VĂn phòng quốc hộI


V. LIÊN MINH CÁC NGHỊ SĨ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG (ASIA - PACIFIC PARLIAMENTARIANS UNION - APPU)



tải về 1.07 Mb.
trang14/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   30

V. LIÊN MINH CÁC NGHỊ SĨ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG (ASIA - PACIFIC PARLIAMENTARIANS UNION - APPU)

5.1. Quá trình thành lập


Năm 1965, theo sáng kiến của một số nghị sĩ Nhật Bản, Philippines, Thái Lan và Đài Loan, Liên minh các nghị sĩ châu Á - The ASIAN PARLIAMENTARIANS UNION - APU được thành lập tại Tokyo.

Mục đích của APU được nêu trong Hiến chương năm 1965:

“Phấn đấu bảo vệ tự do và nền dân chủ, gìn giữ hòa bình lâu dài và phồn vinh ở châu Á - Thái Bình Dương”.

Nhằm đạt được những mục tiêu trên, APU tiến hành những biện pháp tăng cường sự hiểu biết và đoàn kết giữa các nước châu Á, khuyến khích nghị sĩ các nước tham gia Liên minh; thúc đẩy sự hợp tác kinh tế văn hóa và kỹ thuật và trao đổi ý kiến về các vấn đề liên quan đến việc gìn giữ hòa bình, an ninh khu vực; tôn trọng những nguyên tắc về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau.

Sau khi thành lập, một số Nghị viện quốc gia khác đã tham gia Liên minh (Indonesia, Campuchia - khi đó là Cộng hòa Khmer), Malaysia, Lào và Cộng hòa Việt Nam (ngụy Sài Gòn).

Quan hệ giữa APU và các quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương ngày càng phát triển. Vì vậy năm 1975, Đại hội đồng APU tại Đài Bắc đã quyết định đổi tên Liên minh thành Liên minh các nghị sĩ châu Á - Thái Bình Dương (APPU).


5.2. Cơ cấu tổ chức của APPU


5.2.1. Quy chế thành viên

Quy chế thành viên của APPU để ngỏ cho tất cả các nghị viện các quốc gia hoặc các nhóm nghị sỹ liên kết với điều kiện nhất trí phấn đấu cho các mục tiêu của APPU.

Các nhóm nghị sỹ liên kết có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như các Nhóm quốc gia. Khi đủ điều kiện, các nhóm này sẽ trở thành thành viên quốc gia đầy đủ.

APPU cho phép các Quan sát viên tham dự các hội nghị. Quan sát viên có thể phát biểu khi được Chủ tịch hội nghị mời.

Một Đoàn thành viên quốc gia hay Nhóm liên kết được gia nhập APPU nếu nhận được sự nhất trí của tất cả các Nhóm trong APPU.

Hiện nay, APPU có 21 thành viên đầy đủ, 01 quan sát viên và 2 Nhóm liên kết.



5.2.2. cấu tổ chức của APPU

Ban thu ký của APPU có trụ sở tại Tokyo, là cơ quan hành chính đảm nhiệm việc phối hợp và hỗ trợ những việc cần thiết cho các Ban thư ký của quốc gia thành viên và xuất bản nguyệt san Tin tức APPU Bản tin APPU.

Đại hội đồng của AAPU được tổ chức mỗi năm một lần tại một nước thành viên APPU tự nguyện đăng cai. Nghị quyết của Đại hội đồng được thông qua trên nguyên tắc đồng thuận. Chủ tịch đại hội đồng APPU do nước đăng cai đảm nhiệm, Phó chủ tịch Đại hội đồng gồm đại diện Quốc hội các thành viên chính thức của APPF.

Hội đồng AAPU bao gồm đại diện của tất cả các thành viên chính thức. Mỗi đoàn đại biểu thành viên chính thức cử 2 nghị sĩ và một Tổng thư ký AAPU quốc gia tham gia Hội đồng. Mỗi năm Hội đồng họp 2 kỳ để bàn về các vấn đề liên quan tới nội dung và thể thức tiến hành kỳ họp Đại hội đồng AAPU và những vấn đề liên quan về tổ chức.

APPU có 2 cơ quan chuyên môn giúp việc:



Trung tâm phát triển châu Á - Thái Bình Dương (APDC) đặt tại Tokyo, có nhiệm vụ phục vụ các hoạt động nghị viện, tăng cường các quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân các nước trong khu vực.

Trung tâm văn hóa châu Á - Thái Bình Dương được thành lập năm 1972 tại Đài Bắc, thực hiện chức năng xúc tiến sự hợp tác về văn hóa với bản sắc châu Á giữa các thành viên.

Tiếng Anh và ngôn ngữ của nước chủ nhà đăng cai hội nghị APPU là ngôn ngữ làm việc của hai cơ quan trên.

APPU được hình thành khá sớm so với các tổ chức liên nghị viện khác trong khu vực. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của quá trình liên kết khu vực châu Á - Thái Bình Dương, APPU ngày càng lớn mạnh với sự tham gia của nhiều nước và đã có những đóng góp nhất định cho việc tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân và nghị viện các tổ chức liên nghị viện khác trên thế giới. Cho tới nay, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác ở khu vực chưa tham gia APPU. Vị thế của Tổ chức này còn khiêm tốn so với các tổ chức liên nghị viện khác. Tuy nhiên, các quốc đảo Nam Thái Bình Dương lại hoạt động tương đối tích cực tại Tổ chức này. Quốc hội Việt Nam cho tới nay mới chỉ tham dự một số hoạt động tại APPU với tư cách Quan sát viên. Với vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khu vực và trên thế giới, tất cả các nước thành viên đều mong muốn Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APPU.

CÁC THÀNH VIÊN CỦA APPU

(tính đến 2003)

Các thành viên:

1. Đài Loan 13. Nauru

2. Hàn Quốc 14. Cộng hòa Palau

3. Philippin 15. Papua New Guinea

4. Thái Lan 16. Samoa

5. Quốc đảo Cook Island 17. Quần đảo Salamon

6. Fiji 18. Vương quốc Tonga

7. Kiribati 19. Tuvalu

8. Lào 20. Cộng hòa Vanuatu

9. Malaysia 21. Nhật Bản

10. Cộng hòa Marshall

11. Micronesia

12. Mông Cổ

Thành viên liên kết:

1. Gưam

2. Khối thịnh vượng chung Bắc Marianas

Quan sát viên:

Việt Nam

VI. HIỆP HỘI CÁC NGHỊ VIỆN CHÂU Á VÌ HÒA BÌNH (ASSOCIATION OF ASIAN PARLIAMENTS FOR PEACE - AAPP)

6.1. Quá trình thành lập


Những biến đổi sâu rộng trong nửa sau thế kỷ XX đã tạo ra cho mọi quốc gia những thuận lợi mới, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức khắc nghiệt. Cục diện chính trị và an ninh thế giới phản ánh sụ đan xen giữa hòa bình và xung đột, giữa hòa dịu và căng thẳng. Tại nhiều tiểu khu vực ở châu Á liên tiếp xảy ra các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, dẫn tới nhiều cuộc chiến tranh cục bộ. Chủ nghĩa can thiệp lợi dụng tình hình đó tiến hành những cuộc chiến tại khu vực này với quy mô và mức độ khác nhau.

Trong khi đó khoảng cách giàu - nghèo giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng rộng hơn như một dải ngăn cách nghiệt ngã về kinh tế. Không ít nước ở châu Á bị chèn ép trong thông thương mậu dịch, dẫn tới nghèo đói, quẫn bách kéo dài gây nên những phản ứng tiêu cực trong một bộ phận dân chúng, làm cho tình hình chính trị bất ổn định, rối ren trong hoạt động kinh tế và tiêu cực trong xã hội. Những mặt trái của tiến trình toàn cầu hóa cũng làm cho đạo đức xã hội bị băng hoại, bản sắc văn hóa khu vực và dân tộc đứng trước nguy cơ bị hỗn tạp, xói mòn. Thêm vào đó, hoạt động của chủ nghĩa khủng bố và các loại tội phạm quốc tế có tổ chức ngày càng gia tăng với những phương thức và thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn, tác động không ít đến an ninh khu vực và thế giới v.v...

Trước tình hình đó xuất hiện nhu cầu thực tế là nhân dân các dân tộc châu Á phải đoàn kết hơn nữa, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác phấn đấu vì hòa bình ổn định, tạo cơ sở cho chính phủ các nước ở châu lục thúc đẩy hợp tác kinh tế, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, chuẩn bị hành trang vật chất và tinh thần tốt hơn cùng nhau vững bước tiến vào thế kỷ XXI. Và, tại Dhaka, thủ đô nước Cộng hòa nhân dân Bangladesh đã diễn ra Hội nghị đầu tiên các nghị sĩ châu Á vì hòa bình và hợp tác, từ ngày 1- 4/9/1999. Các Đoàn đại biểu Nghị viện các nước ở châu Á tới dự đã nhất trí việc thành lập một tổ chức Liên Nghị viện châu lục và cùng ký Hiến chương và Điều lệ, chính thức thành lập Hiệp hội các nghị viện châu Á vì hòa bình, gọi tắt là AAPP. Quốc hội Việt Nam là một trong những sáng lập viên của tổ chức liên nghị viện này.


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương