VĂn phòng quốc hộI


CHƯƠNG II CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC



tải về 1.07 Mb.
trang6/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

CHƯƠNG II

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC

LIÊN NGHỊ VIÊN


Ở đây, nhóm nghiên cứu chỉ đề cập tới một số tổ chức liên nghị viện mà Quốc hội Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên chính thức. Ngoài ra, xin trình bày thêm về Nghị viện châu Âu - EP, một cơ chế liên nghị viện đặc biệt, có một số quyền lực nhất định, tuy còn hạn chế.

I. LIÊN MINH NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI (INTER-PARLIAMENTARY UNION – IPU)


Năm 1889, tại Paris, thủ đô nước Pháp, Liên minh nghị viện thế giới đã được thành lập theo sáng kiến của hai nghị sĩ đồng thời cũng là hai chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình là Frederic Passy – người Pháp và William Randal Cremer - người Anh. Ý tưởng ban đầu của hai nghị sĩ này là mong muốn biến Liên minh nghị viện thế giới thành một phong trào tiên phong đấu tranh vì hòa bình. Ngay từ khi thành lập, mục tiêu của IPU là tạo nên một cơ chế như là trọng tài quốc tế. Nhưng cùng với thời gian và diễn biến của tình hình thế giới, phạm vi hoạt động của IPU đã được mở rộng vì các vấn đề liên quan đến hòa bình đã trở thành yêu cầu cấp thiết và rõ nét. Phấn đấu cho nền hòa bình thế giới, IPU hướng tới việc củng cố cơ sở pháp lý tạo nền tảng cho các mối quan hệ quốc tế. Xuất phát từ sự nhìn nhận các yếu tố kinh tế, xã hội, tư tưởng trong nhiều trường hợp là nguyên nhân tạo nên sự căng thẳng giữa các quốc gia, tổ chức thế giới của các nghị viện dần dần đã tiếp cận và dành sự quan tâm ngày càng nhiều hơn đối với các vấn đề mang tính toàn cầu.

Ban đầu Liên minh nghị viện thế giới xác định hai nhiệm vụ trọng tâm là:

- Bày tỏ chính kiến của các nghị sĩ về tất cả các vấn đề quốc tế qua đó thúc đẩy việc tìm kiếm các giải pháp bằng con đường nghị viện.

- Phấn đấu nhằm củng cố các thể chế dân chủ và đề ra các chính sách, các sáng kiến và khuyến nghị nhằm phát triển thể chế nghị viện cũng như cải thiện các chức năng hoạt động và nâng cao uy tín của thể chế này.

Quá trình hình thành và phát triển của IPU đã chứng minh vai trò của tổ chức, từ lúc ban đầu chỉ đơn giản là một Hiệp hội của các nghị sĩ, IPU đã trở thành một tổ chức liên nghị viện của cả thế giới.

IPU đóng một vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế, là cội nguồn của phong trào đưa đến việc thành lập Hội quốc liên, sau đó là Liên hợp quốc, là nhân tố quan trọng cho việc hình thành Tòa án quốc tế La - Hay sau này. IPU luôn tạo ra cơ hội đưa ra những đề xuất, sáng kiến mới thúc đẩy sự nghiệp vì hòa bình và hợp tác quốc tế. Do những đóng góp tích cực của mình, tám nhân vật hoạt động nổi tiếng của Liên minh nghị viện thế giới đã được nhận giải thưởng Nobel vì hòa bình trong thời gian từ 1901 đến 1927. Ngay trong thời kỳ hai cuộc chiến tranh thế giới, mặc dù buộc phải gián đoạn hoạt động, nhưng dưới những hình thức khác nhau IPU vẫn đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp hòa bình và sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc.

Hơn một thế kỷ qua, IPU là biểu tượng của sự thống nhất và hoạt động ngoại giao nghị viện giữa các nhà lập pháp của tất cả các quốc gia trên thế giới, là nơi tập trung đại diện của tất cả các xu hướng chính trị. Vì vậy IPU có thể được ví như một trạm quan sát đặc biệt sự tiến triển của các trào lưu tư tưởng chính trị của thế giới.

Thời kỳ chiến tranh lạnh, thế giới bị chia làm hai khối đối nghịch bởi hệ tư tưởng, Liên minh nghị viện là tổ chức duy nhất mà những người đại biểu của nhân dân các nước thuộc hai khối Đông và Tây có thể gặp gỡ nhau. Tại diễn đàn này, vượt qua sự khác biệt, sự đối đầu về hệ tư tưởng và những căng thẳng vốn có trong quan hệ giữa các quốc gia thời kỳ đó, các nghị sĩ của hai khối cùng tranh luận, thiết lập các mối quan hệ cá nhân và với tư cách là những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân các nước, họ cùng nhau tìm kiếm cơ sở cho các hành động chung, hướng cho nhân loại một tương lai tốt đẹp hơn.

Được hình thành do những yêu cầu của tình hình thế giới và hoạt động trong những biến động không ngừng của các mối quan hệ quốc tế, vì vậy Liên minh nghị viện cũng luôn tự đổi mới về cơ cấu tổ chức cũng như phương thức hoạt động. Trong lĩnh vực đấu tranh cho hòa bình thế giới, IPU luôn phối hợp với Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn của tổ chức này để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề lớn của thế giới như giải trừ quân bị, quan hệ kinh tế quốc tế bình đẳng cùng có lợi, hỗ trợ các nước kém phát triển, tìm kiếm cơ hội hòa bình cho các cuộc xung đột vũ trang, đấu tranh vì nền dân chủ và quyền con người v.v... Cùng với sự phát triển của thế giới, nhiều chủ đề mới cùng được nêu lên trong chương trình nghị sự của IPU và các thể chế quốc tế liên chính phủ như đấu tranh thiết lập một trật tự quốc tế mới trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hóa, phấn đấu cho sự hợp tác và phát triển bền vững giữa các dân tộc v.v…

Chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt về tính chất giữa hội nghị liên nghị viện với hội nghị liên chính phủ. Các thành viên đến hội nghị liên chính phủ với những giới hạn bởi những quan điểm chính thức của chính phủ và đảng cầm quyền, trong khi đó các đại biểu đến diễn đàn IPU có thể mang đến các quan điểm chính trị khác nhau, đại diện rộng rãi cho mọi tầng lớp nhân dân. Các cuộc thảo luận tại diễn đàn IPU diễn ra trong bầu không khí thoải mái, tự do. Do vậy tại diễn đàn này lượng thông tin là đa dạng và rất phong phú, qua đó chúng ta có thể hiểu được quan điểm của các tầng lớp nhân dân trong các quốc gia về các chủ đề được đưa ra thảo luận.

Tại diễn đàn IPU, các đại biểu đến từ nhiều nước khác nhau luôn duy trì các mối quan hệ cá nhân mang dấu ấn của sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau, điều đó có những ảnh hưởng nhất định điều hoà bầu không khí hội nghị trong trường hợp xung đột về tư tưởng và đối nghịch về quyền lợi. Sự cứng nhắc mang tính định trước trong các quan điểm của chính phủ sẽ được giảm bớt tại các diễn đàn liên nghị viện nhờ vào phương pháp bỏ phiếu thông qua các nghị quyết được quy định trong Điều lệ và Quy chế của IPU. Thực tế, số phiếu phân cho mỗi đoàn đại biểu quốc gia tỷ lệ theo dân số mỗi nước, mỗi đại biểu thực hiện quyền bỏ phiếu tùy theo quyết định của riêng mình hoặc của tổ chức chính trị mà mình đại diện. Do đó, số phiếu trong cùng một đoàn đại biểu quốc gia có thể bị phân chia: đại biểu thuộc phe đối lập có thể bỏ phiếu chống, trong khi đại diện của đảng cầm quyền bỏ phiếu thuận. Điều này giải thích rằng những nguyện vọng được bày tỏ trong các nghị quyết của IPU về cùng một vấn đề thời sự quốc tế đôi khi vượt quá khuôn khổ các chủ đề mà các chính phủ đã bảo vệ tại Liên hợp quốc. Quy chế của IPU còn quy định rõ những bước tiếp theo sau khi Nghị quyết đã được thông qua, đó là nhiệm vụ của các đoàn đại biểu phải thông báo nội dung các nghị quyết này tới nghị viện quốc gia, chính phủ và hành động với mọi khả năng để thực hiện những khuyến nghị đã được nêu lên trong các nghị quyết của IPU.

Liên minh nghị viện thế giới là một cơ chế hợp tác quốc tế đặc biệt, có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế. Trước hết, IPU tạo ra cơ hội cho các nghị sĩ gặp gỡ nhau trực tiếp, hiểu biết đồng nghiệp và cùng chia sẻ những kinh nghiệm hoạt động của họ. Điều này rất có ý nghĩa đối với những nghị sĩ từ những nước xa xôi về địa lý cũng như vì nhiều lý do mà họ rất khó có điều kiện tiếp xúc với các đồng nghiệp trên thế giới trong những hình thức khác. Liên minh nghị viện thế giới là diễn đàn để mỗi dân tộc, thông qua những người đại diện của mình là các nghị sĩ, thiết lập quan hệ học hỏi tôn trọng nhau và coi trọng những giá trị của các dân tộc khác. Do vậy, Liên minh nghị viện thế giới chính là một diễn đàn đặc biệt của nền ngoại giao nghị viện, góp phần tạo lập và gìn giữ các mối quan hệ song phương và đa phương giữa các nước. Ngoài ra, điều rất quan trọng là chính tại diễn dàn IPU, những nước lớn, nhất là các cường quốc mặc nhiên phải biết tới sự hiện diện và thừa nhận, tôn trọng ý kiến của các nước vừa và nhỏ trong các vấn đề của thế giới.

Bằng những hoạt động trực tiếp gắn với dòng chảy của các sự kiện chính trị, IPU đã gián tiếp có ảnh hưởng mang tính xây dựng đối với nhiều nước. Và thực tế hiện nay vị trí, vai trò và những ảnh hưởng quan trọng của IPU trong đời sống chính trị, kinh tế quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi.

Lĩnh vực hoạt động thứ hai của Liên minh đó là những vấn đề của nghị viện. Có thể nói không có tổ chức nào có khả năng như IPU để đảm nhiệm và thúc đẩy sự phát triển của các thể chế nghị viện. Hiệp hội Tổng thư ký các nghị viện - ASGP, tổ chức đặt dưới sự bảo trợ trực tiếp của IPU tập hợp các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trên toàn thế giới về quy trình lập pháp, đã cùng với IPU thực hiện nhiều công trình nghiên cứu lập pháp có hiệu quả và mang tính thiết thực. Đó là những công trình luật so sánh, kịp thời đáp ứng những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của đời sống quốc tế và yêu cầu hoàn thiện cơ chế hoạt động của nghị viện các nước thành viên. Những báo cáo chuyên đề có chất lượng cao của IPU trong những năm qua về các chức năng của nghị viện như quy trình giám sát cơ quan hành pháp, tổ chức công việc của nghị viện, quy trình chất vấn, vai trò hoạt động của các ủy ban, quyền hạn của Chủ tịch nghị viện và những thông tin nghiên cứu về những nguyên tắc hoạt động nghị viện của IPU đã được các nghị viện, nhất là ở những quốc gia mới giành được độc lập tham khảo và áp dụng vào thực tế xây dựng và phát triển cơ quan lập pháp của mình.



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương