VĂn phòng quốc hộI


IV. DIỄN ĐÀN NGHỊ VIỆN CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG (ASIA PACIFIC PARLIAMENTARY FORUM – APPF)



tải về 1.07 Mb.
trang13/30
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.07 Mb.
#11692
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   30

IV. DIỄN ĐÀN NGHỊ VIỆN CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG (ASIA PACIFIC PARLIAMENTARY FORUM – APPF)

4.1. Quá trình hình thành của Diễn đàn nghị viện châu Á - Thái Bình Dương


Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cùng sự phát triển của xu hướng khu vực hóa kinh tế thế giới, các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa các nước châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tương đối nhộn nhịp. Trong bối cảnh đó, một nhóm nghiên cứu của Nhật Bản đã đưa ra một bản báo cáo trong đó cảnh báo hệ thống kinh tế thế giới đang bị đe doạ bởi tiến trình khu vực hóa có tính loại trừ và cho rằng cần phải hình thành một cơ cấu kinh tế lỏng lẻo bao gồm các quốc gia châu Á và Bắc Mỹ. Năm 1989, đề nghị thành lập một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương gọi tắt là APEC của Thủ tướng Australia đã nhận được sự ủng hộ của Nhật Bản và 10 quốc gia khác ven Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh tiến trình khu vực hóa đang được xúc tiến mạnh mẽ với việc thành lập EEC và NAFTA, sự ra đời của APEC đã giải toả mối lo ngại bị cô lập của châu Á, và mở ra tiến trình hoà nhập các nền kinh tế ven Thái Bình Dương. Những bước tiến của quá trình hợp tác khu vực gắn với những sự thay đổi về bản chất và cấu trúc của APEC đã biến APEC từ một tổ chức lỏng lẻo thành một tổ chức có ý nghĩa chiến lược đối với các nước thành viên và với toàn khu vực. Sau khi kết nạp Liên bang Nga, Việt Nam và Peru, hiện nay APEC có 24 thành viên.

Ngày 15/3/1993, theo sáng kiến và trên cơ sở việc xây dựng lòng tin của nghị viện các nước trong khu vực thông qua việc tăng cường các cuộc đối thoại giữa các nghị sĩ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm tạo nên tầm vóc mới cho khuôn khổ hợp tác khu vực vốn đã được hình thành, qua đó đóng góp cho hoà bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực, Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF) được chính thức thành lập với việc thông qua Tuyên bố Tokyo.

Năm 1994, Hội nghị thường niên APPF tại Philippinnes đã thông qua Quy chế của Diễn đàn.


4.2. Mục đích, cơ cấu và vai trò của APPF


4.2.1. Mục đích

Tuyên bố Tokyo và Quy chế APPF xác định APPF là một cơ chế diễn đàn của các nghị sĩ quốc gia, họ có thể dự như là đại biểu của Nghị viện Quốc gia hoặc với tư cách cá nhân hay nhóm nghị sĩ quốc gia. Mục đích của APPF là thúc đẩy sự hợp tác khu vực với những trọng tâm sau:

a. Hợp tác để củng cố hòa bình, vì tự do, dân chủ và thịnh vượng.

b. Mở rộng và không loại trừ bất cứ sự hợp tác nào để tăng cường hơn tự do thương mại và đầu tư, sự phát triển bền vững.

c. Không hợp tác quân sự, các hoạt động của diễn đàn chỉ nhằm phát huy ý tưởng vì hòa bình, an ninh, phát triển.

d. Giữ gìn và thúc đẩy các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.



4.2.2. Quy chế thành viên và chế hoạt động.

Về nguyên tắc, Quy chế của APPF rộng mở cho tất cả các nghị sĩ quốc gia trong khu vực CA-TBD, đặc biệt là các nghị sĩ của ASEAN, của APEC và Diễn đàn Nam – TBD. Các nghị sĩ quốc gia của khu vực CA-TBD có thể được mời tham dự các cuộc họp của APPF như thành viên liên kết, quan sát viên hay bất cứ quy chế tương tự do các Hội nghị thường niên của APPF xác định. Tuy nhiên, sau một số năm hoạt động, tư cách thành viên APPF thực sự là các nghị viện quốc gia. Như vậy từ Diễn đàn Nghị sĩ châu Á - Thái Bình Dương, APPF trở thành Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương.

APPF triệu tập hội nghị thường niên. Chương trình nghị sự do Hội nghị thông qua với sự tư vấn của Ban chấp hành. Quyết định của APPF được thông qua bởi sự đồng thuận (consensus). Mỗi đoàn chỉ có một phiếu. Các thành viên tự do tranh luận bất cứ vấn đề nào. Tuy nhiên khi cần có các quyết định chung thì nguyên tắc đồng thuận cần được tuân thủ. APPF hoạt động trên cơ sở hai nguyên tắc được nêu trong tuyên bố Tokyo:

- Cam kết thảo luận thẳng thắn và xây dựng.

- Tôn trọng quyền bình đẳng đối với quan điểm của tất cả các thành viên.

4.2.3. cấu tổ chức

Chủ tịch APPF do Hội nghị thường niên APPF bầu ra với nhiệm kỳ 3 năm và có thể được bầu lại. Chủ tịch sẽ đại diện cho APPF và đồng thời là Chủ tịch Ban chấp hành. Chủ tịch sẽ chủ tọa phiên khai mạc các Hội nghị thường niên.

Ban Chấp hành gồm đại diện các tiểu khu vực và đại diện của nước chủ nhà của cuộc họp Ban Chấp hành và Hội nghị thường niên APPF tiếp theo. Như vậy, Chủ tịch Quốc hội nước chủ nhà hội nghị Ban Chấp hành và hội nghị BCH tiếp theo có quyền đủ các cuộc họp của Ban Chấp hành.

Để bảo đảm tính cân bằng địa chính trị, châu Á - Thái Bình Dương được chia thành 4 tiểu khu vực với 2 nước được bầu vào Ban Chấp hành cho mỗi tiểu khu vực: Bắc Á - 5 nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nga; Nam Á - 8 nước: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam; Brunei là Quan sát viên; Thái Bình Dương- 4 nước: Australia, New Zealand, Papua New Guinea, Marshalls; châu Mỹ - 6 nước: Canada, Chile, Comlombia, Hoa Kỳ, Peru, Mexico.



Nhiệm vụ của Ban chấp hành: Chủ tịch APPF điều hành Ban Chấp hành. Ban Chấp hành có thể đệ trình kiến nghị lên Hội nghị thường niên; Ban chấp hành phối hợp với các nước chủ nhà đảm bảo chương trình nghị sự của Hội nghị, xem xét các quy chế áp dụng cho việc kết nạp thành viên mới của APPF. Nhiệm kỳ của thành viên Ban chấp hành kể từ tháng 4 hàng năm đến tháng 4 hai năm tiếp theo, cách thức bầu thành viên Ban Chấp hành đó mỗi tiểu khu vực quyết định.

Nhóm công tác: Hội nghị thường niên có thể thành lập các Nhóm Công tác trên cơ sở ý kiến tư vấn của Ban Chấp hành để xem xét các vấn đề đặc biệt. Nhóm công tác có thể được thành lập tại các kỳ họp thường niên để chuẩn bị dự thảo thông cáo chung. Tại các kỳ họp, Nhóm Công tác phải xác định những ưu tiên và làm báo cáo về các cuộc thảo luận. Báo cáo của Ban Chấp hành và Nhóm Công tác có thể được trình bày miệng hoặc bằng văn bản tại các Hội nghị thường niên.

Chương trình nghị sự của các Hội nghị thường niên APPF đề cập các chủ đề chính như: Tình hình chính trị - an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới; Hợp tác khu vực tại châu Á Thái Bình D)ương; Thảo luận chung về Thái Bình Dương; Nghe báo cáo về tình hình chính trị của một số nước và xem xét các vấn đề chuyên môn liên quan đến tiến trình hợp tác khu vực.

Hội nghị thông qua các nghị quyết về những chủ đề được thảo luận và Thông cáo chung của kỳ họp.

Về Kỳ họp lần thứ 13 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương.

Từ 09 - 13/01/2005, Quốc hội Việt Nam đã đăng cai tổ chức Kỳ họp lần thứ 13 của APPF. Phiên họp toàn thể của Ban Chấp hành được tổ chức ngày 09/01/2005 tại Hà Nội. Toàn bộ hoạt động của Diễn đàn APPF- 13 được tiến hành tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch APPF-13, Nguyễn Văn An đã chủ trì Diễn đàn APPF-13.

Tham dự APPF-13 có các Đoàn đại biểu nghị viện từ 23 nước. APPF-13 đã kết thúc tốt đẹp với việc thông qua 22 Nghị quyết và Thông cáo chung.

Lần đầu tiên APPF đã tổ chức một phiên họp đặc biệt ngay tại ngày đầu tiên của Hội nghị về vấn đề động đất và sóng thần - thiên tai khủng khiếp đã xảy ra tháng 12/2004 gây tổn thất vô cùng to lớn về người và của đối với các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương.



CÁC THÀNH VIÊN APPF:

Các thành viên chính thức:

1. Australia

2. Kingdom of Cambodia

3. Canada

4. Costa Rica

5. Ecuador

6. Republic of Chile

7. People’s Republic of China

8. Republic of Colombia

9. Fiji

10. Republic of Indonesia

11. Japan

12. Republic of Korea

13. Lao People's Democratic Republic

14. Malaysia

15. Marshall Islands

16. Mexico

17. Federated States of Micronesia

18. Mongolia

19. New Zealand

20. Papua New Guinea

21. Republic of Peru

22. Republic of the Philippines

23. Russian Federation

24. Republic of Singapore

25. Kingdom of Thailand

26. United States of America

27. Socialist Republic of Vietnam

Quan sát viên:

Brunei Darussalam



Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương