TOÀ Án nhân dân tối cao –––––––––––––––––––––– TẬp hợp các báo cáO, chuyêN ĐỀ


III. Về Chương VII (Thẩm phán) của dự thảo Luật



tải về 1.27 Mb.
trang14/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.27 Mb.
#30034
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

III. Về Chương VII (Thẩm phán) của dự thảo Luật

3.1. Các Điều 54, 55, 56, 57, 58, 60, 61, 62, 63, 71: Điều 54 (Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán), chúng tôi đồng tình với phương án 01, nên quy định thống nhất việc bổ nhiệm tất cả các Thẩm phán do Chủ tịch nước thực hiện, điều này cũng phù hợp với quy định tại điểm 3 Điều 88 Hiến pháp 2013 mà chúng tôi đã trích dẫn tại mục I bài viết này. Đối với Điều 55, chúng tôi cơ bản đồng tình với phương án 3, tuy nhiên cần sửa điểm đ khoản 1 và bổ sung một khoản vào sau khoản 2 (trở thành khoản 3) cơ cấu lại Điều này như sau: “Điều 55. Các chức danh Thẩm phán



1. Thẩm phán gồm có: a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; b) Thẩm phán cao cấp; c) Thẩm phán trung cấp; d) Thẩm phán sơ cấp; đ) Thẩm phán Tòa án quân sự bao gồm: Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương đồng thời là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp.

2. Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp làm công tác nghiên cứu chuyên môn, nghiệp vụ xét xử.

3. Tòa án quân sự Trung ương có Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương; Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp làm công tác nghiên cứu chuyên môn và nghiệp vụ xét xử.

4. Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp, thẩm phán sơ cấp.

5. Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Tòa án quân sự sơ thẩm khu vực có Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp”.

Khoản 2 và khoản 3 Điều 55 dự thảo Luật viết nhầm “Thẩm phán cao cấp” thành “Thẩm phán cấp cao” bởi lẽ theo các chức danh Thẩm phán được quy định tại khoản 1 Điều 55 (phương án 03) thì không có Thẩm phán cấp cao, mà chỉ có Thẩm phán cao cấp. Việc quy định chức danh Thẩm phán trong TAQS như điểm đ khoản 1 và khoản 3 nêu trên cũng là phù hợp với những đề xuất chúng tôi đã phân tích.

Điều 56, đồng ý theo phương án 1; Điều 57 cơ bản đồng ý theo phương án 3, tuy nhiên cần bổ sung 01 đoạn sau vào sau khoản 3: Người có thời gian giữ chức danh Thẩm phán cao cấp từ đủ 5 năm trở lên hoặc người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 56 của Luật này, am hiểu về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, có uy tín cao trong Quân đội, được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị, sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì có thể được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương”.

Khoản 5 Điều 58 sửa đổi theo hướng: “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán quốc gia”. Bởi lẽ các Thẩm phán của TAQS là các sỹ quan quân đội nên phải có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ quốc phòng vào thành phần ban hành quy chế.

Điều 60 sửa đổi theo hướng bổ sung như sau cụm từ “Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương” vào sau tiêu đề của Điều này, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điểm trong các khoản của điều này như sau: “Điều 60. Thủ tục giới thiệu, phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương

1. Căn cứ vào số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương cần bổ nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thống nhất với Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt nam, với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giới thiệu người có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 57 của Luật này để đề nghị Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm làm Thẩm phán TANDTC, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương.

2. Hồ sơ đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.

3. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương theo quy định của pháp luật.

4. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương”.

Đối với Điều 61, theo phương án 1, tuy nhiên bổ sung một vài điểm và sửa thành: “1. Căn cứ vào nhu cầu công tác của Tòa án nhân dân và số lượng thẩm phán cần bổ nhiệm, Tòa án nhân dân tối cao thông báo công khai các điều kiện, tiêu chuẩn lựa chọn nhân sự đến các Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự Trung ương thông báo đến các Tòa án quân sự và Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.



2. Chánh án các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Tòa án quân sự sơ thẩm khu vực tiến hành lựa chọn nhân sự..”.

Điều 62 nên chọn phương án 1, tuy nhiên sửa đổi một vài điểm như sau: “Thẩm phán Tòa án nhân dân tôi cao, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương được bổ nhiệm không kỳ hạn. 2. Đối với các chức danh Thẩm phán còn lại, nhiệm kỳ đầu là 05 năm; nếu được tái nhiệm thì nhiệm kỳ sau được kéo dài cho đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác”.

Điều 63 chúng tôi cơ bản theo phương án 01, nhưng cần sửa đổi theo hướng bỏ cụm từ “Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao” tại điểm a khoản 1 Điều này. Bởi lẽ, chế độ tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên,... sẽ căn cứ vào từng loại chức danh Thẩm phán, được quy định cụ thể tại một văn bản khác, Điều 63 chỉ nên quy định mang tính định hướng chung; hoặc ít nhất nếu muốn quy định cụ thể hơn, thì phải tách bạch giữa chế độ của Thẩm phán TANDTC và chế độ của Thẩm phán khác, (chế độ đãi ngộ đối với Thẩm phán TANDTC cần phải quy định cao hơn so với các Thẩm phán khác). Nếu quy định như dự thảo (Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán được hưởng...) sẽ dẫn đến cách hiểu chế độ của Thẩm phán TANDTC và Thẩm phán khác như nhau.

Điều 71, đồng tình với phương án 01, tuy nhiên cần bổ sung cụm từ “Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương” vào sau cụm từ “Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao” để phù hợp với đề xuất Thẩm phán TAQSTW là Thẩm phán TANDTC, hai chức danh này đều có trình tự, thủ tục bổ nhiệm như nhau mà chúng tôi đã đề xuất ở trên.

3.2. Một số vấn đề khác thuộc Chương VII: Đối với nguồn Thẩm phán TANDTC và TAQSTW được bổ nhiệm mới, chúng tôi đề nghị cần quy định bổ sung điều kiện bắt buộc về trình độ của người được tuyển chọn: phải có Bằng Thạc sỹ Luật trở lên, bởi lẽ hai chức danh này được bổ nhiệm không kỳ hạn, có thẩm quyền và vị thế tương đối cao trong xã hội, việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, văn bằng của người được tuyển chọn như vậy sẽ nâng cao chất của đội ngũ Thẩm phán đầu ngành của TAND và TAQS (đối với số Thẩm phán TANDTC, TAQSTW trước đây nếu được quy hoạch chuyển đổi thành Thẩm phán TANDTC, Thẩm phán TAQSTW theo Luật mới thì có thể không cần điều kiện này). Điều 70 (Cách chức Thẩm phán), đây là quy định hết sức quan trọng vì việc cách chức Thẩm phán liên quan rất lớn đến sự nghiệp của một người. Chúng tôi đề nghị sửa đổi điểm a khoản 2 theo hướng bổ sung từ “nghiêm trọng” sau từ vi phạm (sẽ thành: “a. Vi phạm nghiêm trọng trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án”). Bởi lẽ, từ “vi phạm trong công tác xét xử..”. có nội dung rất rộng, vi phạm nhỏ cũng là vi phạm, chỉ nên quy định trường hợp Thẩm phán “vi phạm nghiêm trọng..”. mới tới mức xem xét để cách chức. Đối với điểm b (Vi phạm quy định tại Điều 65 của Luật này) và điểm c (Vi phạm về phẩm chất đạo đức) khoản 2, chúng tôi nhận thấy quy định tại Điều 65 của dự thảo Luật đã bao hàm trong đó một số nội dung thuộc về khía cạnh đạo đức, điều đó cho thấy có sự chồng lấn trong hai điểm này. Theo chúng tôi, nên nhập hai điểm b, c khoản 2 thành một điểm chung: “Vi phạm kỷ luật của ngành đến mức phải xem xét cách chức” (TANDTC sẽ thực hiện việc xây dựng Bản nội quy xử lý kỷ luật đối với cán bộ ngành Tòa án). Điểm d (Có hành vi vi phạm pháp luật khác), chúng tôi đề nghị bỏ điểm này bởi đây cũng là quy định rất chung, khó xác định. Thay vì quy định trong Luật, chúng tôi đề nghị đưa nội dung này vào Nội quy xử lý kỷ luật đối với Thẩm phán, trong bản Nội quy này sẽ quy định vi phạm pháp luật loại nào, vi phạm đến mức nào mới bị xử lý kỷ luật cách chức, như thế sẽ phù hợp hơn.

MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG TAND (THEO ĐỀ XUẤT CỦA CHÚNG TÔI)



Chú thích: Trong mô hình trên chúng tôi chỉ đề cập tới các cơ quan chính; Chánh án TANDTC là thành viên của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

Với một thời gian nghiên cứu không nhiều, tuy nhiên nhằm mong muốn hoàn chỉnh dự thảo Luật thêm một bước, nhất là những quy định về Tòa án quân sự, chúng tôi đã cố gắng tham gia một số ý kiến tại các Chương I, II, VI, VII nêu trên. Một số lập luận chứng minh cho các đề xuất trong bài viết có thể chưa chặt chẽ và thực sự thuyết phục, nhưng hy vọng Ban soạn thảo dự án Luật sẽ lưu tâm trong lần hoàn thiện dự thảo Luật sắp tới. Qua đó xây dựng Luật tổ chức TAND (sửa đổi) xứng đáng là đạo Luật trung tâm, làm cơ sở nền tảng để tiến hành xây dựng các đạo luật khác có liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta trong thời gian tới./.



1 Điều 104 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

2 Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cũng đã quy định: Nếu xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án.

3 Việc quy định Tòa án có thẩm quyền điều tra cũng là kinh nghiệm của những nước có nền tư pháp phát triển hoặc có sự gần gũi về truyền thống pháp lý với nước ta. Ví dụ, theo quy định tại Điều 158 của Luật tố tụng hình sự Trung Quốc thì: “Trong quá trình xét xử tại Toà, nếu Hội đồng xét xử có nghi ngờ về chứng cứ thì có thể tuyên bố hoãn và tiến hành điều tra để kiểm tra chứng cứ. Khi tiến hành điều tra để kiểm tra chứng cứ, Toà án nhân dân có thể tiến hành thẩm tra, kiểm tra, bắt giữ, giám định, cũng như thẩm vấn và phong toả”; theo quy định tại Điều 166 của Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức thì: “Nếu bị cáo được Thẩm phán thẩm tra và tại phiên thẩm tra đó bị cáo có yêu cầu thực hiện việc thu thập chứng cứ giảm nhẹ tội trạng thì Thẩm phán căn cứ vào tầm quan trọng của yêu cầu đó thực hiện việc thu thập chứng cứ nếu thấy rằng việc mất chứng cứ có thể xảy ra hoặc việc thu thập chứng cứ đó có thể dẫn đến việc trả tự do cho bị cáo”; trong Luật tố tụng hình sự của Pháp, Ý đều có quy định về thẩm quyền của Thẩm phán trong việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ.

4 Hầu hết các ý kiến hiện nay đều cho rằng nhiệm kỳ của Thẩm phán theo quy định hiện hành (5 năm) là ngắn và chưa phù hợp, ít nhiều tạo tâm lý không yên tâm làm việc của Thẩm phán, thậm chí có nhiều trường hợp còn có tâm lý e ngại trước những tác động của những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm; nhất là khi đến gần thời điểm tiến hành bổ nhiệm lại. Đây là một trong những nguyên nhân làm nguyên tắc “độc lập” của Thẩm phán khi xét xử bị ảnh hưởng. Nhiệm kỳ Thẩm phán quá ngắn cũng gây tốn kém thời gian, vật chất cho công tác tái bổ nhiệm.

5 Theo quy định tại khoản 4 Điều 63 của dự thảo Luật thì: Người làm Thẩm phán cao cấp từ đủ 5 năm trở lên hoặc người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 62 của Luật này và giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì có thể được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

* Bài đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 1 tháng 01/2014

6 Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp 1992

* Bài đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 7 tháng 4/2014

* Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản số ngày 01/10/2014 và Tạp chí Toà án nhân dân số 16 tháng 8/2014

* Bài đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 1 tháng 01/2014

* Bài đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 3 tháng 02/2014

* Bài đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 20 tháng 10/2014

7 Trương Hòa Bình. Độc lập tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho Tòa án thực hiện đúng đắn quyền tư pháp.–Tạp chí Tòa án nhân dân, số 18-tháng 8/2014, tr.1.

8 Trương Hòa Bình. Độc lập tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho Tòa án thực hiện đúng đắn quyền tư pháp.–Tạp chí Tòa án nhân dân, số 18-tháng 8/2014, tr.6.

9 Trương Hòa Bình. Độc lập tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho Tòa án thực hiện đúng đắn quyền tư pháp - Tạp chí Tòa án nhân dân, số 18-tháng 8/2014, tr.1.

* Bài đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 5 tháng 3/2014

10 Xem Đào Duy Anh: Hán Việt từ điển, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1996.

11 Xem Điều III Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Hiến pháp Trung Quốc, Đức... đều có những quy định tương tự.

* Bài đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 16 tháng 08/2014

12 TS. Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

13 Xem Phạm Văn Hùng, Tòa án và vấn đề cải cách tư pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 19 (135), tháng 11/2008.

14 Điều 69, Hiến pháp 2013

15 Điều 94, Hiến pháp 2013

16 Điều 126, Hiến pháp năm 1992.

17 Khoản 3 Điều 102, Hiến pháp năm 2013.

18 Khoản 1 Điều 20, Hiến pháp năm 2013.

19 Khoản 2, Điều 20, Hiến pháp năm 2013.

20 Xem Phạm Văn Hùng, hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền con người trong hiến pháp, tiếp cận từ quyền tự do và an ninh cá nhân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22 (207), tháng 11/2011.

21 Quy định “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định” không có trong Dự thảo hiến pháp trình Quốc hội kèm theo Tờ trình số 194/TTr - UBDTSĐHP ngày 19/10/2012.

22 Điều 71, Hiến pháp 1992.

23 Nghị quyết 49-NQ/TVQH ngày 20/6/1961 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền ban hành quyết định tập trung cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội với thời hạn 3 năm. Với quy định tại khoản 2 Điều 20, Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết 49 đương nhiên bị bãi bỏ; Pháp lệnh lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền ban hành quyết định quản chế hành chính mà thực chất là hạn chế quyền tự do đi lại, cấm đảm nhiệm chức vụ trong cơ quan, tổ chức và cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Biện pháp quản chế hành chính đã bị UBTVQH bãi bỏ.

24 Điều 71, Hiến pháp năm 1992.

25 Khoản 1 Điều 20, Hiến pháp năm 2013.

26 Điều 298, Bộ luật hình sự năm 1999.

27 Điều 299, Bộ luật hình sự năm 1999.

28 Điều 72 Hiến pháp năm 1992.

29 Khoản 1 Điều 31, Hiến phăm năm 2013.

30 Khoản 2 Điều 31, Hiến pháp năm 2013.

31 Theo Báo Lao động số 244 ngày 27/9/2007, số lượng án chờ xét xử để quá hạn luật định hàng năm khoảng 2000 vụ.

32Hồ Chí Minh, Bài nói tại hội nghị học tập của cán bộ ngành tư pháp năm 1950, Nhà nước và pháp luật, tập 3, NXB Lao động 1971, trang 138 - 142).

33 Khoản 1, Điều 14, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

34 Điều 5, Bộ luật tố tụng hình sự.

35 Điều 10, Bộ luật tố tụng hình sự.

36 Điều 14, Bộ luật tố tụng hình sự.

37Hồ Chí Minh, Bài nói tại hội nghị học tập của cán bộ ngành tư pháp năm 1950, Nhà nước và pháp luật, tập 3, NXB Lao động 1971, trang 138 - 142).

38 Điều 130, Hiến pháp năm 1992.

39 Điều 18, Bộ luật tố tụng hình sự,

40


41 Khoản 7, Điều 14, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

42Điều 67, Hiến pháp 1946; Điều 101, Hiến pháp 1959; Điều 113, Hiến pháp 1980; Điều 132, Hiến pháp 1992.

43 Khoản 4, Điều 31, Hiến pháp năm 2013.

44 Khoản 3 Điều 103, Hiến pháp năm 2013.

45 Điều 11, các Điều 56, 57, 58, Bộ luật Tố tụng hình sự.

46 Báo cáo số 78/BC-TA ngày 19/12/2013 của Tòa án nhân dân tối cao Báo cáo Tổng kết thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002, Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002, trang 8.

47 Điều 72, Hiến pháp năm 1992

48 Điều 31, Hiến pháp năm 2013.

49 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2011, trang 100.

50 Trong Dự thảo hiến pháp trình Quốc hội kèm theo Tờ trình số 194/TTr - UBDTSĐHP ngày 19/10/2012 không có quy định “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định”.


51 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 ; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966, Việt Nam gia nhập năm 1982; Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc 1965, Việt Nam gia nhập năm 1981 (xem Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); Bình luận và khuyến nghị chung của Ủy ban công ước thuộc Liên hợp quốc về quyền con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2008, trang 269, 272, 274, 276, 286, 309, 317, 322, 805); Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm 1984, Việt Nam gia nhập năm 2013 (Xem Cơ sở dữ liêu trực tuyến về quyền con người, Khoa Luật, Đại học Quốc gia, Hà Nội).

52 Khoản 1 Điều 10, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966, Việt Nam gia nhập năm 1982.

53 Tọa đàm tại Hà Nội được tổ chức ngày 06-5-2014; Tọa đàm tại thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức
ngày 15-5-2014.

54 Tham gia tọa đàm có tại Hà Nội có GS. TS Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam kiêm Giám đốc Học viện khoa học xã hội; GS. TSKH Đào Trí Úc, nguyên Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; GS.TS Trần Ngọc Đường, Chuyên gia cao cấp của Quốc hội; TS. Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội; PGS. TS Nguyễn Tất Viễn, Ủy viên chuyên trách, Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; PGS.TS Nguyễn Như Phát, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật; TS Phạm Quý Tỵ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp; GS. TS Lê Hồng Hạnh, nguyên Viện trưởng Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp.

Tham gia tọa đàm tại thành phố Hồ Chí Minh có Đồng chí Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam; PGS.TS Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Đồng chí Phan Bá, Vụ trưởng Vụ công tác phía Nam, Ban Nội chính trung ương; Đồng chí Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Đồng chí Phạm Văn Gòn, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; Đồng chí Huỳnh Ngọc Ánh, Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; GS.TS. Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; PGS.TS Đỗ Văn Đại, Trưởng khoa Luật dân sự, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; TS. Lê Thị Nguyệt Châu, Trưởng khoa Luật, Đại học Cần Thơ; TS. Bùi Giang Hưng, Trưởng khoa Luật, Đại học Đà Lạt; Luật sư Phan Trung Hoài, Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh.

Tham dự các cuộc tọa đàm còn có các đồng chí lãnh đạo và nguyên là lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương.


55 Khoản 2 Điều 2 của dự thảo Luật đề xuất quy định như sau:

“2. Khi thực hiện quyền tư pháp, Toà án nhân dân có chức năng, quyền hạn sau đây:

a) Xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh thương mại, hành chính và giải quyết những vụ việc khác theo quy định của pháp luật;

b) Áp dụng, kiểm tra, huỷ bỏ việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước hạn chế quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp và pháp luật quy định;

c) Xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ để bảo đảm xét xử, giải quyết các vụ việc đúng pháp luật;

d) Kiểm tra, kết luận tính hợp pháp và có căn cứ của các hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng;

đ) Quyết định, giám sát việc thi hành bản án, quyết định của Toà án;

e) Quyết định, giám sát việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, người nghiện ma tuý trong quá trình giáo dục, cải tạo, chữa bệnh và giúp đỡ họ tái hoà nhập cộng đồng; hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, người chưa thành niên, người khuyết tật và nhóm người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội khi Toà án giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ;

g) Tham gia ý kiến về tính hợp Hiến, hợp pháp của các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

h) Kiến nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội”.



56 Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013.

57 Khoản 1 Điều 102 của Hiến pháp năm 2013

58 Ý kiến của GS.TS Võ Khánh Vinh, TS. Nguyễn Đình Quyền và được nhiều ý kiến đồng tình. Về vấn đề này, cũng có ý kiến cho rằng quyền tư pháp là quyền xét xử và việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án được thực hiện thông qua xét xử (GS.TS Trần Ngọc Đường, GS.TS Mai Hồng Quỳ, GS.TS Lê Hồng Hạnh).

59 Ý kiến của GS.TS Võ Khánh Vinh, TS. Nguyễn Đình Quyền, PGS. TS Nguyễn Tất Viễn, PGS.TS Nguyễn Như Phát, Đồng chí Lê Thúc Anh,TS Phạm Quý Tỵ, PGS.TS Trần Đình Nhã, Đồng chí Phan Bá, Đồng chí Trương Trọng Nghĩa, Đồng chí Phạm Văn Gòn, PGS.TS Đỗ Văn Đại, TS. Lê Thị Nguyệt Châu.

60 Ý kiến của GS.TS Võ Khánh Vinh và được đa số các ý kiến đồng tình.

61 Khoản 3 Điều 104 của Hiến pháp năm 2013.

62 Ý kiến của Đồng chí Trần Văn Tú, TS. Lê Hồng Hạnh, PGS.TS Nguyễn Như Phát, Luật sư Phan Trung Hoài và một số ý kiến khác.

63 Về vấn đề này, TS. Nguyễn Đình Quyền, PGS.TS Nguyễn Tất Viễn và PGS.TS Nguyễn Như Phát cho rằng nên quy định theo hướng nếu văn bản được ban hành không phù hợp với Hiến pháp và luật thì Tòa án có quyền tuyên bố không áp dụng; GS.TSKH Đào Trí Úc cho rằng nên quy định theo hướng Tòa án có quyền phán quyết về tính hợp Hiến, hợp pháp của văn bản còn việc hủy bỏ, thay thế văn bản đó phải do cơ quan đã ban hành hoặc do cơ quan khác thực hiện; Đồng chí Trần Văn Tú đề xuất chỉ giao thẩm quyền này cho Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. PGS.TS Trần Đình Nhã đồng tình với đề xuất của Tòa án nhân dân tối cao về ý tưởng nhưng đề nghị thể hiện lại cho rõ đây có phải là quyền bảo Hiến hay không.

64 Ý Kiến của Đồng chí Trương Trọng Nghĩa và Đồng chí Lê Thúc Anh.

65 Ý Kiến của GS.TS Mai Hồng Quỳ, Đồng chí Lê Thúc Anh,

66 Ý kiến của GS.TS. Đỗ Văn Đại, PGS.TS Trần Đình Nhã, TS. Phạm Quý Tỵ.

67 Ý kiến của TS. Mai Bộ.

68 Theo TS. Nguyễn Như Phát thì ở các nước trên thế giới, bên cạnh việc thực hiện chức năng xét xử, Thẩm phán còn có chức năng phát triển pháp luật, giải thích pháp luật.

69 Ý kiến của TS. Nguyễn Đình Quyền.

70 Ý kiến của Đồng chí Lê Thúc Anh.

71 Ý kiến của GS.TS Lê Hồng Hạnh.

72 Ý kiến của TS. Nguyễn Quý Tỵ.

73 Ý kiến của GS.TS Võ Khánh Vinh và TS. Nguyễn Quý Tỵ.

* Bài đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 18 tháng 9/2014

74 Bài viết không đề cập qui trình bổ nhiệm Thẩm phán tòa án tối cao bang tại các nước theo thể chế liên bang.

75 Tại những nước mà hệ thống Tòa án duy nhất có chức năng giải thích Hiến pháp, do thẩm quyền này, nguồn ứng cử viên thẩm phán Tòa án tối cao về lý thuyết rộng hơn, thẩm quyền giới thiệu ứng cử viên cũng rộng hơn. Tương tự, cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Hiến pháp ở các nước có Tòa án Hiến pháp độc lập cũng khác cơ chế bổ nhiệm thẩm phán Tòa án tối cao có thẩm quyền chung. Ví dụ, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc có 9 thẩm phán, 03 người do Chánh án Tòa án tối cao giới thiệu, 03 người do Chính phủ giới thiệu, và 03 người do Quốc hội giới thiệu để Tổng thống bổ nhiệm.

76 Tại các nước liên bang có hệ thống pháp luật hỗn hợp, gồm cả truyền thống dân luật và thông luật, qui trình bổ nhiệm thẩm phán có tính đến cả yếu tố này, phản ánh qua nguồn và tỷ lệ thẩm phán đại diện cho các truyền thống luật khác nhau. Bài viết không đi sâu vào đặc trưng này.

77 Ngoài ra, có thể tham khảo thêm: Ý: 21/33, Tây Ba Nha: 13/21, Bồ Đào Nha: 9/17. Bộ Tư pháp New Zealand, Bổ nhiệm thẩm phán: Hội đồng bổ nhiệm tư pháp của New Zeland? Tháng 4/2004.

78 Có thể kể đến Sắc lệnh số 13 ngày 24-01-1946 “Tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán”; các thông tư liên bộ số 05-TT ngày 10-02-1959 và số 06-TT/LB ngày 09-3-1959 của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp; các thông tư số 174-VTC ngày 13-02-1959 và số 07/TT-VTC ngày 12-3-1959 của Bộ Tư pháp; Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 1993; Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2011; Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992; Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.

79 Được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28-11-2013.

80 Theo biên bản bàn giao, Bộ Tư pháp đã bàn giao sang Tòa án nhân dân tối cao 61 Tòa án nhân dân
cấp tỉnh, 629 Tòa án nhân dân cấp huyện, 9 Tòa án quân sự cấp quân khu và 17 Tòa án quân sự khu vực. Tính đến 30-6-2013, cả nước có 764 Toà án nhân dân, bao gồm: Toà án nhân dân tối cao, 63 Toà án nhân dân cấp tỉnh và 700 Toà án nhân dân cấp huyện. Số lượng các Tòa án so với năm 2002 đã tăng 71 Tòa án nhân dân cấp huyện, 2 Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Năm 2002, toàn các Tòa án nhân dân đã bổ nhiệm được 3.466 Thẩm phán, còn thiếu 1288 (Tòa án nhân dân tối cao thiếu 28 Thẩm phán; Tòa án nhân dân cấp tỉnh thiếu 193 Thẩm phán; Tòa án cấp huyện thiếu 1067 Thẩm phán) ; tính đến ngày 30-6-2013 đã bổ nhiệm được có 4.957 Thẩm phán (bao gồm 109 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, 1.013 Thẩm phán cấp tỉnh, 3.835 Thẩm phán cấp huyện), 6.702 Thẩm tra viên và Thư ký Toà án, 1.965 chức danh khác.

Về trình độ của đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân, tính đến nay 100% Thẩm phán các Toà án nhân dân có trình độ cử nhân luật trở lên; trong số Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có 28% có trình độ trên Đại học, 100% có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị, gần 70% có trình độ ngoại ngữ và tin học cơ sở; trong số Thẩm phán trung cấp có 7% có trình độ trên Đại học, 93% có trình độ cử nhân luật, 70% có trình độ cao cấp hoặc cử nhân lý luận chính trị, 30% có trình độ trung cấp lý luận chính trị, hơn 50% có trình độ ngoại ngữ và tin học cơ sở; trong số Thẩm phán sơ cấp có 6,5% có trình độ trên Đại học, 93,5% có trình độ cử nhân luật, 31,2% có trình độ cao cấp hoặc cử nhân lý luận chính trị, 68,8% có trình độ trung cấp lý luận chính trị, gần 35% Thẩm phán sơ cấp có trình độ ngoại ngữ và tin học cơ sở; về đội ngũ Thẩm phán Tòa án quân sự, 100% Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp có trình độ cử nhân luật trở lên; 12,7% có trình độ sau đại học; 58,8% có trình độ lý luận chính trị cao cấp.


81 Phương thức bổ nhiệm Thẩm phán chủ yếu có một số loại sau:

(a) Tổng thống hoặc Quốc vương bổ nhiệm.

Chủ yếu có các nước như Pakistan, Ai-len, Xing-ga-po, Thái Lan. Có nước thì trước khi bổ nhiệm cần có các cơ quan hữu quan đề cử hoặc tiến hành bàn bạc, có nước lại trực tiếp bổ nhiệm. Ở Pakistan quy định Thẩm phán của Toà án cao cấp do Tổng thống bổ nhiệm sau khi đã bàn bạc với các Thẩm phán đứng đâù của Toà án tối cao, Thẩm phán đứng đầu của Toà án cao cấp và Tỉnh trưởng có liên quan. Ở Thái Lan, bất kỳ một cấp bậc Thẩm phán nào đều do Quốc vương bổ nhiệm, nhưng phải do Uỷ ban Thẩm phán đề cử, trình lên Vua Thái Lan bổ nhiệm. Thẩm phán Toà án tối cao và Toà án địa phương của Xing-ga-po lại do Thủ tướng và Thẩm phán đứng đầu Toà án đề cử, Tổng thống bổ nhiệm. Tất cả Thẩm phán của Ai Len nói chung do Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm.

(b) Tổng thống hoặc Quốc vương và người đứng đầu Chính phủ kết hợp cùng với Toà án tối cao bổ nhiệm.

Chủ yếu có các nước như Nhật, Đức, Áo, Niu-di-lân. Bổ nhiệm theo phương thức này thì Thẩm phán ở các cấp xét xử khác nhau có chủ thể bổ nhiệm và trình tự bổ nhiệm khác nhau. Ở Nhật, Thẩm phán đứng đầu của Toà án tối cao do nội các đề cử, Nhật hoàng bổ nhiệm, các Đại Thẩm phán khác lại do Đại Thẩm phán đứng đầu Toà án tối cao đề cử, nội các bổ nhiệm, Nhật hoàng chứng thực, nhưng việc thực hiện quyền đề cử và bổ nhiệm theo thông lệ trước tiên đều cần trưng cầu ý kiến của Đại Thẩm phán đứng đầu Toà án tối cao đương chức và hội nghị Thẩm phán. Tất cả Thẩm phán các cấp thuộc cấp dưới Toà án cao cấp đều do Toà án tối cao đề cử danh sách, nội các bổ nhiệm, trong đó việc bổ nhiệm của Thẩm phán đứng đầu Toà án cao cấp vẫn cần phải thông qua chứng thực của Thiên hoàng. Theo quy định của Anh, Đại Thẩm phán, Nghị sỹ quý tộc Thẩm phán thường trực, Thẩm phán của các Toà án nói trên đều do Thủ tướng đề cử, Nữ hoàng Anh bổ nhiệm. Các Thẩm phán Toà án cao cấp do Nữ hoàng Anh căn cứ vào đề cử của Đại Thẩm phán bổ nhiệm. Thẩm phán Toà án địa phương do Đại Thẩm phán bổ nhiệm. Luật cơ bản của Đức quy định ngoài những quy định của luật pháp, Tổng thống liên bang bổ nhiệm Thẩm phán liên bang. Việc cử Thẩm phán Toà án tối cao liên bang do Bộ trưởng liên bang chủ quản các lĩnh vực này cùng với Uỷ ban tuyển nhiệm Thẩm phán quyết định. Việc cử Thẩm phán các bang, do Bộ trưởng Tư pháp bang cùng với Uỷ ban tuyển nhiệm Thẩm phán quyết định.

(c) Quốc hội (Nghị viện) hoặc Hội đồng Thẩm phán (hoặc Uỷ ban Tư pháp) bổ nhiệm.

Chủ yếu có các nước Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha, Ý, Iran. Ở Thụy Sĩ, Thẩm phán của Toà án liên bang và Thẩm phán đại diện đều do Nghị viện liên bang bổ nhiệm. Thẩm phán Toà án các cấp của Bồ Đào Nha lại do Hội đồng Thẩm phán tối cao căn cứ vào quy định pháp luật để bổ nhiệm.

(d) Ở Trung Quốc, chức vụ Thẩm phán do Đại hội đại biểu nhân dân các cấp và Ban thường vụ của nó bổ nhiệm.



82 Khoản 3 Điều 88 của Hiến pháp 2013.

* Bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam

* Bài đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 4 tháng 2/2014

83 Theo quy định tại Điều 126 và Điều 128 của Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga thì thời gian kể từ khi thụ lý đơn yêu cầu cho đến khi lệnh của Tòa án có hiệu lực thi hành là 15 ngày (nếu người có nghĩa vụ phải thi hành không phản đối). Trong khi đó thời gian kể từ khi thụ lý vụ án theo thủ tục xét xử thông thường cho đến khi có bản án, quyết định của Tòa án trung bình mất khoảng 3 đến 6 tháng.

84 Theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga thì lệ phí Tòa án đối với yêu cầu khởi kiện vụ việc theo thủ tục đơn giản bằng 50% lệ phí đối với đơn kiện theo thủ tục thông thường.

85 Xem thêm Báo cáo kết quả chuyến nghiên cứu khảo sát tại Nhật Bản từ ngày 27-02-2011 đến 04-3-2011 của Tòa án nhân dân tối cao.

86 Xem thêm Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Cộng hòa Pháp từ ngày 19-5-2012 đến 03-6-2012 của Tòa án nhân dân tối cao.

87 Luật hình sự Pháp phân chia các loại tội phạm thành ba loại theo mức độ nghiêm trọng gồm: tội vi cảnh (loại tội hình sự có mức độ nghiêm trọng ít hơn cả là những tội bị phạt dưới 20.000 F3), khinh tội (hay còn gọi là thường tội, những tội phạm ít nghiêm trọng là tội bị phạt tiền từ 25 000 F và bị phạt tù tối đa là 10 năm) và trọng tội (những tội phạm rất nghiêm trọng mà mức phạt tù ít nhất 10 năm) và mỗi loại tội này thuộc thẩm quyền xét xử của một Toà chuyên biệt, trừ Tối cao pháp viện

88 Điều 179 của Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử:

“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án;

d) Đưa vụ án ra xét xử.



3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng”.


* Bài đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 9 tháng 5/2014

* Bài đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 6 tháng 3/2014


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương