TOÀ Án nhân dân tối cao –––––––––––––––––––––– TẬp hợp các báo cáO, chuyêN ĐỀ



tải về 1.27 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.27 Mb.
#30034
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Qui trình bổ nhiệm:


Chánh án Toà án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của Quốc hội. Các Thẩm phán Toà án tối cao do Chánh án Toà án tối cao đề nghị Tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của Quốc hội.

Để bổ nhiệm Thẩm phán Toà án tối cao, Ban tư vấn về bổ nhiệm Thẩm phán Toà án tối cao được thành lập và nằm trong Toà án tối cao. Ban có 6 đến 8 thành viên, gồm: Chánh án Toà án tối cao nhiệm kỳ trước, một Thẩm phán có vị trí cao nhất trong số các Thẩm phán hiện có của Toà án tối cao, Bộ trưởng Bộ Quản lý Toà án quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Hàn Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Giáo sư luật Hàn Quốc và 2 thành viên bổ sung do Chánh án Toà án tối cao bổ nhiệm nếu thấy cần thiết. Ban tư vấn sẽ có ý kiến về các ứng viên Thẩm phán Toà án tối cao, nhưng những ý kiến này không có giá trị ràng buộc Chánh án Toà án tối cao trong việc đề nghị Tổng thống bổ nhiệm.



Nhiệm kỳ: Nhiệm kỳ của Chánh án và Thẩm phán Toà án tối cao là 6 năm. Giới hạn tuổi của Chánh án Toà án tối cao là 70 và không được đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Thẩm phán Toà án tối cao ở tuổi 65 có thể được tái bổ nhiệm thêm một nhiệm kỳ.

5. Indonesia

Toà án tối cao có 51 Thẩm phán trong đó có một Chánh án và một Phó Chánh án; được chia thành 8 Toà mỗi Toà 6 Thẩm phán, do một Thẩm phán có thâm niên cao nhất làm Chánh toà.



Qui trình bổ nhiệm: Thẩm phán Toà án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm trong số các ứng viên do Nghị viện quốc gia đề nghị. Những ứng viên này do Nghị viện quốc gia lựa chọn trong số các ứng viên do Uỷ ban tư pháp đề xuất.

Uỷ ban Tư pháp Indonesia được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 2005. Điều 24B Hiến pháp hiện hành quy định:



1. Uỷ ban Tư pháp hoạt động độc lập và có quyền đề xuất việc bổ nhiệm Thẩm phán Toà án tối cao. Uỷ ban Tư pháp có các quyền khác liên quan đến việc bảo đảm và bảo vệ danh dự, phẩm giá và tư cách (tốt) của các Thẩm phán.

2. Thành viên Uỷ ban Tư pháp phải có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật, có tính chính trực và nhân cách hoàn hảo.

3. Thành viên của Uỷ ban Tư pháp do Tổng thống bổ nhiệm và bãi nhiệm với sự chấp thuận của Nghị viện quốc gia.

4. Thành phần, chức vụ và tư cách thành viên của Uỷ ban Tư pháp do luật điều chỉnh.

Luật số 22 năm 2004 về Uỷ ban Tư pháp xác định Uỷ ban có 7 thành viên lấy từ đội ngũ các cựu Thẩm phán, luật sư, giảng viên luật và thành viên cộng đồng. Trong đó có một Chủ tịch và một Phó Chủ tịch do các thành viên khác bầu chọn.

Chánh án, Phó Chánh án Toà án tối cao do các Thẩm phán Toà án tối cao bầu chọn và Tổng thống bổ nhiệm. Chánh toà các Toà (8 Toà) của Toà án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm trong số các Thẩm phán Toà án tối cao theo đề nghị của Chánh án Toà án tối cao.

Nhiệm kỳ: Các Thẩm phán được bổ nhiệm cho đến tuổi về hưu. Thẩm phán Toà án tối cao về hưu ở tuổi 70.

6. Thái Lan

Toà án tối cao bao gồm Chánh án, tối đa 6 Phó Chánh án, Thư ký và một số Thẩm phán. Chánh án Toà án tối cao cũng là người đứng đầu các Toà án Công lý. Hội đồng xét xử của Toà án tối cao có ít nhất 3 Thẩm phán.


Qui trình bổ nhiệm: Thẩm phán chuyên nghiệp được Hội đồng tư pháp tuyển dụng và được Quốc vương bổ nhiệm. Ngoài những tiêu chuẩn nhất định như có quốc tịch Thái Lan, ít nhất 25 tuổi, đã vượt qua kỳ thi của Hiệp hội luật sư Thái Lan để trở thành luật sư bào chữa, và có ít nhất hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, thì ứng viên phải thi đỗ kỳ thi mang tính cạnh tranh rất cao do Hội đồng tư pháp tổ chức. Khi được tuyển dụng, họ phải được đào tạo nghề Thẩm phán ít nhất một năm. Những ứng viên đã hoàn thành khoá học đạt kết quả sẽ được Hội đồng tư pháp phê chuẩn và đệ trình Quốc vương để bổ nhiệm là Thẩm phán mới vào nghề (Thẩm phán ít kinh nghiệm). Việc tuyên thệ long trọng trước Quốc vương là một yêu cầu bắt buộc trước khi đảm nhận trọng trách Thẩm phán.


Theo các quy định của Luật bổ nhiệm và giữ vị trí Thẩm phán cao cấp, thì Thẩm phán có thể là Thẩm phán cao cấp khi họ ít nhất 60 tuổi và đã phục vụ trong ngành Toà án ít nhất 20 năm và cũng đã vượt qua được việc đánh giá về sự phù hợp trong công việc. Một Thẩm phán đạt tiêu chuẩn và mong muốn trở thành Thẩm phán cao cấp phải thể hiện ý định của mình bằng văn bản gửi cho Chánh án Toà án tối cao.

Thẩm phán cao cấp không thể được bổ nhiệm giữ chức vụ hành chính của Toà án, như chức vụ Chánh án hoặc thậm chí thực hiện nhiệm vụ như một Chánh án. Hơn nữa, Thẩm phán cao cấp bị cấm được bầu để trở thành Uỷ viên của Hội đồng tư pháp hoặc Uỷ ban hành chính tư pháp, nhưng có quyền bỏ phiếu trong việc bầu các Uỷ viên đó.



Nhiệm kỳ: Thẩm phán cao cấp đảm nhiệm công việc của Thẩm phán cho đến khi họ 70 tuổi.

7. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Tòa án tối cao Hoa Kỳ có 09 Thẩm phán.



Qui trình bổ nhiệm: Phần lớn các Thẩm phán Tòa án tối cao xuất thân từ những gia đình có hoạt động đảng phái rất tích cực và khoảng 1/3 trong số họ có quan hệ với các luật gia và liên hệ chặt chẽ với các gia đình có truyền thống phục vụ trong ngành tư pháp. Tất cả các Thẩm phán Tòa án tối cao đều đã học luật, đã từng hành nghề luật và nhiều người trong số họ đã làm Thẩm phán của Tòa án nào đó trước khi được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án tối cao. Và hầu hết trong số họ đều cùng định hướng chính trị với Tổng thống bổ nhiệm họ.

Hiến pháp và luật không quy định về các tiêu chuẩn cần thiết để một người có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán liên bang. Tuy nhiên, có ít nhất bốn yếu tố sau, mặc dù không chính thức, song hết sức thiết yếu:



  • Năng lực chuyên môn: Thông thường các Thẩm phán liên bang thường được bổ nhiệm trong số các luật sư nổi bật về khả năng chuyên môn.

  • Phẩm chất chính trị: Hầu hết những ứng cử viên cho vị trí Thẩm phán đều phải có thành tích nhất định về hoạt động chính trị vì hai lý do. Thứ nhất, vị trí Thẩm phán vẫn được coi là một phần của hệ thống chính trị bảo trợ; những người đã phục vụ trong đảng phái thường có nhiều khả năng được bổ nhiệm làm Thẩm phán liên bang hơn. Thứ hai, Thẩm phán tương lai thường phải có một số hoạt động chính trị, bởi nếu không thì Tổng thống, các Thượng nghị sỹ hoặc lãnh đạo đảng phái tại địa phương - những người đề cử ứng cử viên thẩm phán, sẽ không biết đến họ.

  • Khẳng định sự mong muốn: Một số Thẩm phán tương lai đã tự mình tiến hành những chiến dịch vận động kín đáo hoặc ít nhất cũng phát tín hiệu rằng họ đã sẵn sàng để phục vụ tại Tòa án.

  • Yếu tố may mắn: Là thành viên của một đảng thích hợp tại thời điểm phù hợp hoặc được những nhà môi giới quyền lực chú ý tới tại đúng thời điểm cần thiết thường góp phần đáng kể để giúp một người trở thành Thẩm phán. Sự may mắn cũng quan trọng như là năng lực chuyên môn của người đó.

Tất cả thẩm phán liên bang (bao gồm Thẩm phán Tòa án tối cao) đều do Tổng thống bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến theo đúng quy trình với đội ngũ chuyên gia cao cấp của Nhà Trắng, Văn phòng Chưởng lý, một số Thượng nghị sỹ và các nhà hoạt động chính trị khác. Cục điều tra liên bang (FBI) thường tiến hành kiểm tra an ninh theo thủ tục. Sau khi việc bổ nhiệm được công bố công khai, các nhóm lợi ích khác nhau có thể vận động ủng hộ hoặc chống lại ứng cử viên. Tương tự, Ủy ban của Hiệp hội luật sư Hoa Kỳ đánh giá phẩm chất và năng lực của ứng cử viên. Ủy ban tư pháp của Thượng viện tiến hành cuộc điều tra để xem xét xem ứng cử viên có phù hợp với vị trí này hay không. Việc bổ nhiệm sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp của Thượng viện, phê chuẩn theo đa số phiếu đơn thuần.

Tổng thống: Về mặt kỹ thuật, Tổng thống đề cử tất cả các ứng cử viên vào chức vụ Thẩm phán, tuy nhiên, về mặt lịch sử, Tổng thống thường quan tâm nhiều hơn tới việc bổ nhiệm các Thẩm phán Tòa án tối cao.

Bộ Tư pháp: Hỗ trợ cho Tổng thống trong quy trình tuyển lựa Thẩm phán là hai vị trí then chốt do Tổng thống bổ nhiệm trong Bộ Tư pháp - Chưởng lý Hoa Kỳ và Phó Chưởng lý. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là tìm kiếm các ứng cử viên phù hợp với những tiêu chuẩn chung do Tổng thống đặt ra để bổ nhiệm. Khi đã tìm được, Bộ Tư pháp sẽ tiến hành thẩm tra kỹ lưỡng từng ứng cử viên một. Họ có thể đề nghị FBI điều tra về đặc điểm, tính cách và xuất thân của ứng cử viên; họ thường đọc các bản sao của mọi bài báo hoặc bài phát biểu mà ứng cử viên đã viết hoặc đánh giá về các ý kiến được nêu ra của một Thẩm phán đương nhiệm; họ có thể kiểm tra với lãnh đạo đảng chính trị ở địa phương để xác định rằng ứng cử viên là một người trung thành với đảng và có xu hướng ủng hộ những quan điểm chính sách công chủ yếu của Tổng thống.

Các nhóm lợi ích: Một số nhóm gây áp lực tại Hoa Kỳ đại diện cho đời sống chính trị trị thường vận động ủng hộ hoặc chống lại việc đề cử Thẩm phán. Họ không ngần ngại thúc giục Tổng thống rút lại đề cử nếu các giá trị chính trị và xã hội của người được đề cử khác với họ, hoặc vận động Thượng viện ủng hộ đề cử người mà họ ưa thích.

Hiệp hội luật sư Hoa Kỳ (ABA): Ủy ban tư pháp liên bang thuộc Hiệp hội luật sư Hoa Kỳ đóng một vai trò thiết yếu trong việc đánh giá năng lực chuyên môn của các ứng cử viên dựa trên ba tiêu chuẩn: khí chất của Thẩm phán, năng lực chuyên môn và tính liêm chính. Một ứng cử viên được Ủy ban phê chuẩn sẽ được xếp loại là “đủ điều kiện” hoặc “rất có khả năng”, trong khi những người không được chấp nhận sẽ được phê là “không đủ điều kiện”.

Ủy ban tư pháp của Thượng viện: Ủy ban Tư pháp của Thượng viện phải xem xét tất cả những vị trí đề cử vào chức vụ Thẩm phán liên bang và đưa ra khuyến nghị cuối cùng trước toàn thể Thượng viện. Như vậy, vai trò của Ủy ban này là thẩm tra các cá nhân được đề cử vào chức vụ Thẩm phán, chứ không phải là nêu tên của những ứng cử viên tiềm năng. Ủy ban tổ chức các buổi điều trần về tất cả những vị trí đề cử, trong đó việc nghe các nhân chứng trình bày và thảo luận đều được tiến hành không công khai. Các buổi điều trần về việc bổ nhiệm Thẩm phán quận thường chỉ mang tính hình thức. Tuy nhiên, phiên điều trần của Ủy ban đối với việc đề cử các Thẩm phán Tòa phúc thẩm và Tòa án tối cao thực sự là một quy trình nghiêm túc.

Thượng viện: Bước cuối cùng trong quy trình bổ nhiệm các Thẩm phán liên bang là việc có được đa số phiếu của Thượng viện. Các tài liệu ghi chép cho thấy rằng Tổng thống thường thành công nhất trong việc thuyết phục Thượng viện chấp thuận việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án tối cao khi các ứng cử viên có lai lịch, phẩm chất không gây tranh cãi và thiên hướng chính trị ôn hòa, và khi đảng của Tổng thống đồng thời kiểm soát Thượng viện, hoặc ít nhất đa số trong Thượng viên có cùng những quan điểm và giá trị cơ bản với Tổng thống.

Nhiệm kỳ: Thẩm phán ngừng thực hiện những nhiệm vụ xét xử của mình khi nghỉ hưu theo nguyện vọng hoặc do tình trạng sức khỏe yếu kém hay qua đời, hoặc khi họ chịu sự kỷ luật.

8. Canada

Tòa án tối cao Canada là Tòa án có thẩm quyền cao nhất tại Canada, gồm có Chánh án và tám Thẩm phán đại diện cho các vùng của đất nước, trong đó phải có ít nhất ba Thẩm phán đại diện đến từ Quebec (là bang duy nhất tại Canada theo truyền thống pháp luật dân luật)76. Đơn yêu cầu Tòa án tối cao phúc thẩm phải được hội đồng 03 Thẩm phán Tòa án tối cao xem xét, nếu đáp ứng các điều kiện trên mới được đưa ra xét xử.



Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương