VĂn phòng quốc hộI


Hội nhập quốc tế và khu vực - một nhu cầu thiết yếu của Việt Nam



tải về 1.07 Mb.
trang19/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   30

1.2. Hội nhập quốc tế và khu vực - một nhu cầu thiết yếu của Việt Nam


Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta là luôn luôn coi Việt Nam là một bộ phận của cộng đồng thế giới, coi việc kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại là một nhân tố quan trọng để đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngay trong thời kỳ khó khăn nhất, Nhà nước ta vẫn rất coi trọng việc hội nhập quốc tế thông qua việc mở rộng hợp tác quốc tế.

Hiến pháp 1946 của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nêu: “Nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhập với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hòa bình của nhân loại”11

Với sự nghiệp đổi mới từ Đại hội VI, 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế mở, hướng xuất khẩu. Nền kinh tế thị trường Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Là một nước đã từng phải trải qua chế độ phong kiến hàng ngàn năm và chế độ thực dân gần một trăm năm, nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn lạc hậu. Chúng ta không có con đường nào khác là hội nhập thế giới và khu vực để mau chóng khắc phục tình trạng đó, để tiến kịp các nước trong khu vực, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Quan điểm hội nhập quốc tế thể hiện rõ trong đường lối đối ngoại của Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991):

“Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Chúng ta chủ trương mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật; cả về Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi Chính phủ, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, bảo vệ và phát triển kinh tế, gìn giữ và phát huy những truyền thống và bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc. Mở rộng cửa để tiếp thu tốt về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, tiếp cận thị trường thế giới, nhưng phải đảm bảo ổn định chính trị, an ninh quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường, hạn chế đến mức tối thiểu những mặt tiêu cực phát sinh trong quá trình mở cửa...”12. Chúng ta xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực, tạo môi trường hòa bình, ổn định lâu dài chung quanh nước ta, đáp ứng lợi ích của dân tộc ta và phù hợp với xu thế các nước tăng cường liên kết khu vực vì hòa bình và phát triển. Đồng thời, mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, với các nước khác và các tổ chức quốc tế”.13Đất nước đang cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phương châm của chúng ta là phát huy tối đa nội lực tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài và hợp tác quốc tế, đồng thời giữ gìn bản sắc dân tộc, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình hội nhập.

Hội nhập quốc tế và khu vực là một nhu cầu thiết yếu đối với nước ta, là một chủ trương chiến lược lâu dài dựa trên những nguyên tắc: “Bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng, cùng có lợi”.

Vì vậy, trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã tham gia Hiệp ước Bali năm 1992, gia nhập ASEAN năm 1995, gia nhập APEC năm 1999 và đang thương lượng gia nhập WTO... Cho tới nay Nhà nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 170 nước và có quan hệ thương mại với 165 nước 14. Đảng ta giữ quan hệ với các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế, đồng thời cũng đặt quan hệ với các đảng cầm quyền ở các nước. Quan hệ của các đoàn thể quần chúng, chính trị, văn hóa xã hội cũng được mở rộng. Thành tựu hoạt động đối ngoại của Việt Nam là hệ quả của sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các lực lượng tham gia, đó là: ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Đảng và ngoại giao nhân dân.

II. QUÁ TRÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM THAM GIA CÁC TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN ĐA PHƯƠNG

Ngay từ khi giành được độc lập, Quốc hội ta đã tham gia những quyết sách về đối ngoại có ý nghĩa trọng đại của đất nước. Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, Quốc hội đóng vai trò quan trọng, trong đó bao gồm lĩnh vực hoạt động đối ngoại. Hiến pháp 1992 đã khẳng định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam”. Đề cập đến hoạt động đối ngoại của Quốc hội, Luật Tổ chức Quốc hội ghi rõ: “Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại...”.15

Trên cơ sở đó, Quốc hội Việt Nam đã chủ động và tích cực mở rộng quan hệ với nghị viện các nước, các tổ chức liên nghị viện quốc tế và khu vực. Trong quá trình thực hiện các hoạt động đối ngoại của Quốc hội, theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội “chỉ đạo và thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội, lãnh đạo hoạt động của Đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực”.16

Ngoài ra, “Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực hiện quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế theo sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội phối hợp với Ủy ban Đối ngoại thực hiện quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế của mình”.17 Đây là những cơ sở pháp lý để Quốc hội thực hiện các hoạt động đối ngoại liên nghị viện của mình.

Có thể nói, trong quá trình các cơ quan của Quốc hội thực hiện các hoạt động đối ngoại liên nghị viện, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đóng vai trò nòng cốt. Vì vậy, Luật Tổ chức Quốc hội đã có quy định cụ thể: “Ủy ban Đối ngoại thực hiện quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội; giúp ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội điều hòa, phối hợp các hoạt động đối ngoại của Quốc hội”.18

Trên cơ sở đường lối đối ngoại của Đảng, Quốc hội nước ta coi trọng việc tham gia các tổ chức liên nghị viện quốc tế và khu vực. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể trong nước và quốc tế của từng thời kỳ mà Quốc hội ta đã có những bước hội nhập thích hợp. Quá trình tham gia các tổ chức liên nghị viện chia làm 2 thời kỳ:

- Thời kỳ trước Đổi mới: từ 1946 đến 1986.

- Thời kỳ Đổi mới: từ 1986 đến nay.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương