Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015


Bảng 3. Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ cốp pha đà giáo chịu lực(%R28) khi chưa chất tải



tải về 1.69 Mb.
trang12/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.69 Mb.
#11889
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Bảng 3. Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ cốp pha đà giáo chịu lực(%R28) khi chưa chất tải

Loại kết cấu

Cường độ bê tông tối thiểu cần đạt để tháo dỡ cốp pha, %R28

Bản, dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m

50

Bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2m-8m

70

Bản, dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m

90

16.9.7 Sửa chữa các mặt không đạt yêu cầu:

Nếu trong quá trình tháo dỡ cốp pha thấy bề mặt bê tông có lỗi hoặc không đạt yêu cầu, Nhà thầu sẽ không được sửa lỗi đó trước khi Bên Giám sát kiểm tra và nhận được thông báo hướng dẫn từ Bên Giám sát và Chủ đầu tư.

Tại những vùng rỗ tổ ong mà Bên Giám sát và Chủ đầu tư đồng ý có thể được sửa chữa phải đục đến phần bê tông chắc chắn hoặc quá hơn 75mm. Trong trường hợp khu vực bê tông cốt thép phải đục tới sau cốt thép 25mm hoặc quá hơn 75mm, các lỗ đục phải có cạnh vuông góc với bề mặt bê tông. Sau khi làm sạch bằng nước, một lớp xi măng mỏng lỏng sẽ được quét lên mặt bê tông trong các lỗ và sau đó nó sẽ được đổ ngay lập tức bằng bê tông cùng loại nhưng với đá có kích thước nhỏ hơn 20mm, sẽ được đổ đến điểm của cạnh trên cùng của lỗ. Sau bẩy ngày, bê tông trên miệng lỗ sẽ được đục bỏ và mặt sẽ trở nên bằng phẳng.

Sửa chữa các khuyết tật bê tông đã hoàn thành trong các kết cấu có nước sẽ chỉ được tiến hành với sự chấp thuận của Bên Giám sát và Chủ đầu tư.

Những hiện tượng không bình thường của bề mặt ngoài hạn chế của sai số trong TCVN 4453-87 sẽ được làm lại bằng phẳng theo cách và mức độ do Bên Giám sát và Chủ đầu tư hướng dẫn.

Những khiếm khuyết khác ngoài những điều đã nói ở trên sẽ được xử lý theo hướng dẫn của Bên Giám sát.



    1. Công tác thi công lắp đặt hệ thống điện:

Tiêu chuẩn tham chiếu TCVN 9207:2012: Đặt đường dẫn điện trong nhà và công trình ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 9206:2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXD 263 - 2002: Tiêu chuẩn lắp đặt cáp cho các công trình công nghiệp

TCXDVN 46 - 2007: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.



16.10.1 Các hướng dẫn kỹ thuật về điện và các TCVN tham chiếu:

16.10.1.1 Lắp đặt đường dẫn điện trong nhà và công trình

1.1 Hệ thống điện phải độc lập về cơ và điện đối với các hệ thống khác.

1.2 Mối nối hoặc rẽ nhánh cáp điện phải đảm bảo tiêu chuẩn dẫn điện như một dây dẫn và không chịu lực tác động bên ngoài.

1.3 Dây dẫn cáp điện( trừ trường hợp dự phòng ) cho phép đặt chung trong ống thép và các ống loại khác có độ bến cơ học tương tự trong các máng, hộp, mương trong kết cấu xây dựng nhà khi:

- Tấc cả các mạch cùng một tổ máy.

-Các mạch động lực và mạch kiểm tra của một số bản điện, tủ điện, bảng và bàn điều khiển có liên quan đến công nghệ;

- Mạch cấp điện cho đèn phức tạp;

- Mạch của một số nhóm thuộc cùng một dạng chiếu sáng( chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố) với số dây dẫn không quá 8;

1.4 Các mạch điện dự phòng cũng như các mạch điện chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố không được đặt chung trong một ống, một hộp hay một máng;

1.5 Khi đặt 2 hay nhiều dây ttrong cùng một ống đường kính của ống không được nhỏ quá 11mm;

1.6 Khi đặt ống luồn dây dẫn hoặc cáp điện phải đảm bảo có độ dốc đủ để nước chạy về phía thấp nhất và thoát ra ngoài; không để nước thấm vào hoặc động lại trong ống;

1.7 Cho phép dùng ống bẹt, hình bầu dục nhưng phải đảm bảo đường kính lớn của ống không lớn quá 10 % đường kính nhỏ của ống;

1.8.Để lớp cách điện của dây dẫn không bị hỏng do cọ sát với miệng với ống phải dũa tròn miệng ống hoặc lắp thêm phụ tùng đệm, các phụ tùng nối ống không chụi các lực tác động bên ngoài;

1.9 các hộp nối dây hoặc cáp hộp rẽ nhánh, đường kính ống luồn dây dẫn, luồn cáp điện cũng như số lượng và bán kính uốn cong đoạn ống phải đảm bảo luồn và thay thế dây dẫn, cáp điện dễ dàng;

1.10 Tấc cả mối nối và rẽ nhánh dây dẫn, cáp điện phải được thực hiện trong hộp nối dây, hộp rẽ nhánh;

1.11 Các hộp nối dây và hộp rẽ nhánh dây dẫn , cáp điện phải đảm bảo an toàn về điện và phòng cháy . Cấu tạo hộp và vị trí đặt phải dễ dàng kiểm tra sữa chữa khi cần thiết;

1.12 Khi dây dẫn hoặc cáp điện xuyên móng,tường , trần nhà phải đặt trong ống thép hoặc ống có độ có độ cứng tương tự, đường kính trong của ống phải lớn hơn 1.5 lần đường kính ngoài của dây dẫn hoặc cáp điện khi đặt hở;

1.13. Khi đường dẫn đi qua khe lún, khe co dãn,phải có biện pháp chống hư hỏng;

1.14. Khi dùng dây thép treo cáp điện, chỉ được cho dây treo chịu một lực không quá 1/4 ứng lực làm đứt dây đó;

16.10.1.2 Lắp đặt đường dẫn điện hở trong nhà

1. Dây dẫn bọc cáp điện không có võ bảo vệ đặt hở trực tiếp trên các bề mặt,puly, sứ đỡ, kẹp , treo dây căng trên dàn trên máng ...phải được thực hiện như sau:

- Khi điện áp trên 42 V trong phòng ít nguy hiểm và khi điện áp đến 42 V trong phòng bất kỳ, phải đặt ở độ cao ít nhất là 2.5m so với mặt sàn và mặt bằng làm việc.

- Khi điện áp trên 42 V trong phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm phải đặt độ cao ít nhát 2.5 m so với mặt sàn hoặc mặt bằng làm việc;

Khi đường dẫn điện đi xuống công tắc đèn, ổ cắm điện, thiết bị điều khiển và bảo vệ, bảng tủ điện, đèn và các thiết bị dùng khác đặt ở trên tuờng không phải thực hiện các yêu cầu trên;

1.2 Khi đặt hở, dây dẫn và cáp điện có vỏ bảo vệ bằng vật liệu cháy , dây dẫn và cáp điện không có võ bảo vệ khoảng cách từ vỏ dây dẫn cáp điện đến bề mặt đặt, các kết cấu, các chi tiết bằng vật liệu cháy ít nhất 10mm. Khi không đảm được khoảng cách trên phải ngăn cách bằng lớp vật liệu không cháy ( vữa ximăng, firôximăng....) ít nhất 10 mm.

1.3. Ở những chỗ buộc dây dẫn, phải dùng vải nhựa băng dính quấn dây dẫn để tránh dây buộc làm hỏng lớp cách điện dây dẫn. Buộc dây dẫn vào puly sứ đỡ phải dùng dây thép mềm không rĩ, dây đồng mềm hoặc các loại dây khác có độ bền tương tự và không bị hỏng do tác động của môi truờng.

1.4. Khi ống và hộp bằng vật liệu cháy đặt hở trên bề mặt các cấu kiện, các chi tiết bằng vật liệu cháy hoặc khó cháy, khoảng cách từ ống (hộp) đến các bề mặt nói trên không được nhỏ quá 10mm;

1.5.Ống luồn cáp không được được uốn thành góc nhỏ quá 900 . Bán kính cong đoạn ống không được nhỏ quá các trị số sau:

- Khi ống đặt kín, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 10 lần đường kính ngoài của ống

-Khi ống đặt hở và mỗi đoạn ống chỉ có mỗi chỗ uốn, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 4 lần đường kính ngoài của ống;

- Khi cáp điện cách điện bằng cao su có vỏ bọc ngoài bằng chì hoặc nhựa tổng hợp đặt trong ống thép, bán kính uốn cong phải lớn hơn hoặc bằng 10 lấn đường kính ngoài của cáp điện. Cáp điện có vỏ bằng thép bằng thép, nhôm,bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 15 lần đường kính ngoài của cáp điện.

1.6. Khi dây dẫn bọc cách điện và cáp điện có hoặc không có vỏ bảo vệ giao chéo với đường ống phải đảm bảo khoảng cách nhỏ quá 50mm, với đường dẫn nhiên liệu lỏng và khí đốt nhỏ quá 100m. Khi không đảm bảo khoảng cách trên phải tăng cường bảo vệ dây dẫn và cáp điện chống các tác động về cơ lý , cáp điện được tăng cường ít nhất 250 mm về mỗi phía của đường ống.

1.7 Khoảng cách giữa dây dẫn và cáp điện với đường ống khi song song với nhau không nhỏ quá 100mm, với đường dẫn nhiên liệu, chất lỏng dễ cháy hoặc khí đốt không nhỏ quá 400mm.

16.10.1.3 Lắp đặt đường dẫn điện kín trong nhà

1.1 Dây dẫn có vỏ bảo vệ và cáp điện, vỏ bằng vật liệu cháy, dây dẫn và cáp điện không có vỏ bảo vệ khi đặt trong các rãnh kín , trong các kết cấu xây dựng bằng các vật liệu cháy hoặc dưới các lớp gỗ ốp tường ....phải được ngăn cách về mọi phía bằng một lớp vật liệu không cháy.

1.2, Khi đặt kín các ống, hộp bằng vật liệu khó cháy trong các hốc kín, các lỗ hổng của các kết cấu xây dựng, các ống, hộp phải được ngăn cách về mội phía với các bề mặt của các cấu kiện, chi tiết bằng vật liệu cháy bởi một vật liệu không cháy dầy ít nhất là 10mm.

1.3 Ở những phòng dễ cháy, cũng như các phòng có vật liệu dễ cháy, trên mặt tường, vách ngăn, trần và mái nhà cùng các kết cấu xây dựng dễ cháy, các ống cách điện cháy được và dây dẫn phải được đặt trong lớp vật liệu không cháy( Amiăng ,firoximăng...) dầy ít nhất 3 mm hoặc trong lớp vữa trát dầy ít nhất 5 mmvà vượt ra mỗi bên ống hoặc dây dẫn ít nhất 5mm.

1.4. Cấm đặt dây dẫn, cáp điện trong ống thông hơi. Ở chỗ dây dẫn, cáp điện giao chéo với ống thông hơi phải đặt dây dẫn, cáp điện trong ống thép hoặc trong ống firoximang, sành, sứ ....

1.5 Khi đặt ống luồn dây dẫn, cáp điện trong các kết cấu xây dựng đúc sẵn hoặc các kết cấu bêtông liền khối phải nối ống bằng ren răng hoặc hàn thật chắc chắn.

1.6. Cấm đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bảo vệ nằm trực tiếp trong hoặc dưới các lớp vữa tránh tường, trần nhà hoặc ở những chỗ có thể đóng đinh hoặc đục lỗ.

1.7. Cấm đặt đường dây dẫn điện ngầm trong tường chịu lực(nằm ngang) khi bề sâu rãnh chôn lớn quá 1/3 bề dày tường.

16.10.1.4 Lắp đặt đường dẫn điện trong tầng áp mái

1.1 Trong tầng giáp mái cho phép đường dẫn điện rẽ nhánh tới các thiết bị đặt ở ngoài nhưng phải dùng ống thép đặt hở hoặc đặt kín trong tường và mái bằng vật liệu không cháy.

1.2. Trong tầng giáp mái phải thực hiện việc nối dây hoặc rẽ nhánh trong các hộp hoặc rẽ nhánh bằng kim loại.

1.3. Thiết bị điều khiển, bảo vệ đèn chiếu sáng và các khí cụ điện khác của tầng giáp mái phải đặt bên ngoài

1.4. Dây dẫn, cáp điện xuyên qua trần nhà bằng vật liệu cháy, dễ cháy lên tầng giáp mái, phải luồn trong ống cách điện bằng vật liệu không cháy.

15.14.1.5 Lắp đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình

1.1. Cấm đặt trạm biến áp ở trong hoặc sát kề nhà ở , nhà bệnh nhân, và nhà điều trị của bệnh viện, nhà an dưỡng ,phòng học.

1.2 Cấm đặt bảng ( hộp, tủ ) ở dưới hoặc trong nhà xí tắm, phòng tắm, nhà bếp, chỗ rửa chân tay, phòng giặt, phòng có hoá chất

1.3. Trong các phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm khi dùng đèn điện để chiếu sáng chung với bóng đèn nung sáng, bóng đèn thuỷ ngân câo áp, bóng đèn halogen,bóng đèn natri nếu độ cao đặt đèn so với mặt sàn hoặc mặt bằng làm việc nhỏ hơn 2.5m, phải có cấu tạo tránh va chạm với bóng đèn khi không dùng các dụng cụ đồ nghề để tháo mở đèn. Dây điện đưa vào đèn phải luồn trong ống bằng kim loại và phải dùng cáp có vỏ bảo vệ, hoặc cáp điện cho bóng nung sáng .

1.4. Trong các phòng vệ sinh xí tắm của căn hộ đặt các đèn ở phái trên cửa đi.

1.5 Móc treo đèn đặt ở trần nhà phải được cách điện bằng ống nhựa, ghen nhựa hoặc bằng các vật liệu cách điện tương đương.

1.6 . Cấm đặt ổ cắm điện trong các phòng vệ sinh.

1.7. Trong các trường học phổ thông cơ sở, trường mẫu giáo, nhà trẻ và các nơi dành cho thiếu nhi sử dụng ổ cắm điện phải đặt cao 1.7m.

1.8.Trong các phòng của nhà ở các loại, ổ cắm điện đặt cao cách sàn 1.5m.

16.10.1.7 Lắp đặt hệ thống chống sét cho các công trình

1.1 Đai hoặc lưới thu sét dùng để chống sét đáng thẳng đặt trên các cọc đỡ bằng thép tròn hoặc thép dẹp cứ cách nhau 1 đến 1.5m phải có một cọc đỡ và khoảng cách từ đai hoặc lưới thu sét đến mái công trình nhỏ hơn 60mm đồng thời có biện pháp chống dột cho mái, không phá hoại lớp chống thấm hoặc cách nhiệt của mái; không cản trở thoát nước mưa của mái; khi băng qua khe lún phải có đoạn co dãn uốn cong khoảng 100 đến 200mm.

1.2 Dây xuống và dây nối dọc theo tường phải có các cọc đỡ, khoảng cách giữa các cọc đỡ không được lớn hơn 1.5 m khoảng cách từ dây xuống đến mặt tường không nhỏ hơn 50mm.

1.3. Dây xuống đặt ở vị trí ít người và gia súc qua lại, khoảng cách từ dây xuống đến mép các cửa ra vào, cửa sổ không được nhỏ hơn 1.5m. Đối với công trình tập trung nhiều trẻ em phải cách 5m.

1.4. Nhữmg vị trí người và gia súc có thể tiếp xúc đoạn dây xuống từ mặt đất đến độ cao 2.5m phải đặt trong ống cách điện.

1.5 Bộ phận nối đất tuyệt đối không được sơn cách điện, hắc ín hoặc nhựa đường.

1.6.Bộ phận nối đất phải cách móng công trình tối thiểu 3m.


    1. Công tác thi công hệ thống Cấp nước:

Các công việc bao gồm nhưng không giới hạn như sau:

Tuyến công trình và các công trình trên tuyến phải dược Nhà thầu định vị trên công trường trước khi triển khai bất cứ công tác nào khác, sự định vị này phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư, Bên Giám sát và Nhà thầu tư vấn thiết kế, cần thiết phải lập một biên bản thống nhất giữa các bên. Bất cứ sự điều chỉnh nào so với thiết kế đã được phê duyệt đều cần phải có biên bản và nêu rõ sự thay đổi. Việc triển khai thực hiện công việc chỉ được làm sau khi nhận được sự chấp thuận của Bên Giám sát và Chủ đầu tư.

16.11.1 Tổng quát:

Tiêu chuẩn tham chiếu:

TCVN 4591:1998: Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình. Quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 5576:1991: Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật



16.11.2 Công tác đào hố móng:

Móng cống phải được đào theo đúng yêu cầu như trong bản vẽ thiết kế, theo đúng điều khoản của Công tác Đất đã miêu tả. Trong mọi trường hợp, cách cao độ yêu cầu 0.3m hố móng phải được đào và chỉnh sửa đến cao độ yêu cầu bằng thủ công. Công tác này sẽ phải được kiểm tra nghiệm thu trước khi làm nhưng công tác tiếp theo, công tác nghiệm thu này được lập theo quy định theo mẫu của Nghị định 209 Chính phủ.



16.11.3 Các yêu cầu về thiết bị, đường ống, phụ tùng:

Các thiết bị được chết tạo sẵn tại nhà máy như van khoá, van điều chỉnh, ... cần phải được kiểm tra tại nhà máy sản xuất đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn Nhà nước(các tài liệu chứng minh chất lượng sản phẩm)

Ống bằng thép phải đảm bảo chất lượng theo thiết kế đã được phê duyệt, các vật liệu này cần phải có Catalogue và các hướng dẫn sử dụng đi kèm

Ống bằng HDPE được sử dụng cho công trình cần phải có Catalogue, hướng dẫn sử dụng và các thông số kỹ thuật đính kèm, và phải được đảm bảo rằng là phù hợp với chất lượng thiết kế đã được phê duyệt

Tất cả vật tư, thiết bị hoặc dụng cụ phục vụ gói thầu phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành hoặc các tiêu chuẩn tương đương chấp thuận được, không có khuyết tật, phải được dán nhãn của nhà sản xuất, cơ quan sản xuất hoặc cung ứng, phải được đánh dấu và xác nhận xuất xưởng tại cơ sở chế tạo. Việc dán nhãn và đánh dấu tại hiện trường sẽ không được chấp thuận

16.11.4 Công tác chuẩn bị gia công phụ tùng, chi tiết, đường ống:

Nối các chi tiết và phụ tùng ống thép phải thực hiện bằng ren hoặc hàn, yêu cầu về ren tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4519:1988

Nối các chi tiết và phụ tùng ống HDPE phải được thực hiện theo các quy định của nhà sản xuất đi kèm theo vật liệu sử dụng. Các giải pháp hàn hay uốn cong ống cần phải có một quy trình thực hiện đề xuất với Chủ đầu tư và Bên Giám sát trước khi tiến hành, giải pháp này phải đảm bảo rằng nó không làm ảnh hưởng đến chất lượng ống trong quá trình lắp đặt, thi công

Các chi tiết chế tạo từ ống phải đảm bảo rằng đã được làm sạch gờ mép bên trong và bên ngoài trước khi thực hiện công việc tiếp theo.



16.11.5 Các yêu cầu cơ bản đối với công tác thi công lắp đặt:

Trước khi lắp đặt đường ống phải kiểm tra xem bên trong đường ống có sạch hay không, những phần để hở tạm thời phải có nút tạm, không được nút bằng những vật liệu có thể phương hại đến chất lượng nước sau khi công trình đi vào sử dụng

Đảm bảo tuân thủ theo đúng độ dốc của thiết kế, các ống cần phải được cố định một cách chắc chắn, để đảm bảo rằng, trong quá trình lấp đất đường ống hoặc thi công lắp đặt các phụ tùng đi kèm không làm sai lệch vị trí như đã định

Tại những góc ngoặt của tưyến ống, đối với ống thép được giải quyết bằng các cút 90 hoặc uốn ống, đối với ống thép tráng kẽm chỉ được uốn ở trạng thái nguội; bán kính nhỏ nhất của cung uốn cho phép bằng 1.5 đường kính trong ống

Đối với ống HDPE cần tuân thủ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất

Công tác lấp đất đường ống:

San lấp ống đợt 1:

Chỉ tiến hành sau khi có sự đồng ý của Chủ đầu tư và bên Giám sát, vật liệu san lấp được đổ với chiều dày mỗi lớp <150mm và liên tục cả hai bên ống một cách cẩn thận, đầm nén bằng thủ công hoặc bằng đầm cóc và kiểm tra độ chặt đạt yêu cầu thiết kế thì mới được tiến hành các lớp tiếp theo. Lớp này được lấp phủ lên trên mặt trên của ống một độ dày là 150mm thì dừng lại.

San lấp ống đợt 2:

Chỉ tiến hành sau khi được sự đồng ý của chủ đầu tư, vật liệu san lấp được lấp đều đặn với độ dày mỗi lớp không quá 200mm, đầm nén bằng thù công hoặc đầm cóc, kiểm tra độ chặt đạt yêu cầu thì mới tiến hành thi công lớp tiếp theo.

Chỉ đầm bằng máy khi phần san lấp cách đỉnh ống>500mm. Kết quả công việc hoàn thành được nghiệm thu và được sự đồng ý của Chủ đầu tư và bên Giám sát.



16.11.6 Công tác nghiệm thu đường ống:

Công tác nghiệm thu tính kín của đường ống phải được tiến hành nghiệm thu trước khi lấp đất đường ống và trong tình trạng đường ống đã được neo giữ đảm bảo cho công tác kiểm tra

Có thể kiểm tra nghiệm thu tính kín của đường ống bằng phương pháp tạo áp lực nước hoặc hơi tuỳ thuộc vào quy trình đề xuất của Nhà thầu, tuy nhiên, nó không được trái với các quy định hiện hành của Nhà nước, phải được Chủ đầu tư và Bên Giám sát chấp nhận

Nhà thầu phải thiết lập một bản Phương pháp, quy trình thi công và nghiệm thu các công việc hạng mục xây lắp (đặc biệt là các quy trình nghiệm thu), trình Chủ đầu tư và Bên Giám sát chấp thuận chậm nhất là 10 ngày trước khi triển khai thi công

Yêu cầu về công tác thử độ kín đường ống có thể được thực hiện như dưới đây:

16.11.7 Công tác kiểm tra độ kín đường ống:

Trừ phi có những yêu cầu khác đi, thời gian để kiểm tra độ kín đường ống phải tối thiểu là trong 4 giờ đồng hồ. Nhà thầu phải có sự quản lý, kiểm soát quá trình chuẩn bị áp lực cho sự kiểm tra trước khi thực hiện cuộc kiểm tra cuối cùng để xác định một cách chính xác sự rò rỉ của đường ống đã lắp đặt.

Hệ thống đường ống sẽ phải được kiểm tra sự rò rỉ ở những mức độ khác nhau, tỷ lệ rò rỉ sẽ được kiểm soát trong cùng một thời gian như nhau cũng như là áp lực nước cho công tác thử cho mỗi lần là giống nhau. Tỷ lệ rò rỉ đã được xác định như là lượng nước mà nó phải cung cấp trong từng hệ thống đường ống ngầm riêng biệt để duy trì một áp lực gấp 5(năm) lần psig( psig: áp lực thử trung bình trong suốt thời gian kiểm tra sự rò rì đường ống) của áp lực nước cụ thể sau khi hệ thống đã tìm thấy lỗ rò và đã xử lý xong lỗ rò. Nhà thầu sẽ phải thiết lập một báo cáo kết quả của mỗi lần thử cũng như việc phải ghi ngày tháng thực hiện công tác thử ký xác nhận công việc này.

Sự rò rỉ lớn nhất cho phép được xác định bởi công thức sau:

L=(N*D*(P)^1/2))/7.400

Trong đó:

L= Sự rò rỉ có thể chấp nhận được(GPH)-galon/h

N= Số điểm nối ống trên chiều dài đường ống thực hiện phép thử

D= Đường kính danh nghĩa của ống cấp nước(inches)

P= Áp lực trung bình trong suốt thời gian thử(psig)

Nếu sự rò rỉ vượt quá mức độ rò rỉ cho phép, việc sửa chữa đường ống bằng các vật liệu mới và công tác thử nghiệm được lặp lại cho đến khi đạt được yêu cầu với những kết quả hài lòng.


    1. Công tác thi công lắp đặt Bê tông đúc sẵn:

16.12.1 Tổng quát:

Các công tác bao gồm nhưng không giới hạn như sau:

Một quy trình thi công; thiết bị phục vụ thi công và một biện pháp đảm bảo chất lượng của công tác thi công được thiết lập và đệ trình Chủ đầu tư cũng như Bên Giám sát tối thiểu là trước 15 ngày trước khi triển khai thi công. Chỉ được tiến hành triển khai thi công sau khi Quy trình thi công đã được chấp thuận, mọi sự thay đổi điều chỉnh chỉ có giá trị sau khi đã được Chủ đầu tư và Bên giám sát chấp thuận đồng ý.

Tiêu chuẩn tham chiếu:

TCVN 9115:2012 Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 4055:2012 Tổ chức thi công

Trước khi thi công lắp ghép công trình bằng các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn lắp ghép, trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng, phải lập thiết kế tổ chức xây dựng; trong giai đoạn lắp ghép, phải lập thiết kế thi công

Nội dung, quy trình trình tự lập tổ chức xây dựng và thi công phải tuân theo tiêu chuẩn” Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng, thiết kế thi công”

Để đảm bảo chất lượng công tác lắp ghép kết cấu bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn, phải tiến hành kiểm tra trong tất cả các công đoạn của quá trình lắp ghép theo quy định của tiêu chuẩn” Tổ chức thi công TCVN 4055:2012”

16.12.2 Những quy định chung:

Những vấn đề sau phải được chú ý đến trong quá trình thiết lập Quy trình thi công cho công tác này:

- Phương tiện cầu lắp; Trình tự lắp dựng kết cấu; Những biện pháp bảo đảm độ chính xác cho công tác lắp ghép; Biện pháp đảm bảo thi công xen kẽ giữa lắp kết cấu và lắp các thiết bị công nghệ, thiết bị kỹ thuật khác liên quan của Gói thầu; Bảo đảm sự đồng bộ của quá trình lắp ghép.

- Các thiết bị phục vụ công tác lắp dựng của Gói thầu phải được lựa chọn tính toán phù hợp, có thể chú ý đến một số vấn đề sau: Kích thước trọng lượng của kết cấu; Hình dạng, kích thước công trình; Đặc điểm của khu vực thi công…

- Biện pháp, phương án cho việc an toàn lao động, an toàn cho công trường, an toàn giao thông trong khi thực hiện thi công lắp dựng cũng như tháo dỡ các kết cấu liên quan

16.12.3 Công tác chuẩn bị vật liệu, máy móc...và nghiệm thu sản phẩm đúc sẵn:

Các kết cấu, vật liệu đúc sẵn vận chuyển đến công trường phải phù hợp với thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước về loại sản phẩm này. Đối với những kết cấu không có trong tiêu chuẩn Nhà nước, phải đảm bảo phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật do thiết kế quy định về chế tạo các loại sản phẩm đúc sẵn phi tiêu chuẩn. Những sản phẩm không đáp ứng sẽ được loại và ngay lập tức phải được vận chuyển ra khỏi khu vực công trường đang thi công.

Các cấu kiện phải được nghiệm thu ban đầu, được tuân thủ theo những quy định sau:

+ Cường độ của sản phẩm xuất xưởng phải phù hợp với quy định của thiết kế. Nếu thiết kế nào không quy định cường độ bê tông của sản phẩm xuất xưởng thì phải tuỳ thuộc vào công dụng của kết cấu, điều kiện lắp dựng và thời hạn chất tải mà quyết định, nhưng không được nhỏ hơn 70% mác thiết kế của bê tông theo cường độ nén. Cường độ bê tông của sản phẩm phải do thí nghiệm xác định

+ Hình dạng bên ngoài của kết cấu không được biến dạng, sứt mẻ, phải đảm bảo kích thước thiết kế, mức độ chính xác vị trí của các khe, các chỗ lõm, hốc,… các vị trí của các chi tiết đặt sẵn, cốt thép chờ, chi tiết định vị, các móc cẩu, các rãnh đặt cốt thép căng sau, chất lượng các móc cẩu(tiết diện thép, chủng loại thép làm móc, sự biến dạng của móc khi xếp dỡ, vận chuyển….)….

+ Mặt ngoài của sản phẩm, nhất là những bộ phận đã được trang trí hoàn thiện trong xí nghiệp chế tạo không được có vết nứt, khe nứt, màu sắc và trang trí phù hợp với thiết kế.

Trên các cấu kiện đúc sẵn, phải đánh dấu trọng tâm, trục định vị, những cấu kiện của kết cấu cần tổ hợp do xí nghiệp chế tạo đánh dấu. Những cấu kiện không cần tổ hợp trước do đơn vị thi công đánh dấu. Các đường trục có thể được đánh dấu bằng khe rãnh, tiết diện hình tam giác hoặc dùng sơn vạch kẻ trên một chiều dài của trục. Những chỉ dẫn về việc đánh dấu các đường trục phải ghi rõ trong bản vẽ thi công. Ngoài ra, phải đánh dấu những điểm kê, vị trí móc cẩu.

Đối với những cấu kiện có mặt trên và mặt dưới khó phân biệt với nhau hoặc có cốt thép chịu lực không đối xứng, phải ghi chữ”trên” hoặc đánh dấu, để đặt đúng vị trí khi vận chuyển, xếp kho và lắp ghép.

Yêu cầu phải có một sự đầy đủ và đồng bộ theo yêu cầu của Gói thầu đã được đơn vị thi công đặt hàng từ Nhà máy chế tạo các cấu kiện đúc sẵn, kèm theo các chi tiết liên kết. Mác thép của các chi tiết kèm theo phải phù hợp với mác thép của các chi tiết liên kết đã đặt sẵn trong cấu kiện. Các chi tiế đặt sẵn và chi tiết liên kết không được có những khuyết tật như: khe nứt; các mép và đầu mút bị sứt vỡ ;…

Các bó thanh và cốt thép dùng để căng trong kết cấu ứng suất trước phải được cung cấp ở dạng thành phẩm đồng bộ cùng với thiết bị neo. Yêu cầu phải có phiếu ghi rõ ký hiệu mác, chiều dài bộ, đường kính và số lượng sợi trong bộ

Khi vận chuyển các cấu kiện đúc sẵn, phải tuân theo các yêu cầu sau:

+ Bốc xếp các cấu kiện đúc sẵn lên phương tiện vận chuyển hay xếp trữ trong kho bãi phải theo đúng sơ đồ giằng néo móc cẩu đã chỉ dẫn trong thiết kế. Việc xếp đặt phải đảm bảo đúng trình tự và vị trí quy định trong thiết kế

+ Các cấu kiện phải đặt ở tư thế đứng với thiết kế. Riêng các cột được phép vận chuyển ở tư thế nằm ngang. Các cấu kiện phải kê, tựa trên các tấm đệm, chèn lót chuyên dùng bằng gỗ và phải được đặt đúng quy định đã được đánh dấu trên cấu kiện. Bề dày của các tấm đệm, lót không được nhỏ hơn 30mm và chiều dài phần nhô ra ngoài nhỏ nhất là 20mm, tính từ cạnh ngoài cùng của cấu kiện

Khi xếp các cấu kiện đúc sẵn thành từng đống trên công trường, yêu cầu phải tuân thủ những yêu cầu sau:

+ Tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn của nhà sản xuất trong những Catologue đính kèm

+ Bảo đảm treo buộc từng cấu kiện và nâng, chuyển dễ dàng khi lắp ghép, không gây hư hỏng các cấu kiện bên cạnh

+ Chiều cao của đống xếp nhiều lớp phải được tuân thủ theo điều kiện kỹ thuật và điều kiện an toàn. Đồng thời phải được nêu rõ trong Quy trình đã được đề cập đến ở phần trên nhưng không được quá 2m

+ Chiều rộng lối đi giữa các đống không nhỏ hơn 0.7m, khoảng cách giữa các đống kề nhau không được nhỏ hơn 0.2m



16.12.4 Công tác lắp ghép cấu kiện:

Mỗi một loại cấu kiện bê tông đúc sẵn khác nhau, yêu cầu kỹ thuật cho những công tác này là khác nhau, tuy nhiên, ở đây chỉ nêu ra những yêu cầu chung nhất cho tất cả các cấu kiện. Trong Quy trình thi công được thiết lập bởi Nhà thầu sẽ phải được cụ thể hoá cho từng loại cấu kiện, và nó chỉ được tiến hành sau khi đã nhận được sự phê chuẩn của Chủ đầu tư; Bên Giám sát và các bên liên quan.

Chỉ được lắp ghép những cấu kiện đảm bảo chất lượng(có chứng chỉ chứng minh rằng nó đảm bảo chất lượng: ví dụ như chứng chỉ xuất xưởng của nhà máy chế tạo…), chứng chỉ kiểm tra, phải ghi rõ kích thước hình học, chất lượng cấu kiện,…. Tất cả những số liệu này đều phải phù hợp với thiết kế;

Chỉ được phép lắp ghép cấu kiện khi đã đủ điều kiện hoàn công về các kết cấu chờ lắp ghép, ví dụ như: bản vẽ hoàn công móng; các gối đỡ; gối tựa… trong đó, phải có kết luận và sự đồng ý của người kiểm tra, nghiệm thu có thẩm quyền.

Trong quá trình lắp ghép, việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, công tác kiểm tra phải được ghi chép cẩn thận trong bản vẽ, trong nhật ký công trình. Việc lắp ghép chỉ được tiến hành sau khi đã nhận được sự đồng ý của Bên Giám sát, Chủ đầu tư, Thiết kế chấp thuận công tác trước nó là đảm bảo theo yêu cầu.

Trong quá trình lắp ghép phải đảm bảo độ cứng và độ ổn định kết cấu dưới tác động của trọng lượng bản thân, tải trọng lắp ghép, mưa, gió… Phải thực hiện đúng các quy định về kê, đệm, và liên kết các bộ phận cấu tạo. Việc lắp dựng các liên kết tạm để cố định các kết cấu lắp ghép, trong mọi trường hợp phải tuân thủ theo quy định và phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

Mác và độ sụt của vữa để lắp ghép phải đảm bảo theo thiết kế đã được chấp thuận, không được phép sử dụng vữa đã bắt đầu ninh kết. Nếu lớp vữa đệm đã ở trong giai đoạn liên kế, cần phải thay lớp vữa này bằng một lớp vữa mới sau đó mới được lắp đặt cấu kiện.

Chỉ được phép lắp đặt cấu kiện lên cột khi bê tông chèn chân cột đạt cường độ thiết kế. Nếu trong thiết kế không quy định thì cường độ bê tông chèn phải đạt 70% cường độ thiết kế.

Trong trường hợp đặc biệt, cho phép lắp đặt cấu kiện lên cột trước khi đổ bê tông chèn chân cột nhưng phải đảm bảo chất lượng thiết kế và phải có hướng dẫn cụ thể trong thiết kế thi công.

16.12.5 Công tác hàn và chống ăn mòn mố nối và các chi tiết đặt sẵn:

Công tác hàn nối phải tuân thủ theo các chỉ dẫn về hàn cốt thép hiện hành, đồng thời phải tuân thủ theo đúng Quy trình công nghệ hàn đã được thiết lập trong thiết kế thi công, có thể bao gồm như sau: Trình tự công tác hàn lắp ghép, phương pháp hàn, trình tự thực hiện các mố nối, chế độ hàn, đường kính và các que hàn, sợi hàn và các yêu cầu khác đối với vật liệu hàn

Tất cả các vật liệu hàn trước khi sử dụng phải được kiểm tra sơ bộ ban đầu, trong đó cần kiểm tra sự khác biệt giữa lí lịch và vật liệu. Loại que hàn, mác sợi hàn phải được chỉ dẫn trong thiết kế, và phải được áp dụng theo hướng dẫn công tác hàn cốt thép, mố nối và các chi tiết đặt sẵn trong quy phạm của Nhà nước.

Vật liệu que hàn phải được bảo quản trong điều kiện chống ẩm, chống bẩn và chống va đập khác mà nó có thể làm tổn hại đến chất lượng của liên kết hàn. Que hàn, sợi hàn, bột hàn trước khi hàn phải được sấy theo chỉ dẫn trong các điều kiện kỹ thuật và lí lịch của chúng, phải bảo quản riêng phần đã sấy với phần chưa sấy. Sợi hàn phải được làm sạch gỉ, dầu mỡ và các bụi bẩn khác/

Vật liệu hàn phải được chuyển đến nơi chốn thợ hàn làm việc theo số lượng cần thiết đủ cho một ca hàn, vật liệu tại nơi làm việc phải được bảo quản khô ráo, sạch sẽ.\

Các chi tiết hàn của cấu kiện lắp ghép phải được làm sạch gỉ ở cả hai mặt; các mối hàn trong quá trình hàn phải được bao che tránh mưa, gió hoặc bụi bẩn; sau khi hàn phải làm sạch xỉ hàn bám trên mối hàn. Sau khi hàn, phải lập biên bản nghiệm thu công tác khuất

Việc kiểm tra mối hàn, có thể sẽ được thực hiện như sau:

+ Kiểm tra vật liệu hàn, điều kiện bảo quản, sấy và thiết bị hàn cũng như tình trạng thiết bị hàn, nguồn điện, chất lượng lắp ghép chi tiết hàn, trình độ tay nghề thợ hàn.

+ Kiểm tra định kỳ việc thực hiện quy trình hàn;

+ Kiểm tra kích thước toàn bộ các mối hàn, thử nghiệm xác định cường độ mẫu hàn. Trong trường hợp đặc biệt có thể sẽ kiểm tra mối hàn bằng siêu âm

Vật liệu chống rỉ, biện pháp và trình tự thực hiện lớp chống rỉ cũng như việc bảo vệ lớp chống rỉ cần phải được thực hiện theo chỉ dẫn của thiết kế; Trước khi phủ lớp bảo vệ lên chi tiết đặt sẵn, mối liên kết, mối hàn, phải làm sạch xỉ, kim loại bám dính, bụi bẩn… trong quá trình phủ lớp bảo vệ phải đặc biệt chú ý sao cho lớp bảo vệ phủ kín các góc cạnh của chi tiết. Chất lượng lớp chống gỉ, lớp bảo vệ phải được kiểm tra theo quy phạm hiện hành của Nhà nước. Số liệu kiểm tra phải được ghi vào biên bản nghiệm thu công tác khuất.

16.12.6 Công tác Chèn kín các khe hở, hoàn thiện các mố nối:

Chỉ được phép tiến hành chèn kín các khe hở, hoàn thiện các mố nối sau khi đã kiểm tra và nghiệm thu các chi tiết nối, các liên kết hàn, chống gỉ các mối hàn và các chi tiết kim loại. Việc chèn kín các khe hở và hoàn thiện các mố nối phải tiến hành chính xác, bảo đảm các yêu cầu của thiết kế và chú ý đặc biệt là một số vấn đề sau đây:

+ Bảo đảm sự liền khối của mối nối

+ Bảo đảm cường độ của Bê tông(vữa) tại khe hở và mố nối

+ Bảo đảm cách âm cách nhiệt, chống thấm khí, ẩm, chống ăn mòn kim loại…

Vữa chèn kín các khe hở và mố nối phải được sản xuất bằng loại xi măng đông cứng nhanh hoặc xi măng pooclăng mác 400 trở lên. Mác vữa được quy định trong thiết kế, nhưng phải tuân theo các điều kiện sau:

+ Đối với mố nối chịu lực và bảo đảm độ cứng của kết cấu công trình, phải chèn bằng bê tông có mác không thấp hơn mác bê tông của kết cấu

+ Đối với mố nối không chịu lực thì được chèn kín bằng vữa có mác không nhỏ hơn 150

Trước khi đổ bê tông(hoặc phun vữa) chèn, cần phải kiểm tra độ chính xác lắp đặt, ván khuôn, độ chắc của giằng néo, các mố nối và khe hở phải được làm sạch, không còn bẩn và phải tưới bề mặt bê tông. Công tác đổ bê tông chèn, đầm bê tông, bảo dưỡng bê tông, công tác kiểm tra chất lượng phải được tiến hành theo đúng quy định của “Quy phạm kỹ thuật thi công và nghiệm thu các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối”Tỷ lệ cấp phối bê tông(vữa) chèn phải được xác định cụ thể bằng thí nghiệm.

Cường độ bê tông(vữa) tại mố nối trong thời gian tháo ván khuôn phải đạt yêu cầu thiết kế, hoặc ít nhất phải đạt được 25% cường độ thiết kế. Công tác đổ bê tông(vữa) chèn phải được ghi nhật ký một các cụ thể và chi tiết.



16.12.7 Công tác Kiểm tra nghiệm thu công việc lắp ghép:

Mục đích của công tác kiểm tra nghiệm thu công tác lắp ghép các kết cấu đúc sẵn: Xác định chất lượng kết cấu so với yêu cầu thiết kế; đánh giá chất lượng công tác lắp ghép; kiểm tra mức độ hoàn thành của công trình sau khi đã lắp ghép xong và khả năng được phép tiến hành công tác thi công những công việc tiếp theo; kịp thời sửa chữa các sai sót trong quá trình thực hiện.

Những vấn đề cần thiết phải tiến hành kiểm tra và nghiệm thu có thể là:

+ Mức độ chính xác của việc lắp ghép các cấu kiện, độ kín khít của chỗ tiếp giáp giữa các cấu kiện với nhau và với mặt tựa.

+ Chất lượng mối hàn và chất lượng đổ bê tông chèn kín mối nối và khe hở.

+ Sự nguyên vẹn của các cấu kiện và bộ phận lắp ghép.

+ Và những yêu cầu khác của thiết kế

Các công việc được coi là khuất phải nghiệm thu có thể như sau:

+ Lớp lót dưới móng tường, cột

+ Các móng trước khi đổ phần trên; các gối và mặt tựa của cấu kiện; các kết cấu khối lớn tổ hợp xong; hàn cốt thép chờ, hàn liên kết và các chi tiết đặt sẵn; căng cốt thép của kết cấu ứng suất trước; chống gỉ cho các chi tiết kim loại; chèn kín các khe hở và mố nối…

Khi nghiệm thu, phải lập biên bản theo mẫu quy định hiện hành về công tác kiểm tra và nghiệm thu trong xây dựng cơ bản.

Việc kiểm tra nghiệm thu chỉ tiến hành sau khi liên kết cố định kết cấu và khi bê tông chèn kín các mố nối đạt cường độ thiết kế. Tiến hành quan sát, kiểm tra đo đạc tại chỗ, thường xuyên, lập hồ sơ hoàn công, chỉ rõ những sự sai khác với thiết kế.

Việc kiểm tra và nghiệm thu để cho phép triển khai thi công các công tác lắp ghép tiếp theo, chỉ tiến hành nghiệm thu sau khi lắp ghép xong toàn bộ kết cấu công trình hoặc một phần bộ phận công trình có độ cứng không gian riêng biệt.

Các văn bản phải có khi nghiệm thu các cấu kiện đã lắp ghép bao gồm:

1. Chứng chỉ xuất xưởng của các cấu kiện đức sẵn

2. Các văn bản xác định chất lượng vật liệu xây dựng như Bê tông chèn, que hàn, sơn chống rỉ, các vật liệu cách âm, cách nhiệt, chống thấm…

3. Bản vẽ hoàn công lắp ghép cấu kiện, trong đó ghi rõ sai lệch thực tế so với thiết kế

4. Biên bản hoặc bản vẽ thay đổi thiết kế

5. Sơ đồ kiểm tra trắc đạc công trình

6. Nhật ký của công tác lắp ghép, công tác hàn, công tác chống ăn mòn, công tác chèn kín mối nối và khe hở.

7. Biên bản nghiệm thu công tác khuất

8. Biên bản nghiệm thu trung gian

9. Kết quả thí nghiệm chất lượng mối hàn và bê tông chèn tại các mố nối

10. Biên bản liệt kê văn bản hoặc giấy chứng nhận trình độ nghề nghiệp của công nhân tham gia lắp ghép.

Không cho phép tiến hành triển khai công tác lắp ghép tiếp theo khi chưa có kết luận cho phép thi công tiếp của văn bản nghiệm thu kiểm tra

Sự sai lệch cho phép khi lắp ghép các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn không được vượt quá các số quy định của thiết kế. Nhưng phải thoả mãn quy định tại TCVN 5593:1991 từ Bảng 14 đến Bảng 20.

Một số văn bản tham khảo:

* Phụ lục I: Nhật ký lắp ghép (TCVN 4452:1987)

* Phụ lục II: Nhật ký công tác hàn(TCVN 4452:1987)

* Phụ lục II: Nhật ký đổ bê tông mố nối(TCVN 4452:1987)



    1. Công tác thi công lắp đặt Hệ thống cấp thoát nước trong nhà:

Tiêu chuẩn tham chiếu:

Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình ban hành kèm theo Quyết định số 47/1999/QĐ-BXD ngày 21/12/1999

TCVN 4519:1988: Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình-Quy phạm thi công và nghiệm thu

16.13. 1 Yêu cầu chung:

Lắp đặt thiết bị kỹ thuật vệ sinh, thiết bị nhiệt cũng như đường ống trong nhà phải thực hiện theo đúng thiết kế đã được duyệt. Khi có những khác biệt so với thiết kế làm thay đổi các nguyên tắc của giải pháp đã chọn hoặc có ảnh hưởng lớn đến độ bền vững hay hiệu quả làm việc của hệ thống thì phải thoả thuận với cơ quan thiết kế, những khác biệt này phải được cập nhật vào trong bản vẽ hoàn công và sau khi hoàn thành công trình, các bản vẽ này phải được bàn giao đầy đủ cho bên Chủ đầu tư



16.13. 2 Yêu cầu đối với vật liệu:

Tất cả vật tư, thiết bị hoặc dụng cụ dùng để xây lắp các hệ thống cấp thoát nước hoặc bộ phận của chúng đề phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành hoặc các tiêu chuẩn tương đương chấp nhận được, không được có khuyết tật. Tất cả các đường ống, phụ tùng đường ống, xiphông, thiết bị, vật tư sử dụng trong hệ thống cấp thoát nước cần phải được dán nhãn của cơ quan sản xuất hoặc cung ứng, và phải được đánh dấu và xác nhận tại xưởng chế tạo. Việc dán nhãn và đánh dấu tại hiện trường sẽ không được chấp nhận.

Tất cả các vật liệu thiết bị sử dụng cho công trình phải đi kèm theo nó là các catalogue của nhà sản xuất được cung cấp; không được sử dụng hoặc lắp đặt trái với những điều đã được khuyến cáo của nhà sản xuất

Tất cả các vật tư thiết bị sử dụng phải được kiểm tra theo các quy định hiện hành; tất cả những vật tư nào trái với quy định đều phải được loại trừ và chở ra khỏi công trường thi công.

Yêu cầu về gia công đường ống được quy định tham chiếu tại Bảng 3; Bảng 4; Bảng 5 trong TCVN 4519:1988

16.13. 3 Yêu cầu về lắp đặt:

Đường ống chính, các đoạn ống nhánh và ống nối đến các thiết bị cần dặt với độ dốc từ 0.002 đến 0.005 để có thể xả được nước. Độ dốc ống nhánh cần hướng về phía ống đứng hoặc các vị trí tháo lắp được. Ở những điểm thấp của mạng lưới nên đặt van xả hoặc các phụ tùng có lắp đặt để có thể mở ra khi cần thiết

Ống cấp nước nóng thường phải đặt bên phải ống đứng cấp nước lạnh. Khi ống nước nóng và ống nước lạnh đặt song song nằm ngang thì ống nước nóng được đặt trên ống nước lạnh

Độ dốc đường ống thoát nước phải tuân theo thiết kế, trong trường hợp không rõ thì độ dốc cho phép được quy định trong bảng sau:



Đường kính ống

Độ dốc tiêu chuẩn

Độ dốc tối thiểu

50

0.035

0.025

75

0.025

0.015

100

0.02

0.012

125

0.015

0.01

150

0.01

0.007

200

0.008

0.005

Độ cao của các thiết bị vệ sinh(kể từ mặt sàn) được lấy theo bảng 9 của TCVN 4519-1998

Độ dốc của các ống dẫn nước đến các thiết bị đun nước nóng cần phải đặt theo chiều chuyển động của nước và lấy bằng 5 đến 10mm cho toàn bộ chiều dài của ống dẫn. Khi chiều dài nhỏ hơn 500mm thì ống dẫn có thể đặt nằm ngang. Các ống dẫn có chiều dài lớn hơn 150mm phải cố định ống với kết cấu nhà



16.13. 4 Yêu cầu về công tác thử và nghiệm thu:

Việc nghiệm thu hệ thống cấp nước bên trong và cấp nước nóng được tiến hành sau khi đã có kết quả thử áp lực, kiểm tra bên ngoài và kiểm tra sự hoạt động của hệ thống

Trước khi đưa hệ thống vào sử dụng phải tiến hành tẩy rửa, khử trùng hệ thống và thoát nước ra khỏi hệ thống cấp nước bên trong và cấp nước nóng

Hệ thống cấp nước lạnh và nóng cần phải thử áp lực. Áp lực thử bằng áp lực làm việc cộng với 5daN/cm2 nhưng không quá 10daN/cm2, thời gian thử là 10 phút, trong thời gian đó áp lực thử giảm không quá 0.5daN/cm2. Ngoài ra có thể thử bằng áp lực khí nén, trình tự thử có thể như sau: Dùng áp lực thử 1.5daN/cm2 để phát hiện khuyết tật. Sau khi khắc phục các khuyết tật tiếp tục thử với áp lực khí nén là 1 daN/cm2, trong 5 phút áp lực không được giảm quá 0.1daN/cm2. Công tác thử này phải được làm trước khi lắp các dụng cụ lấy nước.

Sau khi lắp đặt đồng hồ đo nước phải kiểm tra độ chính xác của đồng hồ bằng cách so sánh các trị số trên mặt đồng hồ với lượng nước thực tế chảy ra van sau đồng hồ. Sai số cho phép nhỏ hơn 5%.

Trong biên bản nghiệm thu hệ thống cấp nước cần phải tối thiểu các vấn đề sau:



  1. Các kết quả thử thuỷ lực(hoặc khí nén) của hệ thống và độ đảm bảo khi làm việc

  2. Tính năng và độ chính xác khi vận hành hệ thống đun nước nóng, máy bơm và động cơ điện phục vụ sinh hoạt chữa cháy. Sự phù hợp giữa thông số tính toán với thông số làm việc thực tế.

  3. Đánh giá các chất lượng của các công tác đã hoàn chỉnh

    1. Каталог: dichvu -> dauthau
      dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
      dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
      dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
      dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
      dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
      dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
      dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
      dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN
      dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU

      tải về 1.69 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương