VĂn phòng quốc hộI


Hiệp hội các Tổng Thư ký nghị viện - ASGP



tải về 1.07 Mb.
trang8/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   30

1.3. Hiệp hội các Tổng Thư ký nghị viện - ASGP


ASGP là một cơ chế tư vấn của IPU. Thành viên của ASGP gồm các Tổng thư ký hay Phó tổng thư ký của nghị viện hoặc các Tổ chức liên nghị viện. Trong trường hợp đặc biệt, ASGP có thể chấp nhận sự tham gia của một viên chức cao cấp do Tổng thư ký nghị viện đề cử.

ASGP thực hiện chức năng nghiên cứu pháp luật, cơ chế hoạt động và thủ tục của các nghị viện, đảm bảo và khuyến khích sự hợp tác giữa các cơ quan phục vụ của các nghị viện khác nhau. Hoạt động của ASGP và các cơ chế tư vấn quốc tế của IPU mang tính chất bổ trợ được thực hiện trên cơ sở hợp tác và phối hợp chặt chẽ với nhau. ASPG hoạt động trên nguyên tắc tự chủ và mỗi năm tổ chức hai phiên họp cùng thời gian và cùng địa điểm với các kỳ họp Đại hội đồng IPU. Trong trường hợp đặc biệt, Ban Chấp hành Hiệp hội sẽ quyết định tổ chức cuộc họp vào thời điểm và địa điểm khác. ASGP xuất bản mỗi năm hai số tạp chí “Thông tin Lập hiến và Nghị viện”. Ngôn ngữ làm việc của Hiệp hội cũng là ngôn ngữ chính thức của IPU, đó là: tiếng Anh và tiếng Pháp. Văn bản chính thức cũng được ấn hành bằng 2 ngôn ngữ trên.

Điều hành ASGP gồm Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch do Hiệp hội bầu và hai thư ký do Chủ tịch chỉ định.

Ban chấp hành ASGP có nhiệm kỳ 3 năm gồm Chủ tịch Hiệp hội hai Phó chủ tịch và 6 ủy viên. Ban Chấp hành có các chức năng sau:

- Đề xuất các chủ đề nghiên cứu.

- Dự thảo chương trình các phiên họp và theo dõi chương trình làm việc của Hiệp hội.

- Triển khai các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện các quyết định của Hiệp hội.

- Thông qua dự thảo ngân sách hàng năm của Hiệp hội và đệ trình quyết toán ngân sách.

- Quyết định địa điểm và thời gian triệu tập các phiên họp bất thường.

- Xem xét và đệ trình lên Hiệp hội những kiến nghị bổ sung Quy chế của Hiệp hội và tổ chức các cuộc bầu cử.

Ban Chấp hành họp một lần tại các kỳ họp của Hiệp hội. Tổng Thư ký IPU hoặc đại diện của Tổng thư ký được một dự cuộc họp Ban Chấp hành ASGP.

Trong những năm gần đây, IPU chủ trương tiến hành quá trình đổi mới, bao gồm cả sửa đổi Quy chế và cơ cấu nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của Tổ chức, đồng thời thắt chặt hơn mối liên hệ thể chế của mình với các nghị viện quốc gia là nơi phản ánh trực tiếp và rõ ràng ý chí, nguyện vọng của nhân dân các nước đối với các tổ chức liên nghị viện và chính phủ. Việc cải cách nhằm làm cho IPU đủ sức để đảm nhận những trách nhiệm lớn hơn trong quá trình hợp tác quốc tế và tăng cường ngoại giao nghị viện nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển. Với những định hướng cải cách này, trong thời gian tới IPU sẽ phấn đấu cho những mục tiêu cụ thể: Làm cho tổ chức trở nên xứng đáng hơn với sự trông đợi của nhân dân và các nước, trở nên hiện thực và rõ ràng hơn trong thế giới hiện nay. IPU phấn đấu đem đến cho ngoại giao nghị viện sức sống mới với một quy mô rộng lớn liên nghị viện, tranh thủ tích cực hơn sự ủng hộ, đóng góp của nhân dân và các nghị viện quốc gia đến với các tổ chức liên chính phủ, đặc biệt là Liên hợp quốc. IPU sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn mối quan hệ và sự liên kết gắn bó với các cơ chế liên nghị viện khu vực.

Nhiều chính khách trên thế giới đã chia sẻ quan điểm cho rằng những thách thức to lớn mà Cộng đồng thế giới ngày nay đang phải đương đầu chỉ có thể được giải quyết thông qua Liên minh nghị viện thế giới và Liên hợp quốc. Với tư cách là Đại hội đồng nghị viện lâu đời và lớn nhất, IPU là nguồn tài sản đặc biệt của nền dân chủ đại diện và chắc chắn có thể góp phần tăng cường cơ chế giám sát dân chủ của Liên hợp quốc.

CÁC THÀNH VIÊN CỦA IPU

Các quốc gia thành viên:

Albania, Algeria, Andorra, Angola, Argentina, Armenia, Australia, Austria, Azerbaijan.

Bahrain, Bangladesh, Belarus, Belgium, Benin, Boliva, Bosnia and Herzegovina, Botswana, Brazil, Bulgaria, Burkina Faso, Burundi.

Cambodia, Cameroon, Canada, Cape Verde, Chile, China, Colombia, Congo, Costa Rica, Côte d'Ivoire, Croatia, Cuba, Cyprus, Czech Republic.

Democratie Republic of the Congo, Democratie People's Republic of Korea, Denmark, Djibouti.

Ecuador, Egypt, El Salvador, Estoma, Ethiopia.

Fiji, Finland, France.

Gabon, Germany, Ghana, Greece, Guatemala, Guinea.

Hungary.

Iceland, India, Indonesia, Iran (Islamic Republic of), Ireland, Israel, Italy.

Japan, Jordan.

Kazakhstan, Kenya, Kuwait, Kyrgyzstan.

Lao People's Democratic Republic, Latvia, Lebanon, Liberia, Libyan Arab Jamahiriya, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg.

Malaysia, Mali, Malta, Mauritama, Mauritius, Mexico, Monaco, Mongolia, Morocco, Mozambique.

Namibia, Nepal, Netherlands, New Zealand, Nicaragua, Niger, Nigeria, Norway.

Pakistan, Panama, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Poland, Portugal.

Republic of Korea, Republic of Moldova, Romania, Russian Federation, Rwanda.

Samoa, San Marino, Sao Tome anđ Principe, Saudi Arabia, Senegal, Serbia and Montenegro, Singapore, Slovakia, Slovenia, South Africa, Spain, Sri Lanka, Sudan, Sunname, Sweden, Switzerland, Syrian Arab Republic.

Tajikistan, Thailand, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Togo, Tunisia, Turkey.

Uganda, Ukraine, United Arab Emirates, United Kingdom, United Republic of Tanzania, Uruguay, Uzbekistan.

Venezuela, Viet Nam.

Yemen.


Zambia, Zimbabwe.

CÁC THÀNH VIÊN LIÊN KẾT

Andean Parliament.

Central American Parliament.

Parliament of the Economic Community of West African States.

East African Legislative Assembly.

European Parliament.

Latin American Parliament.

Parliamentary Assembly of the Council of Europe.



II. LIÊN MINH NGHỊ VIỆN CỘNG ĐỒNG PHÁP NGỮ (ASSEMBLÉE PARLEMENTAIRE DE LA FRANCOPHONIE - APF)

2.1. Quá trình hình thành và phát triển


Vào cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực dân Pháp đã xây dựng được một hệ thống thuộc địa rộng khắp trên thế giới. Nhà địa lý người Pháp Onesime Reclus đã tận dụng cơ hội đến được nhiều nước thuộc địa của Pháp. Từ thực tế lịch sử, ông đã phân tích, đánh giá và rút ra khái niệm “Cộng đồng Pháp ngữ - Francophonie” để chỉ chung các nước có sử dụng tiếng Pháp. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó, khái niệm này không có điều kiện để trở thành hiện thực, nên chỉ tồn tại dưới dạng ngữ nghĩa trong một số cuốn sách của Reclus.

Những năm 60 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phi thực dân hoá phát triển rộng khắp làm thu hẹp phạm vi thuộc địa của các nước thực dân. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã mang nền văn minh đến các nước mới giành được độc lập vốn là thuộc địa cũ của Pháp. Trong bối cảnh đó, xu hướng liên kết khu vực và Cộng đồng đã có đủ các điều kiện để hình thành. Một số nhà lãnh đạo các nước châu Phi da đen và Bắc Phi có sử dụng tiếng Pháp là ngôn ngữ chung đã đề xuất ý tưởng thành lập Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội giữa các nước mới giành được độc lập, cũng như giữa các nước này với Pháp. Như vậy, với ý tưởng này, khái niệm về Pháp ngữ đã vượt khỏi khuôn khổ chỉ là một thực tế ngôn ngữ và địa lý để bao hàm những mục đích lớn hơn và cụ thể đó là hợp tác, trao đổi và phát triển.

Tuy nhiên, ngay trong thời gian này vì những lý do chính trị khiến Pháp còn ngần ngại và bản thân các nước cũng chưa thật sự thống nhất quan điểm với nhau, vì vậy tới năm 1986 Hội nghị cấp cao lần thứ nhất các nước có sử dụng tiếng Pháp được tổ chức tại Paris theo sáng kiến của Tổng thống Pháp F. Mitterand đánh đấu sự ra đời của Cộng đồng Pháp ngữ. Tuy nhiên, trước đó, ngay trong thập kỷ 60 đã xuất hiện nhiều Hiệp hội quốc tế tập hợp giới chuyên môn của các nước có sử dụng tiếng Pháp để hợp tác và thúc đẩy các hoạt động chung vì lợi ích của tiếng Pháp và của các quốc gia. Đó là Hội nghị bộ trưởng Giáo dục các nước có sử dụng tiếng Pháp (CONFEMEN), Hiệp hội các trường Đại học sử dụng từng phần hoặc toàn phần tiếng Pháp và Liên hiệp các mạng lưới có sử dụng tiếng Pháp (AUPELF- UREF), Liên đoàn quốc tế các giáo viên giảng dạy tiếng Pháp (FIPF).

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Xênêgan Léopold Dedar Senghor đã nhận định “Chính là nhân dân, thông qua những người mà họ bầu ra sẽ thúc đẩy các chính phủ tiến lên phía trước. Cần phải tập hợp trong một Hiệp hội liên nghị viện tất cả nghị sĩ của các nước nói tiếng Pháp”. Vượt qua những trở ngại chính trị tế nhị, nhân danh nguyện vọng của nhân dân các nước nói tiếng Pháp, các nhà lập pháp qua hoạt động ngoại giao nghị viện đã thoả thuận về một cơ chế sử dụng tiếng Pháp làm phương tiện để thúc đẩy tình hữu nghị giữa các dân tộc và góp phần làm cho ý tưởng về một Cộng đồng Pháp ngữ vì hợp tác và phát triển trở thành hiện thực. Trên tinh thần đó, tháng 5-1967, đại biểu của 23 Phân ban (Section) của nghị viện các nước thuộc châu Phi, châu Mỹ, châu Á và châu Âu họp tại Luxembourg đã thông qua Hiến chương thành lập Hiệp hội quốc tế các nghị sĩ sử dụng tiếng Pháp (AIPLF).

Ngay sau khi ra đời, AIPLF đã chủ trương góp sức hình thành một thể chế liên chính phủ của Cộng đồng Pháp ngữ và chính nhờ những nỗ lực của AIPLF, năm 1970 Cơ quan hợp tác văn hóa và kỹ thuật (ACCT) được thành lập. Sự kiện này đã thông báo rằng khối tiếng Pháp từ nay có một tổ chức liên chính phủ tập hợp 49 quốc gia và chính phủ thuộc các châu lục, tạo nên từ các thành phần của nó với sự đa dạng về văn hóa, một không gian văn hoá và giao tiếp phục vụ cho sự hợp tác đa phương. Cùng với nỗ lực quảng bá giá trị của tiếng Pháp, AIPLF phấn đấu cho việc gìn giữ và phát huy tính chất đa dạng văn hoá của các dân tộc trong cộng đồng ngôn ngữ này. Như thế tiếng Pháp tự bản thân nó không phải là mục tiêu và cũng không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện giao tiếp được thừa nhận trong các giá trị chung của nó để nhân dân thông qua những đại diện của mình đi tới sự trao đổi văn hóa và hợp tác trong khi vẫn giữ nguyên bản sắc của các bên tham gia.

Năm 1989, Đại hội đồng lần thứ 15 AIPLF đã quyết định đổi tên tổ chức từ Hiệp hội thành Liên minh quốc tế các nghị sĩ có sử dụng tiếng Pháp nhằm khẳng định định hướng phát triển thành một tổ chức liên nghị viện của các nước nói tiếng Pháp.

Năm 1997, Hội nghị cấp cao lần thứ VII các nước sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội thông qua những quyết định quan trọng về thể chế của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), đề cử chức Tổng thư ký IOF và chính thức công nhận AIPLF là cơ chế tư vấn liên nghị viện của OIF.

Tháng 7-1998, Đại hội đồng AIPLF lần thứ 24 tại Bờ Biển Ngà đã thông qua Hiến chương mới và tên gọi mới của AIPLF là Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (Assemblée Parlementaire de la Francophonie viết tắt là APF).



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương