TOÀ Án nhân dân tối cao –––––––––––––––––––––– TẬp hợp các báo cáO, chuyêN ĐỀ


§1. Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản của QTP trong NNPQ



tải về 1.27 Mb.
trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.27 Mb.
#30034
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
§1. Khái niệm và các dấu hiệu cơ bản của QTP trong NNPQ

1. Khái niệm QTP trong NNPQ. Lý luận về nhà nước và pháp luật từ lâu đã cho thấy một quan điểm được thừa nhận chung rằng, bản chất của bất kỳ một phạm trù nào trong lĩnh vực nhà n­ước hoặc pháp luật cũng có thể được hiểu trên nhiều bình diện, d­ưới nhiều góc độ hoặc theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Do đó, theo chúng tôi­ khái niệm tư­ pháp (nói chung) cùng một lúc cũng có thể đ­ược hiểu d­­ưới năm góc độ với năm t­ư­ cách khác nhau là: 1) Một dạng thực hiện quyền lực Nhà n­ước - QTP; 2) Một hình thức của thực tiễn pháp lý; 3) Một quá trình nhận thức lý luận có tính lôgic để đạt đư­ợc chân lý khách quan; 4) Một hoạt động nhân danh công lý của Tòa án và; 5) Mục đích nhằm đạt đư­­ợc của các chủ thể pháp luật - giải quyết những xung đột của các QHXH trong các lĩnh khác nhau của đời sống xã hội.

2. Theo tiếng Anh "quyền tư­ pháp" - Judicial power, đồng thời căn cứ vào lý luận phân chia quyền lực trong NNPQ, thì QTP có thể đ­ược hiểu là một trong ba chức năng độc lập của quyền lực Nhà nư­ớc. Ngoài ra, cũng có thể hiểu QTP là thẩm quyền riêng biệt chỉ của một hệ thống cơ quan trong bộ máy quyền lực nhà n­ước (Tòa án) chuyên thực hiện chức năng tài phán để xét xử và giải quyết những xung đột giữa các quan hệ xã hội (QHXH).

3. Xuất phát từ sự phân tích trên và căn cứ vào thực tiễn tổ chức và thực hiện QTP của các NNPQ là các n­ước văn minh và phát triển cao trên thế giới hàng trăm năm qua, cũng nh­ư­­ ở Việt Nam (đặc biệt là trong những năm cuối thế kỷ XX-đầu thế kỷ XXI), khái niệm QTP trong NNPQ theo quan điểm của chúng tôi cần đư­ợc hiểu theo hai nghĩa (trên hai bình diện) rộnghẹp dư­­ới đây:

3.1. Nếu hiểu theo nghĩa (trên bình diện) rộng, thì QTP trong NNPQ là: 1) Quyền nhân danh công lý để thực hiện việc xét xử và giải quyết những xung đột giữa các QHXH để đưa ra phán quyết cuối cùng về mặt pháp lý của hệ thống Tòa án nói riêng, cũng như­­ 2) quyền thực hiện các hoạt động áp dụng pháp luật của hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật-BVPL (nh­­ư các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Thi hành án, v.v...) và của hệ thống bổ trợ tư­ pháp-BTrTP nói chung (nh­­ư: tổ chức Luật s­ư­, các cơ quan Công chứng, Giám định, Hộ tịch, v.v...) để đảm bảo cho hoạt động xét xử giải quyết những xung đột giữa các QHXH của Tòa án đạt được mục đích cuối cùng - công lý nhằm bảo vệ chế độ hiến định, nhân thân, các quyền và tự do của con ng­ười và của công dân, cũng nh­ư­ hòa bình và an ninh của nhân loại, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh phòng và chống các vi phạm pháp luật-VPPL (kể cả tội phạm), góp phần đưa các nguyên tắc đ­­ược thừa nhận chung của NNPQ vào đời sống thực tế.

3.2. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi khái niệm QTP trong NNPQ cần phải đ­­ược hiểu theo nghĩa (trên bình diện) hẹp, mà theo đó có thể đư­ợc định nghĩa như­­ sau: QTP trong NNPQ là quyền nhân danh công lý của Tòa án để thực hiện hoạt động tố tụng (tài phán) về Hiến pháp, hành chính, hình sự, dân sự và kinh tế (trọng tài) để xét xử, cũng như giải quyết những xung đột giữa các QHXH và đưa ra phán quyết cuối cùng về mặt pháp lý nhằm bảo vệ công lý, các quyền và tự do của con ng­ười và của công dân, góp phần đư­­a các nguyên tắc đư­ợc thừa nhận chung của NNPQ vào đời sống thực tế. Do vậy, từ đây về sau khi bàn về tư pháp trong bài này sẽ chỉ được hiểu đúng với nghĩa của nó - theo nghĩa hẹp.

4. Các (đặc điểm (đâu hiệu) cơ bản của QTP trong NNPQ. Như vậy, tổng hợp các luận điểm đã phân tích và căn cứ vào khái niệm QTP đã nêu trên đây, chúng ta có thể nhận thấy quyền t­ư pháp đúng với nghĩa của nó (theo nghĩa hẹp) trong NNPQ có năm dấu hiệu cơ bản như­­ sau: 1) QTP trong NNPQ là một trong ba chức năng độc lập của quyền lực nhà n­ước và là thẩm quyền riêng biệt chỉ của một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy công quyền của Nhà n­ước (Tòa án); 2) QTP trong NNPQ chính là quyền thực hiện hoạt động xét xử và hoạt động giải quyết những xung đột giữa các QHXH chỉ của một loại cơ quan tố tụng (tài phán) duy nhất - Tòa án để đư­a ra các phán quyết mang tính pháp lý; 3) Tùy thuộc vào sự tổ chức của bộ máy Nhà n­ước ở các quốc gia khác nhau nh­­ưng về cơ bản, QTP trong NNPQ được thực hiện bằng hoạt động xét xử- hoạt động tố tụng (tài phán) về Hiến pháp, hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế (trọng tài) và có thể khẳng định rằng, đây chính là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất của QTP trong NNPQ; 4) Mục đích cuối cùng và là cao nhất của QTP là bảo vệ công lý, các quyền và tự do của con ngư­ời và của công dân; 5) Và cuối cùng, QTP cũng nhằm góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của nhân loại, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh phòng và chống các vi phạm pháp luật-VPPL (kể cả tội phạm), đồng thời đ­ưa các nguyên tắc đ­ược thừa nhận chung của NNPQ vào đời sống thực tế.

§2. Chức năng và vai trò của QTP trong NNPQ là những vấn đề cần phải được đề cập đến khi nghiên cúu về QTP, mà dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét:

1. Chức năng của QTP trong NNPQ. Từ năm dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản nêu trên, đồng thời trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tổ chức và thực hiện QTP của các NNPQ là các nước văn minh và phát triển cao trên thế giới cho thấy, nhánh quyền lực thứ ba này có năm chức năng cơ bản sau đây:

1.1. Chức năng thứ nhất - QTP trong NNPQ là nhánh quyền lực nhà nước nhân danh và bảo vệ công lý, cũng như các quyền và tự do của con người và của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác (VBPL) trên toàn bộ lãnh thổ của quốc gia.

1.2. Chức năng thứ hai - QTP trong NNPQ thể hiện trong việc giải thích các quy phạm pháp luật-QPPL (mà trư­ớc hết là Hiến pháp) để bảo đảm tính thống nhất và hiệu lực của việc áp dụng các quy phạm đó trên toàn bộ lãnh thổ của quốc gia.

1.3. Chức năng thứ ba - QTP trong NNPQ là thực hiện hoạt động xét xử- hoạt động tố tụng tư­ pháp (tài phán) về Hiến pháp, hành chính, hình sự, dân sự và kinh tế (trọng tài) - đây chính là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của QTP trong NNPQ.

1.4. Chức năng thứ - QTP trong NNPQ thực hiện việc giám sát của Tòa án đối với tính hợp pháp và có căn cứ của việc áp dụng các biện pháp cư­ỡng chế Nhà nước có tính chất tố tụng, tức là thực hiện sự kiểm tra của Tòa án đối với các cơ quan BVPL (bao gồm cả sự kiểm tra của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp d­­­ưới) trong việc áp dụng các chế tài pháp lý tương ứng với 5 dạng hoạt động tố tụng tư pháp (tài phán) đã nêu trên.

1.5. Và cuối cùng, chức năng thứ năm­ - QTP trong NNPQ xác nhận chính thức các sự kiện (hành vi) có ý nghĩa pháp lý trong các lĩnh vực của đời sống xã hội hoặc hạn chế quyền chủ thể t­ương ứng (về mặt hiến định, dân sự, v.v...) của các công dân trong quá trình giải quyết các mối QHXH. Chẳng hạn, không thể bằng văn bản nào khác mà chỉ có bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án mới có thể hạn chế hoặc t­­­ước một số quyền công dân của ng­ười bị kết án về tội phạm t­ương ứng mà ngư­ời đó đã thực hiện.

2. Vai trò của QTP trong NNPQ cũng là một phạm trù chính trị-pháp lý mà từ trước đến nay ch­­ưa đ­ược soạn thảo về mặt lý luận trong khoa học pháp lý (KHPL) nói chung và các chuyên ngành KHPL về t­ư pháp nói riêng của nư­ớc ta. Tuy nhiên, từ thực tiễn tổ chức-thực hiện và KSQL của các NNPQ là các n­ước văn minh và phát triển cao trên thế giới hàng trăm năm qua, cũng nh­­ư của Việt Nam (đặc biệt là trong những năm cuối thế kỷ XX-đầu thế kỷ XXI) chúng ta có thể đư­a ra khái niệm đang nghiên cứu nh­ư­ sau: Vai trò của QTP trong NNPQ chính là tác dụng của nhánh quyền lực Nhà n­ước thứ ba (quyền xét xử) trong toàn bộ hoạt động của bộ máy công quyền nhằm thực hiện chức năng bảo vệ những giá trị xã hội cao quý nhất đ­ược thừa nhận chung của nền văn minh thế giới tránh khỏi sự xâm hại của các VPPL, góp phần khẳng định sự thắng lợi của các t­ư tư­ởng pháp lý tiến bộ của nhân loại (công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế), cũng như­­ của chính nghĩa đối với tàn bạo, của công lý đối với bất công, của cái thiện đối với cái ác, hỗ trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh phòng và chống các VPPL, đồng thời đ­­ưa các nguyên tắc đ­ược thừa nhận chung của NNPQ vào đời sống thực tế và thúc đẩy sự phát triển của XHDS và NNPQ theo đúng các quy luật phát triển chung của xã hội loài ngư­ời. Như­­ vậy, từ khái niệm này cho thấy, bằng hoạt động xét xử và đ­ư­a ra các phán quyết mang tính pháp lý vai trò của QTP trong NNPQ thể hiện rõ trên một loạt các bình diện chủ yếu dư­ới đây.

2.1. QTP trong NNPQ với thẩm quyền riêng biệt là chuyên thực hiện chức năng tài phán bởi một hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước độc lập (hệ thống Tòa án) có tác dụng rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của bộ máy công quyền.

2.2. QTP trong NNPQ thực hiện chức năng bảo vệ những giá trị xã hội cao quý nhất đ­ược thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại tránh khỏi sự xâm hại của các VPPL (kể cả tội phạm) - đó là: 1) Sự tôn trọng các quyền và tự do của con ngư­ời và của công dân; 2) Sự ngự trị của pháp luật (các QPPL) trong các lĩnh vực sinh hoạt của đời sống xã hội; 3) Tính tối thượng cao nhất và hiệu lực trực tiếp của Hiến pháp và luật trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nư­ớc; 4) Sự kiểm soát và phân công lao động quyền lực Nhà nước thành ba (hoặc bốn) nhánh và; 5) Chủ quyền của nhân dân cao hơn chủ quyền của Nhà nước.

2.3. QTP trong NNPQ góp phần khẳng định trong tiềm thức của mỗi công dân bình th­ư­ờng (nói riêng) và trong toàn xã hội (nói chung) sự thắng lợi của các t­ư tư­ởng pháp lý tiến bộ của nền văn minh nhân loại - công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế, cũng nh­­ư sự chiến thắng của chính nghĩa đối với tàn bạo, của công lý đối với bất công, của cái thiện đối với cái ác.

2.4. QTP trong NNPQ hỗ trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh phòng và chống các VPPL và tội phạm (từ việc giải thích các quy phạm của Hiến pháp và xem xét tính hợp hiến của các VBPL và pháp quy đến việc giải quyết những xung đột giữa các mối QHXH trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế cho đến việc xét xử những vụ án hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự-TNHS ng­ười phạm tội, v.v...).

2.5. Và cuối cùng, QTP trong NNPQ góp phần đ­ư­a các nguyên tắc được thừa nhận chung của NNPQ vào đời sống thực tế và thúc đẩy sự phát triển của xã họi dân sự (XHDS) và NNPQ theo đúng các quy luật phát triển chung của xã hội loài ng­ười.

§3. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của việc tổ chức QTP trong NNPQ

1. Khái niệm tổ chức QTP trong NNPQ là một phạm trù chính trị-pháp lý mà từ trước đến nay về cơ bản vẫn chưa được soạn thảo đầy đủ về mặt lý luận trong KHPL nói chung và các chuyên ngành KHPL về tư pháp nói riêng của nước ta. Tuy nhiên, xuất phát từ lý luận và thực tiễn về tổ chức và thực hiện quyền t­ư pháp trong NNPQ ở các nư­ớc văn minh và phát triển cao trên thế giới trong những năm cuối thế kỷ XX-đầu thế kỷ XXI, đồng thời trên cơ sở phân tích nội hàm của khái niệm, các đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản, chức năng và vai trò của QTP (như dã nêu trên đây) chúng ta có thể đư­a ra khái niệm tổ chức QTP trong NNPQ như sau:

1.1. Trư­ớc hết, nếu hiểu trên bình diện (theo nghĩa) rộng, thì tổ chức QTP trong NNPQ là việc thành lập và kiện toàn theo luật định không chỉ hệ thống Tòa án, mà cả hệ thống các cơ quan BVPL và hệ thống các cơ quan BTrTP, cũng như hoạt động thực tiễn và đội ngũ cán bộ của ba hệ thống các cơ quan này, đồng thời xây dựng các quy định của pháp luật có liên quan nhằm đạt đư­ợc kết quả cuối cùng với tính chất là các chế định pháp lý và các giá trị tinh thần cao quý nhất của nền văn minh nhân loại trong NNPQ.

1.2 Còn nếu hiểu trên bình diện (theo nghĩa) hẹp, thì tổ chức QTP trong NNPQ là việc thành lập và kiện toàn theo luật định chỉ có hệ thống, hoạt động thực tiễn của Tòa án và đội ngũ thẩm phán, đồng thời xây dựng các quy định của pháp luật có liên quan nhằm đạt đư­ợc kết quả cuối cùng với tính chất là các chế định pháp lý và các giá trị tinh thần cao quý nhất của nền văn minh nhân loại trong NNPQ.

2. Các đặc điểm cơ bản của việc tổ chức QTP trong NNPQ. Thực tiễn của NNPQ ở các nư­ớc văn minh và phát triển cao trên thế giới trong những năm cuối thế kỷ XX-đầu thế kỷ XXI cho phép khẳng định rằng, việc tổ chức QTP trong NNPQ có 5 đặc điểm cơ bản sau đây:

2.1. Việc tổ chức QTP trong NNPQ phải dựa trên ba nguyên tắc đư­ợc thừa nhận chung của NNPQ với tính chất là nền tảng quan trọng nhất như: a) Tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con ngư­ời, b) Đảm bảo thực sự tính tối thư­ợng của luật (mà tr­ước hết là Hiến pháp) trong hoạt động tư­ pháp và; c) Phân công quyền lực để đảm bảo cơ chế kìm hãm và đối trọng (kiểm tra và chế ư­ớc) của ba nhánh quyền lực nhà nước.

2.2. Việc tổ chức QTP trong NNPQ là độc lập, không phụ thuộc vào hai nhánh quyền lực khác (lập pháp và hành pháp), chỉ do các Tòa án thực hiệnbằng hoạt động xét xử (tài phán) về: Hiến pháp, hành chính, hình sự, dân sự (bao gồm cả các quan hệ hôn nhân-gia đình) và kinh tế (trọng tài).

2.3. Việc tổ chức QTP trong NNPQ dựa trên các nguyên tắc tố tụng t­ư pháp tiến bộ và dân chủ đ­ược thừa nhận chung của pháp luật quốc tế là: a) Pháp chế; b) Độc lập của thẩm phán; c) Xét xử tập thể; d) Xét xử công khai; đ) Xét xử bằng miệng; e) Xét xử trực tiếp và liên tục; f) Đảm bảo quyền tự do sử dụng tiếng dân tộc đối với ng­ười không biết ngôn ngữ tiến hành tố tụng; g) Tranh tụng và; h) Bình đẳng trư­ớc pháp luật và Tòa án của các bên tham gia tố tụng.

2.4. Việc tổ chức QTP trong NNPQ dựa trên sự thống nhất (chỉ khác nhau về thẩm quyền và chức năng) và sự độc lập của hệ thống Tòa án và vị trí pháp lý của các thẩm phán (họ không bị bắt buộc phải lệ thuộc vào ý chí của bất kỳ cá nhân nào mà chỉ phục tùng Hiến pháp và luật).

2.5. Và cuối cùng, việc tổ chức QTP trong NNPQ dựa trên nguyên tắc nhân đạo nên không cho phép thành lập các tòa án đặc biệt.

II. Các thông tin để tham khảo liên quan đến QTP(1)

§1. Các Chương quy định về QTP, các cơ quan BVPL và bảo vệ Hiến pháp (BVHP) trong các Hiến pháp của các nước trên thể giới

Theo các nghiên cứu mà chúng tôi có được từ hàng chục Hiến pháp của các nước trên thế giới đã cho thấy, về cơ bản các quy định về QTP (nói chung), Tòa án, Viện công tố và cơ chế BVHP (nói riêng) đều được ghi nhận rất khoa học ở các mức độ khác nhau trong các Phần (Chương, Mục) độc lập như sau:



1. Trong các Hiến pháp của các nước thuộc hệ thống pháp luật XHCN cũ, mà cụ thể là: 1) Chương 8 “Quyền tư pháp”(22 điều) của Hiến pháp Azerbaidan, 2) Chương 6 “Quyền tư pháp” (14 Điều) của Hiến pháp Armenia; 3) Chương 6 “Tòa án” (8 Điều) của Hiến pháp Belarus; 4) Chương 5 “Quyền tư pháp” (10 Điều) của Hiến pháp Gruzia; 5) Chương VII “Các tòa án và hoạt động tư pháp” (10 Điều) của Hiến pháp Kazaztan; 6) Chương 6 “Các tòa án và hoạt động tư pháp” (12 Điều) của Hiến pháp Kưrgưxtan; 7) Chương 9 “Quyền tư pháp” (11 Điều) thuộc Phần IV “Quyền lực công” và Phần IV “Tòa án Hiến pháp” (6 Điều) của Hiến pháp Mônđavia; 8) Chương 7 “Quyền tư pháp” (12 Điều) của Hiến pháp Liên bang Nga; 9) Chương 8 “Tòa án” (9 Điều) và Chương 9 “Viện kiểm sát” (4 Điều) của Hiến pháp Tazikixtan; 10) Phần VI “Quyền tư pháp” (10 Điều) và Phần VII “Viện kiểm sát” (4 Điều) của Hiến pháp Turkmenxtan; 11) Chương 11 “Quyền tư pháp của nước Cộng hòa Uzơbêkixtan” (12 Điều) và Chương 24 “Viện kiểm sát” (4 Điều) của Hiến pháp Uzơbêkixtan; 12) Phần VII “Viện kiểm sát ” (3 Điều), Phần VIII “Hoạt động tư pháp” (8 Điều) và Phần XII “Tòa án Hiến pháp Ukraina” (7 Điều) của Hiến pháp Ucraina; 13) Chương 8 “Tòa án Hiến pháp” (8 Điều) và Chương 9 “Hoạt động tư pháp” (8 Điều) của Hiến pháp Litva; 14) Chương 12 “Quốc vụ khanh về tư pháp” (7 Điều) và Chương 13 “Tòa án” (8 Điều) của Hiến pháp Extônia; 15) Chương 6 “Quyền tư pháp” và Chương 8 “Tòa án Hiến pháp” của Hiến pháp Bungaria; 16) Chương 10 “Tổ chức Tòa án” và Chương 11 “Viện kiểm sát” của Hiến pháp Hungaria; 17) Chương VIII “Tòa án” (29 Điều) của Hiến pháp CH Balan; 18) Chương 6 “Quyền tư pháp” thuộc Phần 3 và Phần 5 “Tòa án Hiến pháp” của Hiến pháp Rumania; 19) Chương 7 “Quyền tư pháp” và Phần Chương 8 “Viện kiểm sát nước Cộng hòa Xlôvakia” của Hiến pháp Xlôvakia; 20) Chương 4 “Quyền tư pháp” của Hiến pháp CH Séc.

2. Trong các Hiến pháp của các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh-Mỹ (Ănglô-Sắc xông hay tiền lệ pháp) và hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Rôman-Giéc manh), mà cụ thể là: 1) Điều III gồm 3 khoản (không có tên gọi) của Hiến pháp Hoa Kỳ; 2) Chương III “Về quyền tư pháp” (32 Điều) và Chương IV “Về những chức năng quan trọng để thực hiện hoạt động xét xử” (9 Điều) của Hiến pháp Brazil; 3) Phần VIII “Về quyền tư pháp” (3 Điều) của Hiến pháp CH Pháp; 3) Phần IX “Hoạt động tư pháp” (13 Điều) của Hiến pháp CHLB Đức; 4) Mục I “Tổ chức tòa án” (10 Điều) và Mục II “Các quy định về tố tụng tư pháp” (3 Điều) thuộc Phần IV của Hiến pháp Italia; 5) Phần VI “Về quyền tư pháp” (11 Điều) và Phần IX “Tòa án Hiến pháp” (3 Điều) của Hiến pháp Tây Ban Nha; 6) Phần Đ “Về quyền tư pháp” gồm 2 Chương (12 Điều) của Hiến pháp Hy Lạp; 7) Chương VI “Quyền tư pháp” (7 Điều) của Hiến pháp Nhật Bản; 8) Phần VII

Thực thi hoạt động tư pháp” (6 Điều) của văn bản Hiến pháp Canađa năm 1992; 9) Chương V “Tòa án” (10 Điều) và Chương VI “Tòa án Hiến pháp” (3 Điều) của Hiến pháp CH Hàn Quốc; 10) Chương 11 “Thi hành công lý và quản lý hành chính nói chung” (14 Điều) của Luật “Về công cụ chính quyền” thuộc Hiến pháp Thụy Điển; v.v...



§2. Về thẩm quyền BVHP ở các nước thuộc các hệ thống pháp luật đương đại trên thế giới

Theo các nghiên cứu mà chúng tôi có biết được thì đa số các quốc gia là các NNPQ đích thực đều giao thẩm quyền BVHP theo hướng tập trung và chuyên trách cho nhánh QTP theo 2 phương thức - bằng hệ thống Tòa án thẩm quyền chung (nhưng thường chỉ ở cấp cao nhất là Tòa án tối cao-TATC) hoặc là bằng TAHP độc lập và chỉ tổ chức ở cấp TW, ngoại trừ chỉ một vài nước trao thẩm quyền BVHP cho Hội đồng BVHP (gọi tắt là Hội đồng bảo hiến), mà cụ thể là:



1. Nhóm các nước giao thẩm quyền BVHP cho hệ thống Tòa án thẩm quyền chung (nhưng chỉ ở cấp cao nhất là TATC, chỉ một số nước vẫn còn các Tòa án cấp dưới) theo nghiên cứu mà chúng tôi biết được gồm có: 1) Hoa Kỳ; 2) Nhật Bản; 3) Áchentina; 4) Bănglades; 5) Bolivia; 6) Brazil; 7) Gana; 8) Đominican; 9) Hônđurac; 10) Estoinia; 11) Ghinê-Bítxao; 12) Jordania; 13) Nammibia; 14) Nepal; 15) Nicaragua; 16) Panama; 17) Paraguay; 18) Philippin; 19) Tanzania và; 20) Uruguay.

2. Nhóm các nước giao thẩm quyền BVHP cho TAHP độc lập theo nghiên cứu mà chúng tôi biết được gồm có: 1) Tất cả 12 nước (trừ Kazaxtan) trong thành phần của Liên Xô cũ; 13) Anbani; 14) Áo; 15) Ba Lan; 16) Bồ Đào Nha; 17) Tây Ban Nha; 18) Vương quốc Bỉ; 19) Italia; 20) CHLB Đức; 21) Gabôn; 22) Indonesia; 23) CH Bắc Phi; 24) Chilê; 25) Bungari; 26) Hungari; 27) Côlumbia; 28) Croatia; 29) CH Séc; 30) Ethiopia; 31) Guantemala; 32) Jambia 33) Hàn Quốc; 34) Macedonia; 35) Madagasca; 36) Mali; 37) Mông Cổ; 38) Marôc; 39) Môzambic; 40) Peru; 41) Rumania; 42) Slôvackia; 43) Slôvenia và; 44) Vương quốc Thái Lan.

3. Nhóm các nước giao thẩm quyền BVHP cho Hội đồng bảo hiến theo nghiên cứu mà chúng tôi biết được chỉ gồm có: 1)Kazaxtan; 2) CH Pháp và; 3) Campuchia (nhưng 2 nước sau cùng thì Hội đồng bảo hiến cũng có xu hướng chuyển dần sang theo hướng thành lập Tòa án Hiến pháp).

_______________________________________________________________________________

(1)Các tài liệu tham khảo để có các thông tin tại Phần II trên đây là:

1) Baglai M.V. Luật Hiến pháp Liên bang Nga. Tập bài giảng dành cho các Trường Đại học. NXB Norma-Infra. Maxcova, 1998.

2) X.V. Bobotôv, I.Iu Zigachôv. Nhập môn hệ thống pháp luật Hoa Kỳ. NXB Norma. Maxcơva, 1997.

3) Êbzeev B.X. Hiến pháp-Nhà nước pháp`quyền-Tòa án Hiến pháp. Tập bài giảng dành cho các Trường Đại học. NXB Đạo luật và pháp luật. Maxcova, 1997.

4) Các Hiến pháp của các nước ngoài Đông Âu. Tập bài giảng và tra cứu. NXB Norma-Infra. Maxcova, 1996.

5) Các Hiến pháp của các nuớc ngoài- Hợp chủng quốc Hoa kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Nhật Bản, Canađa (Xuất bản lần thứ 2 có sửa đổi và bổ sung). NXB BEC. Maxcơva, 1997.

6) Các Hiến pháp mới của các nước SNG và Ban tích. Tập các văn bản (in lần thứ 2) do Hội đồng liên Nghị viên các nước SNG xuất bản. NXB “Manuxkript ”. Maxcova, 1997.

7) Rene David, Kamille Jauffret-Spinosi. Các hệ thống pháp luật đương đại. NXB Quan hệ quốc tế. Maxcơva, 1996.

8) Ziđkôv O.A. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Hiến pháp và các văn bản pháp luật. NXB Tiến bộ. Maxcơva, 1993.

9) Hệ thống Toà án của các nước Châu Âu. Sách tra cứu (Bản dịch từ tiếng Pháp của Đ.I.Vaxiliev và từ tiếng Anh của O.Iu.Kobiakôv). NXB Quan hệ quốc tế. Maxcơva, 2002.

10) Luật Hiến pháp. Giáo trình dành cho các Trường Đại học Luật và các Khoa Luật (TSKH. GS A.E.Kozlôv chủ biên). NXB BEK. Maxcơva, 1996.

11) Martrenkô M.N. Vai trò sáng tạo pháp luật của Tòa án và kỹ thuật lập pháp đối với các đạo luật. NXB INFRA-M-NORMA. Maxcơva, 2009.

12) Mikhalieva H.V. Luật Hiến pháp của các nước thuộc SNG. Tập bài giảng NXB Luật gia. Maxcova, 1998.

13) Những cơ sở pháp luật của Liên minh Châu Âu. Giáo trình của Học viện pháp lý Quốc gia Maxcơva. Maxcơva, 1997.

14) Pháp luật và quyền lực. NXB Tiến bộ.Maxcơva, 1998.

15) Tư pháp về Hiến pháp ở các nước SNG và Bantích. Tập các văn bản quy phạm (Chủ biên M.A.Mitriukôv). NXB Zertxalô.Maxcơva, 1998.

16) Trirkin V.E. Luật Hiến pháp của các nước ngoài. NXB Luật gia. Maxcova, 1997.

17) Tư pháp về Hiến pháp ở các nước SNG và Bantích. Tập các văn bản quy phạm (Chủ biên M.A.Mitriukôv). NXB Zertxalô.Maxcơva, 1998.

18) Trirkin V.E. Luật Hiến pháp của các nước ngoài. NXB Luật gia. Maxcova, 1997.

19) Vinokrụv I. Con người và hiện tượng. Maxcova, 1999.

20) Vitơruk N.V. Tư pháp về Hiến pháp. Luật hiến pháp về tư pháp và tố tụng. Tập bài giảng dành cho các Trường Đại học. NXB Đạo luật và pháp luật. Maxcova, 1998.

21) Voxkobtôva L.E. ‎ý‎ nghĩa và các chức năng của quyền tư pháp. - Trong sách: Các công trình khoa học của Học viện pháp l‎i Quốc gia Maxcova, 2006.



VỀ quyỀn tư pháp và các nguyên tẮc
cẢi cách tư pháp trong Nhà nưỚc pháp quyỀn
xã hỘi chỦ nghĩa ViỆt Nam hiỆn nay*

GS. TSKH Lê Văn Cảm

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu
Tội phạm học và Luật hình sự


Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
I. NhẬn thỨc - khoa hỌc mỚi vỀ quyỀn tư pháp trong Nhà nưỚc pháp quyỀn XHCN ViỆt Nam hiỆn nay


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương