Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015


Bảng 20. Các sai lệch cho phép khi thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối



tải về 1.69 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.69 Mb.
#11889
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Bảng 20. Các sai lệch cho phép khi thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối

Stt

Tên sai lệch

Mức cho phép(mm)

1

Độ sai lệch của các mặt phẳng và các đường cắt nhau của các mặt phẳng đó so với đường thẳng đứng hoặc so với độ nghiêng thiết kế




a

Trên 1m chiều cao kết cấu

5

b

Trên toàn bộ chiều cao kết cấu







-Móng

20




-Tường đổ trong cốp pha cố định và cột đổ liên với sàn

15




- Kết cấu khung cột

10




- Các kết cấu thi công bằng cốp pha trượt hoặc cốp pha leo

1/500 chiều cao công trình nhưng không vượt quá 100mm

2

Độ lệch của mặt bê tông so với mặt phẳng ngang




a

Tính cho 1m mặt phẳng về bất cứ hướng nào

5

b

Trên toàn bộ mặt phẳng công trình

20

3

Sai lệch trục của mặt phẳng bê tông trên cùng, so với thiết kế khi kiểm tra bằng thước dài 2m áp sát mặt bê tông

8

4

Sai lệch theo chiều dài hoặc nhiẹp của các kết cấu

20

5

Sai lệch tiết diện ngang của các bộ phận kết cấu

8

6

Sai lệch vị trí và cao độ của các chi tiết làm gối tựa cho các kết cấu thép hoặc kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép

5

    1. Công tác cốt thép trong bê tông:

16.8.1 Điều khoản chung:

Tiêu chuẩn tham chiếu: TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

Thép tròn cán nóng phù hợp với TCVN 1651-2008 hoặc tương đương

Dây thép các bon thấp kéo nguội dùng là cốt thép trong bê tông TCVN 3101-1979 hoặc tương đương

TCVN 197:2002 Kim loại; Phương pháp thử kéo

TCVN 198:1985 Kim loại; Phương pháp thử uốn

TCVN 9392:2012 Cốt thép trong bê tông. Hàn hồ quang

TCVN 3993:1993 Que hàn điện dùng cho thép các bon và hợp kim thấp.Phương pháp thử;

Tất cả các loại chủng loại thép, yêu cầu Nhà thầu thi công phải lấy mẫu tại hiện trường để thí nghiệm kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng:


  • Mẫu thép kiểm tra phải đưa đến các cơ sở kiểm định xây dựng (phòng thí nghiệm hợp chuẩn: dấu LAS-XD) được chấp thuận.

  • Số lượng mẫu thử là 3 mẫu/01 lô hàng, một cỡ đường kính thép. Khối lượng của mỗi lô <=20 tấn, nếu khối lượng ít hơn vẫn lấy 03 mẫu.

  • Kết quả thí nghiệm cho biết: Đường kính thực của các mẫu thép, đỗ dãn dài tương đối của thép, góc uốn nguội (theo đường kính trục uốn), giới hạn chảy dẻo và cường độ cực hạn của thép.

  • Trường hợp đường kính thực tế của mẫu thép so với đường kính yêu cầu thiếu hụt trên 2%, thì chủ đầu tư phải yêu cầu tư vấn xem xét, kiểm tra khả năng chịu lực của từng kết cấu để có biện pháp xử lý, bổ sung cho đáp ứng.

Dây thép buộc cốt thép phải là dây thép mịn luyện loại tốt nhất, đường kính xấp xỉ 1.6mm

Tất cả các cốt thép sử dụng cho công trình sẽ được kiểm tra trong phòng thí nghiệm hợp chuẩn, phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam, và phải nộp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát mỗi bên 02 bản coppy của mỗi giấy chứng nhận kiểm tra, tần số kiểm tra sẽ thực hiện như trong Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Ngoài những các yêu cầu kiểm tra như trên đã đề cập, Nhà thầu phải tiến hành các cuộc kiểm tra phụ do Chủ đầu tư và Bên Giám sát thông báo và hướng dẫn.

Bất cứ cốt thép nào không phù hợp sẽ được vận chuyển ra khỏi công trường.



16.8.2 Bảo quản cốt thép:

Cốt thép sẽ được lưu giữ trong ngăn hoặc những giá bằng gỗ trên một giá cứng không thấm nước, nó sẽ tránh được bẩn và vẫn giữ được thẳng.

Cốt thép phải được lưu giữ và bảo vệ khỏi thời tiết tránh bị ăn mòn và rỗ mặt.

Tất cả cốt thép đã bị xói mòn hoặc bị rỗ đến một mức nào đó mà theo ý kiến của Chủ đầu tư và Bên giám sát, mà ảnh hưởng đến chất lượng thép sẽ được đưa ra khỏi công trường.



16.8.3 Gia công cốt thép:

Nhà thầu sẽ chuẩn bị và nộp cho Bên Giám sát và Chủ đầu tư danh mục thép thanh mà Nhà thầu dự định sử dụng trong công trường phù hợp với bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt và chỉ ra các chi tiết gia công cốt thép.

Nhà thầu sẽ gia công cốt thép với hướng dẫn trong TCVN 4453-1995 hoặc tương đương. Uốn thanh bằng phương pháp uốn nguội lực uốn thấp và đều. Các móc hay góc uốn phải theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam.

Cốt thép phải được cắt uốn phù hợp với hình dáng và kích thước của thiết kế. Sản phẩm cốt thép đã cắt và uốn được tiến hành kiểm tra theo từng lô. Mỗi lô gồm 100 thanh thép cùng loại đã cắt và uốn, cứ mỗi lô lấy 5 thanh bất kỳ để kiểm tra. Trị số sai lệch không được vượt quá các trị số tại Bảng 4.



Bảng 4. Kích thước sai lệch của cốt thép đã gia công

Stt

Các sai lệch

Mức cho phép(mm)

1

Sai lệch về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực




a

Trên mỗi mét dài

5

b

Toàn bộ chiều dài

20

2

Sai lệch về vị trí điểm uốn

20

3

Sai lệch về chiều dài cốt thép trong bê tông khối lớn




a

Khi chiều dài nhỏ hơn 10m

+d (d: đường kính thanh thép)

b

Khi chiều dài lớn hơn 10m

+(d+0.2a) (a:chiều dày lớp bảo vệ cốt thép)

4

Sai lệch về góc uốn của cốt thép

3(độ)

5

Sai lệch về kích thước góc uốn

+a (a:chiều dày lớp bảo vệ cốt thép)

16.8.4 Lắp dựng cốt thép:

Cốt thép sẽ được đặt một cách an toàn vào vị trí với sai số cho phép trong bất cứ hướng nào song song với mặt bê tông và sai số ở mức cho phép ở phương vuông góc với mặt bê tông, với điều kiện rằng mặt phủ sẽ không bị giảm xuống dưới mức tối thiểu theo quy định

Trừ phi được Chủ đầu tư và Bên Giám sát đồng ý cho làm khác, tất cả các thanh giao nhau sẽ được buộc vào nhau bằng dây thép luyện mền như đã nói ở trên.

Các con kê sẽ được sử dụng để đảm bảo tầng phủ được duy trì trên cốt thép. Các con kê sẽ càng nhỏ càng tốt và phải được Chủ đầu tư và Bên Giám sát đồng ý về hình dạng. Chúng sẽ được làm bằng vữa trộn từ tỷ lệ 1/2 xi măng và cát. Các dây buộc trong khối để buộc vào cốt thép phải là dây buộc sử dụng cho buộc cốt thép.

Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tuỳ theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và được làm bằng vật liệu không ăn mòn thép, không phá huỷ bê tông.

Sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thết kế không vượt quá 3mm đói với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày a nhỏ hơn 15mm và 5mm đối với lớp bê tông bảo vệ a lớn hơn 15mm.

Các con kê này sẽ có cường độ nén giống như bê tông và tỉ lệ ngấm nước sẽ không cao hơn của bê tông đặc.

Các loại con kê khác có thể sẽ được sử dụng nếu được sự đồng ý của Chủ đầu tư và Bên Giám sát

Cốt thép phải được cột vững chãi để nó không bị dịch chuyển trong quá trình đổ bê tông. Những thứ định vị trong cốt pha phải tránh khỏi chỗ mà bê tông đang đổ sẽ chiếm. Cốt thép phẳng phải có giàn đỡ đủ giúp các hoạt động đổ bê tông và sẽ không được bỏ ra ngoài trong suốt quá trình đổ bê tông

Cốt thép trong trường hợp sử dụng liên kết hàn, phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát. Quy trình hàn phải tuân thủ theo TCVN 4453-1995 hoặc tương đương;



Việc liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng cần được thực hiện theo các yêu cầu sau:

  1. Số lượng mố nối buộc hoặc hàn dính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo thứ tự xen kẽ;

  2. Trong mọi trường hợp, các góc của đai thép với thép chịu lực phải buộc hoặc hàn dính 100%;

  3. Việc nối các thanh cốt đơn vào khung và lưới cốt thép phải được thực hiện theo đúng thiết kế. Khi nối buộc khung và lưới cốt thép theo phương làm việc của kết cấu thì chiều dài nối chồng thực hiện theo Bảng 8 nhưng không nhỏ hơn 250mm;

Bảng 8. Nối chồng cốt thép đối với bê tông có mác khác nhau

Loại cốt thép chịu lực

Mác bê tông

Mác<=150

Mác>=200

Vùng chịu kéo

Vùng chịu nén

Vùng chịu kéo

Vùng chịu nén

Cốt thép có gờ cán

20d

20d

25d

15d

Cốt thép tròn cán nóng

35d

25d

30d

20d

Cốt thép kéo nguội và rút nguội

40d

30d

35d

25d

Chuyển vị của từng thanh thép khi chế tạo hoặc khi lắp đặt khung lưới cốt thép không được lớn hơn 1/5 đường kính của thanh lớn nhất và 1/4 đường kính của bản thân thanh đó. Sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng được quy định ở Bảng 9.

Bảng 9.Sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng

Stt

Tên sai lệch

Mức cho phép(mm)

1

Sai số về khoảng cách giữa các thanh chịu lực đặt riêng biệt




a

Đối với kết cấu khối lớn

30

b

Đối với cột, dầm và vòm

10

c

Đối với bản, tường, móng dưới các kết cấu khung

20

2

Sai số về khoảng cách giữa các hàng cốt thép khi bố trí nhiều hàng theo chiều cao




a

Các kết cấu có chiều dài>1m và móng đặt dưới các kết cấu và thiết bị kỹ thuật

20

b

Dầm khung và bản có chiều dày >100mm

5

c

Bản có chiều dày đến 100mm và chiều dày lớp bảo vệ 10mm

3

3

Sai số về khoảng cách giữa các cốt thép đai của dầm, cột, khung và dầm cốt thép

10

4

Sai lệch cục bộ về chiều dày và lớp bảo vệ




a

Các kết cấu khối lớn (chiều dày >1m)

0

b

Móng nằm dưới các kết cấu và thiết bị kỹ thuật

20

c

Cột, dầm và vòm

10

d

Tường và bản chiều dày lớn hơn 100mm

5

e

Tường và bản chiều dày>100mm với chiều dày lớp bảo vệ là 10mm

5

5

Sai lệch về khoảng cách giữa các thanh phân bố trong một hàng




a

Đối với bản tường và móng dưới kết cấu khung

25

b

Đối với những kết cấu khối lớn

40

6

Sai lệch về vị trí các cốt thép đai so với chiều đứng hoặc chiều ngang (không kể các trường hợp khi các cốt thép đai đặt nghiêng với thiết kế quy định)

10

Nhà thầu phải đảm bảo rằng tất cả các cốt thép để chờ trong công trình sẽ không bị biến dạng, thay đổi hay gặp các hư hại khác.

Trước khi đổ bê tông trong bất kỳ phần nào của công trình mà có cả cốt thép trong đó, cốt thép phải được làm sạch và không có tạp chất kể cả bê tông có thể còn dính lại từ lần đổ trước.



16.8.5 Nối buộc cốt thép:

Việc nối buộc (nối chồng lên nhau) đối với các loại thép được thực hiện theo quy định của thiết kế. Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong một mặt cắt ngang của tiế diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với cốt thép có gờ;

Việc nối buộc cốt thép phải thoả mãn các yêu cầu sau:

a) Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép cốt thép không được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu nén. Các kết cấu khác chiều dài nối buộc không nhỏ hơn các trị số tại Bảng 7, Bảng 8 (nêu ở trên);

b) Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt thép có gờ không uốn móc;

c) Dây buộc dùng loại dây thép mèm có đường kính 1mm;

d) Trong các mố nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu);

Trong mọi trường hợp việc thay đổi cốt thép phải được sự đồng ý của thiết kế. Trường hợp sử dụng cốt thép xử lý nguội thay thế cốt thép cán nóng thì nhất thiết phải được sự đồng ý của cơ quan thiế kế và chủ đầu tư.



Bảng 7. Chiều dài nối buộc cốt thép

Loại cốt thép

Chiều dài nối buộc

Vùng chịu kéo

Vùng chịu nén

Dầm hoặc tường

Kết cấu khác

Đầu cốt thép có móc

Đầu cốt thép không có móc

Cốt thép trơn cán nón

40d

30d

20d

30d

Cốt thép có gờ cán nóng

40d

30d




20d

Cốt thép kéo nguội

45d

35d

20d

30d

-d: đường kính thanh thép

-phải đảm bảo yêu cầu: không được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéokhông nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu nén

16.8.6 Lớp che phủ cốt thép:

Bê tông che phủ cốt thép sẽ tương đương hoặc lớn hơn lớp che phủ trong bản vẽ theo mức độ được cho phép

Khi lớp che phủ nhỏ hơn quy định, hạng mục công việc này sẽ được sửa chữa hoặc loại bỏ theo yêu cầu của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.


    1. Công tác cốp pha cho bê tông:

Tiêu chuẩn tham chiếu: TCVN 4453-95, hoặc tương đương.

16.9.1 Điều khoản chung:

Nhà thầu sẽ chỉ ra cao độ và mặt cắt cho công việc xây dựng, tất cả các cao độ và mặt cắt sẽ được bảo vệ đến tận khi công trình đã hoàn thành.

Cốp pha sẽ được dựng chắc chắn để chịu được tải trọng bên trên chúng được tạo ra bởi bê tông tươi, các thiết bị rung, ... và các trọng lực khác đặt trên trong quá trình chế tạo bê tông trên công trường.

16.9.2 Cốp pha và ván khuôn:

Nhà thầu sẽ nộp các bản vẽ chi tiết của cốp pha với đẩy đủ những tính toán theo quy định cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát phê duyệt.

Những phần chống đỡ trên mặt đất sẽ được lắp đặt chắc chắn trên bệ được thiết kế để tránh lún, các mố nối trong cốp pha cho các bề mặt trần sẽ liền nhau hoặc tạo nên một kiểu liên tục.

Tất cả các mối nối trong cốp pha bao gồm cả cốp pha cho các mối nối xây dựng sẽ kín không cho đá và xi măng lọt ra ngoài. Khi cốt thép đi qua cốp pha, cốp pha phải được làm kín tại các vị trí đó.

Cốp pha phải được thiết kế sao cho có thể dịch chuyển ra khỏi nơi làm việc dễ dàng mà không làm hại đến bề mặt bê tông, nó cũng có các phần cho sửa chữa nhỏ về vị trí, nếu thấy cần thiết, để đảm bảo vị trí chính xác của các bề mặt bê tông. Việc di chuyển vị trí của cốp pha và lún vì trọng lực của bê tông tươi cũng sẽ được cho phép nơi cần thiết.

Cốp pha sẽ không được sử dụng lại sau khi đã bị khuyết tật mà có thể làm hư hại đến bề mặt của bê tông.

Các phần bê tông đúc sẵn định ra cho công trình, hoặc do Nhà thầu dự định và được Chủ đầu tư và Bên Giám sát đồng ý, sẽ đựoc làm theo mức độ chính xác theo quy định trong các tiêu chuẩn Việt Nam tham chiếu.

16.9.3 Chuẩn bị Cốp pha và ván khuôn:

Trước khi đổ bê tông vào vị trí cốp pha, cốp pha phải được làm sạch và được quét một lớp chống dính. Lớp này sẽ hoặc là một loại dầu phù hợp trộn với dung dịch ướt, nhũ tương nước trong dầu hoặc là dầu nhớt chứa các dung dịch hoá học. Nhà thầu sẽ không sử dụng nhũ tương dầu trong nước hoặc bất kỳ chất chống dính nào gây ra nhuộm màu hoặc phai màu của bê tông, các hố khí trên bề mặt bê tông hoặc làm chậm quá trình hình thành bê tông.

Trong trường hợp cần thiết phải cố định cốt thép trước khi đặt cốp pha, sẽ tiến hành việc chuẩn bị bề mặt của cốp pha trước khi đưa chúng vào vị trí. Nhà thầu sẽ không được phép để cốt thép bị làm bẩn bởi chất chống dính của cốp pha.

Trước khi đổ bê tông, tất cả các bui bặm, mảnh vỡ xây dựng và các tạp chất khác sẽ được mang ra ngoài khu vực đổ.

Trước khi đổ bê tông, tất cả các nêm và các phương tiện gá khác sẽ giữ cốp pha không di chuyển trong quá trình đổ và Nhà thầu sẽ luôn theo dõi cốp pha trong quá trình đổ để đảm bảo rằng không có sự di chuyển nào.

16.9.4 Tháo dỡ cốp pha và ván khuôn:

Cốp pha sẽ được tháo dỡ cẩn thận mà không làm ảnh hưởng tới bê tông. Sẽ không tháo dỡ cốp pha nào cho đến khi mà bê tông đã có đủ cường độ để chịu được mọi ảnh hưởng có thể xảy ra.

Cốp pha có thể được tháo dỡ khỏi các bề mặt khi bê tông đã đạt được cường độ theo quy định, với điều kiện cường độ đạt được được xác định bằng cách làm các thử nghiệm trên các khối mẫu thử nghiệm và bảo dưỡng trong cùng một điều kiện như bê tông trên công trường.

Sự phù hợp với yêu cầu sẽ không làm giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà thầu phải hoãn việc tháo dỡ cốp pha đến tận khi việc tháo dỡ có thể được hoàn thành mà không làm ảnh hưởng tới bê tông.



16.9.5 Sai lệch cho phép đối với cốp pha đà giáo đã lắp dựng xong:

Cốp pha và đà giáo khi lắp dựng xong được kiểm tra theo các yêu cầu và các sai lệch không được vượt quá các trị số ghi trong Bảng 2.



Bảng 2.Sai lệch cho phép đối với cốp pha đà giáo đã lắp dựng xong

Stt

Tên sai lệch

Mức cho phép(mm)

1

Khoảng cách giữa các cột chống cốp pha, cấu kiện chịu uốn và khoảng cách giữa các trụ đỡ giằng ổn định, neo và cột chống so với khoảng cách thiết kế




a

Trên mỗi mét dài

25

b

Trên toàn bộ khẩu độ

75

2

Sai lệch mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chúng so với chiều thẳng đứng hoặc độ nghiêng thiết kế




a

Trên mỗi mét dài

5

b

Trên toàn bộ chiều cao kết cấu







- Móng

20




- Tường và cột đỡ tấm sàn toàn khối có chiều cao dưới 5m

10




- Tường và cột đỡ tấm sàn toàn khối có chiều cao trên 5m

15




- Cột khung có liên kết bằng dầm

10




- Dầm và vòm

5

3

Sai lệch về trục cốp pha so với thiết kế




a

Móng

15

b

Tường và cột

8

c

Dầm xà và vòm

10

d

Móng dưới các kết cấu thép

Theo quy định của thiết kế

4

Sai lệch trục cốp pha trượt, cốp pha leo và cốp pha di động so với công trình

10

16.9.6 Tháo dỡ cốp pha đà giáo:

Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông;

Các bộ phận cốp pha đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đóng rắn (như cốp pha thành bên của dầm, cột, tường) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá trị cường độ trên 50N/cm2;

Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của các kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống), nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá trị cường độ ghi trong Bảng 3;

Các kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật;

Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau:



  1. Giữ lại toàn bộ đà giáo ở các tấm sàn kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông;

  2. Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn phía dưới và giữ lại các cột chống an toàn cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m;

Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốp pha đà giáo cần được tính toán theo cường độ bê tông đã đạt, loại kết cấu và các đặc trưng về tải trọng để tránh các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu;

Việc chất toàn bộ tải trọng lên các kết cấu đã tháo dỡ cốp pha đà giáo chỉ được thực hiện khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế.



Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương