VĂn phòng quốc hộI


Quan hệ của AIPO với một số nghị viện quan sát viên tiêu biểu ở các châu lục và khu vực



tải về 1.07 Mb.
trang12/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   30

3.5. Quan hệ của AIPO với một số nghị viện quan sát viên tiêu biểu ở các châu lục và khu vực


Tại các kỳ Đại hội đồng, AIPO thường tổ chức các cuộc đối thoại giữa AIPO với các đoàn nghị viện các nước được mời quan sát viên để trao đổi về những vấn đề mà các bên cùng quan tâm, đặc biệt là sự hợp tác giữa AIPO với các nghị viện quan sát viên và sự hợp tác giữa ASEAN với các khu vực khác trên thế giới.

3.5.1. Quan hệ với Đại hội đại biểu toàn quốc (Quốc hội) nước CHND Trung Hoa

Quốc hội Trung Quốc là nước đối thoại của AIPO và thường xuyên cử đại biểu tham dự các kỳ họp Đại hội đồng AIPO nhằm tăng cường quan hệ song phương giữa AIPO và Quốc hội Trung Quốc. Là quan sát viên, Quốc hội Trung Quốc đã năm lần mời Đoàn đại biểu của AIPO sang thăm chính thức Trung Quốc, lần mới đây nhất là vào năm 2004, qua đó tạo điều kiện thúc đẩy sự hợp tác giữa AIPO và Quốc hội Trung Quốc trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội giữa các nước ASEAN với Trung Quốc.



3.5.2. Quan hệ với Nghị viện châu Âu

Từ khi mới thành lập, AIPO đã rất coi trọng việc phát triển quan hệ với Nghị viện châu Âu (EP) với nhiều hình thức, đặc biệt là tổ chức các cuộc gặp giữa hai tổ chức liên nghị viện của hai khu vực ở hai lục địa Á - Âu. Tùy điều kiện cụ thể, các cuộc gặp này thường tổ chức luân phiên nhau và hai bên thống nhất chọn nơi gặp. Cuộc gặp lần thứ 10 được thực hiện vào năm 1996. Ngoài những cuộc gặp trao đổi thông tin về tình hình chính trị, an ninh và văn hóa - xã hội nói trên, để duy trì quan hệ thường xuyên AIPO và EP còn tổ chức ra một ủy ban Điều hành các hoạt động hợp tác nhằm bảo đảm các vấn đề được đưa ra thảo luận phù hợp với tình hình ở Liên minh châu Âu và trong ASEAN.



3.5.3. Với Nghị viện Canada

Nghị viện Canađa là bên đối thoại của AIPO và thường cử đại diện tới tham dự các kỳ họp Đại hội đồng AIPO. Về trao đổi đoàn giữa Nghị viện Canada và AIPO, AIPO đã cử đoàn đại biểu đi thăm chính thức Canada theo lời mời của Nghị viện nước này vào năm 1989 (28/5-3/6), và đây là chuyến thăm duy nhất từ đó đến nay.



3.5.4. Với Nghị viện Australia

Nghị viện Australia là bên đối thoại của AIPO và thường xuyên cử Đoàn tới tham dự kỳ họp Đại hội đồng AIPO. Về hợp tác trao đổi đoàn, AIPO đã có 4 Đoàn đại biểu hoặc nhóm các nghị sĩ trong ASEAN thăm Australia vào các năm 1980, 1983, 1985 và 1987. Nhưng từ đó tới nay AIPO chưa thực hiện trao đổi đoàn với Australia.



3.5.5. Với các Nghị viện Quan sát viên khác

Ngoài những Quan sát viên tiêu biểu mang tính truyền thống nói trên, những năm gần đây các Quan sát viên khác như Nghị viện Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Papua New Guinea, Liên bang Nga cũng cử Đoàn tới dự các kỳ họp Đại hội đồng AIPO và tham gia đối thoại với đại diện các đoàn đại biểu thành viên AIPO về một số vấn đề như: an ninh, hợp tác về kinh tế - thương mại, bảo vệ môi trường… mà từng nước quan tâm.

Những năm gần đây, Nhật Bản rất quan tâm tới việc đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN. Tháng 5/2002 Nghị viện Nhật Bản đã mời đoàn đại biểu AIPO do Chủ tịch Quốc hội Việt Nam - Chủ tịch AIPO Nguyễn Văn An dẫn đầu sang thăm chính thức. Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, tạo mốc mới trong quan hệ nhiều mặt giữa Nhật Bản và ASEAN cũng như giữa Nghị viện Nhật Bản với từng nghị viện thành viên AIPO.

3.5.6. Phương thức tiến hành đối thoại

Đoàn đại biểu quan sát viên tham gia đối thoại, trước hết, là người đại diện cho nghị viện các nước Đối thoại của ASEAN, và phải được Chủ tịch AIPO và Chủ tịch Quốc hội của tất cả các nước thành viên AIPO chấp thuận. Người trực tiếp tham gia các cuộc đối thoại phải là nghị sĩ.

Thủ tục tiến hành đối thoại dưới hình thức “hỏi đáp” trong khuôn khổ các mục đưa ra đối thoại đã được ủy ban Chấp hành thông qua. Đại diện của AIPO chủ trì các cuộc đối thoại đó trên các nguyên tắc:

- Xây dựng và duy trì hòa bình an ninh và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á và những nơi khác trên thế giới;

- Tạo ra môi trường thuận lợi để các nước cùng phát triển;

- Thúc đẩy các tiến trình xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) thành những cơ chế vì an ninh, ổn định và phát triển trong khu vực.

- Tạo không khí cởi mở vì sự hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực của mỗi nước ASEAN với các nước đối thoại.

3.6. Một số thành tựu và thách thức đối với AIPO


3.6.1. Thành tựu

Nhìn lại quá khứ, chúng ta thấy hầu hết tất cả các nước Đông Nam Á trước đây đều là thuộc địa của các nước đế quốc và cũng mới giành độc lập. Phần lớn các nước này đang trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, phải đối phó với muôn vàn khó khăn và thách thức ở mỗi nước và sự can thiệp của các nước lớn. Tại đây đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh lâu dài trong đó có cuộc chiến tranh ở Đông Dương.



Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển bền vững là nhu cầu lịch sử tất yếu, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân các nước trong khu vực. ASEAN và AIPO ra đời đã góp phần đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng đó, và đã thu được nhiều thành tựu lớn, thể hiện rõ nét trên các mặt sau:

Một là, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp và nhân dân các nước trong khu vực, giữa ASEAN và thế giới. Theo đó AIPO đã thực sự trở thành diễn đàn quan trọng để các cơ quan lập pháp các nước thành viên và các nước đối thoại bày tỏ quan điểm và chính kiến của mình một cách công khai về các vấn đề khu vực và quốc tế mà các bên liên quan cùng quan tâm. Đồng thời thông qua các hoạt động của diễn đàn này các nghị sĩ xây dựng được tình cảm hữu nghị, đẩy lùi những mặc cảm, nghi kỵ. Nhờ đó sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau ngày càng được tăng cường, và cũng thông qua các nghị sĩ - những người đại diện cho nhân dân làm cho quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân các nước ngày càng phát triển. Đó cũng là tiền đề cho mọi sự hợp tác trong quan hệ quốc tế.

Hai , với hoạt động trên nghị viện, AIPO đã có những đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ chính phủ các nước ASEAN thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác trong ASEAN về phát triển kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, thúc đẩy quá trình liên kết khu vực. Đồng thời AIPO đã phát huy lợi thế diễn đàn của mình khuyến khích việc thúc đẩy tiến trình liên kết khu vực Đông Nam Á, xây dựng khuôn khổ ARF và AFTA nhằm mục đích duy trì an ninh, ổn định ở khu vực và mở rộng hợp tác kinh tế với thế giới. Đặc biệt, những quan điểm và kiến nghị của AIPO trên nhiều lĩnh vực đã và đang tác động tích cực tới hoạch định chính sách, xây dựng và thi hành luật pháp của các nước thành viên ASEAN và các nước khác.

Ba là, phát huy tinh thần “thống nhất trong đa dạng”, AIPO tôn trọng tinh thần đoàn kết, bình đẳng, phối hợp hành động trên các diễn đàn quốc tế nhằm bảo vệ chủ quyền, độc lập của từng quốc gia và lợi ích chung của khu vực, có tính đến lợi ích toàn cục. Vị thế của ASEAN và AIPO, vì thế, không ngừng được nâng cao trong các sinh hoạt quốc tế nhờ giữ được tính độc lập và bản sắc của mình trong quá trình hội nhập quốc tế, trong nhiều trường hợp ASEAN và AIPO đã tránh được sức ép của các nước.

Bốn là, trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục đào tạo AIPO khuyến khích việc giữ gìn bản sắc văn hóa ASEAN và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc trong khu vực, cho dù ASEAN là tập hợp các quốc gia có điều kiện lịch sử, văn hóa, chính trị - kinh tế - xã hội khác nhau. Tăng cường hợp tác vì những lợi ích chung song vẫn tôn trọng bản sắc riêng của mỗi nước luôn được thể hiện trong các nghị quyết và phản ánh sinh động trong sinh hoạt của AIPO. Các vấn đề xã hội và giáo dục, phát triển nguồn lực con người được AIPO coi trọng thể hiện qua những thành công của một số dự án nghiên cứu của AIPO trên các lĩnh vực này.

Năm là, về công tác nghiên cứu hỗ trợ lập pháp, một số nghị viện thành viên AIPO đã thực hiện các nghiên cứu theo hướng tăng cường trao đổi thông tin hỗ trợ hoạt động lập pháp của thành viên AIPO. Đó là các dự án về tập hợp, so sánh luật của các nước thành viên về thương mại và đầu tư; triển khai các dự án về bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi, sức khoẻ cộng đồng để phát triển nguồn nhân lực; triển khai các dự án trao đổi kinh nghiệm bảo vệ môi trường. Nhiều hội nghị chuyên đề về nghiên cứu hỗ trợ lập pháp đã được tổ chức. Những hoạt động đó đã mang lại những kết quả rất đáng khích lệ.

3.6.2. Thách thức

Tuy đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, song chắc chắn rằng AIPO sẽ còn phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức do hoàn cảnh khách quan và chủ quan gây ra, do hoàn cảnh lịch sử để lại… Đó cũng là khó khăn, thách thức chung của ASEAN và các dân tộc ở Đông Nam Á mà ASEAN cũng như AIPO còn phải cố gắng rất nhiều để vượt qua, kể cả những vấn đề tồn tại trong nội bộ ASEAN và AIPO nhằm xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phồn thịnh trong thế kỷ XXI và lâu dài hơn nữa.



3.6.3. Một số yếu tố khách quan và giải pháp

Thập kỷ sau cùng của thế kỷ XX và ngay khi loài người bước vào thế kỷ XXI, tình hình an ninh thế giới diễn biến ngày thêm phức tạp bởi các chuyển động mang tính chất vừa hợp tác vừa đối đầu giữa các cường quốc. Với sức mạnh quân sự và kinh tế của mình, Mỹ và một số nước phương Tây với NATO, từ các hoạt động can thiệp chính trị bằng con bài dân chủ, nhân quyền, hỗ trợ nhân đạo đã tiến hành các hành động góp phần gây chia rẽ, hận thù dân tộc, sắc tộc; gây ra chiến tranh cục bộ, xung đột bạo lực ở nhiều khu vực trên thế giới, trong đó một số nước ở Đông Nam Á cũng phải chịu ảnh hưởng không kém nặng nề. Sau đó là những cuộc tấn công quân sự tàn khốc với nhiều lý do khác nhau, bất chấp dư luận quốc tế phản đối, và nghị quyết của Liên hợp quốc.

Ngoài ra những sức ép về kinh tế cũng góp phần đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo ở nhiều nước.

- Tình hình trên đây tác động tiêu cực đến hoà bình và an ninh thế giới, trong đó khu vực Đông Nam Á không phải dễ dàng tránh được tác động do hoàn cảnh khách quan này. Đây là một thách thức cho nên ASEAN và AIPO cần phải tìm những giải pháp trước mối đe doạ sự ổn định trên những nguyên tắc chung và tinh thần hữu nghị, hoà hợp và hợp tác chân thành; triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi quốc gia, dân tộc. Như vậy ASEAN và AIPO phải quan tâm giải quyết thích đáng mối quan hệ và ảnh hưởng của các nước lớn, các nước phát triển tới sự phát triển và hợp tác nội khối.

Về chính trị, kinh tế văn hóa và xã hội: toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc và chi phối lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc. Đồng thời là một quá trình vận động hết sức phức tạp và diện mạo của nó trong tương lai vẫn chưa thể nào định hình được một cách rõ ràng. Những gì đang diễn ra trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay không chỉ mang lại mặt tích cực mà còn nảy sinh nhiều mâu thuẫn gay gắt. Đó là những mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa và chủ quyền quốc gia; giữa toàn cầu hoá và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; giữa toàn cầu hóa và bảo vệ môi trường; giữa toàn cầu hóa và sự phân hóa giàu - nghèo, hố sâu ngăn cách giữa các nước và trong từng nước, về sắc tộc, dân tộc và tôn giáo…, cho dù toàn cầu hóa là một quá trình lịch sử và khách quan được chi phối bởi nhiều nhân tố, trước hết là kinh tế và khoa học kỹ thuật.

Những thế lực đang thúc đẩy và thao túng quá trình toàn cầu hóa đã mang lại sự giàu có cho các tập đoàn siêu quốc gia - những “ông chủ lớn” biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hóa, dịch vụ xuyên quốc gia, trong khi đa số dân chúng có thể bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Ở khu vực Đông Nam Á, hầu hết các nước kinh qua một quá trình lịch sử chậm phát triển, nếu đang phát triển thì điểm xuất phát rất thấp. Duy vài ba nước hiện đã bước vào phát triển nhưng mới qua mấy thập kỷ gần đây và sự phát triển đó chưa vững chắc. Một bất ngờ lớn là cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực 1997 - 1998 bắt đầu bằng việc phá giá đồng Baht Thái Lan vào đầu tháng 7 năm 1997, mặc dù trước đấy (năm 1994) thế giới đã gọi sự phát triển mạnh mẽ ở khu vực này là điều kỳ diệu châu Á, là “huyền thoại”. Cuộc khủng hoảng này thực sự đã diễn ra trầm trọng hơn người ta tưởng.

Trong những năm qua, ASEAN đã thực sự thiết lập được những nền tảng đầu tiên của kinh tế khu vực Ngoại thương, đầu tư vốn, kỹ thuật và công nghệ. Sự kiện năm 1997 đã gây chấn động lớn ở châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, trong đó Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines chịu tác động nhiều nhất. Toàn cầu hóa đem lại cùng với nó những thách thức khắc nghiệt thực sự, đòi hỏi khối ASEAN phải định ra được các biện pháp phản ứng kịp thời và thích hợp. Vì vậy, để đối phó với những yếu tố khách quan, đã đến lúc cần phải đưa vào chương trình nghị sự của AIPO nhằm tiếp tục nghiên cứu hỗ trợ lập pháp và hoạch định chính sách, góp phần ngăn chặn hoặc hạn chế những tác động tiêu cực dây chuyền khi một sự kiện nào đó xảy ra ngoài mong muốn.

Ngoài ra, một thách thức phải tính đến là tại Đông Nam Á vốn tồn tại từ lâu vấn đề Biển Đông và biên giới, lãnh thổ cần phải được thu xếp một cách khéo léo và phù hợp. Song song với đó là hy vọng mở rộng việc ký kết ZOPAN và SEANWF.



3.6.4. Thách thức chủ quan và giải pháp

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực; phấn đấu xây dựng hoà bình và duy trì ổn định; cộng tác giúp đỡ lẫn nhau trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học - kỹ thuật; cộng tác có hiệu quả để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch và cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc; duy trì hợp tác với các tổ chức quốc tế trên tinh thần bình đẳng và hợp tác, tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và Hiến chương LHQ. Đó là những mục tiêu cơ bản của ASEAN. Trong hơn 35 năm qua, ASEAN đã trải qua nhiều biến đổi thăng trầm nhưng liên tục phấn đấu cho mục tiêu của mình. Hơn 25 năm qua AIPO cũng liên tục những cố gắng bằng những hoạt động lập pháp vì những mục tiêu đó.

Tuy nhiên, do chế độ chính trị của các nước thành viên ASEAN rất khác nhau, trình độ phát triển chênh lệch khá lớn, trình độ dân trí không đồng đều; tập quán lập pháp cũng theo các hệ vay mượn và chưa hoàn chỉnh nên hệ thống luật pháp ở mỗi nước có nhiều đặc trưng riêng biệt. Tuy không có bất đồng trên lĩnh vực lập pháp, nhưng để thực hiện được các cam kết hợp tác khu vực cần phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp nhằm hoàn thành nghĩa vụ và bảo vệ lợi ích chung cũng như lợi ích của mỗi nước trong việc thực hiện các cam kết trong ASEAN cũng như đối với các vấn đề quốc tế. Đây là một thách thức không nhỏ đối với AIPO bao gồm các cơ quan lập pháp của ASEAN, nhất là những thành viên mới gia nhập.

Để giải quyết những khó khăn này, cần phải tăng cường hiệu quả hoạt động của AIPO thông qua việc mỗi thành viên tiếp tục nghiên cứu thực tiễn công tác lập pháp và thi hành pháp luật ở nước mình, tham khảo nghiêm túc kinh nghiệm của các thành viên khác để đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm góp phần tích cực hơn nữa vào việc tăng cường hiệu quả hoạt động của AIPO. Việc nghiên cứu sẽ giúp tìm ra những phương thức để giao lưu thuận lợi và trực tiếp hơn giữa AIPO với các hội nghị cấp cao và cấp bộ trưởng của ASEAN, và ngay cả các hội nghị chuyên ngành cấp chuyên viên của ASEAN. Mặt khác, cần duy trì quan hệ của AIPO với các tổ chức liên nghị viện khác và các nghị viện quốc gia, trước hết là với nghị viện các nước đối thoại và quan sát viên, cử đoàn AIPO đi nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm làm tăng năng lực tư duy lập pháp.

Thực tế chứng minh rằng chừng nào các nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp phối hợp càng tốt hơn thì hiệu quả của việc thực hiện các chiến lược phát triển nội khối sẽ càng cao. Khu vực châu Âu với sự hợp tác giữa Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu, cộng đồng các nước sử dụng tiếng Pháp cũng có sự hợp tác này, khối thịnh vượng chung thuộc Anh và Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG cũng đang phát triển theo xu thế trên. Với tinh thần đó, đối với khu vực ASEAN, hai thể chế hợp tác hành pháp và lập pháp phải có sự phối hợp sát sao hơn nữa. Tại các kỳ họp Đại hội đồng AIPO, đại diện cấp cao của ASEAN hoặc tổng Thư ký ASEAN nên có báo cáo hoạt động và về các hướng lớn trong kế hoạch phát triển để tranh thủ sự ủng hộ của các nhà lập pháp mà đây chính là sự ủng hộ của nhân dân. Ngược lại, tại các kỳ họp cấp cao ASEAN, AIPO cũng phải có tiếng nói xứng đáng ngang tầm với vị trí và vai trò chính trị của mình. Đại hội đồng AIPO lần thứ 23 tại Hà Nội năm 2002 đã chứng tỏ là sự khởi đầu cho phương thức hợp tác này mạnh mẽ hơn và có hiệu quả hơn.

Một vấn đề mới được đề xuất trở lại tại kỳ họp Đại hội đồng AIPO 22 (Băng Cốc - Thái Lan) là nên chăng ASEAN sẽ tiến tới thành lập cơ quan lập pháp chung cho chính mình với cái tên “Nghị viện ASEAN”. Thực ra ý tưởng này đã được một số nghị sỹ một vài nước nêu ra (đặc biệt là Philippines và Thái Lan), từ năm 1980. Năm 1990, kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 11 tại Singapore đã không nhất trí được việc thành lập Nghị viện ASEAN vì thể chế các nước khác nhau, những đặc thù về văn hoá, xã hội, thể chế chính trị cũng khác nhau, hơn nữa nếu thiết lập có nghĩa là có thể một phần chủ quyền quốc gia bị từ bỏ. Gần đây, tại kỳ họp thứ 21 Đại hội đồng AIPO, Băng Cốc, Thái Lan, Philippines lại đưa ra ý tưởng này. Tuy nhiên phản ứng chung là dè dặt và ý kiến còn rất trái ngược nhau. Việc thành lập một cơ quan lập pháp ASEAN đối với đại đa số các nước thành viên là chưa có sức thuyết phục và chưa phải thời điểm phù hợp. Họ cho rằng châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng có đặc thù văn hóa, chính trị, địa lý rất đa dạng, không dễ dàng đồng nhất như châu Âu mà có thể “cop-py” mô hình đó cho khu vực ASEAN. Hơn thế nữa các vấn đề như truyền thống văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, địa lý, dân số, chế độ chính trị… là những yếu tố cần phải được cân nhắc hết sức thận trọng. Chính vì vậy mà tại Đại hội đồng AIPO lần thứ 23, Hà Nội, AIPO đã nhất trí gác lại việc bàn thảo “Nghị viện ASEAN” và giới hạn bằng việc đồng ý để Philippines chủ động nghiên cứu theo sáng kiến của họ và báo cáo vào thời điểm mà AIPO yêu cầu.

Đối với cơ chế hợp tác liên chính phủ, vào đầu năm 2003 cũng xuất hiện ý tưởng xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Hầu hết các nước thành viên đều nhận thức rằng đây có thể sẽ là tiến trình lâu dài, gắn liền với các mô hình chính trị và cấu trúc của chính Hiệp hội ASEAN, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, không thể vội vàng.

Trong quá trình tiến tới AEC, ASEAN cần tăng cường đoàn kết, đảm bảo phát triển bình đẳng, hài hoà giữa tất cả các thành viên.

Xu thế chung cho rằng phương châm “thống nhất trong đa dạng”, tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia của nhau, hợp tác cùng phát triển bền vững là phù hợp với ASEAN. Chính vì lẽ đó, nguyên tắc “đồng thuận” được áp dụng (và vẫn còn nguyên giá trị) đối với mọi quyết định của ASEAN và AIPO.

CÁC THÀNH VIÊN AIPO

1. Campuchia

2. Indonesia

3. Maaysia

4. Laos

5. Philippines

6. Singapore

7. Thailand

8. Viet Nam

Các thành viên:

Quan sát viên đặc biệt của AIPO:

1 - Brunei

2 - Myanmar


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương