VĂn phòng quốc hộI


ĐIỀU LỆ LIÊN MINH NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI22



tải về 1.07 Mb.
trang25/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

ĐIỀU LỆ

LIÊN MINH NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI22


Văn bản được thông qua năm 1976, sửa đổi và bổ sung lần cuối vào tháng 4 năm 2003 tại Kỳ họp thứ 108 Đại Hội đồng (IPU), Santiago, Chilê.

I. ĐẶC ĐIỂM, MỤC ĐÍCH VÀ CƠ CẤU

Điều 1

1. Liên minh Nghị viện Thế giới là tổ chức quốc tế của Nghị viện các quốc gia có chủ quyền.

2. Là trung tâm của đối thoại Nghị viện trên toàn thế giới kể từ năm 1889, Liên minh Nghị viện Thế giới hoạt động vì hòa bình, hợp tác giữa các dân tộc và vì nền tảng vững chắc của các thể chế đại diện. Vì mục đích đó, Liên minh cần:

(a) Đẩy mạnh tiếp xúc, phối hợp và trao đổi kinh nghiệm giữa Nghị viện và Nghị sĩ của tất cả các quốc gia;

(b) Xem xét các vấn đề quốc tế quan tâm và thể hiện quan điểm của Liên minh về các vấn đề đó nhằm hỗ trợ các Nghị viện và Nghị sĩ có những hành động cụ thể;

(c) Góp phần bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên phạm vi toàn cầu trên cơ sở tôn trọng và coi quyền con người là nhân tố cơ bản của nền dân chủ nghị viện và phát triển;

(d) Góp phần nâng cao kinh nghiệm hoạt động, củng cố và phát triển phương thức hoạt động của các thể chế đại diện.

3. Cùng chung những mục tiêu với Liên hợp quốc, Liên minh hỗ trợ các nỗ lực và hợp tác chặt chẽ với tổ chức này. Liên minh cũng hợp tác với các tổ chức Liên Nghị viện khu vực, các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ cùng phấn đấu vì lý tưởng chung.



Điều 2

Trụ sở của Liên minh Nghị viện Thế giới đặt tại Giơ-ne-vơ.



Điều 3

1. Bất kỳ một Nghị viện nào được thành lập phù hợp với luật pháp của một quốc gia có chủ quyền, đại diện cho nhân dân và hoạt động trên lãnh thổ quốc gia đó đều có thể đề nghị gia nhập Liên minh Nghị viện Thế giới. Đoàn đại biểu quốc gia đại diện cho một Nghị viện như vậy, và là thành viên Liên minh vào thời điểm thông qua bản Điều lệ này23 có quyền quyết định tiếp tục là thành viên Liên minh.

2. Đối với Nhà nước liên bang, chỉ có Nghị viện Liên bang mới có quyền đệ đơn gia nhập Liên minh Nghị viện Thế giới.

3. Thành viên Liên minh phải tuân thủ những nguyên tắc và Điều lệ của Liên minh.

4. Các tổ chức nghị viện quốc tế được các quốc gia thành viên Liên minh sáng lập theo luật pháp quốc tế có thể được Hội đồng Điều hành kết nạp làm Thành viên liên kết theo đề nghị của các tổ chức này sau khi tham khảo ý kiến của các Nghị viện có liên quan.

Điều 4

1. Hội đồng Điều hành quyết định việc kết nạp hoặc tái kết nạp một Nghị viện theo đơn đề nghị gia nhập hoặc tái gia nhập do Tổng Thư ký chuyển đến. Hội đồng quyết định vấn đề này trên cơ sở ý kiến của Ban Chấp hành, được đưa ra sau khi Ban Chấp hành đã xem xét việc đáp ứng các điều kiện qui định tại Điều 3 và báo cáo Hội đồng về vấn đề này.

2. Khi một Nghị viện thành viên ngừng hoạt động với tư cách là thành viên hoặc không nộp niên liễm cho Liên minh trong vòng ba năm. Ban Chấp hành xem xét và trình bày quan điểm của mình lên Hội đồng Điều hành. Hội đồng sẽ đưa ra quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Nghị viện này.

Điều 5

1. Hàng năm, Nghị viện thành viên là Thành viên liên kết phải nộp niên liễm cho Liên minh theo mức độ do Hội đồng Điều hành quy định (Điều 4 Quy chế tài chính).

2. Nghị viện thành viên còn nợ niên liễm không có quyền biểu quyết tại các cơ quan thuộc Liên minh Nghị viện Thế giới nếu tổng số nợ bằng hoặc vượt quá mức niên liễm đến hạn phải nộp của toàn bộ hai năm trước đó. Tuy nhiên, Hội đồng Điều hành có thể cho phép Nghị viện thành viên này tham gia biểu quyết nếu Hội đồng cho rằng việc không nộp niên liễm là do các điều kiện vượt quá khả năng kiểm soát của Nghị viện thành viên. Trước khi xem xét vấn đề này, Hội đồng có thể xem xét giải trình bằng văn bản của Nghị viện thế giới liên quan. Bất kể quy định tại Điều 10.2 của Điều lệ này, Nghị viện thành viên trên đây không được cử quá hai đại biểu tham dự các cuộc họp của Liên minh.

Điều 6

1. Nghị viện thành viên và Thành viên liên kết của Liên minh có quy chế riêng điều chỉnh việc tham gia Liên minh của mình. Các Nghị viện thành viên cần có các quy định về cơ cấu tổ chức, thủ tục và điều kiện tài chính cần thiết để đảm bảo một cách hiệu quả việc tham gia các hoạt động của Liên minh, thực hiện các quyết định và duy trì liên lạc thường xuyên với Ban Thư ký Liên minh; trước cuối tháng Một hàng năm, Nghị viện thành viên phải gửi cho Ban Thư ký một báo cáo về tình hình hoạt động của mình, trong đó có danh sách tên các cán bộ và danh sách hoặc tổng số các Nghị sĩ.

2. Nghị viện thành viên có quyền quyết định cách thức tham gia Liên minh Nghị viện Thế giới.

Điều 7

Nghị viện thành viên có nghĩa vụ trình các nghị quyết của Liên minh trước nội bộ Nghị viện mình được hình thức thích hợp; truyền đạt các nghị quyết này cho Chính phủ; thúc đẩy việc thi hành các nghị quyết và thông báo thường xuyên, đầy đủ với Ban Thư ký Liên minh về cách thức triển khai nghị quyết và các kết quả đạt được, nhất là thông qua các báo cáo thường niên (Điều 39.2 Quy chế Đại Hội đồng).



II. CÁC CƠ QUAN

Điều 8

Liên minh Nghị viện Thế giới gồm Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới, Hội đồng Điều hành, Ban Chấp hành và Ban Thư ký.



III. ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN MINH NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI

Điều 9

1. Liên minh Nghị viện Thế giới tiến hành họp Đại Hội đồng mỗi năm hai lần.

2. Địa điểm và thời gian họp do Hội đồng Điều hành quyết định (Điều 4.2 Quy chế Đại Hội đồng).

3. Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng Điều hành có thể thay đổi thời gian và địa điểm tổ chức Đại Hội đồng hoặc quyết định không triệu tập Đại Hội đồng. Trong trường hợp khẩn cấp, Chủ tịch Hội đồng Điều hành có thể quyết định các vấn đề này với sự nhất trí của Ban Chấp hành.



Điều 10

1. Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới gồm các Nghị sĩ được các Nghị viện thành viên chỉ định là đại biểu. Các Nghị viện thành viên cử đoàn tham dự với thành phần gồm các nghị sĩ thuộc cả hai giới, đồng thời cần đảm bảo sự tham gia bình đẳng của nam và nữ nghị sĩ.

2. Số lượng đại biểu của mỗi Nghị viện thành viên tham dự kỳ họp thường niên lần thứ nhất Đại Hội đồng IPU trong mọi trường hợp không được vượt quá tám đại biểu đối với Nghị viện của các nước có dân số được một trăm triệu người hoặc quá mười đại biểu đối với Nghị viện của các nước có dân số từ một trăm triệu người trở lên. Số lượng đại biểu tham dự kỳ họp thường niên lần thứ hai không quá 5 hoặc 7 người đối với Nghị viện các nước có dân số từ 100 triệu người trở lên.

3. Đoàn đại biểu nào chỉ bao gồm các nghị sĩ một giới thì đương nhiên bị giảm bớt một thành viên.



Điều 11

1. Chủ tịch Hội đồng Điều hành hoặc Phó Chủ tịch Ban Chấp hành theo quy định tại Điều 5.2 của Điều lệ Ban Chấp hành, trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt, sẽ phát biểu khai mạc Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới.

2. Đại Hội đồng sẽ bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và uỷ viên kiểm phiếu.

3. Số Phó chủ tịch bằng số Nghị viện thành viên tham dự Đại Hội đồng.



Điều 12

Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới thảo luận về các vấn đề thuộc phạm vi của Liên minh Nghị viện Thế giới theo quy định tại Điều 1 của Điều lệ này và đưa ra Những khuyến nghị thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề đó.



Điều 13

1. Các Ủy ban Thường trực hỗ trợ công việc của Đại Hội đồng. Số lượng Ủy ban và quy chế hoạt động của các Ủu ban do Hội đồng quyết định (Điều 21 (f)).

2. Thông thường, các Ủy ban Thường trực có nhiệm vụ soạn thảo các báo cáo và dự thảo nghị quyết của Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới.

3. Hội đồng cũng có thể đề nghị các Ủy ban này tiến hành nghiên cứu và báo cáo về một vấn đề cụ thể trong chương trình nghị sự của Đại Hội đồng.



Điều 14

1. Đại Hội đồng sẽ quyết định chương trình Nghị sự của kỳ họp tiếp theo (Điều 10 Quy chế Đại Hội đồng).

2. Đại Hội đồng có thể bổ sung một chủ đề khẩn cấp vào chương trình nghị sự (Điều 11 Quy chế Đại Hội đồng).

Điều 15

1. Chỉ có các đại biểu có mặt tại Hội nghị mới có quyền biểu quyết.

2. Số phiếu bầu của các Nghị viện thành viên được tính như sau:

(a) Mỗi Nghị viện thành viên Liên minh có tối thiểu mười phiếu bầu;

(b) Số phiếu bầu bổ sung của Nghị viện thành viên phụ thuộc vào số dân của quốc gia đó, cụ thể là:

Từ 1 đến 5 triệu dân

1 phiếu

Từ trên 5 đến 10 triệu dân

2 phiếu

Từ trên 10 đến 20 triệu dân

3 phiếu

Từ trên 20 đến 30 triệu dân

4 phiếu

Từ trên 30 đến 40 triệu dân

5 phiếu

Từ trên 40 đến 50 triệu dân

6 phiếu

Từ trên 50 đến 60 triệu dân

7 phiếu

Từ trên 60 đến 80 triệu dân

8 phiếu

Từ trên 80 đến 100 triệu dân

9 phiếu

Từ trên 100 đến 50 triệu dân

10 phiếu

Từ trên 150 đến 200 triệu dân

11 phiếu

Từ trên 200 đến 300 triệu dân

12 phiếu

Từ trên 300 triệu dân

13 phiếu

(c) Các đoàn chỉ gồm nghị sĩ thuộc một giới được ít nhất 8 phiếu (trong khi nếu tham gia đầy đủ cả hai giới sẽ được 10 phiếu) tại Đại hội Liên minh Nghị viện Thế giới. Đối với các đoàn thêm số phiếu bổ sung thì tổng số phiếu cuối cùng được tính trên cơ sở 8 phiếu cộng bổ sung.

3. Các Đoàn đại biểu có thể phân chia số phiếu bầu cho các thành viên trong Đoàn để họ có thể hiện quan điểm của mình. Mỗi đại biểu không được sử dụng quá mười phiếu.



Điều 16

1. Đại Hội đồng biểu quyết bằng hình thức điểm danh, trừ khi quyết định trước Đại Hội đồng không gặp phải ý kiến phản đối.

2. Việc bầu các chức vụ được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín nếu có ít nhất hai mươi đại biểu đề nghị.

IV. HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH

Điều 17

1. Thông thường, Hội đồng Điều hành họp mỗi năm hai kỳ (Điều 5 Quy chế Hội đồng).

2. Một phiên họp bất thường của Hội đồng có thể được Chủ tịch Hội đồng triệu tập khi Chủ tịch hoặc Ban Chấp hành xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của một phần tư tổng số Ủy viên Hội đồng.

Điều 18

1. Hội đồng Điều hành gồm ba đại diện của mỗi Nghị viện thành viên. (Điều 1.2 Quy chế Hội đồng Điều hành). Nhiệm kỳ của Ủy viên Hội đồng bắt đầu từ Đại Hội đồng này đến Đại Hội đồng kế tiếp.

2. Tất cả các Ủy viên Hội đồng đều phải là Nghị sĩ đương nhiệm.

3. Trong trường hợp Ủy viên Hội đồng từ trần, từ chức hoặc không thể tham dự, Nghị viện thành viên có liên quan phải cử người thay thế.



Điều 19

1. Hội đồng Điều hành bầu Chủ tịch Hội đồng với nhiệm kỳ ba năm (Điều 6, 7, 8 Quy chế Hội đồng).

2. Chủ tịch Hội đồng mãn nhiệm không được quyền tái cử trong thời gian ba năm và Chủ tịch kế nhiệm phải là đại biểu thuộc Nghị viện thành viên khác. Hội đồng cố gắng đảm bảo sự luân phiên giữa các Đoàn đại biểu thuộc các khu vực địa lý khác nhau.

3. Việc bầu cử diễn ra vào Đại Hội đồng lần thứ hai trong năm. Tuy nhiên, nếu vì lý do đặc biệt khiến Đại Hội đồng không được triệu tập thì Hội đồng vẫn có thể tiến hành bầu cử.

4. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng từ chức, mất chức Nghị sĩ hoặc từ trần thì Ban Chấp hành chỉ định Phó Chủ tịch Ban Chấp hành đảm nhận nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng cho đến khi Hội đồng bầu Chủ tịch Hội đồng mới. Qui định này cũng được áp dụng trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng là đại biểu của Nghị viện bị đình chỉ tư cách thành viên Liên minh Nghị viện Thế giới.

Điều 20

1. Hội đồng Điều hành quyết định, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Liên minh Nghị viện Thế giới phù hợp với các mục tiêu được quy định trong Điều lệ này.

2. Hội đồng Điều hành thông qua chương trình nghị sự của mình. Ban Chấp hành xây dựng dự kiến chương trình nghị sự (Điều 12.2 Quy chế Hội đồng). Các ủy viên Hội đồng có thể đề nghị bổ sung dự kiến chương trình nghị sự (Điều 13, Quy chế Hội đồng).

Điều 21

Hội đồng Điều hành có các nhiệm vụ sau:

(a) Quyết định kết nạp, tái kết nạp hoặc đình chỉ tư cách Nghị viện thành viên của liên minh theo quy định tại Điều 4 của Điều lệ này;

(b) Quyết định thời gian và địa điểm triệu tập Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới Điều 9.2 và Điều 4 Quy chế Đại Hội đồng);

(c) Đề cử Chủ tịch Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới;

(d) Quyết định tổ chức các cuộc họp khác của Liên minh Nghị viện Thế giới, trong đó có việc thành lập các Ủy ban ad-hoc để nghiên cứu các vấn đề cụ thể; quyết định cách thức thành lập và xem xét kết luận của các Ủy ban này;

(e) Quyết định số lượng và quy chế hoạt động của các Ủy ban Thường trực của Đại Hội đồng (Điều 13.1);

(f) Thành lập các Ủy ban ad-hoc hoặc Ủy ban đặc biệt và các nhóm công tác hỗ trợ Hội đồng thực hiện nhiệm vụ của mình trên cơ sở đảm bảo cân bằng về địa chính trị, địa lý (khu vực và tiểu khu vực) và giới tính trong cơ cấu tổ chức;

(g) Quyết định danh sách, quyền hạn và nghĩa vụ của các quan sát viên được tham dự Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), quyết định các tổ chức quốc tế và cơ quan khác được hưởng quy chế quan sát viên thường xuyên tại Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (Điều 2 Quy chế Hội nghị; Điều 4 Quy chế Hội đồng; Điều 3 Quy chế Ủy ban) và mời các quan sát viên không thường xuyên có thể đóng góp vào việc nghiên cứu một nội dung cụ thể trong chương trình nghị sự của Hội nghị;

(h) Hàng năm, thông qua chương trình và ngân sách hoạt động của Liên minh và xác định mức độ đóng góp tài chính của các thành viên (Điều 3 và Điều 5.2 Quy chế tài chính);

(i) Hàng năm, thông qua quyết toán ngân sách của năm tài khóa trước đó theo đề nghị của hai Kiểm toán viên do Hội đồng chỉ định trong số các thành viên của mình (Điều 41 Quy chế Hội đồng; Điều 12 Quy chế tài chính; Điều 12 Điều lệ Ban Thư ký);

(j) Cho phép tiếp nhận các tài sản hiến tặng và tài sản di tặng (Điều 7 Điều lệ tài chính);

(k) Bầu Ủy viên Ban Chấp hành Điều 37, 38, 39 Quy chế Hội đồng);

(l) Bổ nhiệm Tổng Thư ký Liên minh (Điều 25.1; Điều 3 Điều lệ Ban Thư ký);

(m) Thông qua Quy chế Hội đồng và cho ý kiến về các đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ (Điều 45 quy chế Hội đồng điều hành).

Điều 22

Hội nghị nữ Nghị sĩ được tổ chức cùng thời gian với các kỳ họp của Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới và phải báo cáo Hội đồng Điều hành về hoạt động của mình. Hội nghị có Quy chế riêng do Hội đồng Điều hành thông qua. Một Ủy ban Phối hợp với Quy chế đã được Hội nghị thông qua sẽ hỗ trợ các công việc tại Hội nghị. Ủy ban này sẽ họp trong thời gian diễn ra các kỳ họp thường niên của Đại Hội đồng.



V. BAN CHẤP HÀNH

Điều 23

1. Ban Chấp hành gồm Chủ tịch Hội đồng Điều hành, mười lăm thành viên thuộc các Nghị viện khác nhau và Chủ tịch Ủy ban phối hợp Hội nghị nữ Nghị sĩ.

2. Chủ tịch Hội đồng đương nhiên là Chủ tịch Ban chấp hành. Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới bầu mười lăm Ủy viên Ban Chấp hành, trong đó phải có ít nhất mười hai Ủy viên và thành viên Hội đồng Điều hành và các thành viên này vẫn tiếp tục là Ủy viên Hội đồng. Trong Ban Chấp hành phải có ít nhất là ba nữ Ủy viên.

3. Trong quá trình bầu Ban Chấp hành, đóng góp của các ứng cử viên và Nghị viện thành viên liên quan đối với Liên minh sẽ được xem xét. Chỉ có nghị sỹ của các quốc gia nơi phụ nữ có cả quyền bầu cử và ứng xử mới được bầu vào Ủy ban chấp hành.

3bis. Mười lăm ghế được bầu sẽ được phân bổ theo các nhóm địa chính trị bằng việc áp dụng hệ thống St. Lague đối với tổng số phiếu mà các thành viên của nhóm được quyền bỏ tại Hội đồng.

4. Nhiệm kỳ của Ủy viên Ban Chấp hành, trừ nhiệm kỳ của Chủ tịch, là bốn năm. Mỗi năm có ít nhất hai Ủy viên luân phiên kết thúc nhiệm kỳ. Ủy viên Ban Chấp hành mãn nhiệm không được tái cử trong thời gian hai năm và Ủy viên kế nhiệm phải là đại biểu thuộc Nghị viện khác. Chủ tịch Ủy ban phối hợp Hội nghị nữ Nghị sỹ có nhiệm kỳ hai năm và được gia hạn một lần (Điều 32.4 Quy chế Hội nghị nữ nghị sỹ).

5. Nếu Ủy viên Ban Chấp hành từ trần, từ chức hoặc thôi chức Nghị sỹ thì Nghị viện thành viên liên quan phải chỉ định người thay thế cho đến kỳ bầu cử tiếp theo của Hội đồng. Nếu ủy viên mới được bầu không thuộc Quốc hội của ủy viên mãn nhiệm thì ủy viên đó sẽ đảm nhiệm chức vụ mới này cho cả nhiệm kỳ. Còn nếu không thì ủy viên đó sẽ chỉ tiếp tục hoàn thành nhiệm kỳ còn lại của người tiền nhiệm. Nếu Chủ tịch Ủy ban phối hợp Hội nghị nữ Nghị sỹ từ trần, từ chức hoặc thôi chức Nghị sỹ thì tùy trường hợp, Phó Chủ tịch thứ nhất hoặc Phó Chủ tịch thứ hai đảm nhiệm hết nhiệm kỳ của người tiền nhiệm.

6. Nếu Chủ tịch của Ủy ban phối hợp là thành viên của Ban Chấp hành hoặc thuộc cùng một Nghị viện với một trong số mười lăm Ủy viên Ban Chấp hành, người đó sẽ được thay thế bởi Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban phối hợp, hoặc Phó Chủ tịch thứ hai trong trường hợp Phó Chủ tịch thứ nhất là ủy viên Ban Chấp hành hoặc thuộc cùng một Nghị viện với một trong số mười lăm ủy viên.

7. Nếu ủy viên Ban Chấp hành được bầu làm Chủ tịch Điều hành thì Hội đồng bầu ủy viên khác thay thế ủy viên này. Trong trường hợp đó, vấn đề trên đương nhiên được đưa vào chương trình nghị sự của Hội đồng. Nhiệm kỳ của ủy viên mới là bốn năm.

8. Ủy viên Ban Chấp hành không được đồng thời là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch của một Ủy ban Thường trực.



Điều 24

1. Ban Chấp hành là cơ quan hành chính của Liên minh Nghị viện Thế giới.

2. Ban Chấp hành có các nhiệm vụ sau:

(a) Xem xét đề nghị gia nhập hoặc tái gia nhập Liên minh Nghị viện Thế giới có đáp ứng các điều kiện qui định tại Điều 3 của Điều lệ này hay không và thông báo với Hội đồng Điều hành về các kết luận của mình;

(b) Triệu tập Hội đồng họp trong trường hợp khẩn cấp (Điều 17.2);

(c) Quyết định thời gian, địa điểm tổ chức và dự kiến chương trình nghị sự tại các kỳ họp của Hội đồng;

(d) Cho ý kiến về việc bổ sung chương trình nghị sự của Hội đồng;

(e) Kiến nghị với Hội đồng về chương trình hoạt động và ngân sách hàng năm của Liên mình (Điều 3.4 Quy chế tài chính);

(f) Báo cáo tình hình hoạt động của Ban Chấp hành tại các kỳ họp của Hội đồng thông qua báo cáo của Chủ tịch;

(g) Kiểm soát Ban Thư ký về mặt tài chính, và những hoạt động của cơ quan này trong việc thực hiện các quyết định của Đại Hội đồng hoặc Hội đồng, và nhận những báo cáo và thông tin liên quan.

(h) Xem xét các ứng cử viên vào chức vụ Tổng Thư ký để đưa ra đề xuất với Hội đồng; quy định nhiệm kỳ của Tổng Thư ký do Hội đồng bổ nhiệm;

(i) Yêu cầu Hội đồng bổ sung ngân sách nếu dự toán ngân sách do Hội đồng thông qua có vẻ không đủ để trang trải chi phí thực hiện chương trình và các công tác hành chính của Liên minh; trong trường hợp khẩn cấp, Ban Chấp hành có thể cấp ngân sách bổ sung nhưng phải báo cáo vấn đề này tại kỳ họp Hội đồng tiếp theo;

(j) Chỉ định Kiểm toán viên bên ngoài kiểm tra hoạt động tài chính của Liên minh (Điều 12 Quy chế tài chính);

(k) Quy định bảng lương và phụ cấp cho các cán bộ của Ban Thư ký Liên minh (Phần IV Quy chế Nhân viên);

(l) Thông qua Quy chế Ban Chấp hành;

(m) Thực hiện các nhiệm vụ được Hội đồng ủy quyền theo quy định của Điều lệ và Quy chế.



VI. CÁC NHÓM ĐỊA CHÍNH TRỊ

Điều 24bis

1. Nghị viện các nước thành viên có thể thành lập các nhóm địa chính trị. Mỗi Nhóm sẽ quyết định phương thức làm việc phù hợp nhất trong việc tham gia vào các hoạt động của Tổ chức. Các nhóm cũng thông báo cho Ban thư ký về thành phần, danh sách và quy chế hoạt động của nhóm mình.

2. Nếu Nghị viện thành viên nào thuộc về nhiều hơn một nhóm địa chính trị thì Nghị viện đó cần thông báo cho Tổng thư ký IPU biết về nhóm địa chính trị mà mình đại diện nhằm đề cử các ứng cử viên của mình vào các vị trí trong Liên minh.

3. Ban Chấp hành có thể mời Chủ tịch của các nhóm địa chính trị tham gia vào các cuộc thảo luận với tư cách là tư vấn.



VII. BAN THƯ KÝ LIÊN MINH

Điều 25

1. Ban Thư ký Liên minh gồm toàn bộ nhân viên đặt dưới sự lãnh đạo của Tổng Thư ký Liên minh (Điều 2 Quy chế Nhân viên) do Hội đồng bổ nhiệm (Điều 21 Mục m).

2. Ban Thư ký có các nhiệm vụ sau:

(a) Là cơ quan thường trực của Liên minh.

(b) Quản lý hồ sơ về các Nghị viện thành viên của Liên minh và tích cực vận động các Nghị viện khác gia nhập Liên minh.

(c) Ủng hộ và khuyến khích những hoạt động của các nghị viện thành viên và đóng góp, ở cấp độ kỹ thuật, vào việc phối hợp các hoạt động này;

(d) Chuẩn bị nội dung cần được Hội nghị Đại Hội đồng xem xét và cung cấp kịp thời các tài liệu cần thiết;

(e) Thực hiện các quyết định của Hội đồng và Đại Hội đồng;

(f) Dự kiến chương trình hoạt động và dự toán ngân sách trình Ban Chấp hành xem xét (Điều 3.2, 3.3, 3.7 Quy chế tài chính);

(g) Thu thập và phổ biến thông tin có liên quan đến cơ cấu tổ chức và chức năng của các thể chế đại diện;

(h) Duy trì liên lạc giữa Liên minh với các tổ chức quốc tế khác và nhìn chung, đảm bảo sự có mặt của Liên minh tại các hội nghị quốc tế.

(i) Bảo quản hồ sơ lưu trữ của Liên minh Nghị viện Thế giới.



VIII. HIỆP HỘI CÁC TỔNG THƯ KÝ NGHỊ VIỆN

Điều 26

1. Hiệp hội các Tổng Thư ký nghị viện là cơ quan tư vấn của Liên minh Nghị viện Thế giới.

2. Hoạt động của Hiệp hội và các cơ quan của Liên minh Nghị viện Thế giới trong việc nghiên cứu các thể chế nghị viện có vai trò hỗ trợ lẫn nhau. Các hoạt động này được phối hợp với nhau thông qua quá trình tham vấn và phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng và triển khai dự án.

3. Hiệp hội hoạt động theo phương thức tự quản. Liên minh quyết định phân bổ ngân sách hàng năm của Hiệp hội. Điều lệ của Hiệp hội phải được Hội đồng Điều hành thông qua.



IX. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ

Điều 27

1. Đề xuất sửa đổi Điều lệ phải được trình Ban Thư ký Liên minh bằng văn bản chậm nhất ba tháng trước khi diễn ra Đại Hội đồng. Ban Thư ký chuyển ngay đề nghị này tới các Nghị viện thành viên. Việc xem xét đề nghị sửa đổi đương nhiệm được đưa vào chương trình nghị sự của Đại Hội đồng.

2. Đề nghị về các sửa đổi nhỏ phải được trình Ban Thư ký Liên minh bằng văn bản chậm nhất sáu tuần trước khi diễn ra Đại Hội đồng. Ban Thư ký chuyển ngay các đề nghị bổ sung sửa đổi tới các Nghị viện thành viên.

3. Sau khi đã xem xét ý kiến của Hội đồng được thể hiện qua biểu quyết theo đa số thông thường, Hội nghị thông qua đề nghị sửa đổi và bổ sung bằng biểu quyết theo đa số hai phần ba.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương