VĂn phòng quốc hộI


Ban thư ký thường trực của AIPO



tải về 1.07 Mb.
trang11/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   30

3.3. Ban thư ký thường trực của AIPO


Tại kỳ họp thứ 10 (1989) tại Manila, Philippines, Đại hội đồng đã quyết định thành lập Ban thư ký Thường trực có trụ sở đặt tại Jakarta, Indonesia quy định tại Điều 7 của Điều lệ AIPO. Ban Thư ký thường trực là trung tâm tập hợp và cung cấp thông tin giữa các nghị viện thành viên AIPO, lưu giữ hồ sơ, tài liệu. Ban Thư ký thường trực còn có nhiệm vụ tổng hợp tình hình thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng qua các kỳ họp; quản lý tài sản và tài khoản, tình hình thu chi Quỹ của AIPO do các nghị viện thành viên góp hàng năm, gồm cả các khoản đóng góp tự nguyện của các Quan sát viên đặc biệt; quản lý văn phòng và các trang thiết bị của Ban thư ký.

Ban Thư ký thường trực đã trải qua nhiều thay đổi về tổ chức để đáp ứng nhu cầu phát triển của AIPO. Đứng đầu Ban Thư ký thường trực là Tổng Thư ký. Tổng thư ký AIPO là Tổng thư ký của Nghị viện đảm nhận cương vị Chủ tịch AIPO. Tổng thư ký do Chủ tịch AIPO bổ nhiệm và có nhiệm vụ giúp Chủ tịch theo dõi và điều hành các hoạt động của AIPO trong nhiệm kỳ giữ chức vụ Chủ tịch AIPO. Giúp cho Tổng thư ký có Thư ký thường trực do Tổng thư ký AIPO bổ nhiệm. Thư ký thường trực và toàn bộ bộ máy giúp việc cho tới nay đều là công dân của Indonesia.


3.4. Các kỳ họp Đại hội đồng AIPO


Theo Điều lệ AIPO, hàng năm Đại hội đồng họp một lần do Nghị viện một quốc gia thành viên AIPO đăng cai tổ chức tại nước mình, luân phiên theo thứ tự chữ cái tiếng Anh tên của các nước trong ASEAN. Hai Quan sát viên đặc biệt không phải đăng cai kỳ họp, nhưng có thể tự nguyện mời các thành viên chính thức đến thăm và làm việc với danh nghĩa đoàn đại biểu AIPO. Từ năm 1978 đến nay, AIPO đã tiến hành các kỳ họp Đại hội đồng sau đây:

- Kỳ họp lần thứ I của Đại hội đồng AIPO, 9/1978 tại Singapore.

Đây là kỳ họp Đại hội đồng chính thức đầu tiên của AIPO kể từ khi thành lập. Với thời gian rất ngắn, chỉ 3 ngày Đại hội đồng tập trung thảo luận việc thành lập Ban thư ký Thường trực của AIPO, thông qua Thông cáo chung về việc tổ chức các cuộc viếng thăm lẫn nhau giữa các thành viên AIPO, đối thoại giữa AIPO và EU, ủng hộ những nỗ lực của ASEAN mở rộng Hiệp định ưu đãi thương mại giữa các nước thành viên, đối thoại giữa ASEAN với các nước trong thế giới thứ 3, thủ tục với các quan sát viên AIPO, chống ma tuý và nghiên cứu về khả năng lập Hội đồng trọng tài ASEAN.



- Kỳ họp lần thứ 2 của AIPO tại Băng Cốc - Thái Lan, 10/1979.

Đây là kỳ họp Đại hội đồng AIPO lần thứ 2. Trước đó, vào tháng 7/1979, tại Pathaya, Thái Lan, Ủy ban công tác đã họp trong 4 ngày để chuẩn bị mọi nội dung và văn kiện cho Đại hội đồng xem xét thông qua.



Về chính trị: Thảo luận những diễn biến ở Việt Nam, Campuchia và Lào, vấn đề số người di tản Đông Dương.

Về lĩnh vực xã hội - kinh tế: Bàn về dự trữ gạo, chương trình lập pháp chung về chống ma túy; sửa đổi Điều lệ AIPO.

- Kỳ họp thứ 3 của AIPO tại Jakarta, Indonesia, 9/1980.

Về chính trị: Bàn những vấn đề liên quan đến Việt Nam, Campuchia và Lào, đương nhiên mang nặng dấu ấn định kiến của chiến tranh lạnh. (Mãi đến năm 1995, khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN và AIPO, thì những vấn đề trên không còn được nêu lên).

Một nội dung quan trọng khác về AIPO ủng hộ những nỗ lực của ASEAN thiết lập ở Đông Nam Á khu vực hòa bình, tự do và trung lập (ZOPFAN) nêu trong tuyên bố ZOPFAN 27/11/1971 tại Singapore.

Đề nghị của Philippines và Thái Lan về việc nghiên cứu thành lập nghị viện ASEAN.

- Kỳ họp lần thứ 4 của AIPO tại Kham Lumpur, Malaysia, 2/1981.

Thảo luận vấn đề Campuchia, Afghanistan, hợp tác vùng Vịnh, Tây Á, hợp tác về văn hóa và thương mại của ASEAN. Thành lập tổ nghiên cứu của ASEAN chống ma túy, xây dựng ASEAN thành khu vực không có buôn bán quốc tế về ma túy, Tuyên bố Kham Lumpur về tài nguyên, dân số và phát triển.



- Kỳ họp thứ 5 tại Manila, Phipippines, 4/1982.

Thảo luận về chủ nghĩa Apartheid và đánh giá toàn diện về hợp tác kinh tế ổn định của ASEAN.



- Kỳ họp thứ 6 tại Singapore, 10/1983.

Bàn về vấn đề Campuchia, Afghanistan, Trung Đông, Nam Phi, nghiên cứu khoa học ở Nam cực, thông tin toàn diện, trật tự giao thông và bảo vệ động vật hoang dã.



- Kỳ họp lần thứ 7 tại Băng Cốc, Thái Lan, 10/1984.

Về chính trị: Bàn về giải pháp chính trị về Campuchia, coi đó là điểm chủ yếu để xây dựng Đông Nam Á thành khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập.

Về kinh tế và xã hội: Thảo luận về hiệp định hợp tác nhiều bên trong ASEAN do Philippines đề nghị và hợp tác ASEAN về chống ma túy, về môi trường do Indonnesia đề nghị.

- Kỳ họp lần thứ 8 tại Jakarta, Indonesia 9/1985.

Về chính trị: Thảo luận các vấn đề Campuchia, Afghanistan, Trung Đông, Nam Phi, quyết định Ban thư ký AIPO tạm thời luân phiên nhau trong khi chưa có Ban thư ký thường trực, trao đổi đoàn thăm viếng giữa AIPO và EP (nghị viện châu Âu).

Về kinh tế - xã hội: Bàn về phúc lợi công dân, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong vòng đàm phán Uraguay của GATT, phản đối về khả năng Quốc hội Mỹ không phê chuẩn hiệp định về hàng dệt may năm 1985.

- Kỳ họp thứ 9 tại Kuala Lumpur, Ma1aysia, 1/1988.

Về chính trị: Thảo luận các vấn đề Campuchia, Afghanistan, Trung Đông, Nam Phi, chiến tranh Iran-Irắc, thiết lập khu vực phi hạt nhân ở Đông Nam Á (SEANWFZ).

Về tổ chức: Bàn việc lập Ban thư ký thường trực AIPO và Nghị viện ASEAN, trao đổi đoàn thăm viếng, tăng cường hiệu quả của AIPO.

Về kinh tế - xã hội: Bàn việc hợp tác về y tế, về thanh niên và những nhà lãnh đạo trẻ.

- Kỳ họp lần thứ 10 tại Manila, Philippines, 8/1989.

Về chính trị: Bàn các vấn đề xung đột ở Arập- Israel, Afghanistan, Palestine, Liban, Iran-Iraq, vấn đề giải trừ quân bị và Hội nghị thượng đỉnh Xô - Trung ở Bắc Kinh 1989.

Thông qua tuyên bố về việc thực hiện nghị quyết Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 3 ở Manila 1987 và kêu gọi thủ tướng của các nước ASEAN chấp nhận các kết quả của Đại hội đồng AIPO và trong trường hợp cần thiết tìm biện pháp thực hiện những khuyến nghị của AIPO .

Về kinh tế - xã hội: Nêu vấn đề hợp tác của ASEAN về văn hóa, yêu cầu các chính phủ coi trọng lĩnh vực văn hoá dân tộc thiểu số, vai trò của người cao tuổi trong phát triển xã hội, hợp tác về nghiên cứu và lãnh đạo, về môi trường, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.

Quyết định đặt trụ sở Ban thư ký thường trực AIPO ở Jakarta, Indonesia, lập tổ nghiên cứu về thành tựu và hiệu quả của AIPO, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, ủy ban thường trực ASEAN, tặng danh hiệu “Ngài AIPO” cho giáo sư Prasop Ratana Korn (Thượng nghị sĩ Thái Lan).



- Kỳ họp lần thứ 11 tại Singapọre, 9/1990.

Về chính trị: Thảo luận các vấn đề về Campuchia, người di tản Đông Dương, Trung Đông, Hội nghị G15 châu Âu, hợp tác Nam - Nam, kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN 1987, Hội nghị thượng đỉnh Bush - Gorbachov, Irắc xâm lược Côoét.

Về kinh tế: Thông qua nghị quyết về APEC.

Về tổ chức: Hội nghị không nhất trí được về việc thành lập nghị viện ASEAN vì thể chế các nước khác nhau, hơn nữa nếu thiết lập có thể dẫn đến là một phần chủ quyền quốc gia phải từ bỏ. Hội nghị nhất trí tặng danh hiệu “Ngài AIPO” cho Ngài Dato Pathmanaban, Nghị sỹ Malaysia.

- Kỳ họp lần thứ 12 tại Băng Cốc, Thái Lan, 11/1991.

Về chính trị: Hội nghị hoan nghênh Việt Nam gia nhập Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Bali. Hội nghị bàn về tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, kêu gọi các nước liên quan thông qua thương lượng để tìm giải pháp chính trị, kêu gọi hợp tác nhằm khai thác tài nguyên biển Đông.

Hội nghị nêu cần có phương châm về nhân quyền của ASEAN phù hợp với những giá trị và triết lý của khu vực, phê phán nghị quyết của Nghị viện châu Âu về nhân quyền không phù hợp với thực tế Đông Nam Á.



Về kinh tế: Thảo luận về việc xúc tiến hợp tác kinh tế ASEAN và các vấn đề khác.

- Kỳ họp lần thứ 13 tại Jakarta, Indonesia, 9/1992

Về chính trị: Thảo luận các vấn đề về Việt Nam, Campuchia, biển Đông, Myanmar, kêu gọi các nước đàm phán giải quyết bất đồng.

Hội nghị thông qua “Phương châm về nhân quyền ở ASEAN” .



Về kinh tế: Bàn vấn đề chống AIDS, ma túy, trao đổi lao động, vai trò các tổ chức phi chính phủ NGO, phụ nữ, người già, bảo vệ môi trường…

- Kỳ họp lần thứ 14 tại Kuala Lumpur, Ma1aysia, 9/1993 .

Về chính trị: Thảo luận các vấn đề an ninh ở eo biển Malacca, Campuchia, Myanmar, Biển Đông… báo cáo về chuyến thăm Việt Nam của AIPO.

Hoan nghênh Campuchia thực hiện hoà giải dân tộc, Hoàng thân Sihanouk được tái phong là Quốc vương Campuchia.



Về nhân quyền: Thông qua “Tuyên bố của AIPO về nhân quyền”.

Về kinh tế: Bàn về AFTA, APEC, sự hợp tác ở các khu tam giác phát triển kinh tế của ASEAN…

Tặng danh hiệu “Ngài AIPO” cho Ngài Manuel, Garicia, Philippines.



- Kỳ họp lần thứ 15 tại Manila, Philippines, 9/1994.

Về chính trị: Thảo luận các vấn đề hợp tác ở biển Đông, thực hiện tầm nhìn ASEAN - 10, Bosnia Herzegovina, Ruanda, Haiti, Trung Đông, thủ tiêu chủ nghĩa Apartheid ở Nam Phi, cải tổ Liên hợp quốc, thành lập WTO.

Quyết định chức Tổng thư ký AIPO do tổng thư ký nước thành viên ASEAN đảm nhiệm, theo thứ tự luân phiên 5 năm 1 lần. Ban thư ký AIPO ở Jakarta do một thư ký điều hành đứng đầu.



- Kỳ họp lần thứ 16 tại Singapore, 9/1995.

Về chính trị: Sự kiện quan trọng là Quốc hội Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của AIPO, sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN, đánh dấu bước trưởng thành của AIPO, tiến tới thực hiện ZOPFAN và SEANWFZ và tầm nhìn ASEAN – 10, tham gia Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Bali, hoan nghênh việc ký kết hiệp ước hòa bình giữa Israel và Jordan, giải pháp về xung đột Bosnia – Herzegovina…

Về kinh tế: Thảo luận việc thiết lập WTO, kêu gọi các nước tôn trọng điều khoản về tối huệ quốc, ngăn ngừa ý đồ gắn vấn đề thương mại với nhân quyền, tiêu chuẩn lao động. Thảo luận hiệp định an ninh lương thực của ASEAN.

Về tổ chức: Sửa đổi biểu trưng của AIPO sau khi kết nạp Việt Nam vào AIPO, ra bản tin điện tử AIPO.

- Kỳ họp lần thứ 17 tại Phuket, Thái Lan, 9/1996.

Về chính trị: Thảo luận về hiệp định hòa bình giữa chính phủ Philippines và Mặt trận giải phóng dân tộc Moro nhằm chấm dứt chiến sự ở Mindanau, thừa nhận Myanmar là Quan sát viên của AIPO, ngoài ra còn thảo luận về các diễn biến ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bán đảo Triều Tiên, hiệp ước không phổ biến hạt nhân, hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân…

Về kinh tế: Thảo luận về hợp tác phát triển lưu vực Mekong.

Về tổ chức: Nghe báo cáo chuyến thăm Nghị viện châu Âu của AIPO.

- Kỳ họp lần thứ 18 tại Bali, Indonesia, 8/1997

Về chính trị: Thảo luận về vấn đề biển Đông, tình hình châu Á - Thái Bình Dương, bán đảo Triều Tiên, Trung Đông, Bosnia - Herzegovina.

Tinh thần ASEAN 10 được thể hiện đậm nét qua sự nhất trí cao về nguyên tắc mong muốn và hỗ trợ để Campuchia sớm có mặt trong ASEAN và AIPO trên cơ sở tôn trọng và không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia.



Về kinh tế: Nhấn mạnh việc xúc tiến chuẩn bị thực hiện khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA).

Về xã hội: Nhấn mạnh mục đích tăng cường bản sắc ASEAN trong hợp tác và phát triển.

- Kỳ họp lần thứ 19 tại Kuala Lumpur, Ma1aysia, 8/1998 .

Về chính trị: Thảo luận các vấn đề an ninh ở Biển Đông, Kôsôvô, và Trung Đông.

Hội nghị hài lòng về kết quả cuộc tổng tuyển cử ở Campuchia; mong muốn Campuchia gia nhập ASEAN để ý tưởng ASEAN 10 trở thành hiện thực và Quốc hội Campuchia sớm gia nhập AIPO.



Về kinh tế: Bàn các biện pháp khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính trong khu vực.

Hội nghị kêu gọi các thành viên AIPO hỗ trợ cuộc hội thảo chuyên đề vai trò lập pháp góp phần khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính của các nước ASEAN do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội.



Về xã hội: Thảo luận biện pháp tăng cường hợp tác du lịch, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và văn hoá, y tế, dân số, bảo vệ môi trường, bảo vệ các quyền của phụ nữ và trẻ em, các biện pháp phúc lợi chăm sóc người cao tuổi, chính sách kiểm soát dòng lao động nhập cư trong khu vực và ban hành pháp luật bảo đảm an toàn, sức khoẻ và các quyền lợi hợp pháp khác của những người lao động nhập cư hợp pháp.

Về tổ chức: Tại kỳ họp này Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được kết nạp vào AIPO.

Thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung điều lệ AIPO.



- Kỳ họp lần thứ 20 tại Manila, Philippines 9/1999

Về chính trị: Thảo luận về biện pháp tăng cường hợp tác trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) để giải quyết những vấn đề bất đồng giữa các nước trong khu vực.

Hội nghị kêu gọi các nước ASEAN ủng hộ việc thực hiện Chương trình Hành động Hà Nội.



Về kinh tế: Thảo luận những tác động của toàn cầu hóa đối với các nền kinh tế ASEAN.

Bàn biện pháp tăng cường chia sẻ thông tin, cộng tác giữa các nước ASEAN để thúc đẩy tiến hành hội nhập kinh tế khu vực.

Tại kỳ họp này Quốc hội Vương quốc Campuchia được kết nạp vào AIPO. Như vậy tất cả nghị viện các nước ASEAN đã trở thành thành viên của AIPO.

- Kỳ họp lần thứ 21 tại Singapore, 9/2000.

Về chính trị: Thực hiện và thông qua nghị quyết và tuyên bố chung về hội nhập ASEAN, toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa đối với các nước ASEAN, diễn đàn khu vực ARF và về Chương trình hành động Hà Nội.

Về kinh tế: Thảo luận về tác động của toàn cầu hóa đối với các nền kinh tế ASEAN, về khu vực mậu dịch tự do (AFTA), chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), về tăng cường quan hệ AFTA và Khối thương mại Australia - New Zealand (CER).

Về xã hội: Thảo luận về vấn đề lao động trẻ em và bảo vệ quyền của trẻ em, về đại dịch AIDS, vấn đề chống ma túy và về hệ thống an toàn xã hội.

- Kỳ họp lần thứ 22 tại Băng Cốc, Thái Lan 9/2001

Về chính trị: Thảo luận về vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, vấn đề liên quan đến việc sản xuất và buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, di cư bất hợp pháp, buôn bán vũ khí, rửa tiền, khủng bố, tham nhũng, đòi hỏi các nước ASEAN phải tăng cường hợp tác đấu tranh và thực hiện các biện pháp hữu hiệu để giải quyết những vấn đề này.

Về kinh tế: Thảo luận và thông qua dự thảo nghị quyết về “chiến lược phát triển linh hoạt”, kêu gọi các nước thành viên ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực, chú trọng việc phát huy nội lực, phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Kỳ họp lần thứ 23 tại Hà Nội, Việt Nam, 9/2002.

Về chính trị: Thảo luận về việc tăng cường liên kết khu vực thông qua hợp tác giữa các cơ chế liên nghị viện và liên chính phủ; vấn đề hòa bình và vai trò của Liên hợp quốc trong việc bảo vệ duy trì hòa bình và công lý trên thế giới, đẩy mạnh hợp tác ASEAN + 3; an ninh khu vực, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia.

Về kinh tế: Vấn đề thực hiện lộ trình mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); Thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên cũ và mới; ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại và giáo dục; việc bảo vệ môi trường.

Về văn hóa xã hội: Chính sách xóa đói giảm nghèo; phát triển nguồn nhân lực và mạng lưới đại học ASEAN; giữ gìn bản sắc văn hóa ASEAN; chống tham nhũng, ma túy HIV/AIDS.

Về tổ chức: Đại hội đồng tiến hành lễ kỷ niệm trọng thể 25 năm thành lập AIPO. Thảo luận về cơ chế giám sát việc thực hiện các nghị quyết của AIPO. Lần đầu tiên AIPO trao giải thưởng chính thức cho 4 vị cựu nghị sỹ (Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan) có nhiều công lao đóng góp cho AIPO. Đại hội đồng cũng thông qua nghị quyết về sử dụng quỹ dư cho công tác nghiên cứu theo chủ đề phục vụ chung.

Về Nghị viện ASEAN, đại hội đồng cũng thảo luận và quyết định trước mắt chưa xem xét vấn đề này nhưng tán thành để Philippin tiếp tục nghiên cứu trình Đại hội đồng vào thời điểm thích hợp.

Ngoài ra, theo cơ chế hiện hành, các nữ nghị sỹ AIPO đã có phiên họp riêng bàn và thông qua các nghị quyết về “Phụ nữ trong hoạt động chính trị ASEAN”, về “vấn đề bình đẳng giới”, “vai trò của phụ nữ trong giải quyết xung đột ở cộng đồng, quốc gia và khu vực”.

- Kỳ họp lần thứ 24 tại Jakarta, Indonesia (9/2003)

- Kỳ họp lần thứ 25 tại Phnompenh, Cam-pu-chia (9/2004)


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương