VĂn phòng quốc hộI


Tôn chỉ mục đích và cơ cấu tổ chức của IPU



tải về 1.07 Mb.
trang7/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   30

1.2. Tôn chỉ mục đích và cơ cấu tổ chức của IPU


1.2.1. Tôn chỉ, mục đích:

Quy chế và Điều lệ của IPU được thông qua tại Hội nghị lần thứ 33 tại Viên, thủ đô Cộng hòa Áo năm 1922, sau đó Quy chế này được xem xét, sửa đổi tại nhiều hội nghị IPU cho phù hợp với sự lớn mạnh của IPU và sự phát triển của tình hình thế giới.

Lần sửa đổi vào tháng 4/1999 nhân dịp Hội nghị IPU lần 101 tại Bruxelles - Vương quốc Bỉ, Quy chế và Điều lệ của IPU xác định bản chất và mục đích của tổ chức:

- Liên minh nghị viện thế giới là tổ chức quốc tế tập hợp đại diện của nghị viện quốc gia có chủ quyền.

- Liên minh nghị viện thế giới là trung tâm của sự thống nhất trên nghị viện ở quy mô thế giới từ năm 1889. Liên minh nghị viện hoạt động vì hòa bình và hợp tác giữa các dân tộc và vì sự củng cố các thể chế đại diện.

Vì những mục tiêu này, Liên minh nghị viện thế giới:

- Tạo thuận lợi cho các cuộc tiếp xúc, phối hợp và trao đổi kinh nghiệm giữa các nghị viện và giữa các nghị sĩ của tất cả các nước.

- Xem xét các vấn đề quốc tế cần quan tâm và bày tỏ ý kiến về các chủ đề này nhằm phát động hành động của các nghị viện và các nghị sĩ.

- Góp phần đấu tranh bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người với đầy đủ các giá trị có tính toàn cầu của nó và sự tôn trọng các quyền con người là nhân tố chủ yếu của dân chủ nghị viện và sự phát triển.

- Góp phần tạo nên sự hiểu biết đầy đủ nhất về cơ chế hoạt động của các thể chế đại diện và tăng cường, phát triển phương thức hoạt động của các thể chế này.

Về quan hệ với Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác, Quy chế của IPU cũng xác định rõ:

Liên minh nghị viện thế giới chia sẻ các mục tiêu của Liên hợp quốc, hỗ trợ các nỗ lực của Liên hợp quốc và hợp tác một cách chặt chẽ với Liên hợp quốc trong việc thực hiện các mục tiêu này. IPU cũng hợp tác với các tổ chức liên nghị viện khu vực và các tổ chức quốc tế, liên chính phủ và phi chính phủ mà hoạt động của nó cũng đưa trên những lý tưởng chung này của IPU và Liên hợp quốc.



1.2.2. cấu tổ chức của IPU

Quy chế xác định thành viên của IPU gồm:

- Các đoàn đại biểu quốc gia đại diện cho các nghị viện thành viên. Đoàn đại biểu quốc gia được thành lập theo quyết định của nghị viện hợp hiến của một Nhà nước có chủ quyền, đại diện cho nhân dân trên lãnh thổ mà nghị viện hoạt động. Mỗi nghị viện chỉ có thể thành lập một Đoàn đại biểu quốc gia. Đối với các nhà nước liên bang chỉ có nghị viện liên bang được thành lập đoàn đại biểu quốc gia. Đến năm 2003, IPU có 144 Nghị viện quốc gia thành viên và 7 tổ chức Liên nghị viện khu vực là thành viên liên kết.

Điều 8 Điều lệ IPU quy định các Đoàn đại biểu quốc gia nghị viện thành viên có Quy chế riêng, có phương tiện hành chính và tài chính để giữ mối quan hệ thường xuyên và tham gia các hoạt động của Hội nghị IPU, vào cuối tháng 3 hàng năm thông báo thành phần của Đoàn cho Ban thư ký và đóng góp niên liễm theo quy định của IPU. Bằng những hình thức thích hợp, thông báo cho nghị viện quốc gia và chính phủ những nghị quyết mà IPU đã thông qua, thúc đẩy việc thực hiện các nghị quyết này. Thông báo kịp thời và đầy đủ cho Ban thư ký IPU quá trình và kết quả việc thực hiện các nghị quyết của IPU.

- Thành viên liên kết của IPU là các tổ chức Liên minh nghị viện khu vực và quốc tế khác được hình thành trên cơ sở của sự nhất trí giữa các tổ chức này với IPU. Đại hội đồng nghị viện của Hội đồng châu Âu, Liên minh Nghị viện vùng Andean, Liên minh Nghị viện Mỹ La tinh, Liên minh Nghị viện vùng Trung Mỹ, Nghị viện châu Âu là thành viên liên kết của IPU.

Liên minh nghị viện thế giới gồm có các cơ quan chủ yếu sau:

1. Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới

2. Hội đồng Điều hành

3. Ban chấp hành và Ban thư ký

Và một số cơ chế khác thuộc IPU

Đại hội đồng liên minh nghị viện là cơ quan chính trị chủ yếu của Liên minh. Mỗi năm có hai kỳ họp Hội nghị (mùa xuân - khoảng tháng 4 và mùa thu - khoảng tháng 9).

Thời gian và địa điểm cụ thể của mỗi kỳ họp Hội nghị do Hội đồng điều hành Liên nghị viện ấn định. Trong những hoàn cảnh đặc biệt, Hội đồng điều hành có thể quyết định thay đổi địa điểm và thời gian cụ thể của Hội nghị hoặc quyết định không triệu tập Hội nghị. Trường hợp khẩn cấp, Chủ tịch Hội nghị hay Chủ tịch Hội đồng có thể đưa ra một quyết định tương tự như vậy với sự thống nhất ý kiến của Ban Chấp hành.

Nhằm tạo điều kiện cho các Nghị sĩ hiểu biết thực tế đa dạng của các quốc gia và các quốc gia thành viên thực hiện nghĩa vụ của mình, mỗi kỳ họp Hội nghị IPU thường diễn ra ở một nước thành viên.



1.2.3. Thành phần Hội nghị IPU

Các nghị sĩ do các nghị viện chỉ định theo cơ chế đoàn đại biểu quốc gia (National Group - Groupe national). Mỗi đoàn đại biểu quốc gia không quá 8 nghị sĩ đối với những nước có số dân dưới 100 triệu, và không quá 10 nghị sĩ đối với nước có từ 100 triệu dân trở lên. Điều 10.1 Điều lệ IPU cũng nêu rõ các Đoàn đại biểu Quốc gia đều phải bảo đảm sự tham gia bình đẳng của các nghị sĩ nam và nữ.



Vai trò, chức năng và phương thức hoạt động của Hội nghị IPU

Hội nghị IPU thảo luận các vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội thế giới và đưa ra những khuyến nghị của IPU về các vấn đề này. Chương trình nghị sự của Hội nghị do Hội đồng điều hành thông qua trên cơ sở khuyến nghị Ban chấp hành được gửi cho các Đoàn đại biểu quốc gia khoảng 2 - 3 tháng trước khi khai mạc kỳ họp hội nghị. Thời gian trước mỗi kỳ họp hội nghị, các Đoàn có thể đăng ký những điểm bổ sung vào chương trình nghị sự.

Phiên toàn thể của Hội nghị tập trung thảo luận về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội trên thế giới.

Các chủ đề cụ thể trong chương trình nghị sự được thảo luận tại bốn ủy ban liên quan sau:

1. Ủy ban về các vấn đề Chính trị, An ninh quốc tế và Giải trừ quân bị.

2. Ủy ban về các vấn đề Lập pháp, Tư pháp và Quyền con người.

3. Ủy ban về các vấn đề Kinh tế và Xã hội

4. Ủy ban Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Môi trường.

Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện khai mạc các kỳ họp Hội nghị IPU, Hội nghị bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ban kiểm phiếu (nếu cần thiết). Theo thông lệ, Chủ tịch Kỳ họp là Chủ tịch Quốc hội nước chủ nhà, các Phó Chủ tịch bao gồm đại diện tất cả các nghị viện thành viên.

Nghị quyết của Hội nghị sẽ được thông qua tại phiên toàn thể theo thể thức bỏ phiếu. Mỗi đoàn đại biểu quốc gia có ít nhất là 10 phiếu cộng thêm số phiếu bổ sung tùy theo số dân của mỗi nước như sau:



Số dân – đơn vị triệu

Số phiếu bổ sung

Từ 1 đến 5

01

Từ trên 5 đến 10

02

Từ trên 10 đến 20

03

Từ trên 20 đến 30

04

Từ trên 30 đến 40

05

Từ trên 40 đến 50

06

Từ trên 50 đến 60

07

Từ trên 60 đến 80

08

Từ trên 80 đến 100

09

Từ trên 100 đến 150

10

Từ trên 150 đến 200

11

Từ trên 200 đến 300

12

Trên 300

13

Đoàn đại biểu quốc gia có thể chia số phiếu của mình để các thành viên trong đoàn bày tỏ chính kiến của cá nhân. Trong trường hợp nghị viện thành viên chỉ cử một nghị sĩ dự Hội nghị thì đại biểu của nghị viện đó không được sử dụng quá 10 phiếu.

Kể từ khi thành lập tới năm 2004, IPU đã có 111 kỳ họp tại những địa điểm khác nhau, chủ yếu là tại thủ đô các nước thành viên. Những kỳ họp có ý nghĩa lịch sử là:

- Năm 1889, Hội nghị lần thứ nhất tại Paris - Pháp, thành lập IPU

- Năm 1913, Hội nghị lần thứ 18 tại La Hay, Hà Lan.

- Do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, từ 1914 đến 1920 không có các Hội nghị thường niên của IPU.

- Năm 1921, Hội nghị lần thứ 19 tại Stockholm, Thụy Điển, Hội nghị đầu tiên của IPU sau Chiến tranh thế giới lần I.

- Năm 1939, Hội nghị lần thứ 35 tại Oslo - Na Uy, kỷ niệm 50 năm thành lập IPU.

Do Chiến tranh thế giới lần thứ II, từ 1938 đến 1946 không có các Hội nghị thường niên của IPU.

- Năm 1947, Hội nghị lần thứ 35 tại Cai-rô, Ai Cập, Hội nghị đầu tiên của IPU sau Chiến tranh thế giới lần II.

- Năm 1979, Hội nghị lần thứ 65 tại Praha, Tiệp Khắc Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam gia nhập IPU.

- Năm 1989, Hội nghị lần thứ 82 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh, kỷ niệm 100 năm thành lập IPU.

Năm 1998, IPU tiến hành Kỳ họp thứ 100 tại Matxcơva, Liên bang Nga



1.2.4. Hội đồng Điều hành.

Đó là cơ quan điều hành, định hướng mọi hoạt động của IPU, giám sát quá trình thực hiện các mục tiêu của IPU.

Mỗi năm Hội đồng Điều hành có hai cuộc họp vào dịp các kỳ họp Đại hội đồng IPU. Thông thường Hội đồng Điều hành tổ chức họp vào ngày đầu và ngày cuối của mỗi kỳ Đại hội đồng IPU. Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập các kỳ họp bất thường nếu thấy cần thiết, hoặc khi Ban Chấp hành hay 1/4 thành viên Hội đồng yêu cầu.

Thành phần của Hội đồng Điều hành: 03 nghị sĩ của mỗi Đoàn đại biểu Quốc gia và các thành viên liên kết. Hội đồng bầu Chủ tịch với nhiệm kỳ 3 năm trên nguyên tắc đảm bảo sự luân phiên giữa các khu vực địa chính trị.



1.2.5. Chức năng và quyền hạn của Hội đồng Điều hành:

- Ấn định chương trình hoạt động và ngân sách hàng năm của tổ chức, quyết định kết nạp hay đình chỉ tư cách thành viên chính thức và thành viên liên kết IPU, lập danh sách Quan sát viên. Hội đồng quyết định nội dung các kỳ họp Hội nghị IPU, bầu Ban Chấp hành IPU, đề cử Tổng thư ký IPU, thông qua Điều lệ và những kiến nghị sửa đổi Quy chế của Hội đồng Điều hành IPU.

- Hội đồng quyết định việc tổ chức các cuộc họp khác của IPU bao gồm cả việc thành lập các ủy ban lâm thời để xem xét các vấn đề đặc biệt, đồng thời ấn định thủ tục làm việc và cho ý kiến về kết luận của các ủy ban này. Các ủy ban, các cơ quan hỗ trợ được thành lập theo quyết định của Hội đồng là:

1. Ủy ban về Quyền con người của các nghị sĩ.

2. Ủy ban vì sự phát triển bền vững.

3 . Uỷ ban về các vấn đề liên quan Trung Đông.

4. Nhóm làm việc hỗ trợ cho vấn đề Síp.

5. Ủy ban thúc đẩy việc tuân thủ Luật pháp quốc tế về nhân đạo.

6. Hội nghị của các bên liên quan trong tiến trình an ninh và hợp tác Địa Trung Hải.

7. Hội nghị nữ nghị sĩ.



1.2.6. Ban Chấp hành:

Cơ quan chỉ đạo có trách nhiệm giám sát, triển khai mọi hoạt động hành chính của Liên minh, đưa ra những kiến nghị với Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch đương nhiên của Ban Chấp hành, ngoài ra có 12 thành viên do Hội đồng Điều hành bầu ra dựa trên cơ sở xem xét sự đóng góp cho Liên minh của mỗi ứng cử viên và Đoàn đại biểu quốc gia. Trong Ban Chấp hành phải có ít nhất hai thành viên là nữ. Nhiệm kỳ của Ban chấp hành là 4 năm.

Ban Chấp hành xem xét đơn xin gia nhập Liên minh của các Nghị viện quốc gia và thông báo kết quả cho Hội đồng Điều hành; xác định thời gian và nội dung các phiên họp của Hội đồng; đề đạt với Hội đồng về chương trình hoạt động, ngân sách hàng năm của Liên minh; kiến nghị chương trình nghị sự của các Hội nghị liên minh; giới thiệu cho Hội đồng Điều hành các ứng cử viên chức Tổng thư ký IPU.

Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình hành động của Liên minh, đảm bảo các hoạt động thường ngày tại Trụ sở Liên minh, quản lý hồ sơ của các thành viên Liên minh, đảm bảo mối liên hệ giữa Liên minh với các nghị viện thành viên và các thể chế quốc tế, đảm nhận vai trò đại diện của Liên minh tại các Hội nghị quốc tế.

Tổng Thư ký chịu sự chỉ đạo của Hội đồng điều hành, được bầu bằng bỏ phiếu kín. Tổng Thư ký có trách nhiệm điều hành, chỉ đạo toàn thể viên chức ban thư ký nhằm thực thi các nhiệm vụ đã được quy định.

1.2.7. Các hội nghị đặc biệt và Hội nghị chuyên đề:

Hàng năm IPU tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo chuyên đề ở phạm vi thế giới và khu vực trong đó có mời các chuyên gia tham dự. Hội nghị được tổ chức nhằm thảo luận và nghiên cứu sâu về các vấn đề có tính chất chuyên biệt, hoặc theo chuyên đề mà IPU thấy cần thiết.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương