VĂn phòng quốc hộI


Một số hạn chế cần khắc phục



tải về 1.07 Mb.
trang23/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   30

1.2 Một số hạn chế cần khắc phục


Trong quá trình hội nhập vào các cơ chế hợp tác liên nghị viện, hoạt động đối ngoại của Quốc hội ta còn những hạn chế sau đây:

- Số đại biểu Quốc hội có kinh nghiệm và kiến thức về đối ngoại, ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh còn ít. Còn thiếu những chuyên viên giỏi về nghiệp vụ giúp việc cho Đại biểu Quốc hội ta tại diễn đàn nghị viện đa phương. Công tác nghiên cứu về ngoại giao nghị viện, tổ chức liên nghị viện còn yếu.

- Chúng ta chưa khai thác có hiệu quả nguồn thông tin tại các tổ chức liên nghị viện và mặt khác ta chưa cung cấp được nhiều thông tin thường xuyên về Việt Nam cho bạn bè quốc tế. Đây cũng chính là khâu yếu trong công tác tuyên truyền đối ngoại của ta.

- Việc quản lý thống nhất, sự phân công và phối hợp liên ngành đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và công tác quốc tế nhân dân chưa được như mong muốn, do đó còn hạn chế hiệu quả công tác đối ngoại.

Như đã trình bày ở trên, hoạt động đối ngoại liên nghị viện song phương và đa phương là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp trong chính trường quốc tế. Việc Quốc hội nước ta chủ động hội nhập quốc tế, tham gia khá tích cực nhiều tổ chức liên nghị viện là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, góp phần đề cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Vấn đề chủ yếu hiện nay là chúng ta cần phát triển về chiều sâu, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Quốc hội nước ta tại các tổ chức liên minh nghị viện, trước hết là tại các tổ chức quan trọng như IPU, AIPO, APF, AAPP và APPF.

II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA QUỐC HỘI TA TẠI CÁC TỔ CHỨC LIÊN NGHỊ VIỆN



2.1. Quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ IX trong các hoạt động đối ngoại đa phương của Quốc hội.


Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới”. Vì vậy, yếu tố quan trọng nhất để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đối ngoại của Quốc hội, trong đó có hoạt động đối ngoại đa phương là phải quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo đường lối đối ngoại của Đảng ta sao cho phù hợp với tinh thần đổi mới trong hoạt động đối ngoại tại các diễn đàn nghị viện đa phương của Quốc hội.

Báo cáo chính trị của Đại hội lần thứ IX nêu:

“Nhiệm vụ đối ngoại là tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo độc lập và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, chủ quyền và tiến bộ xã hội”.20

Như vậy các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đều được triển khai nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương Việt Nam là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới. Ngoại giao nghị viện của ta góp phần thiết thực và khá hiệu quả, vừa phục vụ lợi ích của dân tộc vừa đóng góp vào sự nghiệp chung của nhân loại. Trong hoạt động ngoại giao nghị viện, Quốc hội ta cũng luôn quán triệt tinh thần: “Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình; làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền”.21

Thông qua nhiều phương thức, tại nhiều diễn đàn đa phương và hợp tác song phương, Việt Nam từng bước tích cực tham gia giải quyết các vấn đề của khu vực và toàn cầu. Trong thời đại hiện nay, trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế là đấu tranh nhằm loại trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và mọi phương tiện chiến tranh hiện đại giết người hàng loạt khác; bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lựa chọn con đường phát triển của mỗi dân tộc trên thế giới; góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ, công bằng.

2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tại các diễn đàn liên nghị viện.


Hoạt động chủ yếu của các tổ chức liên nghị viện diễn ra tại các Đại hội đồng thường kỳ, các kỳ họp của các cơ quan thuộc tổ chức liên nghị viện và một số hội nghị chuyên đề. Chính tại các diễn đàn đó nhiều cuộc trao đổi ý kiến sâu rộng về những vấn đề cấp thiết mà các bên quan tâm được tiến hành. Đây cũng là cơ hội để thiết lập các quan hệ hợp tác giữa các nghị viện và giữa các nghị sĩ.

Sau một thời gian trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại nghị viện đa phương ta đã thu được một số kinh nghiệm. Vấn đề quan trọng là phải làm sao để việc tham gia của đoàn đại biểu Quốc hội ta tại các diễn đàn đó có chất lượng cao hơn. Việc đóng góp của ta đối với các chủ đề nêu tại Đại hội phải kịp thời, phù hợp, đúng nguyên tắc nhưng với sách lược mềm dẻo nâng cao vị thế của nước Việt Nam đổi mới. Tại các diễn đàn này chúng ta cũng thu thập được những nguồn thông tin bổ ích. Tăng cường quan hệ hợp tác nghị viện sẽ góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


2.3. Một số kiến nghị


Từ kinh nghiệm thực tiễn và trước những nhiệm vụ trong thời gian tới, trên cơ sở đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, xin được nêu một số kiến nghị và giải pháp sau:

1. Bước vào thế kỷ XXI, tình hình quốc tế và khu vực đang và sẽ còn diễn ra hết sức phức tạp, khó lường, nhất là sau hàng loạt các hoạt động khủng bố và các cuộc chiến tại Afghanistan, Iraq với chiêu bài chống khủng bố do Mỹ và các đồng minh tiến hành. Trước bối cảnh đó, hoạt động đối ngoại của Quốc hội, một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước ta, cần tiếp tục được đẩy mạnh với tinh thần chủ động, sáng tạo với các biện pháp thích hợp và có hiệu quả nhằm góp phần đẩy mạnh quan hệ nhà nước, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công tác nghiên cứu những vấn đề cơ bản, những động thái chính của tình hình quốc tế và khu vực và xu thế phát triển tại thời điểm tiến hành hội nghị là yêu cầu rất quan trọng. Ngoài ra, việc nắm vững tình hình, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về những lĩnh vực có quan hệ với nội dung của các diễn đàn, hội nghị là nhiệm vụ cũng rất cơ bản. Trên cơ sở đó, chuẩn bị tốt nội dung các tham luận của đoàn ta tại diễn đàn. Các tham luận cần súc tích, có chất lượng cao về thông tin và mang tính định hướng rõ về chính sách, quan điểm của ta đồng thời gắn được với quan điểm chung của các lực lượng tiến bộ, dân chủ. Đối với những vấn đề phức tạp cần đấu tranh, ta vừa giữ vững lập trường nguyên tắc, đồng thời cần mềm dẻo về sách lược, có giải pháp cụ thể cho từng trường hợp.

2. Một vấn đề quan trọng mà lâu nay chưa được quan tâm đúng mức là việc theo dõi liên tục và có hệ thống các hoạt động trọng tâm của các diễn đàn; việc đánh giá kết quả của các Đại hội đồng và các hội nghị chuyên đề của các tổ chức liên nghị viện mà Quốc hội là thành viên; việc nghiên cứu vận dụng những kiến nghị phù hợp với hoàn cảnh trong nước. Trong hoạt động nghị viện, việc nắm bắt và xử lý thông tin càng có ý nghĩa ở tầm vĩ mô. Một điều đáng lưu ý rằng các tổ chức liên nghị viện và nhiều nghị viện quốc gia có kinh nghiệm và khả năng trong việc thu thập và cung cấp các loại thông tin bổ ích về lập pháp và quá trình hoạch định chính sách. Đó là những nguồn thông tin tham khảo rất hữu ích mà ta cần tận dụng, khai thác.

3. Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động đối ngoại đa phương để củng cố và mở rộng các quan hệ song phương. Chúng ta cần đặc biệt chú ý tới việc tham gia tại Liên minh nghị viện thế giới (IPU), Liên minh nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF), Hiệp hội nghị viện châu Á vì hòa bình (AAPP), Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF). Đây là các diễn đàn lớn, có tính tổ chức cao, cơ chế hoạt động định kỳ với sự tham gia của hầu hết nghị viện của các quốc gia trên thế giới. Tại các diễn đàn này, ta có điều kiện hết sức thuận lợi phát triển quan hệ song phương với tất cả các khu vực trên thế giới.

4. Các diễn đàn đa phương cũng là cơ chế rất thích hợp cho ta tranh thủ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại, cung cấp đủ và cập nhật các thông tin chính thống của ta về sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thông qua công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại, chúng ta tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.

5. Việc Quốc hội ta tham gia chủ động và có hiệu quả tại các diễn đàn đa phương sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây cũng là phương thức và điều kiện để chúng ta thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với cộng đồng quốc tế. Phát huy những thành quả đạt được thông qua việc Quốc hội ta đảm đương và chủ trì rất thành công các hội nghị liên nghị viện quốc tế như Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ APF, Đại hội đồng AIPO lần thứ 23 và những hoạt động khác để chuẩn bị cho việc Quốc hội ta trong tương lai đăng cai tổ chức các hoạt động có tầm cỡ lớn hơn như những hội nghị, các diễn đàn liên nghị viện và Đại hội đồng IPU tại Việt Nam.

6. Mỗi kỳ Đại hội đồng của một tổ chức liên nghị viện là một dịp hội tụ đông đảo chính khách quan trọng của các nước. Vì vậy cần có kế hoạch bố trí cho đoàn ta nói chung và từng đại biểu nói riêng tiếp xúc thiết lập quan hệ, giao lưu với các đoàn và nghị sĩ các nước, nhất là những địa bàn ta quan tâm. Quan hệ trực tiếp giữa các nghị sỹ - các vị đại biểu cho dân là vô cùng quan trọng trong công tác ngoại giao nghị viện.

7. Cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức liên nghị viện và các tổ chức quốc tế khác như IPU, APF, UNDP trong việc đào tạo cán bộ cho Văn phòng Quốc hội, tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm về đối ngoại đa phương. Hơn nữa ta có thể thông qua các cơ chế đa phương này tranh thủ các dự án hỗ trợ kỹ thuật song phương với quốc hội các nước như Thụy Điển, Pháp, Đan Mạch, Canada... Nên tính đến việc tranh thủ các dự án này để góp phần hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao trình độ và kinh nghiệm hoạt động đối ngoại cho các đại biểu Quốc hội ta.

8. Nâng cao hiệu quả tham gia của ta thông qua việc nâng cao trình độ của đại biểu dự hội nghị và đào tạo một đội ngũ chuyên viên đối ngoại giỏi về diễn đàn đa phương.

Việc tham gia và đóng góp trực tiếp của các đại biểu là yếu tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng tham gia của Quốc hội ta tại diễn đàn nghị viện đa phương, vì chính các vị đại biểu này là người trực tiếp tiến hành các hoạt động đối ngoại tại các diễn đàn. Chính họ cũng là những người chuyển tải những thông điệp của Đảng và Nhà nước ta tới các Quốc hội và nhân dân các nước.

Thành phần đoàn nên bố trí số lượng hợp lý, với lực lượng nòng cốt gồm các đại biểu vững vàng về quan điểm, có bề dày hoạt động thực tiễn và thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, có trình độ tác nghiệp phù hợp với đặc thù của từng diễn đàn.

Cần có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo một đội ngũ cán bộ đối ngoại vững vàng về quan điểm, thông thạo về nghiệp vụ và ngoại ngữ, phục vụ tốt cho các đoàn dự hội nghị và có thể đảm đương công tác tổ chức hội nghị mà ta sẽ đăng cai sau này.

9. Cần có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Quốc hội, của Chính phủ, Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương tới địa phương.

Lâu nay, việc phối hợp này nói chung tốt, nhưng cũng cần phải thiết lập một cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả hơn. Không những cần phối hợp ngay từ khi chuẩn bị cho đoàn ta lên đường đi dự hội nghị mà còn cần thiết cả sau hội nghị, nhất là khi phải triển khai các nghị quyết của hội nghị.

10. Ngoại giao nhà nước sẽ góp phần thiết thực phục vụ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Đóng góp của ngoại giao Nghị viện trong lĩnh vực này như thế nào là phù hợp và hiệu quả là một vấn đề cần được đánh giá xác đáng, đúng bản chất. Vì vậy, việc tổ chức một hội thảo về chuyên đề này, từ đó nêu rõ yêu cầu, mục đích và những việc cần làm trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội cũng là mong muốn chung của những người làm công tác đối ngoại Quốc hội và phục vụ cho các hoạt động đối ngoại của Quốc hội ta.

11. Ngoại giao nghị viện ngày càng có vị thế quan trọng, có những đặc thù riêng so với các hoạt động ngoại giao chính phủ và đối ngoại nhân dân. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội ta đã thu được một số kinh nghiệm trong thực tiễn, nhưng lâu nay chưa được sơ kết, tổng kết một cách hệ thống. Vì vậy, đã đến lúc Quốc hội ta, mà cụ thể là Ủy ban Đối ngoại cần phải tiến hành việc tổng kết một cách hệ thống hoạt động đối ngoại của Quốc hội ta trong thời gian vừa qua, nhất là từ thời điểm đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới. Từ đó để có những bài học bổ ích làm cơ sở cho bước phát triển sau này cho Đối ngoại Quốc hội ta hay còn có thể gọi là Ngoại giao nghị viện Việt Nam. Trên cơ sở những bài học thực tế đó cần biên soạn cuốn sổ tay phổ biến những kỹ năng, những bài học kinh nghiệm có tính chất như cẩm nang cho các đại biểu Quốc hội và các chuyên gia, chuyên viên tại các diễn đàn liên nghị viện và trong quan hệ song phương.

Tóm lại, với việc tham gia ngày càng chủ động và có hiệu quả hơn tại các tổ chức liên nghị viện, Quốc hội ta góp phần đáng kể vào việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, triển khai thực hiện một cách sáng tạo đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Hiệu quả hoạt động đối ngoại của Quốc hội còn được thể hiện thông qua việc ta mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với nghị viện của trên 140 quốc gia trên thế giới, với các vị nghị sĩ, các chính khách đại diện cho các đảng chính trị khác nhau. Đó cũng chính là những đóng góp của ta tại các tổ chức liên nghị viện mà với tư cách thành viên ta phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện. Sự hiện diện của các đại biểu Quốc hội Việt Nam, những đóng góp đầy tinh thần xây dựng và ngày càng tích cực hơn của họ đã góp phần giới thiệu ra thế giới hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới, hợp tác rộng mở, thủy chung với bạn bè, hữu nghị với các dân tộc.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả ngày càng cao tại các cơ chế hợp tác quốc tế này, Quốc hội ta cũng cần phải tiếp tục đầu tư thích đáng cho hoạt động đối ngoại kể cả về nhân lực và tài chính. Đồng thời, Quốc hội cũng cần không ngừng đổi mới và tìm kiếm những phương thức hoạt động phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, với diễn biến của tình hình thế giới trong khi phải quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương