên bố lãnh hải là 200 hải lý thì trong số khoảng 361 triệu km2 nước bao bọc hành tinh hiện nay, sẽ có khoảng 140 đến 150 triệu km2 bị sáp nhập vào các nước ven biển. Hầu hết các biển sẽ biến thành lãnh hải của các nước này. Đặc biệt là Địa Trung Hải sẽ bị chia hoàn toàn. Nếu chấp nhận 12 hải lý thì cũng đã có trên 110 eo biển được sử dụng trước đây vào thông thương quốc tế sẽ bị đóng cửa.

*Nhận xét
Danh từ lãnh hải được chấp nhận lần đầu tiên tại hội nghị quốc tế về pháp điển hoá luật biển La Hay năm 1930, đó là sự kết hợp giữa hai từ lãnh thổ và biển. Lãnh thổ là khoảng không gian thuộc một quốc gia và được đặt dưới chủ quyền của quốc gia đó. Biển cấu thành bởi các vùng bề mặt biển phục vụ cho sự thông thương tự nhiên cũng như các vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
Hai khía cạnh trái ngược trên được kết hợp trong cùng một khái niêm pháp lý. Nó đưa đến bản chất pháp lý lưỡng cực của lãnh hải, trong đó chủ quyền của quốc gia ven biển thống trị và quyền tự do hàng hải trong một số điều kiện được đảm bảo. Lãnh hải trở thành một vùng biển đệm giữa một bên là lãnh thổ do quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và bên kia là các vùng biển tại đó các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển được hạn chế bởi các nguyên tắc tự do trên biển và nguyên tắc di sản chung của nhân loại.

3- Đường cơ sở dùng để tính bề rộng của lãnh hải
Để xác định bề rộng của lãnh hải, trước hết phải xác định được đường cơ sở, đó là ranh giới phía trong của lãnh hải. Có được đường cơ sở rồi, chỉ việc vẽ tiếp đường ranh giới phía ngoài một đường cách đều so với đường cơ sở với chiều rộng đã được qui định là có được lãnh hải.
Có hai loại đường cơ sở dùng để tính bề rộng của lãnh hải: đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng.
Đường cơ sở thông thường: được nói đến đầu tiên trong Hiệp ước Pháp - Anh năm 1839 về đánh cá: “ngấn nước thuỷ triều thấp nhất tạo thành đường cơ sở thông thường dùng để tính bề rộng lãnh hải”. Ngấn nước thuỷ triều thấp nhất là “đường cắt của bề mặt nước thuỷ triều khi xuống thấp nhất với bờ biển. Đường này chạy dọc theo bờ biển, hoặc phần đất dốc của bờ, tại đó biển lùi xuống mức triều thấp nhất”. tại Công ước 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp ghi rõ: “Đó là ngấn nước ròng thấp nhất lượn theo bờ biển như là đã được chỉ trên bản đồ với thước tỷ lệ lớn mà nước ven biển chính thức công nhận”. Trong thực tế, hiểu “ngấn nước ròng thấp nhất” không phải đã thống nhất, có nước thì cho đây là mức thấp nhất trung bình trong một thời kỳ nào đó, có nước thì hiểu đấy là mức thấp nhất tuyệt đối, có nước lại nói đó là mức thấp nhất lịch sử. Đây là vấn đề chủ quyền của nước ven bờ, các nước khác rất khó có điều kiện kiểm tra hoặc đối chiếu, cho nên cách thiết thực nhất vẫn là công bố trên hải đồ.
Phương pháp đường cơ sở thông thường liên quan nhiều tới sự thay đổi mực nước biển, tới mực 0 thuỷ triều trên các hải đồ. Mực 0 này rất khác nhau giữa các nước và ngay cả giữa các vùng của cùng một bờ biển quốc gia. Phương pháp này đã được ghi nhận và trở thành nguyên tắc luật tại Điều 5 của Công ước năm 1982. Tuy nhiên, phương pháp này không cho phép mở rộng các vùng biển và rất khó áp dụng đối với các bờ biển khúc khuỷu, phức tạp.
Đường cơ sở thẳng: Xuất hiện đầu tiên tại Na Uy, do hoàn cảnh thực tế bờ biển lồi lõm phức tạp của nước này. Nó được ghi nhận trong nhiều Sắc lệnh của Quốc vương Na Uy những năm 1812, 1869, 1889 và nhất là Sắc lệnh ngày 12/6/1935. Phương pháp này đã được Toà án quốc tế công nhận trong bản án nổi tiếng ngày 18/12/1951 trong vụ đánh cá giữa Na Uy và Anh (Từ năm 1906, Anh vẫn thường đưa tàu đánh cá đến bờ biển Na Uy, Na Uy đã hạn chế và nhiều lần bắt giữ tàu của Anh vì không tuân theo luật pháp của Na Uy, và để tỏ thái độ, năm 1935 Na Uy ban hành lại Sắc lệnh qui định lãnh hải của Na Uy là 4 hải lý và cách vạch đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm cố định trên đất liền, còn đối với đảo thì nối liền các mỏm đá xa bờ nhất; Anh không thừa nhận các qui định đó và đã kiện trước Toà quốc tế; Toà án quốc tế đã xử cách vạch đường cơ sở của Na Uy là chấp nhận được, và Anh phải tôn trọng).
Công ước năm 1958 chính thức thừa nhận phương pháp đường cơ sở thẳng và nêu kèm theo các điều kiện: áp dụng cho bờ biển lồi lõm nhiều hoặc có những dãy đảo dọc theo bờ biển, đường thẳng nối liền các điểm thích đáng với nhau; đường đó không được đi chệch quá xa chiều hướng chung của bờ biển; không được nối với các cồn hoặc bãi ngầm chỉ nhô lên khi nước triều thấp, trừ phi trên cồn đó có đặt hải đăng hoặc các thiết bị tương tự luôn luôn cao hơn biển; có tính đến quyền lợi kinh tế của vùng đã có từ lâu đời; không được lấn sang lãnh hải nước khác; nước ven biển phải vẽ trên hải đồ và công bố cho mọi người biết.
Công ước năm 1982 đã qui định ba khả năng để áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng, đó là: ở những nơi bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm; ở những nơi có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển; ở những nơi có các điều kiện thiên nhiên đặc biệt gây ra sự không ổn định của bờ biển như sự hiện diện của các châu thổ.
Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 232.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương