TOÀ Án nhân dân tối cao –––––––––––––––––––––– TẬp hợp các báo cáO, chuyêN ĐỀ



tải về 1.27 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.27 Mb.
#30034
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

5.1. Công cuộc CCTP ở nước ta sẽ đảm bảo được tính khoa học-thực tiễn cao nếu như dựa trên sự phân tích các QHXH đang tồn tại và phát triển trong xã hội Việt Nam một cách nghiêm túc và đồng bộ, toàn diện và có hệ thống theo một quy trình khoa học có tính lôgic gồm ba bước - tổng kết thực tiễn (1), nghiên cứu hiện tại (2) và dự báo tương lai (3) mà sau đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét:

1) Trước hết, cần phải tổng kết thực tiễn - trên cơ sở kết quả của các số liệu điều tra xã hội học phải phân tích một cách sâu sắc và cụ thể các quy luật khách quan trong giai đoạn phát triển trước đây (tức là giai đoạn mà trong đó các QHXH đã tồn tại), để từ việc tổng kết thực tiễn ấy chúng ta có thể đạt được sự nhận thức-khoa học về các mặt tích cực (hoặc tiêu cực) của các QHXH tương ứng với tính chất là các tiền đề cho việc tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định sơ bộ các QHXH nào cần phải sửa đổi, bổ sung để điều chỉnh bằng pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

2) Hai là, cần phải nghiên cứu hiện tại - trên cơ sở kết quả của các số liệu điều tra xã hội học phải phân tích một cách sâu sắc và cụ thể các quy luật khách quan trong giai đoạn phát triển hiện tại (tức là giai đoạn mà trong đó các QHXH đang tồn tại), để từ việc nghiên cứu hiện tại ấy + các tiền đề của việc tổng kết thực tiễn chúng ta có thể đạt được sự nhận thức-khoa học đúng đắn về các mặt tích cực (hoặc tiêu cực) của từng QHXH tương ứng đang tồn tại với tính chất là những luận chứng xác đáng cho việc khẳng định QHXH nào cần được chính thức điều chỉnh bằng pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp trong giai đoạn phát triển đương đại.

3) Và cuối cùng, là cần phải dự báo tương lai - trên cơ sở kết quả của các số liệu điều tra xã hội học phải phân tích một cách sâu sắc và cụ thể các quy luật khách quan trong giai đoạn phát triển sắp tới (tức là giai đoạn mà trong đó các QHXH sẽ tồn tại), để từ việc dự báo tương lai ấy cùng với các luận chứng của việc nghiên cứu hiện tại chúng ta có thể đạt được sự nhận thức-khoa học thống nhất và chính xác về các mặt tích cực (hoặc tiêu cực) của từng QHXH tương ứng với tính chất là căn cứ đảm bảo sức thuyết phục cho việc dự báo rằng: QHXH nào sẽ cần được chính thức điều chỉnh bằng pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp trong giai đoạn phát triển sắp tới.



5.2. Việc đánh giá hiệu quả xã hội của các quy phạm (chế định) pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp cần phải được đánh giá sao cho thực sự khách quan, có căn cứđảm bảo sức thuyết phục, vì nếu như từ việc áp dụng một quy phạm (hoặc chế định) pháp luật nào đó đưa lại kết quả cuối cùng không tích cực (thậm chí là tiêu cực), thì có nghĩa là hiệu quả xã hội của quy phạm (chế định) pháp luật ấy cần phải được xem xét lại để sửa đổi, bổ sung hoặc loại trừ (nếu đó là quy phạm hoặc chế định pháp luật “chết”) khỏi hệ thống pháp luật hiện hành tương ứng.

5.3. Thông thường việc đánh giá hiệu quả xã hội (cao hay thấp) của các quy phạm (chế định) pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, về cơ bản để việc đánh giá một quy phạm (chế định) pháp luật nào đó trong giai đoạn tương ứng được thực sự khách quan, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục, thì người đánh giá cần phải xem xét một cách đồng bộ bốn nhóm yếu tố như sau: 1) Nhóm yếu tố thứ nhất - tình hình, nguyên nhân và điều kiện vi phạm pháp luật (VPPL), mức độ tái phạm, thực tiễn đấu tranh phòng và chống các VPPL trong đất nước; 2) Nhóm yếu tố thứ hai - các QHXH đang tồn tại (phạm vi rộng hay hẹp, đã hay chưa và có cần phải được điều chỉnh không), trình độ văn hóa pháp lý và ý thức pháp luật của nhân dân nói chung; 3) Nhóm yếu tố thứ ba - trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức pháp luật của cán bộ các CQTP (Tòa án) và các cơ quan BVPL, những điều kiện đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan này (như: về tổ chức, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, sự đảm bảo cho họ về mặt nhà nước, xã hội và pháp lý, v.v...) và; 4) Và cuối cùng, nhóm yếu tố thứ tư - kỹ thuật lập pháp của toàn bộ văn bản QPPL nói chung và cấu trúc của quy phạm (chế định) pháp luật được áp dụng nói riêng, sự phát triển về mặt lý luận của từng chuyên ngành KHPL thuộc lĩnh vực tư pháp.

5.4. Trong quá trình các cơ quan CQTP (Tòa án) và các cơ quan BVPL xử lý những người VPPL (kể cả những người phạm tội) và cải tạo, giáo dục những người bị kết án cần phải cố gắng đảm bảo được sự công minh của pháp luật (vì tự mình, bản thân pháp luật bao giờ cũng phải phản ánh được thuộc tính cao nhất, chủ yếu và điển hình của nó - tính công minh). Chỉ có như vậy mới có thể tránh được oan sai, làm cho nhân dân thực sự “tâm phục khẩu phục” và, từ đó mới có thể đánh giá hiệu quả xã hội của các quy phạm (chế định) pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp được khách quan, có căn cứđảm bảo sức thuyết phục. Chính ở đây, phẩm chất của người cán bộ tư pháp đòi hỏi phải có cả cái “tâm” (trái tim nhân hậu) và cái “đức” (đạo lý sáng ngời), thì mới có thể bảo vệ được công lý và lẽ phải, tránh được thiên kiến do những cám dỗ vật chất, vụ lợi và tầm thường của cuộc đời lôi kéo.

5.5. Như vậy, từ sự phân tích trên cho thấy, nếu công cuộc CCTP trong giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam được tiến hành tốt trên cơ sở nguyên tắc thứ năm này, thì ở các mức độ khác nhau sẽ đem lại các lợi ích xã hội sau:

1) Góp phần loại trừ được sự hời hợt và nông cạn, qua loa và đại khái cho xong việc trong hoạt động lập pháp của đất nước (điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong một vài văn bản QPPL soạn thảo trong phòng giấy của các quan chức phi thực tiễn hoặc do thiếu các cứ liệu của xã hội học pháp luật).

2) Làm cho các quy định của các ngành pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp có khả năng tránh được những “kẽ hở” và không còn có các quy phạm “chết” (đã tồn tại trong giai đoạn phát triển trước đây), đồng thời phù hợp với thực tiễn - các QHXH đang tồn tại trong giai đoạn phát triển đương đại.

3) Chuẩn bị được đầy đủ trong giai đoạn phát triển sắp tới những luận cứ khoa học-thực tiễn cho các dự án của các loại văn bản QPPL thuộc lĩnh vực tư pháp và bằng cách đó, góp phần quan trọng vào chiến lược xây dựng pháp luật và kế hoạch lập pháp nói chung của đất nước.

4) Hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả của hệ thống tư pháp nói chung và từng hệ thống pháp luật nói riêng thuộc lĩnh vực này, cũng như thực tiễn áp dụng các quy phạm và các chế định pháp luật về tư pháp; góp phần tăng cường hơn nữa năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ các cơ quan BVPL và Tòa án trong việc xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời, công minh, có căn cứ và đúng pháp luật những trường hợp vi phạm pháp luật (kể cả tội phạm) và qua đó, góp phần củng cố uy tín của các cơ quan này trước con mắt của nhân dân và dư luận xã hội, đồng thời nâng cao ý thức pháp luật của các thành viên trong xã hội.

5) Đưa ra những luận chứng khoa học cho sự cần thiết phải điều chỉnh bổ sung về mặt pháp luật các QHXH mà các quy phạm và các chế định pháp luật hiện hành về tư pháp còn chưa đề cập đến, qua đó góp phần hoàn thiện các hệ thống pháp luật về tư pháp như: pháp luật hành chính (PLHC) và pháp luật tố tụng hành chính (TTHC), pháp luật dân sự (PLDS) và pháp luật TTDS, PLHS và pháp luật TTHS, v.v... của đất nước.



6. Nguyên tắc thứ sáu - CCTP cần phải dựa trên những luận chứng khoa học thể hiện sự kết hợp hài hòa các luận điểm KHPL về tư pháp của Việt Nam với các thành tựu tiên tiến của KHPL về tư pháp trên thế giới nhằm đáp ứng kịp thời các đòi hỏi cấp bách của hoạt động tư pháp trong việc đấu tranh phòng, chống các VPPL và tội phạm, cũng như những yêu cầu thiết thực của công cuộc CCTP hiện nay (về tổ chức-cán bộ, thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ, v.v...) trong hoạt động của các CQTP (Tòa án) và các cơ quan BVPL. Sự cần thiết của việc triển khai nguyên tắc này được lý giải bởi các lý do sau:

6.1. Khoa học nói chung và KHPL nói riêng không phải và lại càng không thể là một mục đích tự thân, nên nếu muốn để cho những vấn đề lý luận thuộc lĩnh vực tư pháp đạt được ba tiêu chí cơ bản (khách quan, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục), thì nhất thiết chúng ta phải ứng dụng đồng bộ các phương pháp NCKH đặc thù phù hợp và tương ứng với các chuyên ngành KHPL về tư pháp (như: tư pháp hành chính, tư pháp hình sự, tư pháp dân sự, v.v...).

6.2. Trong số các phương pháp NCKH đặc thù của lĩnh vực tư pháp, thì phương pháp so sánh luật học là rất quan trọng và cần thiết, vì nó kết hợp một cách hài hòa việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về tư pháp của quốc gia với những thành tựu lý luận tiên tiến về tư pháp trên thế giới và chỉ có như vậy, thì các kết quả NCKH trong lĩnh vực tư pháp của các nhà luật học Việt Nam mới thực sự xứng đáng là những tiền đề lý luận để làm cơ sở cho việc tiến hành tốt công cuộc CCTP ở nước ta.

6.3. Những đòi hỏi cấp bách trong hoạt động tư pháp của đất nước được coi là khách quan, chính xác và phù hợp với tình hình của đất nước (về kinh tế-xã hội, chính trị, an ninh-quốc phòng, v.v...) khi nó được xác định trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của các CQTP (Tòa án) và các cơ quan BVPL với tính chất là các chủ thể của chính hoạt động đó.

6.4. Từ việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của các CQTP (Tòa án) và các cơ quan BVPL trong cuộc đấu tranh với tội phạm (ĐTrVTP) mà chúng ta có được các cứ liệu xã hội học cụ thể và khách quan để đánh giá hiệu quả xã hội của các quy phạm (chế định) pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp và thấy rõ được kết quả cuối cùng của chúng ra sao, đồng thời qua đó, rà soát lại để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống từng chuyên ngành pháp luật hiện hành tương ứng thuộc lĩnh vực đã nêu.

6.5. Những yêu cầu thiết thực của công cuộc CCTP ở Việt Nam hiện nay là điều mà chúng ta cần phải nghiên cứu để xác định một cách chính xác và do vậy, có thể chỉ ra hai nhóm vấn đề quan trọng này là:

1) Nhóm vấn đề về tổ chức-cán bộ của hệ thống các CQTP (Tòa án). Theo nhóm vấn đề này, chúng ta phải xác định những yều cầu thiết thực và cụ thể về: a) Tổ chức bộ máy của hệ thống các loại cơ quan (như các Tòa án, các cơ quan BVPL và các cơ quan bổ trợ tư pháp -BTrTP) hiện nay như thế nào cho khoa học và phù hợp với những điều kiện thực tế của nước ta (?); b) Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ của từng loại hệ thống các cơ quan này ra sao (?); c) Cần phải dành cho họ những đảm bảo về mặt nhà nước, xã hội và pháp lý như thế nào để tăng cường năng lực hoạt động của họ, đồng thời để nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm (?).

2) Nhóm vấn đề về thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống các CQTP. Theo nhóm vấn đề này, chúng ta phải xác định những yêu cầu thiết thực và cụ thể về: a) Phân định thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ của các loại cơ quan tư pháp nói chung, của Tòa án nói riêng hiện nay như thế nào cho khoa học, hợp lý và phù hợp với những điều kiện thực tế của nước ta (?); b) Xây dựng cơ chế phối hợp và chế ước của hệ thống các cơ quan này ra sao để tăng cường năng lực hoạt động theo thẩm quyền do luật định đối với mỗi loại cơ quan nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc ĐTrVTP.

6.6. Từ việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của các CQTP (Tòa án) và các cơ quan BVPL trong cuộc ĐTrVTP mà chúng ta có được các cứ liệu xã hội học cụ thể và khách quan để đánh giá hiệu quả xã hội của các quy phạm (chế định) pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp và thấy rõ được kết quả cuối cùng của chúng ra sao, đồng thời qua đó, rà soát lại để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống từng chuyên ngành pháp luật hiện hành tương ứng thuộc lĩnh vực đã nêu.

6.7. Từ sự phân tích trên cho thấy, nếu công cuộc CCTP trong giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam được tiến hành tốt trên cơ sở nguyên tắc thứ sáu này, thì ở các mức độ khác nhau sẽ đem lại các lợi ích xã hội như sau:

1) Góp phần bổ sung, làm phong phú thêm và phát triển mạnh mẽ hơn nữa những vấn đề lý luận về CCTP tương ứng với các chuyên ngành KHPL về tư pháp của Việt Nam.

2) Tạo điều kiện cho các nhà khoa học-luật gia nước ta có nhận thức khoa học đúng đắn hơn để ngày càng mở rộng việc ứng dụng phương pháp so sánh luật học trong công tác nghiên cứu những vấn đề KHPL về tư pháp so sánh.

3) Góp phần lĩnh hội được trong các chuyên ngành KHPL về tư pháp của quốc gia khác những thành tựu lý luận tiên tiến, đồng thời cung cấp cho các nhà lập pháp và hoạch định chính sách của nước ta đầy đủ và chính xác hơn các thông tin KHPL về tư pháp của các quốc gia khác trên thế giới.

4) Việc đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của hoạt động tư pháp và những yêu cầu thiết thực của công cuộc CCTP sẽ hỗ trợ cho các CQTP (Tòa án) và các cơ quan BVPL thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan này nhằm bảo vệ vững chắc pháp chế và trật tự pháp luật, các quyền và tự do của con người, góp phần tăng cường hiệu quả của chính hoạt động tư pháp.

5) Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của các CQTP (Tòa án) và các cơ quan BVPL trong hoạt động thực tiễn, nhà làm luật Việt Nam sẽ có căn cứ để soạn thảo và ghi nhận trong các VBPL các quy phạm và chế định pháp luật về nội dung (vật chất) và hình thức (tố tụng) khả thi, phù hợp với thực tiễn và có giá trị xã hội cao, góp phần xử lý kịp thời những hành vi VPPL (trong đó có các tội phạm).

6) Việc xác định đúng những yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp sẽ góp phần giải quyết một cách khoa học, khách quan và có căn cứ những vấn đề đổi mới và hoàn thiện về tổ chức-cán bộ, chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ hệ thống các các CQTP (Tòa án) và các cơ quan BVPL nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả của hoạt động tư pháp của đất nước.

7. Nguyên tắc thứ bảy - CCTP cần phải dựa trên các giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc Việt Nam, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp nhằm hỗ trợ tích cực cho quá trình thực thi các Hiệp định về tương trợ pháp lý giữa nước ta với các nước khác, góp phần khẳng định vị thế của quốc gia trong xu hướng chung và tất yếu của hội nhập với cộng đồng quốc tế (CĐQT). Sự cần thiết của việc triển khai nguyên tắc này được lý giải bởi các lý do sau:

7.1. Trong nền văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, cũng như của bất kỳ một dân tộc phương Đông nào đều có các giá trị pháp luật truyền thống của mình; chúng đóng vai trò tích cực trong việc hình thành hệ tư tưởng pháp luật tiên tiến, đồng thời ảnh hưởng đáng kể không chỉ đến văn hóa pháp lý của toàn xã hội nói chung, mà cả đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp nói riêng.

7.2. Tư tưởng của các giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc Việt Nam cùng với các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế thuộc lĩnh vực tư pháp cần phải được thể hiện rõ ở các mức độ nhất định nhằm định hướng cho quá trình đổi mới và hoàn thiện các quy định hiện hành của các ngành luật thuộc lĩnh vực tư pháp ở nước ta sao cho phù hợp với các chuẩn mực pháp lý chung của CĐQT.

7.3. Trong quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhà nước ta đã ký kết nhiều Hiệp định tương trợ pháp lý với một số quốc gia. Vì vậy, hệ thống pháp luật hiện hành của các ngành luật thuộc lĩnh vực tư pháp cần phải được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế nhằm đáp ứng kịp thời các đòi hỏi của thực tiễn pháp lý của nước ta, cũng như của CĐQT vì hòa bình và an ninh của nhân loại trong khu vực và trên thế giới.

7.4. Từ sự phân tích trên cho thấy, nếu công cuộc CCTP trong giai đoạn xây dựng NNPQ được tiến hành tốt trên cơ sở nguyên tắc thứ bảy này thì ở các mức độ khác nhau sẽ đem lại các lợi ích xã hội như sau:

1) Hỗ trợ cho quá trình thực thi tốt các Hiệp định tương trợ về pháp lý đã được ký kết giữa nước ta với các nước trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Việt Nam với CĐQT trong lĩnh vực tư pháp nói chung và trong cuộc đấu tranh chống tội phạm quốc tế và tội phạm xuyên quốc gia, gìn giữ hòa bình và an ninh trong khu vực và trên toàn thế giới nói riêng.

2) Góp phần xây dựng một hệ thống tư pháp mạnh của Việt Nam mà trong đó, bên cạnh việc gìn giữ tốt các giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc còn đáp ứng được các chuẩn mực pháp lý được thừa nhận chung của CĐQT, phù hợp với xu thế hội nhập của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình này.

3) Dần dần hoàn thiện và hiện đại hóa các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tư pháp (như: pháp luật về tổ chức các CQTP (Tòa án) và các cơ quan BVPL, PLHS, pháp luật TTHS, pháp luật THAHS, pháp luật hành chính, pháp luật dân sự, pháp luật TTDS) với sự ghi nhận các cơ chế pháp lý hữu hiệu và các quy phạm có tính khả thi trên các bình diện như: a) Thực thi chính xác và bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của con người trong lĩnh vực tư pháp; b) Xây dựng đội ngũ cán bộ các CQTP (Tòa án) và các cơ quan BVPL với năng lực hoạt động tốt và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao; c) Tạo những điều kiện tốt về kỹ thuật-hình sự, công nghệ-thông tin hiện đại để xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời, công minh, có căn cứ và đúng pháp luật các VPPL (kể cả các tội phạm) xảy ra; v.v...



8. Và cuối cùng, nguyên tắc thứ tám - CCTP Việt Nam cần phải đảm bảo ở mức cao nhất cơ chế kiểm soát quyền lực (KSQL) nhà nước bằng sự phối hợp, kiểm tra và cân bằng nhau giữa các nhánh quyền lực nhà nước, thực thi chế định kiểm tra Hiến pháp (KTrHP) trong tương lai một cách hữu hiệu. Sự cần thiết của nguyên tắc này có thể được lý giải bởi các lý do sau:

8.1. Quá trình tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước trên thế giới hàng nghìn năm qua đã và đang minh chứng một cách có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục rằng:

1) Các chế độ độc tài phi dân chủ và vô pháp luật (lẽ dĩ nhiên là pháp luật đúng với nghĩa đích thực của nó chứ không phải là pháp luật của giai cấp cầm quyền) trong các nhà nước cực quyền đủ các thể loại (từ chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản "rừng rú" hoặc chế độ "XHCN trại lính, tập trung và quan liêu, đặc quyền và đặc lợi") - di sản xấu xa và tàn bạo của lịch sử nhân loại ­- tồn tại được chính là do các thế lực cầm quyền trong các nhà nước đó vì quyền lợi ích kỷ riêng của chúng nên cố tình không muốn thiết lập cơ chế KSQL Nhà nước để dễ dàng mị dân, tùy tiện, hách dịch, cửa quyền và đàn áp sự phản kháng của nhân dân lao động vì các quyền và tự do của họ (Ví dụ: đó là chế độ độc tài đủ các thể loại đã bị sụp đổ như Đức Quốc xã những năm 30-đầu 40 của thế kỷ trước, các chế độc của Môama Gađaphi ở Lybia hay của Sađam Hutsen ở Irắc trong thập kỷ đầu tiên năm 2000, v.v...) .

2) Cơ chế KSQL nhà nước chỉ có thể thiết lập được một cách đích thực và tồn tại vững chắc trong hoạt động thực tiễn của bộ máy công quyền ở mức cao nhất khi nó được đảm bảo một cách đồng bộ bằng sự hiện diện của một loạt các yếu tố-đòi hỏi cơ bản sau đây: 1) Chế định KTrHP; 2) Sự độc lập thực sự (chứ không chỉ là hình thức) của nhánh QTP (Tòa án) và sự kiểm tra của nhánh QTP đối với hai nhánh quyền lực khác là QLP và QHP; 3) Sự phối hợp và chế ước lẫn nhau một cách hữu hiệu giữa ba nhánh quyền lực này trong NNPQ; v.v...

8.2. Từ sự phân tích trên cho thấy, nếu công cuộc CCTP trong giai đoạn xây dựng NNPQ được tiến hành tốt trên cơ sở nguyên tắc thứ tám này, thì ở các mức độ khác nhau sẽ đem lại các lợi ích xã hội như sau: 1) Góp phần xây dựng được các cơ chế kiểm tra của XHDS đối với quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước và bằng cách đó tạo ra được tính minh bạch và công khai trong hoạt động thực tiễn của bộ máy công quyền trước nhân dân và dư luận xã hội; 2) Chính các cơ chế kiểm tra của XHDS, tính công khai và minh bạch của bộ máy công quyền, cũng như cơ chế kiểm soát một cách chặt chẽ quyền lực Nhà nước sẽ hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh chống và ngăn ngừa các tệ nạn quan liêu, hách dịch, cửa quyền và tham nhũng của các công chức thoái hóa biến chất trong bộ máy công quyền; 3) Toàn bộ các lợi ích xã hội nêu trên sẽ góp phần đắc lực và đáng kể cho thành công của công cuộc CCTP nói riêng và thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp xây dựng một NNPQ đích thực ở Việt Nam./.

QUYỀN TƯ PHÁP VÀ THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY*

PGS.TS. Nguyễn Đức Bình

Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

I. NHẬN THỨC VỀ TƯ PHÁP VÀ QUYỀN TƯ PHÁP

1. Về tư pháp và quyền tư pháp

Từ điển Webster’s New Word Dictionary xác định tư pháp (justice) là “việc sử dụng quyền lực bảo vệ những gì đúng đắn, công bằng hay hợp pháp”. Tư pháp theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh được hiểu là việc “pháp đình y theo pháp luật mà xét định các việc ở trong phạm vi pháp luật10.

Khi nói đến “tư pháp” cũng có nghĩa là nói đến công lý, đến việc phân xử và phán xét các tranh chấp hợp với pháp luật và lẽ công bằng. Tư pháp về bản chất là hoạt động của nhà nước thực hiện hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của hành vi, các quyết định của các chủ thể pháp luật.

Bản chất của tư pháp hay hoạt động tư pháp bắt nguồn từ quyền lực đặc biệt đó là quyền tư pháp. Trong đó, quyền tư pháp là một dạng quyền lực nhà nước, được xác định khi quyền lực nhà nước phân chia thành ba quyền độc lập với nhau, hỗ trợ cho nhau và kiểm soát lẫn nhau, đó là các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.

Trong bất kỳ chính thể nhà nước hiện đại nào cũng đều có quyền tư pháp và tổ chức thực hiện quyền tư pháp thông qua cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp, các chức danh tư pháp... Điều này là tất yếu bởi vì quốc gia nào cũng phát sinh nhu cầu phải phán xử, xác định các hành vi, các quyết định của các chủ thể đã phù hợp với pháp luật hay chưa.

Theo định nghĩa của cuốn từ điển nổi tiếng thế giới (Black’s Law Dictionary), quyền tư pháp (judicial power) là “thẩm quyền được trao cho Tòa án và các Thẩm phán xem xét và quyết định các vụ việc và đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các vụ việc ấy; quyền giải thích và áp dụng pháp luật khi có tranh cãi phát sinh từ việc một điều gì đó có phù hợp hay không phù hợp với pháp luật điều chỉnh việc ấy”.

Mặc dù còn nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về quyền tư pháp, song nhận thức chung về quyền tư pháp cốt lõi vẫn là quyền xét xử, là việc nhân danh nhà nước giải quyết tranh chấp, giải quyết xung đột xã hội bằng việc xét xử, thông qua thủ tục xét xử do luật định. Quyền tư pháp do đó mà phân biệt với quyền lập pháp (xây dựng chính sách, tạo lập ra các quy tắc chung làm khuôn mẫu cho các hành vi) và quyền hành pháp (quản lý nhà nước, thực thi pháp luật, tổ chức đời sống theo pháp luật).

Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm về tư pháp và quyền tư pháp đã có những bước phát triển để theo kịp với yêu cầu tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, đặc biệt là trong xu thế phát triển dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền trên thế giới. Khái niệm về quyền tư pháp hiện nay đã không chỉ giới hạn ở chức năng xét xử thuần túy mà đã mở rộng thêm nhiều quyền hạn khác.

Ngày nay, quyền tư pháp ở nhiều nước phát triển không chỉ đơn thuần được hiểu là xét xử (áp dụng các quy định của pháp luật vào các tranh chấp cụ thể để xác định sự đúng sai, hợp pháp/bất hợp pháp trong hành vi của con người và xác định biện pháp chế tài tương ứng) mà còn bao gồm quyền giải thích pháp luật để phục vụ việc giải quyết vụ việc ấy, hoặc quyền tuyên vi hiến các hành vi của cơ quan nhà nước và quyền tạo ra án lệ... Mặt dù nội dung quan niệm về phạm vi quyền tư pháp ở các quốc gia trên thế giới còn có nhiều điểm khác biệt nhau, tuy nhiên, xu hướng chung của thế giới về quyền tư pháp là mở rộng phạm vi của quyền tư pháp không chỉ có chức năng xét xử mà còn có chức năng bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý, lẽ công bằng...

Cùng với sự phát triển của nhà nước và pháp luật thì việc xét xử của Tòa án càng mở rộng sang các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các lĩnh vực tranh chấp khác về quyền lợi và trách nhiệm cũng được chuyển sang cho Tòa án giải quyết.

Trong những năm qua Việt Nam đã và đang có những đổi mới mạnh mẽ về tư duy chính trị pháp lý theo hướng xây dựng hệ thống chính trị ngày càng cởi mở, quan niệm về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng đang dần được đổi mới theo hướng gần hơn với quan niệm về quyền tư pháp ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Theo xu hướng này, phạm vi, chức năng của quyền tư pháp ở nước ta đang ngày càng được mở rộng.

Nhận thức về quyền tư pháp hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều đổi mới theo hướng phù hợp hơn với nhận thức chung của thế giới, theo đó quyền tư pháp không chỉ là quyền xét xử các hành vi vi phạm pháp luật của công dân, tổ chức mà còn trở thành một công cụ để kiểm soát việc thực hiện các hành vi thực thi quyền lực nhà nước, trong đó có việc thực thi quyền hành pháp và việc thực thi quyền lập pháp.

Cơ quan thực hiện quyền tư pháp không chỉ là cơ quan áp dụng pháp luật để trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật của người dân mà còn trở thành công cụ để người dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước hành vi vi phạm của các cơ quan công quyền. Nói cách khác, quyền tư pháp đã trở thành công cụ của người dân để kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước, từ đó bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân...

Nhận thức đó đã được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013, trong đó xác định Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh, bổ sung kịp thời với nhận thức tiến bộ đó.

Đánh giá trên khía cạnh này thì pháp luật hành chính và tố tụng hành chính của nước ta đã có những bước tiến dài trong việc mở rộng phạm vi đảm bảo thực hiện quyền tư pháp đối với đa số các khiếu kiện hành chính. Đặc biệt, việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người dân đã được pháp luật chuyển giao cho Tòa án, cơ quan thực hiện quyền tư pháp thực hiện. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, thi hành án... còn có những hạn chế nhất định trong việc thể chế hóa quyền tư pháp trong lĩnh vực này.

Chẳng hạn trong lĩnh vực tố tụng dân sự, nhiều quyền của người dân đã được pháp luật dân sự quy định cụ thể, bao gồm cả các biện pháp mà họ có thể thực hiện để bảo vệ mình khi tham gia các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, pháp luật có quy định về việc vi phạm các quyền nhưng lại không có cơ chế rõ ràng để người dân có thể yêu cầu cơ quan thực hiện quyền tư pháp ra phán quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án có quyền ra các quyết định xác định quyền, nghĩa vụ về tài sản của các đương sự... những quyết định này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền về tài sản của người dân nhưng những quyết định này lại không có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan thực hiện quyền lực tư pháp nhằm bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Trong hoạt động tố tụng hình sự, pháp luật quy định các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền ban hành các quyết định có liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân, trong đó đặc biệt là các quyền về tự do về thân thể, nhà ở, đồ vật, thư tín, điện tín, ...(bắt, tạm giam, khám nhà....) trong khi các quyền này có ảnh hưởng lớn đến quyền con người, quyền công dân ... thì lại chưa được giao cho Tòa án với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp phán quyết hoặc kiểm tra việc ra phán quyết để bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân.

Thực trạng pháp luật nêu trên do nhận thức về quyền tư pháp chưa đúng đắn, chưa đầy đủ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tư pháp, làm cho hoạt động tư pháp chưa thực sự hiệu quả, ảnh hưởng tới việc bảo vệ công lý, sự công bằng trong xã hội.


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương