VĂn phòng quốc hộI


Sự ra đời của ASEAN và quá trình hình thành AIPO



tải về 1.07 Mb.
trang10/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   30

3.1. Sự ra đời của ASEAN và quá trình hình thành AIPO


3.1.1. Sự ra đời của ASEAN

Vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX, tình hình nội bộ từng nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới có nhiều biến động. Mỹ ngày càng dấn sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngày càng thất bại nặng nề và phải từng bước xuống thang chiến tranh và chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa” cuộc chiến này. Các nước trong khu vực đứng trước nhiều thách thức về chính trị, kinh tế và đồng thời phải giải quyết những khó khăn và thậm chí là những xung đột trong quan hệ giữa họ với nhau và chịu sức ép lớn từ bên ngoài. Trong bối cảnh đó, nhu cầu tập hợp lực lượng dưới hình thức một tổ chức khu vực nhằm đối phó với những thách thức trên ngày càng trở nên cấp bách. Ngày 8/8/1967, Bộ trưởng ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN hay còn được gọi là Tuyên bố Băng Cốc chính thức đánh dấu sự hình thành ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á).

Năm 1976, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất tổ chức ở Bali, Indonesia, các nước trong Hiệp hội đã cùng nhau ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á. Nội dung những điều khoản trong Hiệp ước này đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.

Các nước ASEAN đều nhận thức rằng sự hợp tác bình đẳng giữa các nước trong Hiệp hội sẽ đem lại lợi ích chung cho mọi quốc gia, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho hoà bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Trong những thập kỷ qua, ASEAN đã từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và thực hiện sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau trên cơ sở quyết định của các Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị Ngoại trưởng (AMM) và Hội nghị giữa các Ngoại trưởng ASEAN với các bên đối thoại và quan sát viên (PCM) và các nước ASEAN là hạt nhân của Diễn đàn an ninh khu vực (ARF). Cho tới nay, sau khi Campuchia gia nhập, ASEAN đã tập hợp đủ 10 nước Đông Nam Á. Ban thư ký ASEAN có trụ sở tại Jakarta, Indonesia, là cơ quan thường trực điều phối hoạt động của ASEAN. Mặc dù quá trình phát triển của ASEAN còn nhiều khó khăn và thách thức chủ quan và khách quan, song nhìn chung ASEAN là một mô hình liên kết hợp tác khu vực khá thành công và hiệu quả.



3.1.2. Quá trình hình thành AIPO

Cùng với cơ chế hợp tác liên chính phủ thường cũng hình thành các tổ chức liên nghị viện khu vực như Nghị viện châu Âu, Liên minh Nghị viện các nước Mỹ La tinh, Liên minh nghị viện các nước Ả-rập v.v...

Tuy nhiên trong những năm đầu, các nỗ lực hợp tác nội khối ASEAN không có sự hỗ trợ của nghị viện các nước, do vậy phần nào kết quả hợp tác bị hạn chế. Quá trình liên kết hợp tác ASEAN ngày càng phát triển sâu rộng lại càng cần tới sự hưởng ứng và tham gia trực tiếp của nhân dân các nước thành viên. Xuất phát từ thực tế đó, nghị viện 5 nước sáng lập ASEAN đã triển khai những bước đi cần thiết để tiến hành một cơ chế liên nghị viện khu vực với mục tiêu tạo ra sự tham gia rộng lớn của nhân dân trong các nỗ lực hợp tác của ASEAN.

Các hoạt động ngoại giao nghị viện đầu tiên hướng tới ý tưởng này được đánh dấu bởi các chuyến viếng thăm hữu nghị lẫn nhau của nghị sĩ các nước trong khu vực. Bắt đầu là chuyến thăm hữu nghị Indonesia của Đoàn nghị sĩ thân thiện Malaysia vào tháng 8/1973. Tiếp đó là Đoàn nghị sĩ Singapore thăm Indonesia với tư cách là khách mời chính thức của Quốc hội nước này vào tháng 11/1974. Cũng trong năm 1974, Quốc hội Indonesia cử một số đoàn nghị sĩ thăm chính thức Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan nhằm trao đổi quan điểm về khả năng thành lập một tổ chức hợp tác liên nghị viện khu vực giành được sự ủng hộ của nghị viện các nước này.

Nghị viện các nước ASEAN đã tổ chức cuộc họp lần thứ nhất Hội nghị các nghị sĩ Đông Nam châu Á (ASEAN Parliamentary Conference - APC hoặc APM) tại Jakarta, Indonesia từ ngày 8-11/1/1975. Tại Hội nghị, nghị viện 5 nước (Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan) đã thông qua Tuyên bố chung và Thông cáo báo chí.

Nội dung Tuyên bố chung Jakarta 1975 khẳng định:

1. Tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa nghị viện các nước thành viên ASEAN.

2. Tổ chức các cuộc họp định kỳ.

3. Thành lập một ủy ban công tác được gọi là Ban Chấp hành gồm đại diện của nghị viện các nước thành viên ASEàN, chịu trách nhiệm đề xuất những khuyến nghị và biện pháp để đạt được những mục tiêu đã đề ra.



Nội dung Thông cáo báo chí nêu rõ:

1 . Hội nghị quyết định thành lập Ban Chấp hành do Phó Chủ tịch Hạ viện Indonesia làm Chủ tịch và Trưởng đoàn đại biểu Nghị viện Malaysia và Singapore làm Phó Chủ tịch.

2. Ban chấp hành có nhiệm vụ:

- Kiến nghị về hình thức và cơ cấu của Diễn đàn hợp tác liên nghị viện các nước ASEAN trong tương lai.

- Dự thảo Điều lệ hợp tác liên nghị viện ASEAN.

Thông cáo báo chí cũng quy định thời gian và lịch trình làm việc của Ban Chấp hành và ấn định kỳ họp lần thứ 2 APM sẽ được tổ chức tại Kham Lumpur, Malaysia.

Tháng 8/1975, tại Kỳ họp lần thứ 2 APM, Ban Chấp hành đã đệ trình dự thảo về cơ cấu Diễn đàn hợp tác liên nghị viện và Điều lệ. Nhưng do bất đồng về một số nội dung, Hội nghị đã không thông qua được Điều lệ và giao cho Ban Chấp hành tiếp tục chỉnh lý và hoàn thiện văn kiện.

Hội nghị APM lần thứ 3 tại Manila, Philippines tháng 9/1977 đã nhất trí thông qua nội dung Điều lệ Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á - AIPO.

Ngày 2/9/1977, Trưởng đoàn đại biểu nghị viện các nước ASEAN đã ký kết văn bản Điều lệ AIPO, đánh dấu sự ra đời của AIPO.

3.2. Tôn chỉ, mục đích và cơ cấu tổ chức của Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á - AIPO


3.2.1. Tôn chỉ, mục đích của AIPO

Quy chế AIPO xác định tên của tổ chức là Tổ chức liên minh nghị viện ASEAN gọi tắt là AIPO và thành viên của AIPO là Nghị viện (đối với nước có 2 viện) và Quốc hội của các nước thành viên ASEAN. Những mục tiêu chính của AIPO là:

1. Khuyến khích sự hợp tác giữa nghị viện các nước thành viên ASEAN, tăng cường quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nghị viện thành viên.

2. Tạo điều kiện để đạt được mục tiêu và nguyện vọng ASEAN nêu trong Tuyên bố Băng cốc tháng 8/1967.

3. Nghiên cứu thảo luận và kiến nghị giải pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại vì lợi ích chung.

4. Đảm bảo để nghị viện thành viên AIPO luôn thông báo cho nhau các biện pháp đã được thông qua, những tiến bộ nghị viện các nước trong khu vực đạt được trong việc thực hiện mục tiêu của AIPO.



3.2.2. Quy chế thành viên AIPO.

Quy chế thành viên của AIPO là Quy chế mở cho nghị viện các quốc gia thành viên ASEAN. Tiêu chuẩn để gia nhập và trở thành thành viên chính thức AIPO là nghị viện của quốc gia thành viên ASEAN nhận được sự nhất trí chấp nhận của tất cả nghị viện của các nước ASEAN. Thành viên AIPO có nghĩa vụ phấn đấu cho các mục tiêu và tuân thủ các nguyên tắc của tổ chức và có trách nhiệm đóng góp niêm liễm theo quy định của AIPO.

Hiện nay, AIPO có 8 thành viên. Các thành viên sáng lập là Quốc hội Indonesia; Nghị viện Malaysia; Quốc hội Singapore; Nghị viện Thái Lan. Năm 1995, tại Đại hội đồng AIPO-16 Quốc hội Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 6. Năm 1997, tại Đại hội đồng AIPO-18 Quốc hội Lào và năm 1999, tại Đại hội đồng AIPO-20 Quốc hội Campuchia được kết nạp là thành viên AIPO.

Quy chế quan sát viên đặc biệt được Đại hội đồng AIPO công nhận đối với các quốc gia trong ASEAN nhưng chưa có Quốc hội là Brunei Darussalam (năm 1984, tại Đại hội đồng AIPO-6) và Myanmar (năm 1997, AIPO-18).

Quan sát viên dành cho nghị sĩ Quốc hội các nước và phải đại diện cho Quốc hội nước được Đại hội đồng AIPO mời. Chỉ có Quốc hội các nước có quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN mới được Chủ tịch AIPO mời tham dự các kỳ Đại hội đồng AIPO, trên cơ sở có sự nhất trí của Chủ tịch Quốc hội các nước thành viên AIPO. Các quan sát viên của AIPO hiện nay là: Nghị viện các nước Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nghị viện châu Âu, Papua New Guinea, Trung Quốc, Liên bang Nga, và Australia.

Quan sát viên đặc biệt và Quan sát viên được quyền dự và phát biểu tại các phiên họp Đại hội đồng, song không có quyền biểu quyết. Tham dự cuộc họp đối thoại với các thành viên AIPO về các vấn đề cùng quan tâm và vì lợi ích chung của hai bên.

Khách mời của AIPO gồm Tổng thư ký ASEAN, đại diện Ban thư ký ASEAN, Chủ tịch Phái đoàn Nghị viện châu Âu về ASEAN, Chủ tịch IPU, và một số cá nhân có công với AIPO do các đoàn nghị viện quốc gia thành viên AIPO giới thiệu.

3.2.3. Cơ cấu tổ chức và thể thức tiến hành kỳ họp của AIPO.

3.2.3.1. Đại hội đồng

Đại hội đồng là cơ quan cao nhất của AIPO dưới sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch AIPO. Việc triệu tập Đại hội đồng luân phiên hàng năm theo thứ tự a,b,c chữ cái tiếng Anh tên của các nước thành viên AIPO. Chủ tịch AIPO là chủ tịch của nghị viện quốc gia đăng cai Đại hội đồng, trừ trường hợp Đại hội đồng có quyết định khác. Tuy nhiên, nếu Quốc hội nước đến phiên đăng cai mà không thể tổ chức kỳ họp Đại hội đồng được, thì Ban Chấp hành sẽ quyết định việc tổ chức kỳ họp Đại hội đồng và nơi họp. Các vấn đề đưa ra thảo luận trong Đại hội đồng dựa trên cơ sở những nội dung mà Ban Chấp hành đề nghị. Mọi đề nghị, kiến nghị khác cũng có thể được thảo luận nếu Đại hội đồng nhất trí trên nguyên tắc đồng thuận sau khi nghe người kiến nghị trình bày tóm tắt kiến nghị hoặc đề nghị của mình. Đại hội đồng cũng như Ban Chấp hành có trách nhiệm đưa ra lập trường chung của AIPO về các vấn đề khu vực và quốc tế. Đây thực sự là diễn đàn của các vị đại diện cho nhân dân các nước trong khu vực nhằm hỗ trợ Chính phủ thực hiện những mục tiêu chung của Hiệp hội.



3.2.3.2. Ban chấp hành

Ban chấp hành giúp Chủ tịch AIPO điều hành các hoạt động trong kỳ họp. Đoàn đại biểu các nước thành viên AIPO được cử không quá 3 nghị sĩ tham gia Ban Chấp hành, nhưng một trong 3 nghị sĩ đó phải là Chủ tịch Quốc hội hoặc người được Chủ tịch Quốc hội nước đó cử làm đại diện cho mình. Tất cả thành viên Ban Chấp hành phải là nghị sĩ. Tuy nhiên, lâu nay Trưởng đoàn đại biểu của hai Quan sát viên đặc biệt Brunei và Myanmar cũng được mời dự phiên họp của Ban Chấp hành. Phiên họp này được Chủ tịch AIPO triệu tập trước khi diễn ra các hoạt động chính thức của kỳ họp Đại hội đồng, thường chỉ trước ngày khai mạc 1 ngày.



3.2.3.3. Các ủy ban chuyên môn

Các nội dung trong chương trình nghị sự được đưa ra thảo luận rất kỹ tại các ủy ban chuyên môn trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp để trình Đại hội đồng thông qua thành những nghị quyết. Thông cáo chung cũng được thông qua tại phiên toàn thể cuối cùng của Đại hội đồng. Các đoàn thành viên AIPO cử đại biểu tham gia các ủy ban đó. Chủ tịch và Báo cáo viên tổng hợp (Rapporteur) của các ủy ban Chuyên môn thường là những nghị sĩ có trách nhiệm trong từng lĩnh vực chuyên môn của Quốc hội nước đăng cai kỳ họp, trừ khi Ban Chấp hành có sự lựa chọn khác. Một điểm đáng lưu ý là tại mọi hoạt động của AIPO cũng như các diễn đàn liên Nghị viện khác chỉ có các Nghị sĩ Quốc hội mới có quyền phát biểu. Các chuyên gia theo từng lĩnh vực có thể được mời trình bày nếu Hội nghị có nhu cầu. Hiện nay, trong sinh hoạt của AIPO, Đại hội đồng thành lập những ủy ban Chuyên môn sau đây:



+ Ủy ban về các vấn đề Chính trị;

+ Ủy ban về các vấn đề Tổ chức;

+ Ủy ban về các vấn đề Kinh tế,

+ Ủy ban về các vấn đề Xã hội;

+ Ủy ban về Đối thoại với các nước Quan sát viên;

+ Ủy ban Thông cáo chung;

+ Hội nghị các nữ nghị sĩ AIPO (WAIPO)

Hội nghị các nữ nghị sĩ AIPO (WAIPO):

WAIPO được thành lập từ năm 1998 theo sáng kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Malaysia tại kỳ họp Đại hội đồng thứ 19. Từ đó WAIPO trở thành một hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Đại hội đồng. Hội nghị được tổ chức hàng năm song song với các hoạt động trong kỳ họp Đại hội đồng, do một nữ nghị sĩ của nước chủ nhà làm Chủ tịch. Hội nghị thảo luận nhiều vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trong khu vực; phòng, chống và đấu tranh chống các tệ nạn xã hội; khuyến khích chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội ở các nước ASEAN tăng cường các biện pháp thực hiện quyền và nghĩa vụ của phụ nữ trong đời sống xã hội; giao lưu trao đổi kinh nghiệm công tác phụ nữ và văn hoá, xã hội giữa các nước theo phương châm thực hiện nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng của các dân tộc ở Đông Nam Á”.



Các ủy ban thường trực, Ủy ban nghiên cứu chuyên đề và Ủy ban đặc biệt:

Đại hội đồng có thể quyết định thành lập các ủy ban thường trực, nghiên cứu chuyên đề và ủy ban đặc biệt về các vấn đề cụ thể để thực hiện các quyết định phù hợp với tôn chỉ và mục đích của AIPO.

Ủy ban nghiên cứu thực hiện một đề án nghiên cứu những vấn đề cụ thể nào đó được ghi trong một nghị quyết hoặc tại một khoản của Thông cáo chung. Trong trường hợp này, đề tài hay vấn đề cần nghiên cứu có thể kéo dài từ 1-2 năm hoặc hơn, nhưng kết quả thực hiện đến đâu phải trình Đại hội đồng tại các kỳ họp thường niên, cho đến khi kết thúc dự án đó trọn vẹn thì Ủy ban Nghiên cứu được tuyên bố giải thể, được ghi nhận công trạng hay sự đóng góp mà nước nhận tiến hành nghiên cứu đề tài đã thực hiện. Nghị viện thành viên AIPO có nghĩa vụ triển khai các biện pháp thực thi những khuyến nghị được đặt ra dưới hình thức nghị quyết của Đại hội đồng.

Tương tự như vậy, Đại hội đồng quyết định thành lập Ủy ban lâm thời, Ủy ban dưới dạng này có nhiệm vụ thực hiện việc nghiên cứu và kiến nghị các giải pháp để giải quyết một vấn đề nào đó để được nghị viện thành viên AIPO phát hiện mang tính chuyên đề thì Đại hội đồng ra nghị quyết hoặc dưa vào một điểm, thậm chí chỉ nhắc đến một khoản trong Thông cáo chung. Trong trường hợp đó nghị viện thành viên đã đưa ra sáng kiến phải lo tổ chức một hội nghị về chuyên đề. Báo cáo kết quả hoạt động này phải được thông báo ngay đến các thành viên AIPO để tham khảo nhằm góp phần tích cực cải thiện tình hình trước vấn đề mà các nước thành viên cùng quan tâm; đồng thời phải báo cáo Đại hội đồng trong kỳ họp tới. Ủy ban này sẽ giải thể ngay sau hội nghị bàn về chuyên đề đó kết thúc và có báo cáo kết quả tới Đại hội đồng.

Hai loại ủy ban nói trên có tầm quan trọng đặc biệt trong sinh hoạt của AIPO.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng AIPO-19, Quốc hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị ủy ban chuyên đề AIPO về “Vai trò của cơ quan lập pháp các nước trước cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực”. Hội nghị được tiến hành tại Hà Nội từ 9 - 11/3/1999. Đó là một trong những hội nghị chuyên đề được AIPO đánh giá rất cao với ý nghĩa và nội dung thiết thực của nó.

Ngoài ra, trong năm 2002, thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng AIPO 22 và với cương vị là chủ tịch AIPO, Quốc hội đã tổ chức 2 hội nghị chuyên đề. Đó là Hội nghị ủy ban điều tra thực trạng về ngăn ngừa hiểm hoạ ma túy AIFOCOM (Hà Nội, tháng 1/2002); Hội nghị ủy ban chuyên đề về tổ chức và khen thưởng của AIPO (tháng 6/2002, tại TP. Đà Nẵng).


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương