TOÀ Án nhân dân tối cao –––––––––––––––––––––– TẬp hợp các báo cáO, chuyêN ĐỀ



tải về 1.27 Mb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.27 Mb.
#30034
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Bổ nhiệm Thẩm phán: Công dân Bun-ga-ri, có trình độ đại học luật, sau khi thi đỗ vào Học viện Tư pháp quốc gia, tốt nghiệp khoá học 9 tháng, sẽ được bổ nhiệm làm Thẩm phán trong thời gian 2 năm. Trong thời gian này các Thẩm phán mới tiếp tục được các Thẩm phán có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Các Thẩm phán có kinh nghiệm sẽ đánh giá công việc của các Thẩm phán mới. Trên cơ sở đánh giá này, Hội đồng tư pháp tối cao sẽ bổ nhiệm Thẩm phán (mới) đó làm Thẩm phán chính thức.


Chánh án Toà phá án tối cao được bổ nhiệm một lần duy nhất với nhiệm kỳ 7 năm. (Tổng thống bổ nhiệm, bãi nhiệm trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Tư pháp tối cao).

Nhiệm kỳ: Thẩm phán được bổ nhiệm đến tuổi nghỉ hưu là 65 tuổi (Điều 129 khoản 3 điểm 1 Hiến pháp).

13. Hungary

Tòa án Công lý - Tòa án có thẩm quyền cao nhất tại Hungary, có tất cả 191 Thẩm phán. Hội đồng xét xử của Toà án Công lý khi xem xét lại các bản án dã có hiệu lực bao gồm 3 Thẩm phán; đối với các vụ án phức tạp, Hội đồng có thể bao gồm 5 Thẩm phán.

Chánh án Toà án Công lý do Quốc hội bầu trong số Thẩm phán Toà án Công lý với nhiệm kỳ 9 năm theo đề nghị của Tổng thống. Việc bầu Chánh án Toà án Công lý phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành (Điều 26, khoản 3 Hiến pháp).

Qui trình bổ nhiệm Thẩm phán:

Người đã làm Thư ký Toà án ít nhất một năm, từ 30 tuổi trở lên, công bố minh bạch tài sản, có đủ sức khoẻ về thể chất và tinh thần, về nguyên tắc, sẽ được bổ nhiệm làm Thẩm phán. Quy trình bổ nhiệm Thẩm phán như sau:

- Chánh án các Toà án thông báo cho Chủ tịch Văn phòng Toà án quốc gia khi có vị trí công tác trống cần bổ nhiệm.

- Chủ tịch Văn phòng Toà án quốc gia thông báo về việc tuyển dụng Thẩm phán vào các vị trí này.

- Hội đồng tư pháp xem xét các hồ sơ, cho ý kiến về các ứng viên và đánh giá thông qua việc cho điểm trong thang điểm bổ nhiệm Thẩm phán. Thang điểm này được quy định tại Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và hành chính công.

- Chánh án Toà án nơi bổ nhiệm Thẩm phán sẽ đề xuất danh sách các ứng viên bổ nhiệm Thẩm phán lên Chủ tịch Văn phòng Toà án quốc gia: Chánh án các Toà án chỉ được đề xuất bổ nhiệm những ứng viên được Hội đồng tư pháp xếp ở vị trí thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Ngoài ra, khi Chánh án đề xuất bổ nhiệm các ứng viên được xếp ở vị trí thứ hai và thứ ba, Chánh án phải gửi kèm theo một văn bản giải thích cho lựa chọn của mình.

- Chủ tịch Văn phòng Toà án gửi đề xuất lên Tổng thống để bổ nhiệm Thẩm phán. Chủ tịch Văn phòng Toà án có thể có ý kiến khác về thứ tự các hồ sơ so với ý kiến của Hội đồng tư pháp và có thể ủng hộ các ứng viên xếp ở vị trí thứ hai và thứ ba nhưng phải nói rõ lý do bằng văn bản cho lựa chọn của mình.

Trong trường hợp bổ nhiệm Thẩm phán Toà án Công lý, Chánh án Toà án Công lý sẽ là người đánh giá ứng viên và gửi đề xuất lên Tổng thống để bổ nhiệm.

- Tổng thống là người bổ nhiệm Thẩm phán.

Nhiệm kỳ: Thẩm phán được bổ nhiệm lần đầu tiên có nhiệm kỳ 3 năm. Công việc của Thẩm phán được đánh giá trước khi kết thúc nhiệm kỳ tạm thời này, nếu đạt yêu cầu sẽ được bổ nhiệm đến tuổi nghỉ hưu là 70 tuổi. Việc đánh giá thứ hai sau 3 năm Thẩm phán được bổ nhiệm chính thức và sau đó được đánh giá 8 năm một lần và lần cuối cùng là 6 năm trước khi Thẩm phán đến tuổi nghỉ hưu. Ngoài ra, có thể có các đợt đánh giá đột xuất. Nếu Thẩm phán bị đánh giá là không phù hợp với vị trí của mình thì sẽ bị miễn nhiệm theo quy định về quy trình miễn nhiệm.

II. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

1. Quy chế bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hiện hành tại Việt Nam

Ứng cử viên Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn thông qua Hội đồng tuyển chọn thẩm phán TANDTC (Điều 24 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân). Hội đồng này bao gồm Chủ tịch là Chánh án TANDTC, các thành viên là đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương Hội luật gia Việt Nam (khoản 1, Điều 26 PLTPVHTTAND). Danh sách thành viên Hội đồng do Chánh án TANDTC đề xuất và phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Hội đồng có chức năng tuyển chọn và đề xuất người có đủ điều kiện làm thẩm phán TANDTC và Tòa án quân sự Trung ương theo đề nghị của Chánh án TANDTC để trình Chủ tịch nước bổ nhiệm. Cơ quan giúp việc cho Hội đồng là Vụ Tổ chức-Cán bộ TANDTC (Điều 3, Quyết định số 16/2003/TCCB ngày 17-02-2003 của Chánh án TANDTC).

Tiêu chuẩn chung để được bổ nhiệm làm Thẩm phán được cụ thể hóa tại khoản 1, điều 5 PLTPVHTTAND và Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-TANDTC-BQP-BNV ngày 20-10-2011. Có thể phân chia thành nhóm tiêu chí về phẩm chất, bao gồm: (i) trình độ chuyên môn: tốt nghiệp đại học luật và được đào tạo nghiệp vụ xét xử, kinh nghiệm công tác thực tiễn, năng lực xét xử; và nhóm tiêu chí về nhân thân: công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm chính và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, đủ sức khỏe.

Qui trình tuyển chọn gồm các bước chuẩn bị nhân sự, đánh giá qua phiên họp Hội đồng tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm (TTLT 01).



2. Nhận xét và kiến nghị

  1. Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng

Có thể thấy tất cả các thiết chế đều đánh giá rất cao vị trí và vai trò của Thẩm phán trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là Thẩm phán Tòa án tối cao. Mặc dù không công khai thừa nhận, nhưng thực tế việc bổ nhiệm Thẩm phán đều có tiêu chuẩn chính trị và theo xu hướng của Đảng cầm quyền. Như vậy, có thể khẳng định rằng không có việc phi chính trị hóa các Tòa án trên thế giới.

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được nhấn mạnh trong điều 4, Hiến pháp 2013. Theo định hướng hiện tại của Luật tổ chức Tòa án án nhân dân (sửa đổi), Thẩm phán TANDTC đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc gia, trong xây dựng và bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người. Họ phải là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, có thái độ kiên quyết đấu tranh với những người, những hành vi gây phương hại đến Đảng, đến Tổ quốc và nhân dân, bảo vệ công lý. Do vậy, việc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong qui trình tuyển chọn, bổ nhiệm, đánh giá Thẩm phán TANDTC là hết sức cần thiết.



  1. Số lượng Thẩm phán Tòa án tối cao

Hiện tại, TANDTC được biên chế 120 thẩm phán. Với những dự kiến thay đổi cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân theo tinh thần Luật tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi), theo đó TANDTC tập trung vào nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm, phán triển án lệ...; thành lập các Tòa án cấp cao khu vực, kết hợp với định hướng sửa đổi các bộ luật tố tụng hiện hành, có thể thấy số lượng thẩm phán TANDTC là từ 13-17 người là phù hợp.

  1. Về tiêu chuẩn Thẩm phán TANDTC

Mặc dù có những khác biệt nhất định về tiêu chuẩn nhân thân và tiêu chuẩn phẩm chất, có thể thấy khuynh hướng chung trên toàn thế giới là bổ nhiệm dựa trên năng lực. Việt Nam giống mô hình của các nước theo truyền thống dân luật ở chỗ ứng cử viên thẩm phán phải đáp ứng tiêu chuẩn đào tạo nghiệp vụ xét xử. Các thẩm phán Việt Nam đa số đều đã tốt nghiệp đại học luật. Đây là yếu tố tiền đề bảo đảm chất lượng của thẩm phán khi được bổ nhiệm lần đầu.

Đối với ứng cử viên thẩm phán TANDTC, việc đánh giá thường xuyên kết quả hoạt động của họ một cách rõ ràng, hợp lý cần phải được tiến hành một cách cẩn trọng nhằm bảo đảm chất lượng khâu tuyển chọn.



  1. Đề xuất ứng cử viên Thẩm phán Tòa án tối cao

  • Ở nhiều nước, quyền đề xuất ứng cử viên Thẩm phán Tòa án tối cao được trao cho Chánh án Tòa án tối cao (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Hungary) hoặc Tòa án tối cao (Nhật Bản);

  • Ở những nước mà Hội đồng tuyển chọn thẩm phán được quyền đề xuất, vai trò của Tòa án trong Hội đồng tuyển chọn thẩm phán rất lớn. Điều này được thể hiện ở chỗ thành viên đại diện cho Tòa án chiếm tỷ lệ đáng kể trong thành viên Hội đồng (Pháp: 5/12, Hàn Quốc: 3/6 hoặc 5/8, Úc: 3/4)77. Cấu trúc này dựa trên cơ sở là chính các thẩm phán là người đánh giá năng lực của ứng cử viên thẩm phán tốt nhất, chính xác nhất. Tỷ lệ đại diện tòa án cao giúp tránh được tình trạng bỏ sót những ứng cử viên đáng giá do không đánh giá đầy đủ, chính xác năng lực của họ. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm này từ quốc tế.

  • Qui trình bổ nhiệm thẩm phán ở các nước có những điểm khác biệt như đã phân tích. Tuy nhiên, các thể chế đều đánh giá vị trí của thẩm phán rất cao, nhất là vị trí đặc biệt của Thẩm phán Tòa án tối cao, dù công khai hay không công khai thừa nhận nhưng thực tế việc bổ nhiệm thẩm phán đều có tiêu chuẩn chính trị và theo xu hướng Đảng cầm quyền hoặc người đứng đầu quốc gia. Đối với thẩm phán Tòa án tối cao, các nước đều có quy trình bổ nhiệm rất chặt chẽ, do Quốc hội phê chuẩn, được nguyên thủ quốc gia hay nhà Vua bổ nhiệm. Ở một số nước, có qui trình thông qua Thượng nghị viện, ứng cử viên Thẩm phán tối cao phải điều trần (từng ứng cử viên Thẩm phán Tòa án tối cao phải điều trần). Điểm này là chế định khác biệt với thể chế chính trị nước ta, do Hiến pháp năm 2013 sửa đổi đã qui định rằng: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giới thiệu, Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Vì vậy, quy trình bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể tiến hành theo các bước sau: Hội đồng tuyển chọn và giám sát Thẩm phán quốc gia do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch, có nhiệm vụ tuyển chọn, đề xuất các ứng cử viên Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; danh sách các nhân sự đề xuất được Hội đồng tuyển chọn và giám sát Thẩm phán quốc gia thông qua cơ quan có thẩm quyền quản lý nhân sự của Đảng, sau đó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn; căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm.

  1. Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án tối cao

Phần lớn các quốc gia, kể cả Trung Quốc, Thẩm phán Tòa án tối cao được bổ nhiệm một lần đến tuổi nghỉ hưu. Những Thẩm phán đã nghỉ hưu vẫn có thể được mời tham gia xét xử (như ở Liên bang Nga) hoặc làm Thẩm phán bán thời gian như ở Úc, Canada, Pháp... Những ứng cử viên thẩm phán Tòa án tối cao phải là những người có năng lực tốt, có uy tín cao trong xã hội, có nhiều kinh nghiệm công tác và được các thế lực cầm quyền ủng hộ. Thông thường, họ được bổ nhiệm vào chức vụ này ở độ tuổi 50. Với cơ chế đánh giá và giám sát hoạt động của họ rất chặt chẽ, vì vậy việc tái bổ nhiệm sau mỗi nhiệm kỳ ngắn là không cần thiết và có thể gây ra những tác động bất lợi ảnh hưởng đến sự độc lập xét xử của họ.

Thêm vào đó, thẩm phán là nghề đặc thù, yêu cầu phải được đào tạo bài bản, công phu, phải liên tục tích lũy những kiến thức và kỹ năng thực tiễn chuyên môn sâu qua quá trình công tác trước khi được xem xét bổ nhiệm. Các Thẩm phán Tòa án tối cao thường được bổ nhiệm vào chức danh này ở độ tuổi tương đối cao. Vì vậy, không nên áp dụng tuổi hưu như công chức hành chính cho các Thẩm phán Tòa án tối cao, bởi vì nếu làm như vậy, thời gian cống hiến của họ không được nhiều. Trong khi sức khỏe thể lực và trí lực của họ còn bảo đảm, việc để họ nghỉ hưu sớm có thể gây lãng phí nguồn lực trí tuệ quí mà bản thân họ và cả hệ thống Tòa án dầy công tích lũy. Vì vậy, ở nước ta cũng nên áp dụng chế định bổ nhiệm suốt đời và qui định độ tuổi nghỉ hưu là từ 65 đến 70 đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là phù hợp.



  1. Chức danh thủ trưởng Cơ quan quản lý Tòa án

Tham khảo mô hình tổ chức của nhiều hệ thống Tòa án trên thế giới, có thể thấy một điểm khác biệt quan trọng là khác với các mô hình trước đây theo đó hệ thống Tòa án cấp dưới thuộc thẩm quyền quản lý hành chính của Bộ Tư pháp, ngày nay, mô hình quản lý hành chính Tòa án thường theo hai phương án: (i) do Tòa án tối cao quản lý toàn bộ; hoặc (ii) việc quản lý hành chính Tòa án được giao cho một cơ quan độc lập tương đối trực thuộc hoặc bên cạnh Tòa án. Mô hình này nhằm mục tiêu tập trung công tác quản lý hành chính trong tổ chức và hoạt động của Tòa án vào một cơ quan tương đối độc lập với Chính phủ và cơ quan lập pháp. Làm như vậy có thể bảo đảm được sự độc lập tương đối của Tòa án, cũng như tiết kiệm nguồn lực tư pháp để sử dụng vào những công tác chuyên môn quan trọng hơn, đồng thời tăng cường chất lượng quản lý hành chính các Tòa án.

Theo mô hình này, công tác quản lý hành chính Tòa án thường được giao cho một cơ quan chuyên biệt (Bộ quản lý hành chính tòa án Hàn Quốc) thuộc Tòa án tối cao, hoặc cho một cơ quan tương đối độc lập (Tổng cục quản lý hành chính tòa án Nga do một Tổng cục trưởng đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án tối cao). Nhiệm vụ chính của cơ quan này là chịu trách nhiệm quản lý các công tác hành chính (phi tố tụng như nhân sự về công chức hành chính, kinh phí, cơ sở vật chất...) một cách chuyên môn, nhằm phục vụ hiệu quả công tác xét xử của tòa án và các thẩm phán chuyên nghiệp. Như vậy, người lãnh đạo cơ quan này (Bộ trưởng Bộ quản lý Tòa án Hàn Quốc, Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý Tòa án Nga, hay Chủ tịch Văn phòng Tòa án tối cao) có địa vị rất quan trọng, được pháp luật qui định tương đương với Bộ trưởng, bởi lẽ người giữ chức vụ này chịu trách nhiệm lớn là bảo đảm cơ sở vật chất, ngân sách, điều kiện làm việc, môi trường hoạt động cho toàn bộ hệ thống Tòa án trên toàn quốc, đặc biệt là phục vụ và hỗ trợ trực tiếp cho công tác xét xử, bảo đảm rằng công việc xét xử tại Tòa án tất cả các cấp diễn ra suôn sẻ, thông suốt.

Phương hướng sửa đổi Luật tổ chức Tòa án nhân dân của chúng ta cũng theo hướng này. Dựa trên bản chất nhiệm vụ công việc, các tòa án các cấp sẽ tập trung vào công tác xét xử, còn nhiệm vụ chăm lo công tác hành chính, cơ sở vật chất, nhân sự, đào tạo.... được giao chuyên biệt cho một hệ thống cơ quan chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao. Với việc chuyên môn hóa này, các Thẩm phán và cán bộ Tòa án có chuyên môn luật có điều kiện tập trung toàn tâm, toàn lực vào công tác xét xử nhằm bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng xét xử, đem công lý đến cho người dân, bởi vì phần họ không còn phải đầu tư quá nhiều thời gian và công sức vào công việc hành chính đơn thuần. Thêm vào đó, việc chuyên môn hóa này cũng nâng cao chất lượng quản lý hành chính Tòa án vì khi đó, công tác hành chính do những cán bộ được đào tạo chuyên môn tương ứng phụ trách; họ có kiến thức và trình độ chuyên môn phù hợp trong quản lý hành chính. Với chức năng, nhiệm vụ và trọng trách như vậy, người đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan quản lý hành chính Tòa án là rất quan trọng và cần xác định ngang hàng cấp Bộ trưởng, như trong qui định pháp luật của các nước (có thể phân công một Phó Chánh án không tham gia vào các Hội đồng xét xử giám đốc thẩm mà chỉ tham gia phiên họp toàn thể của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Điều 102, Hiến pháp 2013 đã khẳng định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện “quyền tư pháp”, với nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Để thực hiện những nhiệm vụ cao cả này, Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) cũng cần có những thay đổi cần thiết tương ứng. Qua nghiên cứu qui chế bổ nhiệm thẩm phán Tòa án tối cao tại một số nước lựa chọn theo các hệ thống pháp luật khác nhau, bài viết này đưa ra những phân tích và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện chế định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam theo hướng bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tinh gọn, hoàn thiện cơ chế đề xuất ứng cử viên Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hỗ trợ công tác cải cách hành chính tư pháp trong hệ thống Tòa án thông qua việc bảo đảm vị trí, chức năng và vai trò của người đứng đầu, chịu trách nhiệm về quản lý hành chính tư pháp trong hệ thống Tòa án... phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp mà Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đặt ra./.



TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN BỔ NHIỆM THẨM PHÁN,

PHƯƠNG THỨC TUYỂN CHỌN THẨM PHÁN
TS. Nguyễn Sơn

Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Thẩm phán là người trực tiếp làm nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tòa án; chất lượng của đội ngũ Thẩm phán có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động của Tòa án nói chung và chất lượng công tác xét xử nói riêng. Thông qua hoạt động xét xử, các Thẩm phán nhân danh Nhà nước, căn cứ vào pháp luật để đưa ra các phán quyết đối với những vấn đề hệ trọng của đời sống xã hội như tự do, danh dự, tài sản, nhân thân và cả tính mạng của con người, thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những vụ việc cụ thể; bởi vậy, hoạt động xét xử của các Thẩm phán phản ánh trực tiếp và sâu sắc nhất bản chất của Nhà nước. Một đội ngũ Thẩm phán có năng lực, uy tín, độc lập, vô tư, khách quan, dũng cảm bảo vệ công lý trong xét xử để buộc tất cả mọi người vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật của quốc gia là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền.

Ở hầu hết các nước trên thế giới đều có những chế định đặc thù để áp dụng riêng đối với Thẩm phán, quy trình bổ nhiệm Thẩm phán; trong đó, các quy định về tiêu chuẩn, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức đối với Thẩm phán đều cao hơn hẳn so với cán bộ, công chức hành chính khác. Những người làm công tác xét xử phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý cao, có nhiều kinh nghiệm, đủ khả năng để phán quyết các vấn đề phức tạp như xác định tội phạm, người phạm tội và áp dụng hình phạt; phán quyết các tranh chấp, các sự kiện liên quan đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Ở nước ta, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán, phương thức tuyển chọn Thẩm phán luôn là những nội dung quan trọng được quan tâm và thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật về công tác Tòa án từ năm 1945 đến nay78. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, trong đó có đội ngũ Thẩm phán trong sạch, vững mạnh cũng là một trong những yêu cầu trọng tâm được xác định trong các văn kiện của Đảng về cải cách tư pháp.

Trong phạm vi tham luận này, chúng tôi khái quát các quy định hiện hành về tiêu chuẩn Thẩm phán và phương thức tuyển chọn Thẩm phán; kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế qua thực tiễn thi hành. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 201379, quan điểm, định hướng của Đảng về cải cách tư pháp, kết hợp với việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới về tiêu chuẩn Thẩm phán, phương thức tuyển chọn Thẩm phán, chúng tôi đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể để thể hiện trong dự án Luật chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua trong thời gian tới đây.

I. Quy đỊnh cỦa LuẬt tỔ chỨc Tòa án nhân dân năm 2002, Pháp lỆnh ThẨm phán và HỘi thẨm Tòa án nhân dân năm 2002 đưỢc sỬa đỔi, bỔ sung năm 2011

1. Về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán

Theo quy định khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 thì Thẩm phán Tòa án nhân dân ở nước ta gồm có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán


sơ cấp; tiêu chuẩn chung để được bổ nhiệm làm Thẩm phán được quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh, cụ thể là:

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác xét xử theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán”.

Bên cạnh quy định về tiêu chuẩn chung của Thẩm phán nêu trên, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân còn quy định về những điều kiện cụ thể để bổ nhiệm đối với từng ngạch Thẩm phán, đó là:

- Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự.

- Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã là Thẩm phán sơ cấp ít nhất là năm năm, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự.

- Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã là Thẩm phán trung cấp ít nhất là năm năm, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười lăm năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương.



2. Về phương thức tuyển chọn Thẩm phán

Theo quy định tại các điều 25, 26, 27 và 28 của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân thì các Thẩm phán được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân. Việc tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm làm Thẩm phán được giao cho các hội đồng, bao gồm: (1) Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương; (2) Các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án nhân dân; (3) Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự. Thành phần tham gia Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán được cơ cấu như sau:

- Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương gồm có Chánh án Toà án nhân dân tối cao làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Hội luật gia Việt Nam là uỷ viên.

- Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án nhân dân gồm có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội luật gia cấp tỉnh là ủy viên.

- Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự gồm có: Chánh án Tòa án quân sự trung ương làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Hội luật gia Việt Nam là ủy viên.

Để triển khai thi hành các quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Thông tư liên tịch


số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN ngày 01-4-2003 hướng dẫn về tiêu chuẩn Thẩm phán, Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị hồ sơ đối với người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán v.v...

Các quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 và hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01 nêu trên là những căn cứ pháp lý để thực hiện việc tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân trong những năm qua.



Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương