Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015



tải về 1.69 Mb.
trang15/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.69 Mb.
#11889
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Giàn giáo đơn:

Giàn giáo thép ống và bộ nối chịu tải trọng nhẹ có các thanh dứng, thanh ngang, thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống có đường kinh ngoài là 50mm. Các thanh đứng đặt cách nhau không quá1,2m theo chiều ngang và 3m dọc theo chiều dài của giáo. Các kết cấu kim loại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải trọng tương đương;

Giàn giáo thanh thép ống và bộ nội chịu tải trong trung bình có các thanh đứng, thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống có đường kinh ngoài 50mm. Khi các thanh đứng đặt cách nhau không quá 1,8m theo phương ngang và 2,4m theo phương dọc giàn giáo phải cso các thanh ngang bằng thép ống đường kinh ngoài 64mm. Khi các thanh đứng đặt cách nhau không quá 1m theo phương ngang và 2,4m theo phương dọc giàn giáo phải có cá thanh ngang bằng thép ống đường kính ngoài 50mm, các kết cấu kim loại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải trọng tương đương;

Giàn giáo thép ống và bộ nối chịu tải trọng nặng có các thanh đứng, thanh ngang, thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống đường kinh ngoài 64mm với các thanh đứng đặt cách nhau không quá 1,5m theo phương ngang và 1,5m theo phương dọc của giàn giáo. Các kết cấu kim loại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải trọng tương đương;

Các thanh dọc được lắp theo chiều dài của giàn giáo tại các cao độ xác định. Nếu thanh trên và thanh giữa của hệ lan can dùng thanh thép ống thì chúng được dùng thay cho các thanh dọc. Khi di chuyển hệ lan can tới cao độ khác, cần bổ sung các thanh dọc để thay thế. Các thanh dọc dưới cùng cần đặt sát với mặt nền. Các thanh dọc đặt cách nhau không quá 1,8m theo chiều đứng tính từ điểm giữa.

Các thanh ngang đặt theo phương ngang giữa các thanh đứng và gắn chặt với các thanh đứng bằng các bộ nối nằm trên bộ nối thanh dọc. Các thanh ngang đặt cách nhau không quá 1,8m theo chiều đứng tính từ điểm giữa;

Thanh giằng chéo theo phương dọc giáo phải đặt ở hàng thanh đứng phía ngoài có góc nghiêng từ 40độ đến 50độ bắt đầu từ điểm sát nền của thanh đứng đầu tiên hoặc cuối cùng hướng lên giữa đỉnh của giàn giáo. Nếu giàn giáo quá dài, phải bố trí thanh giằng tiếp theo như đã quy định;

Giàn giáo thanh thép ống khi hoạt động phải đựoc liênkết chặt với tường hoặc kết cấu khi có chiều cao lớn hơn 4 lần kích thước nhỏ nhất chân giáo. Thanh neo đứng đầu tiên và thanh neo chéo dọc giáo phải bắt đầu cùng một điểm. Thanh neo đứng được đặt tiếp theo tại các vị trí cách nhau không quá 7,5m. Thanh neo đỉnh đặt tại chỗ không thấp hơn 4 lần kích thược nhỏ nhất chân giáo tính từ đỉnh của giàn giáo. Các thanh neo dọc đặt tại các điểm cuối và các vị trí cách nhau không quá 9m, bảo đảm không cho giàn giáo bị xoay hay bị tách khỏi tường nhà hoặc kết cấu.



Tổ hợp giàn giáo thanh thép ống:

Tất cả các bộ phận của hệ giàn giáo gồm thanh đứng, thanh ngang, thanh dọc, thanh dàn, bộ nối đai ốc, thanh giằng và cửa đi lại phải được tính toán đủ khả năng chịu lực mà không bị phá hoại bởi tải trọng bản thân và tối thiểu phải bằng 4 lần tải trọng tính toán lớn nhất. Nhịp giữa các thanh đứng và thanh dọc phải phù hợp với tải trọng yêu cầu theo quy định của nhà chế tạo để không làm quá tải trên thanh ngang;

Khi tổ hợp giàn giáo thanh thép ống nối, các bộ phận phải gắn chặt với các thanh giằng chéo đứng để tạo ra một khối cố định. Các giằng chéo ngang hoặc các biện pháp phù hợp được dùng tạo cho giàn giáo vuông góch với mặt nền và tạo ra các đỉem neo cứng theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

Tất cả các liên kết trên một tầng của giàn giáo phải được làm chắc chắn trước khi lắp dựng một tầng tiếp theo;

Các bộ phận giàn giáo do các nhà sản xuất khác nhau chế tạo không được lắp vào cùng một hệ giàn giáo;

Tổ hợp giàn giáo thanh thép ống nối có chiều cao vượt quá 37.5m đặt trên chân đế có điều chỉnh phải do các chuyên gia kỹ thuật thiết kế. Cần sao chụ lại bản vẽ và các đặc điểm kỹ thuật tại chỗ để phục vụ công tác kiểm tra;



Giàn giáo khung thép chế tạo sẵn:

Khoảng cách các khung phaả thích hợp với tải trọng tác động. Nhà chế tạo phải phải có chỉ dẫn về tải trọng cho phép, kiểu giằng nối và các bộ nối;

Các chân khung sát nền phải lắp các chân đế có điều chỉnh và đặt trên các tấm đỡ chống lún để có thể chịu được tải trong tối đa của hệ;

Khi đặt một khung trên một khung khác, phải sử dụng bộ nối tạo cho các chân khung thẳng đứng. Các thanh neo phải theo quy định hiện hành;

Khung và các bộ phận do các nhà sản xuất khác nhau chế tạo không được lắp lẫn, trừ các bộ phận có các thông số tương đương;

Phải kiểm tra định kỳ khung và phụ kiện của dàn giáo ống thép chế tạo sẵn. Những bộ phận hỏng hay bị mòn phải được thay thế. Công tác bảo trì phải được tiến hành trước khi sử dụng.



  1. Yêu cầu kỹ thuật của Giàn giáo thép:

Dung sai đường kính ống thép làm giàn giáo là +-0.5mm. Độ cong của ống thép không vượt quá 1mm/1000mm chiều dài ống;

Trên bề mặt ngoài của ống không cho phép các vết lõm có chiều sâu lớn hơn 1mm. Tổng diện tích các vết lõm trên 1m dài ống không vượt quá 100mm2. Trong phạm vi chiều dài 120m ở các đầu ống đứng không cho phép các vết lõm có chiều sâu lớn hơn 0.5mm;

Các mối hàn của mép ống(nếu dùng ống thép hàn) phải đều, đặc, chắc và không bị cháy, rỗ, thủng. Khi sửa nguội mối hàn cho phép phần mối hàn cao hơn mặt ngoài ống đến 1mm và thấp hơn mặt ngoài ống đến 0,2mm;

Đầu ống gia công xong phải phẳng và lỗ phải có mép vát 0.5mm*45độ.



CHƯƠNG V. CÁC BẢN VẼ

TT

TÊN BẢN VẼ

SỐ HIỆU

 

KIẾN TRÚC

 

1

Mặt bằng hiện trạng

KT 01

2

Mặt bằng tổng thể

KT 02

3

Mặt bằng khuôn viên san lấp

SL 01

4

Mặt bằng cao độ tự nhiên

SL 02

5

Mặt bằng cao độ san lấp

SL 03

6

Bảng vật liệu

BVL

7

Mặt bằng tầng 1

KT 03

8

Mặt bằng mái

KT 04

9

Mặt cắt A-A, Mặt đứng trục A-H

KT 05

10

Mặt cắt B-B, Mặt cắt C-C

KT 06

11

Mặt đứng 1-7, mặt đứng 7-1

KT 07

12

Mặt đứng D-D, mặt cắt E-E

KT 08

13

Các chi tiết

KT 09

14

Các chi tiết

KT 10

15

Chi tiết khu vệ sinh

KT 11

16

Chi tiết cửa

KT 12

17

Chi tiết cửa

KT 13

18

Chi tiết cửa

KT 14

19

Mặt bằng bố trí điện

Đ 01

20

Sơ đồ nguyên lý 1

Đ 02

21

Sơ đồ nguyên lý 2

Đ 03

22

Bảng thống kê vật liệu điện

Đ 04

23

Cấp thoát nước

N 01

24

Hệ thống chống sét

CS 1

25

Mặt bằng bố trí bể tự hoại

BTH 01

26

Mặt bằng, Cắt bể tự hoại

BTH 01*

27

Bố trí thép bể tự hoại

BTH 02

28

Mặt bằng móng cột, DCT

KC 01

29

Chi tiết móng

KC 02

30

Chi tiết móng

KC 02*

31

Chi tiết móng

KC 03

32

Chi tiết móng, Thống kế

KC 03*

33

Chi tiết cột

KC 04

34

Chi tiết cột

KC 04*

35

Mặt bằng móng tường

KC 05

36

Chi tiết móng tường

KC 06

37

Mặt bằng bố trí dầm, chiều dày sàn

KC 07

38

Chi tiết dầm

KC 08

39

Chi tiết dầm

KC 09

40

Mặt bằng bố trí thép sàn, sê nô

KC 10

41

Mặt cắt sàn

KC 11

42

Chi tiết VK1

KC 12

43

Chi tiết GK

KC 13

44

Mặt bằng bố trí lanh tô

KC 14

45

Mặt cắt lanh tô, thống kê thép

KC 15

46

Thống kê thép

KC 16

47

Thống kê thép

KC 17

PHẦN THỨ BA. YÊU CẦU VỀ HỢP ĐỒNG
CHƯƠNG VI. ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG

A. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Giải thích từ ngữ

Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Hợp đồng” là sự thoả thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo.

2. “Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà chủ đầu tư đã thoả thuận với nhà thầu theo hợp đồng.

3. “Chủ đầu tư” là Ban chỉ huy quân sự thành phố Huế.

4. “Nhà thầu” là_____________[Ghi tên nhà thầu trúng thầu].

5. “Tư vấn giám sát” là nhà thầu tư vấn được chủ đầu tư lựa chọn để hoạt động thường xuyên và liên tục tại hiện trường nhằm giám sát việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình. Nhà tư vấn giám sát là Ban Đầu tư và Xây dựng thành phố Huế.

6. "Ngày khởi công" là ngày mà chủ đầu tư quyết định cho nhà thầu bắt đầu thi công công trình.

7. "Thời gian hoàn thành” là khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành công trình được tính từ ngày khởi công đến ngày công trình được nghiệm thu, bàn giao.

8. “Ngày” là ngày dương lịch, được tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.

9. “Thời hạn bảo hành công trình xây dựng” là thời gian nhà thầu chịu trách nhiệm pháp lý về sửa chữa các sai sót đối với công trình. Thời hạn bảo hành được tính từ ngày công trình được nghiệm thu, bàn giao.

10. “Biên bản nghiệm thu” là biên bản được phát hành theo Điều 24 Chương này.

11. “Công trường” là địa điểm mà chủ đầu tư quy định cho nhà thầu sử dụng để thi công công trình: .

Điều 2. Luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng

Luật điều chỉnh hợp đồng là pháp luật của Việt Nam. Ngôn ngữ của hợp đồng là tiếng Việt.



Điều 3. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu sau:

a) Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng: 2 ngày trước khi ký hợp đồng

b) Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: đặt cọc (bằng tiền mặt hoặc Séc), ký quỹ hoặc thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

c) Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng: 02% giá hợp đồng (được làm tròn số đến đơn vị trăm nghìn đồng).

d) Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi công trình được nghiệm thu, bàn giao và nhà thầu chuyển sang nghĩa vụ bảo hành theo quy định.

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ được trả cho chủ đầu tư như một khoản bồi thường cho bất cứ thiệt hại nào phát sinh do lỗi của nhà thầu khi nhà thầu không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo hợp đồng.

3. Chủ đầu tư phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu không chậm hơn 10 ngày kể từ khi công trình được bàn giao, nghiệm thu, đồng thời nhà thầu đã chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo quy định.



Điều 4. Loại hợp đồng

Loại hợp đồng là: Trọn gói.



Điều 5. Biểu giá hợp đồng

1. Biểu giá hợp đồng là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này. Biểu giá hợp đồng bao gồm các hạng mục công việc mà nhà thầu phải thực hiện và đơn giá của hạng mục đó. Biểu hợp đồng được sử dụng để tính giá hợp đồng.

2. Nhà thầu phải nộp một Bảng kê các hoạt động cập nhật trong vòng 14 ngày từ khi có yêu cầu từ chủ đầu tư. Bảng kê các hoạt động phải mô tả các hoạt động (có giá kèm theo) mà nhà thầu sẽ hoàn thành theo thiết kế. Bảng kê các hoạt động được sử dụng để theo dõi và kiểm soát kết quả các hoạt động và là cơ sở để thanh toán cho Nhà thầu. Bảng kê các hoạt động sẽ được Nhà thầu sửa đổi bổ sung cho phù hợp với những thay đổi trong chương trình công việc hoặc phương pháp làm việc tùy theo quyết định của bản thân nhà thầu. Tuy nhiên, giá của các hoạt động trong Bảng kê sẽ không thay đổi.

Điều 6. Nhân sự của nhà thầu

Nhà thầu phải sử dụng các cán bộ chủ chốt có tên trong Danh sách cán bộ chủ chốt để thực hiện các công việc nêu trong danh sách này hoặc sử dụng các cán bộ khác được chủ đầu tư chấp thuận. Chủ đầu tư sẽ chỉ chấp thuận việc đề xuất thay thế cán bộ chủ chốt trong trường hợp có lý do chính đáng, năng lực và trình độ của những người thay thế về cơ bản tương đương hoặc cao hơn các cán bộ được liệt kê trong danh sách.

Danh sách cán bộ chủ chốt bao gồm:_________ [Ghi danh sách cán bộ chủ chốt phù hợp với Danh sách cán bộ chủ chốt như kê khai trong HSĐX].

Điều 7. Bồi thường thiệt hại

1. Nhà thầu phải bồi thường và chịu trách nhiệm về những tổn hại cho chủ đầu tư, nhân viên của chủ đầu tư đối với các thiệt hại, mất mát và các chi phí liên quan đến:

a) Tổn hại thân thể, bệnh tật, ốm đau hoặc thiệt hại về tính mạng của bất kỳ người nào xảy ra trong hoặc ngoài quá trình thi công hoặc do nguyên nhân từ bản vẽ của nhà thầu, từ việc thi công, hoàn thành công trình, sửa chữa sai sót, trừ trường hợp do chủ đầu tư, các nhân viên của chủ đầu tư cẩu thả, cố ý phạm lỗi hoặc vi phạm hợp đồng;

b) Hỏng hóc hay mất mát bất cứ tài sản nào (không phải là công trình) xảy ra trong hoặc ngoài quá trình thi công hoặc do nguyên nhân từ bản vẽ của nhà thầu, từ việc thi công, hoàn thành công trình, sửa chữa sai sót, trừ trường hợp do chủ đầu tư, các nhân viên của chủ đầu tư cẩu thả, cố ý phạm lỗi hoặc vi phạm hợp đồng.

2. Chủ đầu tư phải bồi thường và chịu trách nhiệm về những tổn hại cho nhà thầu, các nhân viên của nhà thầu đối với các thiệt hại, mất mát và các chi phí liên quan đến tổn hại thân thể, bệnh tật, ốm đau hoặc thiệt hại về tính mạng được xác định do chủ đầu tư, các nhân viên của chủ đầu tư cẩu thả, cố ý phạm lỗi hoặc vi phạm hợp đồng.

Điều 8. Trường hợp bất khả kháng

1. Trong hợp đồng này, bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của các bên, chẳng hạn như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hoả hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch.

2. Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, chuyển cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Trong khoảng thời gian không thể thi công công trình do điều kiện bất khả kháng, nhà thầu theo hướng dẫn của chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải xem xét để bồi hoàn cho nhà thầu các khoản phụ phí cần thiết và hợp lý mà họ phải gánh chịu.

3. Một bên không hoàn thành nhiệm vụ của mình do trường hợp bất khả kháng sẽ không phải bồi thường thiệt hại, bị phạt hoặc bị chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên do sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 12 Chương này.



Điều 9. Bảo hiểm

Yêu cầu về bảo hiểm như sau: Kể từ ngày khởi công cho đến hết thời hạn bảo hành công trình, nhà thầu phải mua bảo hiểm cho vật tư, máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba cho rủi ro của nhà thầu…



Điều 10. An toàn

Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho tất cả các hoạt động tại công trường theo quy định của pháp luật hiện hành.



Điều 11. Tư vấn giám sát

1. Tư vấn giám sát có trách nhiệm thực hiện các công việc nêu trong hợp đồng.

2. Tư vấn giám sát có thể đưa ra chỉ dẫn cho nhà thầu về việc thi công xây dựng công trình và sửa chữa sai sót vào bất kỳ lúc nào. Nhà thầu phải tuân theo các chỉ dẫn của tư vấn giám sát.

3. Trường hợp chủ đầu tư thay đổi tư vấn giám sát, chủ đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu.



Điều 12. Giải quyết tranh chấp

1. Chủ đầu tư và nhà thầu có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hoà giải.

2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế sau:

- Nếu xuất hiện bất kỳ tranh chấp nào nảy sinh ngoài hoặc liên quan tới quá trình thực hiện Hợp đồng mà không giải quyết được bằng thoả thuận, thì các bên tranh chấp đó sẽ được phân xử tại Toà án Kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Bất kỳ một quyết định nào hoặc một phán xử nào do Toà án Kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra sẽ là quyết định cuối cùng ràng buộc hai bên phải thi hành.

- Bên thua kiện phải trả tất cả các chi phí cho việc mời trọng tài và các chi phí khác cho việc phân xử.



Điều 13. Tiến độ thực hiện

1. Chủ đầu tư phải giao quyền sử dụng công trường cho nhà thầu vào ngày:___________[Ghi ngày tháng giao công trường].

2. Nhà thầu có thể bắt đầu thực hiện công trình vào ngày khởi công:________[Ghi ngày dự kiến khởi công]. Nhà thầu phải hoàn thành công trình vào ngày hoàn thành dự kiến:____________[Ghi ngày hoàn thành dự kiến].

Điều 14. Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng

1. Chủ đầu tư và nhà thầu sẽ thương thảo về việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng trong những trường hợp sau đây:

a) Chủ đầu tư không giao quyền sử dụng công trường cho nhà thầu vào thời gian quy định tại Điều 13 Chương này;

b) Chủ đầu tư chậm trễ không có lý do trong việc cấp Biên bản nghiệm thu công trình;

2. Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu hoãn việc khởi công hay thực hiện chậm tiến độ của bất kỳ hoạt động nào trong công trình.

3. Trường hợp cần rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư phải tiến hành thương thảo với nhà thầu về các nội dung liên quan.



Điều 15. Chất lượng vật tư, thiết bị

Nhà thầu phải đảm bảo tất cả vật tư và thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật.



Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương