TOÀ Án nhân dân tối cao –––––––––––––––––––––– TẬp hợp các báo cáO, chuyêN ĐỀ


§1. Quyền tư pháp theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013 hiện hành



tải về 1.27 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.27 Mb.
#30034
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
§1. Quyền tư pháp theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013 hiện hành

1. Quy phạm hiến định mới về quyền tư pháp (QTP) ở Việt Nam đương đại. Việc thông qua Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã mở ra bước ngoặt mới trong nhận thức mang tính hiến định về QTP ở Việt Nam và sự kiện này đã được chính thức ghi nhận từ ngày 01/1/2014 (tức là ngày Hiến pháp năm 2013 bắt đầu có hiệu lực). Có thể nói, kể từ ngày này, trong nhận thức của xã hội Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong nhận thức mang tính hiến định (từ người lãnh đạo cao nhất của đất nước đến người công dân bình thường) về QTP. Bởi lẽ, căn cứ vào quy phạm hiến định đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 thì chỉ có Tòa án nhân dân (TAND) với tư cách là cơ quan tư pháp (CQTP) của Việt Nam mới có thẩm quyền “thực hiện quyền tư pháp” (khoản 1 Điều 102). Như vậy, với quy phạm hiến định mới rất quan trọng này và đúng như người đúng đầu nhánh QTP quốc gia, Bí thư BCHTW Đảng, Chánh án TANDTC, đ/c Trương Hòa Bình đã khẳng định rất xác đáng cho việc nâng cao nhận thức mới về QTP là: “Cần phải bảo đảm những yếu tố nào để Tòa án thực hiện quyền tư pháp, đó cũng chính là sự độc lập tư pháp, sự độc lập của Tòa án trong hoạt động xét xử, nhằm thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền tư pháp, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, ...”7 (chúng tôi nhấn mạnh - LVC).

2. Định nghĩa khoa học của khái niệm QTP trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Việc nghiên cứu Hiến pháp năm 2013 cho thấy, ngoài quy định nêu trên về QTP do Tòa án thực hiện, Hiến pháp năm 2013 của nước ta còn để ngỏ cho các nhà làm luật khi khẳng định rằng: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định” (đoạn 2 khoản 2 Điều 119). Như vậy, để cho Hiến pháp năm 2013 thực sự đi vào các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội (chứ không chỉ nằm trên giấy), trước các nhà làm luật Việt Nam đang đặt ra một trọng trách là phải tiếp tục cùng nhau suy ngẫm thật kỹ càng để trong tương lai soạn thảo, xây dựng một đạo luật về cơ chế bảo vệ Hiến pháp (BVHP) với tính khả thi cao về mặt thực tiễn - tức là phù hợp với những điều kiện cụ thể của nước ta.Ví dụ: phương án khả thi đó có thể là Luật về Hội đồng BVHP (bên cạnh Hội đồng Thẩm phán) thuộc TANDTC. Chính vì vậy, thừa kế các giá trị tinh thần quý báu chung hàng trăm năm qua của nền văn minh nhân loại về QTP trên bình diện (theo nghĩa) hẹp mà chúng tôi đã đề cập trong bài trước (Xem cụ thể hơn: Lê Văn Cảm. Về quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền. - Tạp chí Tòa án nhân dân, số 19-tháng 10/2014.), đã đến lúc chúng ta có thể đưa ra định nghĩa khoa học về khái niệm QTP trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhánh quyền lực Nhà nước được bảo đảm bởi sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền để độc lập với quyền lập pháp (QLP) và quyền hành pháp (QHP), đồng thời là quyền nhân danh công lý của Tòa án để thực hiện hoạt động tố tụng (tài phán) về hành chính, hình sự, dân sự và kinh tế (trọng tài) để xét xử, cũng như để giải quyết những xung đột giữa các quan hệ xã hội (QHXH) và đưa ra phán quyết cuối cùng về mặt pháp lý nhằm bảo vệ công lý, các quyền và tự do của con người và của công dân, bảo vệ hoà bình và an ninh của nhân loại, góp phần xây dựng thành công NNPQ trên đất nước ta.

§2. Bản chất của QTP trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đương đại

Như vậy, tổng hợp các luận điểm đã phân tích về QTP trong NNPQ nói chung (đã đề cập trong bài trước đã nêu), đồng thời căn cứ vào định nghĩa khoa học của khái niệm QTP trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng trên đây, chúng ta có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng, QTP ở Việt Nam hiện nay đúng với nghĩa của nó phải là QTP theo nghĩa hẹp (chỉ do Tòa án thực hiện) và bản chất của QTP này có thể nhận thấy thông qua một số dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, mà tại các điểm từ 1. đến 4. dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét:



1. QTP trong NNPQ Việt Nam là nhánh quyền lực Nhà nước được bảo đảm bởi sự lãnh đạo của Đảng để độc lập với QLP và QHP. Đây chính là đặc điểm cơ bản dầu tiên và rất quan trọng của QTP nước ta, vì thực tiễn tổ chức bộ máy quyền lực (BMQL) nhà nước Việt Nam (nhất là tại các địa phương) từ lâu đã cho thấy, nếu không có sự lãnh đạo kiên quyết của Đảng (đương nhiên là sự lãnh đạo chân chính, công tâm, không thiên vị trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế, tức là các quy định của Hiến pháp và pháp luật) thì khó mà có thể bảo đảm được sự độc lập thực sự của các CQTP (Tòa án).Và để tránh sự vi phạm pháp chế khi các UBND một số địa phương thường can thiệp vào hoạt động xét xử của các Tòa án, thì trong giai đoạn cải cách tư pháp (CCTP) hiện nay, nên chăng đặc điểm này cần phải được triển khai theo hướng là: để bảo đảm sự độc lập thực sự của hệ thống Tòa án thì cần phải có cơ chế lãnh đạo của Đảng theo một hệ thống tổ chức thống nhất (dọc) từ Trung ương (TW) xuống đến các địa phương tương ứng với hệ thống 4 cấp Tòa án (mà không phụ thuộc vào đơn vị hành chính của các địa phương nơi các Tòa án đóng trụ sở).

2. QTP trong NNPQ Việt Nam là một trong ba chức năng độc lập của quyền lực nhà nước và là thẩm quyền riêng biệt chỉ của một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy công quyền của Nhà n­ước - CQTP (Tòa án) mà không một cơ quan nào hoặc không một ai được có thẩm quyền can thiệp vào. Vì chỉ có như vậy mới bảo đảm được sự độc lập của QTP và đúng như đ/c Trương Hòa Bình đã khẳng định: “Trong mối quan hệ với các cơ quan thực hiện các nhánh quyền lực khác, sự độc lập tư pháp được thể hiện rõ nét nhất ở chỗ: không được can thiệp vào công việc của Tòa án, của Thẩm phán, nhất là hoạt động xét xử của Thẩm phán. Thẩm phán xét xử chỉ dựa trên chứng cứ toàn diện của vụ án xem xét đánh giá bản chất sự việc một cách khách quan vô tư, trung thực, tuân thủ pháp luật, không tuân theo ý chí của một ai khác”8.

3. QTP trong NNPQ Việt Nam là quyền thực hiện hoạt động xét xử và hoạt động giải quyết những xung đột giữa các QHXH chỉ của một loại cơ quan tố tụng (tài phán) duy nhất (Tòa án) để đư­a ra các phán quyết mang tính pháp lý về các vụ việc tương ứng trong các lính vực khác nhau của đời sống xã hội. Thực tiễn cho thấy, các quyết định mang tính pháp lý về các vụ việc này thường là trong các lĩnh vực xét xử về Hiến pháp, hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế (trọng tài), v.v....Có thể khẳng định rằng, đây chính là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất của QTP trong NNPQ nói chung, cũng như QTP trong NNPQ Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, điểm khác nhau hiện nay là trong các nước văn minh và phát triển cao là các NNPQ khác thì CQTP về Hiến pháp còn thực hiện cả thẩm quyền kiểm tra Hiến pháp (KTrHP), tức là xét xử cả các vụviệc vi phạm Hiến pháp nữa, còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vì chưa có Luật điều chỉnh cơ chế BVHP (như đã nói trên) nên chưa có cơ quan Nhà nước nào chuyên thực hiện thẩm quyền BVHP.

4. QTP trong NNPQ Việt Nam có sứ mệnh cao cả là thực thi công lý, bảo vệ các quyền và tự do của con ngư­ời và của công dân, cũng như các lợi ích hợp pháp của Nhà nước và xã hội, đồng thời góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của nhân loại, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh phòng và chống các vi phạm pháp luật-VPPL (kể cả tội phạm).

II. Các nguyên tẮc cẢi cách tư pháp trên cơ sỞ nhẬn thỨc-khoa hỌc mỚi vỀ quyỀn tư pháp trong giai đoẠn xây dỰng Nhà nưỚc pháp quyỀn hiỆn nay

§1. Khái niệm cải cách tư pháp và hệ thống các nguyên tắc cải cách tư pháp

1. Khái niệm cải cách tư pháp. Thuật ngữ “cải cách tư pháp” (CCTP) là một phạm trù chính trị-pháp lý mà từ trư­ớc đến nay ch­ưa đ­ược soạn thảo về mặt lý luận trong khoa học pháp lý (KHPL) nói chung và các chuyên ngành KHPL về tư­ pháp nói riêng của nước ta. Tuy nhiên, từ lý luận và thực tiễn về tổ chức và thực hiện QTP trong các NNPQ là các n­­ước văn minh và phát triển cao trên thế giới trong những năm cuối thế kỷ XX-đầu thế kỷ XXI, đồng thời trên cơ sở quy phạm hiến định mới về QTP (chỉ do Tòa án thực hiện) được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và thực tiễn công cuộc CCTP gần 10 năm qua (2005-2014) ở Việt Nam, chúng ta có thể đi đến sự nhận thức khoa học-thống nhất về cách hiểu khái niệm CCTP trong giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay như­ sau:

1.1. Tr­ư­ớc hết, trong 10 năm trước đây (bắt đầu từ năm 2005 là năm có Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị BCHTW Đảng “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”) thì CCTP được hiểu trên bình diện (theo nghĩa) rộng và có thể định nghĩa: CCTP trong giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam là việc đổi mới toàn bộ hệ thống các CQTP (Tòa án), hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật (BVPL) và hệ thống các cơ quan bổ trợ tư pháp (BTrTP), cũng nh­ư hoạt động thực tiễn và đội ngũ cán bộ của ba hệ thống các cơ quan này, đồng thời hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan nhằm đạt đ­ư­ợc kết quả cuối cùng với tính chất là các chế định pháp lý và các giá trị tinh thần cao quý nhất của nền văn minh nhân loại trong NNPQ. Vì lúc bấy giờ CCTP trong Nghị quyết 49/NQ-TW của Đảng chính là CCTP theo nghĩa rộng này, bởi lẽ trong Nghị quyết đó đề cập đến cả các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) và chế định bổ trợ tư pháp (BTrTP).

1.2. Tuy nhiên, với việc Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thì từ ngày 01/1/2014, CCTP cần phải được hiểu trên bình diện (theo nghĩa) hẹp (tức là đúng với nghĩa cổ điển của “tư pháp” là Tòa án) và có thể định nghĩa: CCTP trong giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay là việc đổi mới hệ thống Tòa án, (Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp thì Tòa án là trung tâm, xét xử là trọng tâm của cải cái tư pháp) cũng như hoạt động thực tiễn và đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống này, đồng thời hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan nhằm đạt đ­­ược kết quả cuối cùng với tính chất là các chế định pháp lý và các giá trị tinh thần cao quý nhất của nền văn minh nhân loại trong NNPQ. Vì chính Nghị quyết số 49NQ-TW cũng nhấn mạnh rằng: “Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân” nên trong giai đoạn phát triển hiện nay với nhận thức mới về QTP, thì đúng như Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã viết: “Đảng ta chủ trương ban hành và thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, lấy Tòa án là trung tâm, xét xử làm trọng tâm và lấy tranh tụng làm khâu đột phá; trọng tâm của cải cách tư pháp là bảo đảm cho nguyên tắc Tòa án độc lập có hiệu lực trên thực tế”9.

2. Khái niệm và hệ thống các nguyên tắc CCTP. Khái niệm như thế nào là một “nguyên tắc CCTP” là vấn đề mà từ trước đến nay chưa được soạn thảo trong KHPL nói chung và các chuyên ngành KHPL về tư pháp nói riêng của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhận thức-khoa học mới về QTP hiện nay theo quan điểm của chúng tôi khái niệm nguyên tắc CCTP có thể được định nghĩa như sau: Nguyên tắc CCTP là tư tưởng chỉ đạo và là định hướng cơ bản của công cuộc CCTP trong giai đoạn xây dựng NNPQ mà thông qua đó, thể hiện nội dung chủ yếu và các lợi ích xã hội tương ứng của hệ thống tư pháp, đồng thời phản ánh mối quan hệ của nhánh QTP với các nhánh quyền lực khác (QLP và QHP) và của các cơ quan Nhà nước thuộc mỗi nhánh quyền lực tương ứng, cũng như các quy luật phát triển khách quan tác động đến toàn bộ quá trình CCTP của đất nước. Như vậy, từ khái niệm này và từ việc nghiên cứu các quy luật khách quan đang tồn tại ở Việt Nam (về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, lịch sử-truyền thống, v.v...) tác động đến quá trình CCTP của đất nước, đồng thời phân tích các quan hệ xã hội-pháp lý đang hình thành và phát triển trong giai đoạn xây dựng NNPQ hiện nay cho phép xác định 8 nguyên tắc cơ bản dưới đây của CCTP ở nước ta.

§2. Các nguyên tắc cơ bản của cải cách tư pháp

1. Nguyên tắc thứ nhất - CCTP cần phải bảo đảm được tính độc lập thực sự của nhánh QTP bằng cơ chế lãnh đạo của Đảng, theo một hệ thống tổ chức thống nhất và tập trung (dọc) từ TW xuống các địa phương tương ứng với hệ thống các Tòa án nhân dân (TAND). Cần lưu ý rằng, nguyên tắc này cũng cần thực hiện đối với cả hệ thống các Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) nữa. Sự cần thiết của việc triển khai nguyên tắc này được lý giải bởi các lý do như sau:

1.1. Bảo đảm cho tất cả các Tòa án nhân dân (TAND) địa phương hoạt động dưới sự lãnh đạo thống nhất và tập trung của Đảng, nhưng đồng thời việc thực hiện QTP nói chung và hoạt động tố tụng của các TAND nói riêng vẫn thực sự độc lập - không bị tác động, ảnh hưởng bởi các quyết định không phù hợp với pháp luật, mang tính cục bộ-bản vị-hẹp hòi mà rất có thể (vì một lý do nào đó, ở một địa phương cá biệt nào đó) do cấp ủy địa phương tương ứng nơi đóng trụ sở của các TAND địa phương đưa ra để yêu cầu các TAND phải làm theo.

1.2. Bảo đảm tính sâu sát và cụ thể cho công tác quản lý về mặt Đảng và sự nhận xét-đánh giá về trình độ-năng lực chuyên môn khi đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, v.v... đối với cán bộ, công chức là đảng viên các TAND địa phương được dễ dàng, thuận lợi, nhanh chóng, chính xác và đạt được hiệu quả cao vì chính các cấp ủy của các TAND tương ứng nơi hằng ngày các cán bộ, công chức đó làm việc, sinh hoạt (chứ không phải các cấp ủy địa phương nơi TAND đó đóng trụ sở) mới nắm vững được đầy đủ các đặc điểm về nhân thân, phẩm chất đạo đức và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, v.v... của các cán bộ, công chức cơ quan mình.

1.3. Như vậy, đối với tổ chức Đảng của hệ thống các TAND tương ứng trên toàn quốc - từ các Chi bộ và Đảng bộ của các TAND tại các địa phương - cần được tổ chức theo hướng tập trung thống nhất theo chiều dọc và cơ quan lãnh đạo cao nhất của hệ thống này sẽ là Ban cán sự Đảng (hoặc Đảng đoàn) đặt ở trụ sở của TANDTC tại Hà Nội.

2. Nguyên tắc thứ hai - CCTP cần phải dựa trên các tư tưởng pháp lý tiến bộ được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại. Sự cần thiết của việc triển khai nguyên tắc này được lý giải bởi các lý do sau:

2.1. Thực tiễn của các NNPQ trên thế giới, cũng như thực tiễn quốc tế hiện đại những năm cuối thế kỷ XX-đầu thế kỷ XXI đã và đang minh chứng một cách xác đáng, khách quan và đảm bảo sức thuyết phục rằng, các tư tưởng pháp lý tiến bộ được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại đều được thể hiện rõ trong hoạt động tư pháp nói chung của các quốc gia-thành viên Liên Hợp quốc (LHQ). Chẳng hạn, trong hoạt động tư pháp hình sự (TPHS) nói riêng, các tư tưởng pháp lý tiến bộ ấy bao giờ cũng được thể hiện ở các mức độ khác nhau thông qua một số nguyên tắc cơ bản của hoạt động TPHS như: 1) Pháp chế; 2) Công minh; 3) Nhân đạo; 4) Dân chủ; 5) Bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; 6) Trách nhiệm hình sự (TNHS) do lỗi; 7) Suy đoán vô tội; 8) Tiết kiệm tối đa các biện pháp trấn áp về hình sự; 9) Đảm bảo sự tôn trọng các quyền và tự do của con người trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự (THAHS).

2.2. Do đó, trong tiến trình hội nhập của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới là xu thế tất yếu và nằm trong quy luật chung của nhân loại, nhất là khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO, đã long trọng tuyên bố trước cộng đồng quốc tế là quyết tâm xây dựng NNPQ “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, thì khi triển khai Chiến lược CCTP đến năm 2020, các nguyên tắc trên đây nhất thiết phải được cụ thể hóa ở các mức độ khác nhau trong chính sách pháp luật và các ngành luật có liên quan đến các lĩnh vực củac hoạt động tư pháp. Ví dụ: trong lĩnh vực TPHS thì đó là chính sách phòng ngừa tội phạm và cả ba (03) chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực TPHS của đất nước - pháp luật hình sự (PLHS), pháp luật tố tụng hình sự (TTHS), pháp luật THAHS và pháp luật về tổ chức-hoạt động của hệ thống các cơ quan TPHS.

2.3. Như vậy, từ sự phân tích trên cho thấy, nếu công cuộc CCTP trong giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam được tiến hành tốt trên cơ sở nguyên tắc thứ hai này, thì ở các mức độ khác nhau sẽ đem lại các lợi ích xã hội như sau: 1) Khẳng định quyết tâm xây dựng NNPQ của Việt Nam là được triển khai thực sự (chứ không phải chỉ là những lời hoa mỹ có tính chất tuyên ngôn nằm trên giấy tờ) và bằng cách đó, củng cố được uy tín của nước ta trước các quốc gia thành viên của LHQ; 2) Hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tư pháp nói chung, hệ thống TPHS nói riêng trong đất nước và; 3) Góp phần bảo vệ được một cách vững chắc tính mạng và sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, các quyền và tự do của con người trong hoạt động tư pháp.

3. Nguyên tắc thứ ba - CCTP cần phải nhằm hướng tới việc bảo vệ một cách vững chắc và hữu hiệu các quyền và tự do của con người và của công dân. Sự cần thiết của việc triển khai nguyên tắc này được lý giải bởi các lý do sau:

3.1. Trong bất kỳ một NNPQ đích thực nào, các quyền và tự do của con người và của công dân cùng với các tư tưởng pháp lý tiến bộ nêu trên (công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế) của nền văn minh nhân loại bao giờ cũng được thừa nhận chung là các giá trị tinh thần cao quý nhất nên chúng không chỉ là mục đích cuối cùng trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc chống lại tất cả các chế độ bất công và tàn bạo, chuyên chế và cực quyền đủ các thế loại, mà còn là ước vọng hàng bao thế kỷ qua của toàn thể nhân dân lao động trên thế giới.

3.2. Một trong các nhiệm vụ chính, chức năng quan trọng và là phương hướng hoạt động thường xuyên của các NNPQ đích thực, đồng thời cũng là điều kiện cơ bản và là động lực tinh thần quan trọng đảm bảo cho sự hình thành, phát triển và ổn định của nền kinh tế thị trường tự do với tư cách là hạ tầng cơ sở tạo nên các giá trị vật chất cho xã hội dân sự (XHDS) và NNPQ - phải làm sao xác lập cho được các cơ chế pháp lý vững chắc và hữu hiệu để có thể bảo vệ được ở mức độ cao nhất các quyền và tự do của con người và của công dân bằng nhánh QTP thực sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

3.3. Chính vì vậy, để nguyên tắc thứ ba này được triển khai có hiệu quả trong thực tiễn, thì NNPQ không chỉ đơn giản là 1) ghi nhận các quyền và tự do của con người và của công dân trong các văn bản pháp luật (VBPL) thực định - về mặt lập pháp (từ Hiến pháp đến các Bộ luật, đạo luật khác, v.v...), mà điều cơ bản là 2) phải soạn thảo cho được các cơ chế pháp lý hữu hiệu và khả thi để làm cho chúng (các quyền và tự do ấy) phải được thực thi trong thực tiễn (chứ không chỉ nằm trên giấy!) - về mặt hành pháp, đồng thời 3) phải được bảo vệ một cách vững chắc - về mặt tư pháp.

4. Nguyên tắc thứ tư - CCTP Việt Nam cần phải được tiến hành bằng các cơ chế dân chủ, công khai và minh bạch để đảm bảo sự thể hiện cao nhất, đầy đủ nhất ý chí và chủ quyền của nhân dân. Sự cần thiết của việc triển khai nguyên tắc này được lý giải bởi các lý do sau:

4.1. Tùy theo tính chất, phạm vi của loại văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của Việt Nam, tùy theo đối tượng cần được thu hút tham gia vào quá trình xây dựng văn bản (hoặc đối tượng liên quan đến sự điều chỉnh của loại văn bản) mà trước khi ban hành các loại văn bản tương ứng (như: Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, v.v...) các cơ chế dân chủ và công khai có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp (hình thức) khác nhau. Chẳng hạn:

1) Tổ chức rộng rãi các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học hay các hội nghị chuyên đề khác nhau với sự tham gia của các cán bộ thực tiễn có tên tuổi đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, các nhà khoa học là chuyên gia có trình độ cao trong từng chuyên ngành pháp luật, từng lĩnh vực hoạt động tương ứng của bộ máy Nhà nước và đời sống xã hội.

2) Tổ chức đấu thầu việc biên soạn các Dự án của các Luật, các Bộ luật hay các Nghị định của Chính phủ trong tập thể (hoặc một nhóm người) thuộc hai đối tượng đã nêu; vì thực sự là tính lôgic pháp lýkỹ thuật lập pháp của việc biên soạn BLHS năm 1999, Bộ luật TTHS năm 2003 hoặc một loạt các Nghị định là chưa đạt lắm (nhất là kỹ thuật lập pháp trong các Nghị định thì rõ ràng là còn nhiều nhược điểm vì có rất nhiều văn bản mà các Điều luật của chúng chỉ có số điều mà không hề có tên gọi của Điều !).

3) Tiến hành phát phiếu điều tra xã hội học để tham khảo ý kiến của một số đối tượng nhất định (như: sinh viên, học viên, NCS, CBGD tại các cơ sở đào tạo Luật, các cán bộ NCKH ở các Viện NCKH pháp lý, các cán bộ thực tiễn của các cơ quan BVPL và Tòa án, Kiểm sát v.v...).



4.2. Như vậy, từ sự phân tích trên đây cho thấy, nếu công cuộc CCTP trong giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam được tiến hành tốt trên cơ sở nguyên tắc thứ tư này, thì ở các mức độ khác nhau sẽ đem lại các lợi ích xã hội như sau:

1) Chính bằng các cơ chế của sự công khai và minh bạch sẽ đem lại hiệu quả cao của hoạt động lập pháp vì chúng (các cơ chế đó) thể hiện sự dân chủ công khai với tính chất là hai nguyên tắc rất quan trọng của hoạt động lập pháp trong NNPQ nên các văn bản QPPL của Nhà nước sẽ thực sự phản ánh được cao nhất và đầy đủ nhất ý chí và chủ quyền của nhân dân - nền tảng của Chính phủ (đúng như khuyến nghị của LHQ).

2) Loại trừ thực trạng thiếu khách quan không thể chấp nhận được nhưng vẫn đang tồn tại trong hoạt động lập pháp - khi đối tượng điều chỉnh của văn bản QPPL có liên quan đến lĩnh vực thuộc Bộ (ngành) nào, thì văn bản đó được giao cho chính Bộ (ngành) đó biên soạn Dự án tương ứng nên thường dẫn đến xu hướng thiên kiến, “cục bộ”, “quyền anh-quyền tôi”, dành cho ngành (Bộ) của mình nhiều lợi ích và thuận lợi quyền (ít nghĩa vụ), đẩy khó khăn cho Bộ, ngành khác hay cho xã hội và cộng đồng dân cư, mà không đặt mục đích cao nhất là văn bản đó phải đặt lợi ích chung của toàn xã hội lên trên hết.

3) Do tranh thủ được kinh nghiệm quý báu của các cán bộ thực tiễn có tên tuổi và tiềm năng chất xám (trí tuệ) của các nhà khoa học-luật gia là các chuyên gia có trình độ cao trong từng chuyên ngành pháp luật hoặc từng lĩnh hoạt động tương ứng nên sẽ tránh được xu hướng lý thuyết suông-khoa học phòng giấy của một số nhà lý luận, quan chức làm công tác nghiên cứu đang ngồi trong bốn bức tường của một số Viện NCKH, Bộ và cơ quan ngang Bộ hiện nay.

4) Góp phần bổ sung các quy phạm, các chế định tiến bộ và nhân đạo được thừa nhận chung của lĩnh vực tư pháp trong NNPQ còn thiếu (hoặc loại trừ các kẽ hở) trong hệ thống pháp luật có liên quan đến lĩnh vực tư pháp của nước ta hiện nay; đồng thời làm cho các văn bản trong lĩnh vực tư pháp đạt được một số tiêu chí cơ bản và quan trọng nhất của một văn bản pháp luật được coi là khả thi - đó là: a) Nhất quán về mặt lôgic pháp lý; b) Chặt chẽ về mặt kỹ thuật lập pháp; c) Chính xác về mặt khoa học và; d) Phù hợp với thực tiễn.

5) Góp phần loại trừ được văn bản pháp quy nào có kỹ thuật lập pháp yếu kém dẫn đến sự vi hiến rõ rệt đã tồn tại, gây bất bình trong một hoặc nhiều bộ phận quần chúng nhân dân lao động, gây hại cho uy tín của Đảng và Nhà nước.



5. Nguyên tắc thứ năm - CCTP cần phải dựa trên sự phân tích một cách khách quan, có căn cứ và đảm bảo rằng các QHXH đang tồn tại và sẽ phát triển trong xã hội, cũng như hiệu quả xã hội của các quy phạm (các chế định) pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp được các cơ quan CQTP (Tòa án) và các cơ quan BVPL áp dụng trong thực tiễn. Sự cần thiết của việc triển khai nguyên tắc này được lý giải bởi các lý do sau:

Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương