VĂn phòng quốc hộI


CHƯƠNG IV NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI



tải về 1.07 Mb.
trang22/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   30

CHƯƠNG IV

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI

NGOẠI CỦA QUỐC HỘI NƯỚC TA TẠI

CÁC TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN

I. NHỮNG THÀNH QUẢ BƯỚC ĐẦU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI

1.1. Những thành tựu đạt được trong thời gian qua


So với lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức liên nghị viện thì thời gian Quốc hội nước ta tham gia tại các tổ chức này còn quá ngắn, mới hơn hai thập kỷ (kể từ khi Quốc hội ta gia nhập IPU). Tuy vậy, chúng ta đã thu được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ để có thể khẳng định việc hội nhập quốc tế và khu vực là kịp thời, phù hợp và có hiệu quả.

Quốc hội ta đã góp phần trực tiếp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế mà lâu nay bị ngăn cách, thậm chí có “định kiến thiếu thân thiện” bởi tác động của cuộc chiến tranh lạnh, do sự thao túng của bộ máy truyền thông phương Tây. Thông qua diễn đàn liên nghị viện, Quốc hội ta chuyển những thông điệp chính thức cho quốc tế hiểu rõ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, lòng yêu chuộng hòa bình và quý trọng tình hữu nghị với các dân tộc, tinh thần sẵn sàng thiết lập quan hệ hợp tác bình đẳng cùng có lợi với các nước của Việt Nam. Những thông tin về đường lối và chính sách về sự nghiệp đổi mới và thành tựu của nó cũng được gửi tới bạn bè quốc tế đầy đủ và kịp thời. Từ đó, ta tranh thủ thêm sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Mặt khác, tham gia tại các diễn đàn này chúng ta nắm bắt và hiểu sâu sắc thêm tình hình, học hỏi được những kinh nghiệm tốt của các nước trên nhiều lĩnh vực, nhất là xây dựng pháp luật, quản lý và điều hành; về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa và các mô hình hoạt động của nghị viện mà ta có thể nghiên cứu tham khảo.

Thông qua các diễn đàn liên nghị viện và việc thiết lập các quan hệ song phương ta đấu tranh chống lại những luận điệu thù địch chống phá ta như vấn đề quan hệ Việt Nam - Campuchia trước đây, vấn đề nhân quyền, dân chủ, tôn giáo, dân tộc... hiện nay.

Cuộc đấu tranh này diễn ra khá gay gắt và kéo dài suốt thập kỷ 80 của thế kỷ XX tại một số diễn đàn quốc tế, trong đó có diễn đàn liên nghị viện. Đi đôi với việc tiến hành chiến tranh phá hoại, bao vây, cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, khi đó các thế lực thù địch cũng tiến hành chiến dịch tuyên truyền, vu cáo Việt Nam “xâm lược Cam-pu-chia”, vi phạm nhân quyền, đàn áp tự do dân chủ ở trong nước, đẩy hàng chục ngàn người phải di tản bằng thuyền. Những chiến dịch vu cáo trên nhằm hạ uy thế của Việt Nam, đồng thời để che đậy tội ác của chúng. Đó là thời kỳ rất khó khăn của hoạt động ngoại giao ở nước ta. Nhưng do kiên định lập trường đúng đắn và có hình thức đấu tranh thích hợp, bằng sức mạnh tổng hợp của mặt trận ngoại giao: ngoại giao Nhà nước, trong đó có Đối ngoại quốc hội, Đối ngoại của Đảng và ngoại giao nhân dân, ta đã giành được thế chủ động và đẩy lùi các chiến dịch chống phá ta của các thế lực thù địch. Một bộ phận của cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều nước phương tây đã xoá bỏ dần những định kiến, sai lệch đối với Việt Nam và thừa nhận Việt Nam đã đạt được những thành tựu về dân chủ và nhân quyền. Tuy vậy, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị tư tưởng về những vấn đề về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc còn lâu dài, phức tạp.

Chúng ta đã và đang xây dựng mối quan hệ tin cậy lẫn nhau, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình ở khu vực, giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, nhất là về kinh tế giữa nước ta và các nước láng giềng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi trở thành thành viên của Hiệp ước Bali, ASEAN, APEC và nhiều cơ chế hợp tác quốc tế và khu vực khác, Việt Nam trở thành một đối tác quan trọng ở khu vực về kinh tế và chính trị. Việc Quốc hội ta tham gia các tổ chức liên nghị viện đã thực sự góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập trên. Trong một thời gian ngắn, nước ta đã tranh thủ được một nguồn đầu tư vốn tương đối lớn của nước ngoài, cùng với kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý nền kinh tế thị trường hiện đại. Nhờ đó, cơ cấu nền kinh tế nước ta đang có những thay đổi tích cực theo định hướng xã hội chủ nghĩa như các nghị quyết của Đảng ta khẳng định.

Việc gia nhập AIPO là bước phát triển mới, quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội ta tại các diễn đàn liên nghị viện, đóng góp thiết thực vào việc xoá bỏ những nghi kỵ, xây dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á. Từ cả hai phía, các đại biểu Quốc hội ta và đông đảo nghị sĩ các nước ASEAN đã tham gia tích cực vào quá trình này. Điều đáng lưu ý là chính vị trí và vai trò của ta tại ASEAN và AIPO đã góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng và củng cố mối quan hệ và vị thế của Việt Nam với một số cường quốc, các nước đối thoại của ASEAN như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Liên bang Nga, Ôt-xtơ-rây-li-a, Ca-na-đa, Niu-di-lân...

Ngoại giao nghị viện, như đã nêu, với đặc điểm là có tính linh hoạt cao về tổ chức và hoạt động. Hoạt động ngoại giao nghị viện không nặng về nghi lễ, hình thức mà đơn giản hơn và đi ngay vào thực chất vấn đề, đối thoại trực tiếp. Điều này làm cho các nghị sĩ - các vị đại biểu của dân gần nhau hơn, thân thiện nhau hơn. Như vậy, có những vấn đề có thể được giải quyết nhanh hơn thông qua các kênh đối thoại rộng rãi thuộc các lực lượng và xu thế chính trị khác nhau. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội ta đã đóng góp tích cực nhiều khi có tính chất đột phá cho ngoại giao chính phủ (như việc thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Hoa Kỳ và với một số nước thuộc khu vực Tây, Bắc Âu).

Trong nhiều trường hợp, mối quan hệ cá nhân giữa đại biểu Quốc hội Việt Nam và nghị sĩ các nước được hình thành trong quá trình hoạt động ở các diễn đàn liên nghị viện đóng vai trò khá quan trọng trong việc tìm ra các giải pháp phù hợp xử lý những vấn đề nhạy cảm như dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... Hơn thế nữa, ta cũng đã có những sự vận dụng khéo léo các nguyên tắc thủ tục của hội nghị để bày tỏ lập trường quan điểm của Việt Nam, góp phần xử lý những vấn đề quốc tế một cách phù hợp (cơ chế biểu quyết theo phiếu, trình tự đưa ra dự thảo nghị quyết những hoạt động vận động hành lang...).

Nhìn lại quá trình hội nhập quốc tế của Quốc hội ta thì thấy rằng, ban đầu ta tham gia hoạt động tại các diễn đàn IPU, APF chủ yếu vừa học tập vừa rút kinh nghiệm. Đến nay, hoạt động đối ngoại của Quốc hội tại các diễn đàn liên nghị viện đã có những bước phát triển mới, thể hiện tinh thần chủ động và trách nhiệm đóng góp của Việt Nam với nghĩa vụ thành viên trước cộng đồng quốc tế. Quốc hội Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập của diễn đàn lớn của khu vực như AAPP. Ta đã chủ động trong các diễn đàn khác như sớm tham gia từ đầu APPF, đăng cai Hội nghị Ban chấp hành APF tại Hà Nội (1996), tổ chức các Hội thảo và các Hội nghị Ủy ban chuyên đề của AIPO (trong các năm 1998 - 2002), Đại hội đồng AIPO lần thứ 23 (tháng 9 năm 2002), đăng cai tổ chức kỳ họp lần thứ 13 Diễn đàn APPF. Trước kỳ Đại hội đồng AIPO, vào tháng 5 năm 2002, với tư cách là Chủ tịch AIPO, Chủ tịch Quốc hội ta đã dẫn đầu đoàn đại biểu bao gồm đại diện các nước thành viên thăm một nước đối tác rất quan trọng của ASEAN là Nhật Bản. Chuyến thăm này thể hiện rõ vai trò của Quốc hội Việt Nam, vị thế của Việt Nam đối với khu vực. Đồng thời đây cũng thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về đóng góp của ta vào quá trình xây dựng tổ chức liên nghị viện quan trọng này.

Quốc hội ta cũng đã tranh thủ được một số dự án viện trợ về kỹ thuật của IPU và một số Nghị viện các nước kể cả các tổ chức quốc tế khác thuộc Liên hợp quốc như UNDP, UNFPA... Những dự án này có ý nghĩa chính trị lớn, thể hiện sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhất là các cơ quan lập pháp quốc tế đối với Việt Nam. Các dự án đó góp phần giúp Quốc hội ta và một số cơ quan của Quốc hội tăng cường năng lực hoạt động với những hình thức phong phú, hiệu quả.

Thực tế những năm qua chứng tỏ rằng hoạt động đối ngoại của Quốc hội ta ngày càng được tiến hành sôi động, và phương thức cũng đa dạng hơn. Hàng năm có khá nhiều đoàn của QH ta đi công tác nước ngoài và nhiều đoàn của các tổ chức liên nghị viện và nghị viện các nước ở nhiều châu lục đến thăm VN (riêng trong năm 2002 có 59 đoàn Quốc hội đi thăm và làm việc tại các nước và 68 đoàn quốc tế thăm ta).19 Thực tế trên đã phản ánh sự năng động của Quốc hội ta trong hoạt động ngoại giao nghị viện. Qua hoạt động này chúng ta tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố tình hữu nghị và mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Quốc hội ta với nghị viện các nước, đồng thời học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp và quản lý xã hội, góp phần thúc đẩy và củng cố quan hệ nhà nước, chính phủ và nhân dân. Có lẽ đây là một trong những thành tựu quan trọng nhất trong hoạt động ngoại giao nghị viện của Quốc hội ta.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương