BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.53 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích0.53 Mb.
#1604
  1   2   3   4   5

BỘ TƯ PHÁP

straight connector 2

Số: 151 /BC-BTP



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

straight connector 1


Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2013

BÁO CÁO

Tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 20051


Bộ luật dân sự năm 2005 (sau đây gọi là BLDS) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2006) là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội trong giao lưu dân sự. Bộ luật này cũng là nền tảng pháp lý cho hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là quan hệ dân sự).

Qua thực tiễn thi hành, BLDS đã phát huy vai trò to lớn trong việc quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự; góp phần đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, các quan hệ dân sự đã có những thay đổi đáng kể và nhanh chóng cần có sự điều chỉnh phù hợp của pháp luật. Trong bối cảnh như vậy, BLDS đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung.

Nắm bắt được thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2012 về việc phê duyệt Kế hoạch tổng kết thi hành BLDS. Việc tổng kết này được coi là hoạt động quan trọng nhằm đánh giá tác động của BLDS tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tác động của phát triển kinh tế - xã hội đến các quan hệ dân sự và quy định của BLDS; mối liên hệ giữa BLDS với các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế có liên quan; những thành công, cũng như những hạn chế trong quy định và tổ chức thực hiện Bộ luật; xác định những vấn đề phát sinh trong thực tiễn và đưa ra các đề xuất, giải pháp cụ thể để xử lý các vấn đề này một cách có hiệu quả.

Trên cơ sở tổng kết thi hành BLDS ở các Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ý kiến độc lập của các cơ quan, tổ chức có liên quan; các hoạt động hội thảo khoa học và các hoạt động khảo sát về đánh giá bất cập, hạn chế của BLDS, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành BLDS.2



Phần thứ nhất

NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

QUA 07 NĂM THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ

A. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ

I. Trong công tác xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật

Để bảo đảm BLDS đi vào thực tiễn, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2006 về việc thi hành BLDS; trong đó giao cho Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tự mình hoặc phối hợp với cơ quan hữu quan tổ chức việc rà soát các quy định của pháp luật về dân sự hiện hành để hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với quy định của BLDS, đảm bảo hiệu lực của BLDS từ ngày 01 tháng 1 năm 2006.

Thi hành BLDS và Nghị quyết số 45/2005/QH11, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản luật nhằm cụ thể hóa các quy định của BLDS, như: Luật nhà ở năm 2005; Luật sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006; Luật công chứng năm 2006, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009… cùng với nhiều văn bản luật có liên quan khác được sửa đổi, bổ sung như Luật thương mại năm 2005, Luật kinh doanh bất động sản năm 2006…

Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành BLDS, ví dụ: Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch được sửa đổi, bổ sung một số điều bằng Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/2/2012; Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của BLDS về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 quy định về họ, hụi, biêu, phường; Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 11/2012/NĐ-CP; Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác; Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm; Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 về xác định lại giới tính, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử… Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã ban hành nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành các Nghị định của Chính phủ.

Trong công tác xét xử, Tòa án nhân dân tối cao tự mình hoặc phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp cùng một số Bộ, ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành một số quy định của BLDS để áp dụng thống nhất trong thực tiễn giải quyết vụ việc dân sự, ví dụ: Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/4/2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân tối cao; Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; các Công văn hướng dẫn xét xử của ngành (ví dụ, Công văn số 165/KHXX ngày 18/10/2007 giải thích quy định tại khoản 2 Điều 305 và khoản 2 Điều 313 của BLDS; Công văn số 244/TANDTC-KHXX ngày 5/11/2012 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam...).

Những văn bản trên đã góp phần bảo đảm tính khả thi của các quy định của BLDS trong cuộc sống, sự thống nhất trong áp dụng pháp luật. Từ đó, quyền, nghĩa vụ dân sự của các cá nhân, tổ chức được thực hiện, bảo vệ tốt hơn.3



II. Trong công tác tổ chức thi hành Bộ luật dân sự4

1. Trong công tác quản lý nhà nước về công nhận, thực hiện quyền dân sự

a) Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật BLDS nói riêng, pháp luật dân sự nói chung giữ vị trí quan trọng trong nâng cao sự hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và nhân dân. Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác đã tiến hành nhiều hoạt động thực hiện công tác này, như:

- Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành chương trình, đề án, kế hoạch dài hạn, trung hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, trong đó có BLDS;

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật dân sự nói chung, BLDS nói riêng;

- Tổ chức xây dựng Đề cương giới thiệu, phổ biến BLDS gửi Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức pháp chế của các Bộ, ngành, tổ chức và đăng trên cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;

- Ban hành các văn bản hướng dẫn Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức pháp chế của các Bộ, ngành, tổ chức về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó có nội dung tập trung phổ biến là BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Biên soạn, phát hành tài liệu cho công tác phổ biến, giáo dục như tờ rơi, tờ gấp, sổ tay pháp luật, đĩa hình, đĩa tiếng về quy định của BLDS và những văn bản hướng dẫn mới ban hành cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân;5

- Mở các lớp tập huấn, đào tạo cho các tuyên truyền viên, báo cáo viên ở trung ương và địa phương về công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến pháp luật dân sự nói chung, BLDS nói riêng;

- Phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông ở Trung ương như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam... xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến pháp luật dân sự.

b) Về công tác hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý

* Về công tác hòa giải ở cơ sở6

Bộ Tư pháp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương đã thực nhiều hoạt động liên quan đến hòa giải cơ sở nói chung, hòa giải giải quyết các vụ việc dân sự nói riêng; bảo đảm thực hiện quyền tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của người dân trong các quan hệ dân sự; làm ổn định các quan hệ dân sự nói riêng, kinh tế - xã hội của từng địa phương và đất nước nói chung, trong đó có các hoạt động sau:

- Tổ chức xây dựng và kiện toàn các tổ chức hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên ở địa phương. Đội ngũ hòa giải viên về cơ bản là những người có sự hiểu biết nhất định về pháp luật dân sự; có phẩm chất đạo đức, gương mẫu, uy tín; am hiểu về đời sống nhân dân ở địa bàn; nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân dân; có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp và tổ chức hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp đó;7

- Thực hiện các hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao nghiệp vụ cho những người làm công tác hòa giải ở cơ sở về pháp luật nói chung, pháp luật về dân sự nói riêng. 100% các tỉnh, thành phố trong cả nước đều đã biên soạn và phát hành tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cung cấp cho các Tổ hòa giải và hòa giải viên (sổ tay pháp luật, cẩm nang, tờ gấp, băng đĩa….). Bên cạnh đó, các địa phương cũng rất chú trọng biên soạn tài liệu và phổ biến kinh nghiệm hòa giải thông qua những vụ việc dân sự phát sinh trong thực tiễn ngay tại địa phương, cơ sở;

- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc công tác hòa giải cơ sở để nắm tình hình hoạt động của Tổ hòa giải và hòa giải viên, qua đó, phát hiện những tồn tại, vướng mắc để có giải pháp khắc phục. Thông qua đó phát hiện ra những cách làm hay, mô hình hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn.

Với những hoạt động trên, hòa giải ở cơ sở nói chung, hòa giải cơ sở về giải quyết các vụ việc dân sự nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực. Theo số liệu báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong giai đoạn 1998 - 2011, tổng số vụ, việc nhận hòa giải là 4.358.662 vụ. Trong đó:

- Số vụ, việc hòa giải thành là 3.488.144 vụ, đạt tỷ lệ 80,03%;

- Số vụ, việc hòa giải không thành: 455.319 vụ, chiếm tỷ lệ 10,4 %;

- Số vụ, việc đang hòa giải: 45.196 vụ, chiếm 1,03%;

- Số vụ, việc chuyển cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết: 330.249 vụ chiếm 7,6%.

Các vụ, việc hòa giải chủ yếu thuộc các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình và đất đai.

* Về công tác trợ giúp pháp lý8

Cùng với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến BLDS, công tác hòa giải ở cơ sở, Bộ Tư pháp cũng đã tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan về công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội về pháp luật dân sự. Căn cứ vào quy định của Luật TGPL và văn bản hướng dẫn thi hành, việc TGPL trong lĩnh vực dân sự là miễn phí cho người dân. Các tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL đã góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật dân sự cho người được TGPL và nhân dân. Hoạt động TGPL được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, như: TGPL lưu động; sinh hoạt chuyên đề pháp luật; Câu lạc bộ TGPL; tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

Với những hoạt động trên, công tác TGPL đã góp phần tích cực khẳng định vị trí, vai trò và ý nghĩa của BLDS trong đời sống xã hội, đưa BLDS từng bước đi vào cuộc sống, giúp cho người dân, các tổ chức trong xã hội nâng cao nhận thức và chấp hành nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả các quy định của BLDS; qua đó các quyền dân sự được ghi nhận trong BLDS được bảo đảm thực thi trong thực tiễn giao lưu dân sự, quyền, lợi ích của các chủ thể, đặc biệt nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội được thực hiện và bảo vệ.

Bảng tổng hợp kết quả vụ việc TGPL trong lĩnh vực dân sự9


Năm

Vụ việc

dân sự

Vụ việc hôn nhân gia đình

Vụ việc lao động việc làm

2005

37445

15445

4366

2006

26624

26240

8485

2007

31944

10135

1751

2008

26472

12626

2453

2009

19527

10521

2669

2010

19446

9302

1490

2011

19428

9439

2433

2012

19998

10892

2129

6 tháng đầu năm 2013

7422

4744

887

c) Về công tác hộ tịch10

Công tác hộ tịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản của cá nhân được ghi nhận trong BLDS, ví dụ: quyền đối với họ tên; quyền thay đổi họ, tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh; quyền kết hôn; quyền khai tử... Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch đối công dân Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức, thực hiện nhiều hoạt động về hộ tịch để thực hiện các quyền nhân thân nói trên của cá nhân, như:

- Hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch và đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch từ Trung ương đến cấp xã và các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài được củng cố, kiện toàn;

- Dữ liệu hộ tịch được hình thành với hệ thống sổ sách về hộ tịch được lưu trữ, sử dụng lâu dài;

- Cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký và quản lý hộ tịch được đẩy mạnh, ngày càng tạo thuận lợi cho người dân trong đăng ký hộ tịch;

- Quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hộ tịch, nhận thức của người dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch đã được nâng lên, tỷ lệ đăng ký hộ tịch tăng cao;

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký, lưu trữ dữ liệu về hộ tịch bước đầu được triển khai ở một số địa phương;

- Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài đã có những chuyển biến tích cực, nhất là trong lĩnh vực đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài.

Theo thống kê, trong thời gian từ 2006-2012, các cơ quan có thẩm quyền đăng ký và quản lý hộ tịch đã thực hiện:11

- Giải quyết 22.902.201 vụ việc hộ tịch trong nước, trong đó đăng ký khai sinh cho 12.894.386 trường hợp; khai tử 2.887.322 trường hợp; kết hôn 5.644.139 trường hợp; giám hộ 6.706 trường hợp; công nhận cha, mẹ, con 187.101 trường hợp; thay đổi, cải chính hộ tịch cho 652.135 trường hợp; cấp lại 630.412 bản chính giấy khai sinh;

- Giải quyết 177.893 vụ việc có yếu tố nước ngoài theo quy định của BLDS, trong đó 15.303 trường hợp đăng ký khai sinh; 85.272 trường hợp đăng ký kết hôn; 43.355 trường hợp ghi chú kết hôn (công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài); 11.210 trường hợp khai tử; 3.672 trường hợp nhận cha, mẹ, con; 503 trường hợp giám hộ; 5.671 trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch; 4.233 trường hợp đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn; 8.674 trường hợp ghi chú ly hôn (ghi vào sổ việc ly hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài).

d) Về công tác công chứng, chứng thực, đăng ký tài sản và giao dịch

Công tác công chứng, chứng thực, đăng ký tài sản và giao dịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo đảm thực hiện quyền sở hữu, quyền của người không phải là chủ sở hữu, quyền xác lập, thực hiện giao dịch của cá nhân, tổ chức trong xã hội; bảo đảm an toàn pháp lý và giảm thiểu rủi ro trong các quan hệ tài sản và giao dịch; góp phần làm ổn định, phát triển giao lưu dân sự và kinh tế - xã hội của đất nước. Chính phủ trong thời gian qua đã tổ chức, thực hiện nhiều hoạt động về công tác này và đã đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó:

- Hệ thống cơ quan, tổ chức về công chứng, chứng thực, đăng ký tài sản và giao dịch ngày càng được củng cố, kiện toàn. Đội ngũ nhân lực tại các cơ quan, tổ chức này hiện đáp ứng tốt những yêu cầu đặt ra trong công tác công chứng, chứng thực, đăng ký tài sản và giao dịch; bảo đảm về năng lực và chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên được bồi dưỡng và được tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; từng bước tạo lòng tin cho người dân khi tiếp cận với hệ thống công chứng, chứng thực, đăng ký tài sản và giao dịch. Ví dụ:

+ Trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm: Chính phủ đã cho phép thành lập các cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp; cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển thuộc Bộ Giao thông vận tải; Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công tác đăng ký, cung cấp thông tin đã thực sự đi vào nề nếp và chứng minh được xu hướng phát triển của đăng ký giao dịch bảo đảm trước sự vận động của nền kinh tế thị trường là kịp thời và đúng đắn, đã được sự thừa nhận và đánh giá tích cực của các cá nhân, tổ chức trong xã hội;



Số liệu đăng ký giao dịch, hợp đồng, văn bản thông báo việc kê biên tài sản thi hành án tại các Trung tâm đăng ký12


Năm

TT ĐK Hà Nội

TTĐK TP.HCM

TTĐK Đà Nẵng

2005

16.673

21.426

3.291

2006

22.121

25.442

7.792

2007

35.888

42.068

19.298

2008

45.980

53.645

27.302

2009

68.325

76.440

34.693

2010

62.188

101.925

50.979

2011

54.986

88.567

53.354

2012

39.781

49.391

50.752

+ Trong lĩnh vực công chứng, chứng thực: hiện nay cả nước có 625 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó có 138 Phòng công chứng và 487 Văn phòng công chứng (bao gồm: 352 Văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân và 135 Văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình công ty hợp danh); 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Văn phòng công chứng theo chủ trương xã hội hoá;13 có 1.606 công chứng viên, trong đó 1.180 công chứng viên đang hành nghề (438 công chứng viên của Phòng công chứng và 742 công chứng viên của Văn phòng công chứng). Từ năm 2007 đến nay, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được 6.964.014 việc; tổng số phí công chứng thu được hơn 2.577 tỷ đồng; tổng số thù lao công chứng thu được hơn 176 tỷ đồng; tổng số tiền nộp thuế và nộp ngân sách nhà nước hơn 977 tỷ đồng.14

Cùng với hệ thống các tổ chức hành nghề công chứng, các hoạt động chứng thực giao dịch cũng được giao cho Ủy ban nhân dân các cấp và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tính từ ngày 01/7/2007 đến ngày 01/7/2012, Ủy ban nhân dân cấp xã trong cả nước đã chứng thực 13.193.489 giao dịch; Ủy ban nhân dân cấp huyện trong cả nước đã chứng thực 678.958 giao dịch;

- Dữ liệu về công chứng, chứng thực, đăng ký tài sản và giao dịch đã từng bước được hình thành với hệ thống cơ sở dữ liệu được lưu trữ, sử dụng lâu dài và an toàn; góp phần cung cấp thông tin để bảo đảm minh bạch trong giao dịch;

- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng, chứng thực, đăng ký tài sản và giao dịch được đẩy mạnh, ngày càng tạo thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho các cá nhân, tổ chức thực hiện việc công chứng, chứng thực, đăng ký tài sản và giao dịch;

- Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác này theo hướng ngày càng mở rộng hơn về đối tượng (không chỉ đối với tổ chức tín dụng, mà còn đối với các doanh nghiệp, các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực, đăng ký tài sản và giao dịch tại các Sở Tư pháp, các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong xã hội), đa dạng hóa về hình thức (tổ chức Toạ đàm, mở các lớp tập huấn, phát hành các Số báo chuyên đề, các tài liệu hỏi đáp nghiệp vụ, tuyên truyền pháp luật qua website về đăng ký giao dịch bảo đảm...); mở rộng địa bàn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, để nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về vai trò và ý nghĩa của công chứng, chứng thực, đăng ký và tìm hiểu thông tin về công chứng, chứng thực, đăng ký, nắm vững các trình tự, thủ tục trong lĩnh vực này;

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký, lưu trữ dữ liệu về công chứng, chứng thực, đăng ký tài sản và giao dịch bước đầu được triển khai ở Trung ương và một số địa phương. Năm 2012, Bộ Tư pháp cũng đã đưa hệ thống đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm (http://dktructuyen.moj.gov.vn/index) đi vào hoạt động;

- Xây dựng, triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về công chứng, chứng thực, đăng ký tài sản và giao dịch. Qua đó, tăng cường tính hiệu quả của việc tổ chức, thực hiện công tác này tại các cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực và đăng ký ở nước ta; phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về công chứng, chứng thực, đăng ký; phát huy tính dân chủ, minh bạch và công khai về trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực, đăng ký.


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 104/bc-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương