Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015



tải về 1.69 Mb.
trang8/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.69 Mb.
#11889
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16
Lịch công tác tuần:

Vào mỗi ngày thứ sáu hàng tuần, Nhà thầu phải nộp 02 bản coppy kế hoạch thi công hàng tuần đối với các công việc đã hoàn thành trong thời gian suốt tuần. Kế hoạch thi công được làm theo một kiểu mẫu cố định mà đã được Chủ đầu tư và Bên Giám sát chấp thuận và phải kèm những dòng giải thích phù hợp để đánh giá các hạng mục công việc.

Công tác báo cáo tuần sẽ được thỏa thuận cụ thể trong quá trình thi công giữa Bên Giám sát, Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công.


  1. Họp tiến độ:

Chủ đầu tư và Bên Giám sát có thể mời các Nhà thầu tham dự cuộc họp tuần một lần do các bên thoả thuận về thời gian. Mục đích của cuộc họp này là để thảo luận về tiến độ đạt được của từng hạng mục công trình, công việc đề ra cho tuần kế tiếp đó và những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hiện tại.

Công tác này sẽ được thỏa thuận cụ thể trong quá trình thi công giữa Bên Gíam sát, Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công.


  1. Hệ thống cao độ:

Nhà thầu sẽ lập ra, xây dựng và bảo vệ mốc chuẩn cần thiết trong suốt quá trình thi công và các mốc đó sẽ được kiểm tra định kỳ hoặc bất cứ lúc nào nếu có yêu cầu. Khi hoàn tất công trình, các mốc chuẩn sẽ được để lại

Cao độ của mốc chuẩn sẽ được xác định tại thực địa và cần thiết phải có sự thông qua của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.


  1. Kiểm tra thiết bị và nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị do Nhà thầu mua được thanh toán theo Hợp đồng nhưng sẽ phải được kiểm tra, xem xét và thử nghiệm vào bất cứ lúc nào và bất kỳ tình trạng nào cả trong và ngoài hiện trường. Chỉ những nguyên vật liệu được xác định dành để thực hiện dự án và đã được Chủ đầu tư và Bên Giám sát thông qua mới được đưa đến thực địa và khi không được sự đồng ý của Chủ đầu tư và Bên Giám sát Nhà thầu không được di chuyển từng phần hoặc cả máy móc ở đó trừ phi mục đích di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác của công trường, ngoại trừ các phương tiện giao thông phục vụ cho việc đưa đón nhân viên, người lao động, tihết bị, máy móc và nguyên vật liệu của Nhà thầu chuyển đến hoặc chuyển khỏi công trường. Chủ đầu tư và Bên Giám sát có thể yêu cầu Nhà thầu sử dụng nguyên vật liệu sản xuất tại địa phương hay hiện có tại địa phương càng nhiều càng tốt. Nhà thầu sẽ nộp báo cáo hàng tháng cho biết tình trạng hoạt động của máy móc và thiết bị.
  1. Bảo vệ các thiết bị, vật liệu:

Nhà thầu chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc giữ gìn thiết bị, vật liệu của Nhà thầu trong công trường thi công, bất cứ thiệt hại nào xảy ra do nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp của công tác thi công hay sự buông lỏng sao nhãng của Nhà thầu, thiệt hại đó Nhà thầu phải sửa chữa ngay lập tức bằng chi phí của mình mà không được đề nghị Chủ đầu tư và Bên Giám sát thanh toán. Những khó khăn trong mua sắm vật liệu thiết bị mà ngoài khả năng kiểm soát của Nhà thầu, Chủ đầu tư và Bên Giám sát sẽ không quan tâm.
  1. Biển báo hiệu công trường và Biển báo công trường:

  1. 1 Biển báo hiệu công trường

Nhà thầu phải cung cấp và lắp dựng ít nhất là 02 biển bảo cho mỗi khu vực công trường. Nội dung ghi trên biển do thoả thuận với Chủ đầu tư và Bên Giám sát và phải được ghi bằng tiếng Việt.

Biển làm bằng tôn, hình tròn có đường kính 0.8m, chữ và viền màu đỏ trên nền trắng. Mép dưới của biển báo phải cao 1.2 m so với mặt đất và được đặt ở vị trí phù hợp, chân chôn bằng móng xi măng bê tông. Sơn được dùng phải là loại sơn không phai màu do mưa nắng.



  1. 2 Biển báo công trường:

Nhà thầu phải cung cấp và lắp dựng ít nhất là 01 Biển báo công trường được quy định tại Điều 109 của Luật Xây dựng. Nội dung biển báo bao gồm:

a) Tên, quy mô công trình;

b) Ngày khởi công, ngày hoàn thành;

c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng;

d) Bản vẽ phối cảnh công trình.

Chi phí cho công việc này đã được tính trong chi phí dự thầu;

Nhà thầu phải có trách nhiệm sửa chữa và bảo dưỡng các biển báo cho đến khi hoàn thiện mọi công tác;

Vị trí, kich thước Biển báo hiệu, việc đặt biển theo quy định và do Chủ đầu tư và Bên Giám sát hướng dẫn.


  1. Hệ thống cứu thương:

Nhà thầu có trách nhiệm bảo đảm các dịch vụ sơ cứu cho nhân viên và công nhân, những nhân viên của BQL, hay bất cứ người nào làm việc dưới sự điều hành của BQL. Tất cả mọi chi phí trong việc điều trị bệnh nhân sẽ do Nhà thầu trả tiền.

Nhà thầu sẽ phải cung cấp, duy trì hệ thống và các thiết bị dời chuyển rác thải và vệ sinh phù hợp cho các lao động của Nhà thầu trên công trường. Nhà thầu đề xuất kế hoạch và kế hoạch đó phải được phê duyệt bởi Chủ đầu tư và Bên Giám sát. Các thiết bị cho rác thải và vệ sinh phải được duy trì sạch sẽ theo yêu cầu của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.



Khi thấy có hiện tượng làm ô nhiễm môi trường quá mức cho phép, Chủ đầu tư và Bên Giám sát có thể rút lại sự phê duyệt của mình vào bất cứ lúc nào và Nhà thầu phải áp dụng ngay lập tức một phương pháp làm việc khác. Nhà thầu sẽ không được đòi Chủ đầu tư và Bên Giám sát phải trả tiền cho những chi phí so việc thay đổi phương pháp làm việc hoặc do sự quy định sử dụng thiết bị khác. Công việc sẽ được tiến hành trong bất cứ trường hợp nào và phải tránh được sự thiệt hại đối với công trình xây dựng lân cận.
  1. Chỉ dẫn kỹ thuật:

Dưới đây chỉ là những CHỈ DẪN KỸ THUẬT chung nhất - bao gồm nhưng không giới hạn như sau.

Trên cơ sở này, cùng với hệ thống Tiêu chuẩn hiện hành trên lãnh thổ Việt Nam, Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Nhà thầu phải thiết lập một biện pháp tổ chức kỹ thuật thi công chi tiết cũng như một quy trình Bảo đảm chất lượng cho từng công việc cụ thể của Gói thầu. Nó phải được ký tên, đóng dấu hợp pháp của Nhà thầu và sẽ được kiểm soát trong suốt quá trình thi công, nếu có bất cứ một điều chỉnh thay đổi nào đều phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và bên Giám sát.

    1. Các tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu:

Các tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu cho Gói thầu bao gồm, nhưng không giới hạn như sau:

TCVN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG; PCCC; MÔI TRƯỜNG:

  1. TCVN 2287 - 1978: Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động. Quy định cơ bản

  2. TCVN 2288 - 1978: Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất

  3. TCVN 290 - 1978: Thiết bị sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn

  4. TCVN 2291 - 1978: Phương tiện bảo vệ người lao động. Phân loại

  5. TCVN 2293 - 1978: Gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn.

  6. TCVN 4086 - 1985: An toàn điện trong xây dựng. Yêu cầu chung

  7. TCVN 3146 - 1986: Công tác hàn điện. Yêu cầu chung về an toàn

  8. TCVN 3254 - 1989: An toàn cháy. Yêu cầu chung

  9. TCVN 5308 - 1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

  10. TCVN 5738 - 1993: Hệ thống báo cháy. Yêu cầu kỹ thuật

  11. TCVN 5863 - 1995: Thiết bị nâng. Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng.

  12. TCVN 5864 - 1995: Thiết bị nâng. Cáp thép, tang, ròng rọc, xích và đĩa xích. Yêu cầu an toàn.

  13. TCVN 5296 - 1995: Chất lượng nước. Quy tắc bảo vệ nguồn nước mặt khỏi bị ô nhiễm

  14. TCVN 5525 - 1995: Chất lượng nước. Yêu cầu chung về bảo vệ nước ngầm

  15. TCVN 5942 - 1995: Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước mặt.

  16. TCXDVN 296:2004: Dàn giáo, các yêu cầu về an toàn


TCVN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ NGHIỆM THU:

  1. TCVN 4055 - 2012: Tổ chức thi công và nghiệm thu. Các yêu cầu

  2. TCVN 4085 - 2011: Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

  3. TCVN 4087 - 2012: Sử dụng máy xây dựng. Yêu cầu chung.

  4. TCVN 4447 - 2012: Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu

  5. TCVN 4459 - 1988: Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng.

  6. TCVN 4506: 2012 Nước trộn bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật

  7. TCVN 4516 - 1988: Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

  8. TCVN 5640 - 1991: Bàn giao công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản.

  9. TCVN 9377-1:2012: Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu. Phần I: Công tác lát và láng trong Xây dựng

  10. TCVN 9377-2:2012: Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu. Phần II: Công tác trát trong Xây dựng

  11. TCVN 9377-1:2012: Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu. Phần III: Công tác ốp trong Xây dựng

  12. TCVN 4453 - 1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

  13. TCVN 5303 - 1990 :An toàn cháy. Thuật ngữ và định nghĩa

  14. TCVN 5814 - 1994: Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng. Thuật ngữ và định nghĩa

  15. TCVN 9115:2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu

  16. TCXDVN 170:2007: Kết cấu thép – Gia công, lắp ráp và nghiệm thu – Yêu cầu Kỹ thuật

  17. TCVN 2683:2012 - Đất xây dựng - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu.

  18. TCVN 81 - 1981: Nước dùng trong xây dựng. Chất lượng nước, các phương pháp phân tích hoá học thành phần.

  19. TCVN 399-85: Chống ăn mòn trong xây dựng kết cấu bê tông cốt thép

  20. TCVN 3994-85: Chống ăn mòn trong xây dựng kết cấu bê tông cốt thép. Phân loại môi trường xâm thực.

  21. TCVN 2682:2009: Xi măng Pooclăng – Yêu cầu kỹ thuật

  22. TCVN 5724-93 : Điều kiện kỹ thuật tối thiểu thi công và nghiệm thu kết cấu BTvà BTCT

  23. TCVN 4453-95:Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông cốt thép toàn khối

  24. TCVN 7570:2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật

  25. TCVN 7572:2006: Đá sỏi trong xây dựng – Phương pháp thử

  26. TCXDVN 374:2006 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu

  27. TCVN 3121-1:2003: Vữa xây dựng, phương pháp thử: Lấy mẫu và chuẩn bị thử

  28. TCVN 7452-1:2004 Cửa sổ và cửa đi. Phương pháp thử. Phần 1: Xác định độ lọt khí

  29. TCVN 7452-2:2004 Cửa sổ và cửa đi. Phương pháp thử. Phần 2: Xác định độ kín nước

  30. TCVN 7452-3:2004 Cửa sổ và cửa đi. Phương pháp thử. Phần 3: Xác định độ bền áp lực gió

  31. TCXD 92:1983 Phụ tùng cửa sổ và cửa đi - bản lề cửa

  32. TCXD 93:1983 Phụ tùng cửa sổ và cửa đi - ke cánh cửa

  33. TCXD 94:1983 Phụ tùng cửa sổ và cửa đi - tay nắm chốt ngang

  34. TCVN 9366-1:2012 Cửa đi, cửa sổ. Phần 1: Cửa gỗ

  35. TCVN 8828:2011 Bê tông - yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên

  36. TCVN 4111:1985 Dụng cụ đo độ dài và góc

  37. TCVN 1691:1975 Mối hàn hồ quan điện - kích thước cơ bản

  38. TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng, yêu cầu kỹ thuật

  39. TCVN 9361:2012 Công tác nền móng – Thi công và nghiệm thu

  40. TCVN 3121-1:2003: Vữa xây dựng, phương pháp thử: xác định kích thước hạt cốt liệu lớn nhất

  41. TCVN 3121-2: 2003: Vữa xây dựng, phương pháp thử: Lấy mẫu và chuẩn bị thử

  42. TCVN 9340:2012: Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu



Các tiêu chuẩn khác có liên quan đang được sử dụng, các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

    1. Bản vẽ thi công:

Nhà thầu sẽ phải nộp các bản vẽ thi công(nếu có yêu cầu) trên cơ sở bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt không chậm hơn 02 tuẩn trước khi khởi công phần việc công trình. Trong khi chuẩn bị bản vẽ thi công, Nhà thầu không được làm thay đổi thiết kế đã được phê duyệt, trừ những trường hợp đặc biệt. Bản vẽ thi công được nộp với số lượng 1 bản gốc và 4 bản sao. Sau khi chấp thuận, Chủ đầu tư; Bên Giám sát sẽ giữ lại bộ bản gốc và chuyển 02 bộ bản sao lại cho Nhà thầu.

    1. Bản vẽ hoàn công:

Nhà thầu phải chuẩn bị các bản vẽ hoàn công đối với các hạng mục công việc đã được hoàn thành. Những bản vẽ này có thể được chuẩn bị từ những Bản vẽ thi công kết hợp với những thay đổi được phép đã thực hiện trong quá trình thi công, trên cơ sở đúng hiện trạng thi công. Hình thức của bản vẽ hoàn công theo các quy định hiện hành.

Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được chứng chỉ nghiệm thu, Nhà thầu sẽ nộp cho Chủ đầu tư, bên Gíam sát một bộ gốc và 08 bộ sao các bản vẽ hoàn công mà bản vẽ này là bản vẽ đúng nhất và cập nhật mới nhất về công trình đã thi công trong thực tế.



    1. Cao trình và mốc cao trình:

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm thi công các công trình theo đúng các số liệu về cao trình. Mốc cao trình và các điểm tham chiếu khác tại vùng xung quanh công trường nếu không được miêu tả trong bản vẽ, thì Nhà thầu trình bổ sung các số liệu thích hợp khác lên Chủ đầu tư và Bên Gíam sát trước khi thi công công trình.

Nhà thầu phải bảo quản hồ sơ ghi chép cao độ của tất cả các mốc cao trình và phải trao một bản sao các hồ sơ cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát. Những số liệu làm cao trình cho công trường phải là các số liệu được bên thuê sử dụng, số liệu đó phải liên quan đến cao độ của các mốc cao trình và phải được Chủ đầu tư và Bên Giám sát chấp thuận.



    1. Công tác đất:

Tiêu chuẩn tham chiếu:

TCVN 4447-2012 Công tác đất, quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 9631:2012 Công tác nền móng - Thi công và Nghiệm thu;

Phần chỉ dẫn này nêu rõ các yêu cầu về các hoạt động liên quan đến hoặc bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong các công việc sau:

- Dọn sạch khu vực công trường

- Đào xúc

- Lấp đất, đắp đất

- Đào hố móng; hoàn thiện và gia cố mái



  1. Báo cáo phương pháp và các công tác chuẩn bị khác liên quan:

Các phương pháp sử dụng máy móc phục vụ thi công sẽ sử dụng và quy trình hoạt động dự định cho công việc của Nhà thầu phải được đệ trình lên Bên Gíam sát trong bản“ giải pháp thi công“ như đã được đề cập. Trong khi chưa nhận được bản phê duyệt hoặc ý kiến chính thức của Chủ đầu tư, Bên Gíam sát thì Nhà thầu không được phép đưa bất kỳ máy móc nào vào công trường để tiến hành công việc.

  1. Công tác chuẩn bị

01.1 Công tác chuẩn bị phải tiến hành theo những quy định của quy phạm tổ chức thi công và tối thiểu là theo những yêu cầu dưới đây.

    1. Giải phóng mặt bằng

1.2 Khi cấp đất xây dựng công trình phải tính cả những diện tích bãi lấy đất, bãi trữ đất, bãi thải, đường vận chuyển tạm thời, nơi đặt đường ống và đường dây điện và mặt bằng bể lắng nếu thi công bằng cơ giới thuỷ lực.

1.3 Trong phạm vi công trình trong giới hạn đất xây dựng nếu có những cây có ảnh hưởng đến an toàn của công trình và gây khó khăn cho thi công thì đều phải chặt hoặc dời đi nơi khác. Phải di chuyển các loại công trình, mồ mả, nhà cửa v.v... ra khỏi khu vực xây dựng công trình.

1.4 Phải đào hết gốc, rễ cây trong những trường hợp sau đây:


  • Trong giới hạn những hố nông (chiều sâu nhỏ hơn 0,5m) như móng nhỏ, hào, kênh mương ;

  • Trong giới hạn nền đường sắt có chiều cao đất đắp bất kì và nền đường bộ chiều cao đất đắp nhỏ hơn 1,5m;

  • Trong giới hạn nền móng đê, đập thuỷ lợi không kể chiều cao bao nhiêu hố đào, hốc cây cần lấp lạivà đầm kĩ từng lớp bằng cùng một loại đất;

  • Trong giới hạn đắp nền chỉều cao đất đắp nhỏ hơn 0,5m;

  • Trong giới hạn bãi chứa đất, bãi lấy đất và phần đất lấy từ hố móng cần dùng để đắp đất trở lại;

  • Trong giới hạn tuyến những ống ngầm có chiều rộng được xác định trong thiết kế tổ chức xây dựng.

1.5 Cho phép để lại cây trong những trường hợp sau: Trong giới hạn nền đường bộ chiều cao đất đắp lớn hơn 1,5m. Nếu nền đất đắp cao từ 1,5 đến 2m, gốc cây phải chặt sát mặt đất, nếu nền đất đắp cao hơn 2m, gốc cây có thể để cao hơn mặt đất tự nhiên -Trong giới hạn đắp nền với chiều cao đất đắp lớn hơn 0,5m thì gốc cây có thể để cao hơn mặt đất tự nhiên là 20.

1.6 Đối với những hố móng công trình, đường hào, kênh mương có chiều sâu lớn hơn 0,5m, việc đào gốc cây do thiết kế tổ chức xây dựng quy định tuỳ theo dạng và chủng loại máy được sử dụng để đào móng công trình.

1.7 Nên dùng các phương tiện cơ giới để đào gốc cây. Sau khi nhổ lên phải vận chuyển ngay gốc cây ra ngoài công trình để không làm trở ngại thi công.

Có thể dùng máy kéo, máy ủi, máy ủi có thiết bị đào gốc cây, máy xúc hệ thống tời đặc biệt dùng nhổ gốc cây có đường kính 50cm trở xuống.

Đối với gốc cây đường kính lớn hơn 50cm và loại gốc cây có bộ rễ phát triển rộng thì có thể nổ mìn để đào gốc.

Đá mồ côi quá cỡ so với loại máy được sử dụng (kể cả phương tiện vận chuyển) nằm trong giới hạn hố móng công trình phải loại bỏ trước khi tiến hành đào đất.



    1. Công tác tiêu nước bề mặt và nước ngầm

    1. Trước khi đào đất hố móng phải xây dựng hệ thống tiêu nước, trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa, nước ao, hồ, cống, rãnh vv...) ngăn không cho chảy vào hố móng công trình. Phải đào mương, khơi rãnh, đắp bờ con trạch vv... tuỳ theo điều kiện địa hình và tính chất công trình.

    2. Tiết diện và độ dốc tất cả những mương rãnh tiêu nước phải bảo đảm thoát nhanh lưu lượng nước mưa và các nguồn nước khác, bờ mương rãnh và bờ con trạch phải cao hơn mức nước tính toán là 0,1m trở lên.

    3. Tốc độ nước chảy trong hệ thống mương rãnh tiêu nước không được vượt quá tốc độ gây xói lở đối với từng loại đất.

    4. Độ dốc theo chiều nước chảy của mương rãnh tiêu nước không được nhỏ hơn 0,003 (trường hợp đặc biệt 0,002. ở thềm sông và vùng đầm lầy, độ dốc có thể giảm xuống 0,001).

    5. Khi xây dựng hệ thống tiêu nước thi công, phải tuân theo những quy định sau đây.

  • Khoảng cách từ mép trên hố đào tới bờ mương thoát nước nằm trên sườn đồi núi (trong trường hợp không đắp bờ hoặc thải đất giữa chúng) là 5m trở lên đối với hố đào vĩnh viến và 3m trở lên đối với hố đào tạm thời;

  • Nếu phía trên mương thoát nước ở sườn đồi núi đòi hỏi phải đắp con trạch thì khoảng cách từ chân bờ con trạch tới bờ mương phải bằng từ 1m đến 5m tuỳ theo độ thấm của đất;

  • Khoảng cách giữa chân mái công trình đắp và bờ mương thoát nước không được nhỏ hơn 3m; Phải luôn luôn giữ mặt bằng khai thác đất có độ dốc để thoát nước: Dốc 0,005 theo chiều dọc và 0,02 theo chiều ngang.

    1. Nếu đường vận chuyển đất phải đắp cao dưới 2m thì rãnh thoát nước làm cả 2 phía dọc theo tuyến Nếu đắp cao hơn 2m và độ dốc mặt đất tự nhiên theo mặt cắt ngang đường nhỏ hơn 0,02 thì không cần đào rãnh thoát nước ở hai bên đường. Nếu độ dốc mặt đất tự nhiên theo mặt cắt ngang đường lớn hơn 0,04 thì rãnh thoát nước chỉ cần làm phía sườn cao của đường và phải làm cống thoát nước.

Kích thước, tiết diện và độ dốc của rãnh thoát nước phải theo đúng các quy phạm xây dựng các tuyến đường giao thông.

    1. Đất đào ở các rãnh thoát nước, mương dẫn dòng trên sườn đồi núi không nên đổ lên phía trên, mà phải đổ ở phía dưới tạo bờ con trạch theo tuyến mương rãnh.

Trong trường hợp rãnh thoát nước hoặc mương dẫn dòng nằm gần sát bờ mái dốc hố đào thì giữa chúng phải đắp bờ ngăn. Mái bờ ngăn phải nghiêng về phía mương rãnh với độ dốc từ 0,02 đến 0,04.

Nước từ hệ thống tiêu nước, từ bãi trữ đất và mỏ vật liệu thoát ra phải bảo đảm thoát nhanh, nhưng phải tránh xa những công trình sẵn có hoặc đâng xây dựng. Không được làm ngập úng, xói lở đất và công Nếu không có điều kiện dẫn nước tự chảy thì phải đặt chạm bơm tiêu nước.



    1. Khi đào hố móng nằm dưới mặt nước ngầm thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải đề ra biện pháp tiêu nước mặt kết hợp với tiêu nước ngầm trong phạm vi bên trong và bên ngoài hố móng. Phải bố chí hệ thống rãnh tiêu nước, giếng thu nước, vị trí bơm di động và trạm bơm tiêu nước cho từng giai đoạn thi công công trình. Trong bất cứ trường hợp nào, nhất thiết không để đọng nước và làm ngập hố móng.

Khi mực nước ngầm cao và lưulượng nước ngầm quá ớn phải hạ mực nước ngầm mới bảo đảm thi công bình thường thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải có phần thiết kế riêng cho công tác hạ mực nước ngầm cho từng hạng mục cụ thể nhằm bảo vệ sự toàn vẹn địa chất mặt móng.

    1. Khi thi công đất, ngoài lớp đất nằm dưới mức nước ngầm bị bão hoà nước, còn phải chú ý đến mức lớp đất ướt trên mức nước ngầm do hiện tượng mao dẫn. Chiều dầy lớp đất ướt phía trên mực nước ngầm cho trong bảng 1.

    2. Khi đào hào, kênh mương và hố móng các công trình dạng tuyến, nên bắt đầu đào từ phía thấp. Nếu hố móng gần sông ngòi, ao hồ, khi thi công, phải để bờ đất đủ rộng bảo đảm cho nước thấm vào ít nhất.

    3. Khi đào hố móng nằm dưới mặt nước ngầm thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải đề ra biện pháp tiêu nước mặt kết hợp với tiêu nước ngầm trong phạm vi bên trong và bên ngoài hố móng. Phải bố chí hệ thống rãnh tiêu nước, giếng thu nước, vị trí bơm di động và trạm bơm tiêu nước cho từng giai đoạn thi công công trình. Trong bất cứ trường hợp nào, nhất thiết không để đọng nước và làm ngập hố móng.

Khi mực nước ngầm cao và lưu lượng nước ngầm quá lớn phải hạ mực nước ngầm mới bảo đảm thi công bình thường thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải có phần thiết kế riêng cho công tác hạ mực nước ngầm cho từng hạng mục cụ thể nhằm bảo vệ sự toàn vẹn địa chất mặt móng.

    1. Khi thi công đất, ngoài lớp đất nằm dưới mức nước ngầm bị bão hoà nước, còn phải chú ý đến mức lớp đất ướt trên mức nước ngầm do hiện tượng mao dẫn. Chiều dầy lớp đất ướt phía trên mực nước ngầm cho trong bảng 1.

Bảng 1

Loại đất

Chiều dày lớp đất ướt nằm trên mực nước ngầm

Cát thô, cát hạt trung và cát hạt nhỏ

0.3

Cát mịn và đất cát pha

0.5

Đất pha sét, đất sét và hoàng thổ

0.1

    1. Khi đào hào, kênh mương và hố móng các công trình dạng tuyến, nên bắt đầu đào từ phỉa thấp. Nếu hố móng gần sông ngòi, ao hồ, khi thi công, phải để bờ đất đủ rộng bảo đảm cho nước thấm vào ít nhất.

Tất cả hệ thống tiêu nước trong thời gian thi công công trình phải được bảo quản tốt đảm bảo hoạt động bình thường.

C. Định vị, dựng khuôn công trình

    1. Trước khi thi công phải tiến hành bàn giao cọc mốc và cọc tim. Sau khi bàn giao, đơn vị thi công phải đóng thêm những cọc phụ cần thiết cho việc thi công, nhất là ở những chỗ đặc biệt như thay đổi độ dốc, chỗ đường vòng, nơi tiếp giáp đào và đắp vv... những cọc mốc phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công, phải cố định bằng những cọc, mốc phụ và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi phục lại những cọc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công.

    2. Yêu cầu của công tác định vị, dựng khuôn là phải xác định được các vị trí, tim, trục công trình, chân mái đất đắp, mép -đỉnh mái đất đào, chân đống đất đổ, đường biên hố móng, mép mỏ vật liệu, chiều rộng các rãnh biên, rãnh đỉnh, các mặt cắt ngang của phần đào hoặc đắp vv... Đối với những công trình nhỏ, khuôn có thể dựng ngay tại thực địa theo hình cắt ngang tại những cọc mốc đã đóng.

    3. Phải sử dụng máy trắc đạc để định vị công trình và phải có bộ phận trắc đạc công trình thường trực ở công trường để theo dõi kiểm tra tim cọc mốc công trình trong quá trình thi công.

    4. Đối với những công trình đất đắp có đầm nén: đê điều, đập, nền công trình vv... khi định vị và dựng khuôn phải tính thêm chiều cao phòng lún của công trình theo tỉ lệ quy định trong thiết kế. Đối với những phần đất đắp không đầm nén, tỉ lệ phòng lún tính theo quy định (tính theo % của chiều cao) .

  1. Cao độ đất đào và cao độ đất đắp:

Trước khi bắt đầu bất kỳ công việc đào xúc, đắp đất hay lấp đất, Nhà thầu phải khảo sát hiện trường đào xúc, đắp hay san lấp theo yêu cầu về phương pháp và phạm vi công việc. Các yêu cầu, biên bản về khảo sát sẽ phải được Chủ đầu tư và Bên Giám sát và Nhà thầu ký vào như là biên bản chính thức.

Biên bản này không được thay thế trừ khi các sửa đổi được Chủ đầu tư và Bên Giám sát và Nhà thầu ký xác nhận.



  1. Phương pháp và phạm vi đào hố móng; hoàn thiện và gia cố mái:

Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương